Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Kẻ nào không chịu đựng được đau khổ trong tình yêu thì không xứng đáng để hưởng hạnh phúc của tình yêu.
V.Ạ Sukhomlinski
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.1): Chiếc ô tẩm độc thầu dầu

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.1): Chiếc ô tẩm độc thầu dầu

    Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.1): Chiếc ô tẩm độc thầu dầu


    Những ngày qua, vụ ám sát Kim Jong-nam tại Malaysia đã thu hút sự chú ý của thế giới, dư luận nghi ngờ Kim Jong-un đã ra lệnh hạ sát anh trai vì lo lắng ông sẽ về nước soán vị. Vụ sát hại này được nhận định là đã phơi bày phương thức ám sát tại các quốc gia có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau.


    Vụ ám sát Kim Jong-nam đã phơi bày phương thức “ám sát” tại các quốc gia dẫn đầu về số lượng người bị sát hại.

    Ám sát, thông thường chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chính trị, có nhiều cách khác nhau như đâm dao, bắn súng, nổ bom, hạ độc… So với các quốc gia dân chủ của phương Tây thì các nước cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Đức, Ba Lan, Romania, Cu Ba…) dù là công khai hạ thủ hay ám sát đều khiến người ta sởn gai ốc.

    Các quốc gia này rốt cuộc đã giết bao nhiêu người? Đài Tưởng niệm tại Washington của Mỹ sẽ cho chúng ta biết đáp án: “Để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản dạy cho các thế hệ tương lai… để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân …“. Hơn 100 triệu người là con số được khắc lên tấm bia tưởng niệm này ….

    Nếu như nói đảng cầm đầu tại các quốc gia này đã công khai sát hại chủ yếu là dân chúng, thì các vụ ám sát cá nhân chủ yếu liên quan đến nguyên nhân chính trị, và thường là nhằm vào phe đối lập hoặc trong cuộc tranh đấu quyền lực nội bộ nhà cầm quyền. Vụ ám sát Kim Jong-nam cũng vì nguyên nhân này, phần lớn các vụ ám sát ở Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia khác cũng vậy.


    Năm 1917, sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị, Liên Xô thành lập chính phủ, việc giết chóc, ám sát không còn hiếm thấy. Thực tế trong thời Joseph Stalin, ông đã tiến hành rất nhiều vụ ám sát, các đối tượng không chỉ gồm những người thuộc phe cánh chống đối chính trị mà còn có cả các nhà ngoại giao nước ngoài cùng đồng đội thân thiết và đồng đảng với ông. Có thể nói, Stalin không từ thủ đoạn, bất kể đối tượng, bất kể nhân tính và công pháp (pháp luật có liên quan đến lợi ích quốc gia như: hiến pháp, luật hành chính), mức độ gian ác chỉ sau Mao Trạch Đông của Trung Quốc. Sau đây là các vụ ám sát trong lịch sử Liên Xô:



    Stalin đã chỉ đạo rất nhiều vụ ám sát.

    Vụ ám sát Sergei Mironovich Kirov


    Nhà lãnh đạo Bolshevik này là nhân vật đứng thứ 8 trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông không bất đồng chính kiến với Stalin, hơn nữa quan hệ của 2 người cũng rất mật thiết, nhưng vì Kirov được lòng Lenin nên nguy cơ uy hiếp quyền lực cộng tâm lý duy ngã độc tôn của mình mà Salin quyết tâm ám sát người đồng đội thân thiết.

    Cuốn sách “Những câu chuyện về Stalin” của tác giả người Mỹ Robert Service công bố chi tiết liên quan. Trong Đại hội XVII Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra từ tháng 1-2/1934, tuy các đại biểu tỏ ra nhiệt liệt tán dương với báo cáo Trung ương Đảng của Stalin nhưng lại bí mật phàn nàn các chính sách công nghiệp hóa, nông nghiệp tập thể hóa…

    Dưới tình huống không thể công khai ý kiến bản thân, một số người tìm đến thành viên cục chính trị Kirov thuyết phục ông cân nhắc tiếp nhận chức Tổng bí thư của Stalin. Có tập hồi ký cho thấy, khi ủy ban trung ương tuyển cử, Stalin nhận được rất ít phiếu bầu. Người phụ trách kiểm phiếu lúc đó là Lazar Kaganovich đã sửa kết quả để bảo đảm Stalin có thể giữ nguyên chức vụ.



    Kirov và Stalin là đồng đội thân thiết.

    Vào tháng 12/1934, Leonid Nikolaev đã ám sát thành công Kirov. Theo tin đồn, Nikolaev tức giận vì vợ có quan hệ bất chính với Kirov, liền xâm nhập Viện Smolny và bắn chết lãnh tụ Đảng Cộng sản Xô Viết. Nikolaev sau đó bị xử bắn.

    Lúc đó rất nhiều người cho rằng Stalin là người đứng sau vụ ám sát Kirov, nhưng không đủ bằng chứng để kết luận. Năm 2009, Nga tiết lộ các tài liệu lên quan đến vụ án của Kirov. Trong đó, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov tại Đại hội XXII Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961 đã phát biểu một câu ý vị sâu xa:

    “Có một chuyện thực tế người ngoài phải để mắt tới: Hung thủ ám sát Kirov từng bị bắt 2 lần ở phụ cận Viện Smolny và phát hiện vũ khí trên người y. Nhưng dựa vào chỉ thị của người nào đó, y 2 lần đều được thả ra. Chính là người mang theo vũ khí đi vào hành lang Viện Smolny mà Kirov thường xuyên ra vào.

    Không biết tại sao lại xảy ra chuyện như vậy: Trong khoảnh khắc mưu sát, dù đội trưởng đội bảo vệ không ở gần Kirov, nhưng theo như quy định ông không được phép cách xa người bảo vệ như vậy. Một sự thật khác cũng rất ly kỳ. Theo lời nói của tài xế lái xe, khi đội trưởng đội bảo vệ của Kirov đang trên đường tới gặp Stalin, Vyacheslav Mikhailovich Molotov và Kliment Yefremovich Voroshilov để bị thẩm vấn, người hộ tống đội trưởng đội bảo vệ đã cố ý gây ra tai nạn xe. Họ công bố đội trưởng đội bảo vệ đã tử vong trong tại nạn, mặc dù thực tế là ông bị người áp giải sát hại. Những người giết chết Borisov sau đó đều bị xử bắn… Ai có khả năng làm được điều này?”

    Sau khi Kirov chết, Stalin cũng bắt đầu cuộc đại thanh trừng nổi tiếng nhất lịch sử Liên Xô, giam giữ hơn 7 triệu người thuộc mọi tầng lớp từ dân thường đến các quan chức chính phủ, trong đó có hơn hơn 700 ngàn người bị kết án tử hình. Cuốc trấn áp đẫm máu này đã thu hút sự chú ý của cả thế giới, khiến mọi người khiếp sợ và hoang mang, trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới.

    Vụ ám sát Lev Davidovich Trotsky

    Ông là một trong những người lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi Lenin chết, Trotsky thất bại trong cuộc tranh đấu trong đảng và bị khai trừ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Dù lưu vong đến Almaty (hiện thuộc Kazakhstan) nhưng ông vẫn không ngừng lãnh đạo phe đối lập. Tổng cục Chính trị Quốc gia Liên Xô vì thế quyết định trục xuất Trotsky vào tháng 1/1929. Ông cuối cùng định cư tại Mexico và tiếp tục hoạt động chống lại Stalin.

    Bài viết của Từ Long Bân trong số 11/2015 của tạp chí Đồng chu Cộng tiến của Quảng Đông đã công bố chân tướng vụ ám sát Trotsky.

    Tháng 1/1937, thẩm phán Georgy Pyatakov tại Moscow đã lên án cha con Trotsky là người chủ mưu và chỉ thị các hành động âm mưu, ám sát, đồng thời tuyên bố kết án tử hình. Theo sau bộ nội vụ nhận được lệnh tiêu diệt Trotsky từ Stalin.


    Trotsky lúc lâm chung
    .

    Giữa đêm 15 sáng sớm 16/2/1938, con trai của Trotsky là Lev Sedov đột nhiên tử vong một cách bí ẩn tại một bệnh viện ở Paris. Mặc dù đến nay nguyên nhân cái chết của Sedov vẫn là ẩn số nhưng nhiều người hoài nghi ông bị điệp viên Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) ám sát. Bản thân Trotsky cũng hoài nghi như vậy nhưng Liên Xô lại phủ nhận.

    Tháng 11/1938, sau khi đảm nhiệm chức vụ tại NKVD, Lavrentiy Pavlovich Beriya quyết định đề bạt Pavel Sudoplatov đến tổ chức chuyên thực thi các nhiệm vụ ám sát. Stalin nhấn mạnh 2 người phải giải quyết Trotsky trong vòng 1 năm. Không lâu sau, 2 nhóm ám sát được phái vào Mexico.

    Tháng 5/1940, nhóm ám sát thứ nhất thất bại, dù tàn phá được các bức tường biệt thự, nhưng cả nhà nhà Trotsky không bị thương. Sau đó, thành viên Ramon Mercader trong nhóm thứ hai tiếp cận và trở thành bạn trai của Sylvia Ageloff, một người bạn thân của gia đình Trotsky, từ đó thành công tiến vào biệt thự của Trotsky và giết chết ông bằng rìu. Ramon dùng việc Trotsky không đồng ý cho anh kết hôn với Ageloff làm lý do ám sát, thành công rũ bỏ mối liên quan với Moscow.

    Ngày 6/5/1960, Ramon ra tù sau 20 năm bị kết án ở Mexico, ông đầu tiên được bố trí đi Cu Ba rồi nhanh chóng về Liên Xô và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.

    Vụ bắt cóc, ám sát nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg


    Ông là người bất chấp nguy hiểm, đã từng cứu mạng rất nhiều người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust. Năm 1945, cảnh sát Liên Xô bí mật bắt cóc ông đến Liên Xô và giam giữ ông. Vì Raoul cự tuyệt phản bội tổ quốc và nhân dân, không muốn phục vụ cho chính quyền chuyên chế Liên Xô, nên đã bị Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tra tấn tàn bạo, sau cùng chết vì bị tiêm thuốc độc.

    Epoch Times cho biết, bắt cóc, kêu gọi đầu hàng, xử tử đều là xếp đặt của Nikolai Aleksandrovich Bulganin và Vyacheslav Mikhailovich Molotov, mà họ đều xin chỉ thị của Stalin rồi mới dám làm như vậy. Còn chi tiết vụ bắt cóc và ám sát Wallenberg được người đứng đầu tình báo Liên Xô Pavel Sudoplatov cống bố sau khi Liên Xô giải thể. Ông cho biết nhà ngoại giao Thụy Điển bị Grigory Mairanovsky hạ sát bằng độc.

    Âm mưu ám sát cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher

    Theo tờ Daily Mail của Anh tháng 1/2012, cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (TNA) công bố tài liệu tiết lộ, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vào những năm 80, một đội gồm 500 đặc công thuộc bộ đội đặc chủng Liên Xô định bí mật thâm nhập vào nước Anh, để giám sát và khống chế Thủ tướng Anh lúc đó là Thatcher. Một khi 2 nước trở mặt thậm chí xảy ra xung đột, nhóm đặc công này sẽ tiến hành kế hoạch ám sát “trảm thủ chớp nhoáng” với “bà đầm thép”, phòng ngừa bà ra lệnh đột kích Liên Xô.

    Tuy nhiên, một người chạy trốn khỏi Liên Xô đã cảnh báo kế hoạch ám sát của đặc công Liên Xô cho chính phủ Anh, khiến toàn bộ kế hoạch bị phơi bày, chết từ trong trứng nước.


    Vụ ám sát nhà văn Georgi Markov

    Sau khi Chiến tranh lạnh bắt đầu, Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu xuất hiện không ít nhân vật phản đối, trong đó có nhà văn người Bulgaria là Georgi Markov. Vào những năm 70, Markov chạy trốn khỏi Bulgaria và định cư tại Anh, đồng thời làm việc cho đài phát thanh BBC. Các chế tác của ông đều là chương trình lên án chế độ độc tài, điều này cũng khiến Markov bị liệt vào sổ đen của KGB.

    Ngày 7/9/1978, Markov đang trên đường đi làm thì bị cây dù của một người đàn ông lạ mặt đâm trúng chân phải. Buổi tối lúc tan tầm về nhà, chỗ bị dù đâm đau nhói, xuất hiện điểm nhỏ màu đỏ, sau đó ông lên cơn sốt tới 40 độ C. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm độc trong máu, nhưng mọi chữa trị đều không có hiệu quả. Sau 3 ngày quằn quại đau đớn, Markov qua đời vào ngày 11.

    Sau khi kiểm tra, các bác sĩ xác định nhà báo BBC bị hạ độc cây thầu dầu, độc tính rất mạnh, 15 phút có thể giết chết hơn 1.000 người. Đây chính là vụ “chiếc ô sát nhân” gây chấn động một thời ở Anh Quốc. Sau khi Liên Xô kịch biến, người phụ trách của ngành tình báo Bulgaria mới công khai thừa nhận, vụ ám sát Markov do họ liên hợp với KGB của Liên Xô thực hiện.

    Ngoài những vụ ám sát kể trên, các tài liệu được công bố sau khi Liên Xô giải thể cho thấy, Liên Xô còn từng dự tính sát hại cha của Trương Học Lương, nhà lãnh đạo chính phủ Bắc Dương Trương Tác Lâm, nhưng bị phát hiện nên phải dừng lại. Ngoài ra, Stalin còn phái người ám sát thủ lĩnh phong trào độc lập Ukraine, hạ lệnh tổ chức ám sát lãnh tụ Nam Tư Josip Broz Tito nhưng không thành công…

    (Còn tiếp)

    Iris, theo NTDTV

    VietFreeFun



  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.2): Bằng mọi giá diệt trừ cho được 1 người



    Vụ sát hại Kim Jong-nam đã phơi bày phương thức ám sát tại các nước có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau. Như vậy, từ lúc thành lập đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có bao nhiêu quan chức bị ám sát?



    Vụ sát hại Kim Jong-nam đã phơi bày phương thức ám sát tại các nước có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau.

    Từ trước khi chính phủ mới thành lập vào năm 1949, ĐCSTQ đã bắt đầu tiến hành các vụ ám sát quan chức cấp cao. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng sau khi thành lập chính phủ với nhiều vụ thành công.

    Tháng 4/2013, tạp chí Động Hướng của Hồng Kông cho biết, ngay trước khi thôi giữ chức chủ tịch nước vào tháng 3/2013, Hồ Cẩm Đào từng 2 lần ký lệnh giải mật 5 hồ sơ. Trong đó, lệnh thứ nhất là “bỏ niêm phong tài liệu liên quan các vụ ám sát, tập kích và tấn công vũ trang các nhà chính trị, nhân viên chính phủ thuộc các bộ ngành nhà nước, quân đội, từ ngày 1/10/1949 – 12/1982″.

    Dựa vào phần tài liệu trên, trong 33 năm, tổng số vụ ám sát, tấn công các nhà chính trị, nhân viên chính phủ thuộc các bộ ngành nhà nước, quân đội là 3447. Nếu ĐCSTQ cũng công khai các tài liệu tương quan trong thời gian từ năm 1983-2016, số lượng các sự kiện cùng loại sẽ không thấp hơn con số này.

    Cụ thể, những người bị tấn công, ám sát gồm 35 người thuộc quân đoàn và cấp tỉnh, 216 người thuộc sư đoàn và cấp phòng, 1645 người thuộc trung đoàn và cấp huyện. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo chủ chốt trong trung ương đảng cũng nhiều lần bị ám sát: Mao Trạch Đông 35 lần, Lưu Thiếu Kỳ 12 lần, Chu Ân Lai 17 lần, Chu Đức 9 lần, Lâm Bưu 8 lần, Đặng Tiểu Bình 11 lần, Tống Khánh Linh 4 lần, Hoa Quốc Phong 3 lần, Hồ Diệu Bang 2 lần, Vạn Lý 2 lần, Dương Thượng Côn 3 lần…

    Truyền thông cho biết, các vụ ám sát chủ yếu xảy ra tại các nơi công khai như khi đi thị sát hay chạy xe, trong lúc phỏng vấn, tại các hội nghị, cuộc họp hoặc trong nhà khách…

    Nói chung không có quốc gia nào mà các nhà lãnh đạo bị ám sát nhiều như Trung Quốc. Vậy những ai muốn sát hại các lãnh đạo ĐCSTQ? Có 3 loại người: Một là lực lượng đặc công của phe đối lập, hai là đối thủ hoặc người tranh chấp lợi ích trong đảng, ba là cừu địch kết thù vì việc công hoặc tư, trong đó trường hợp thứ hai là chiếm đa số. Đặc biệt, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, rất nhiều chủ mưu đứng sau các vụ ám sát đều thuộc phe địch thủ trong đảng: phe cánh Giang Trạch Dân.

    Như vậy, từ khi thành lập đến nay, ĐCSTQ rốt cuộc đã xảy ra bao nhiêu lần ám sát lãnh đạo cấp cao?

    Chu Ân Lai sát hại cả nhà Cố Thuận Chương


    Chu Ân Lai (trái) đã ra lệnh sát hạ cả nhà Cố Thuận Chương.

    Từ khi ĐCSTQ thành lập chính phủ, đây là vụ ám sát nổi tiếng nhất. Cố Thuận Chương ban đầu là một trong những người lãnh đạo đảng, nhân viên tình báo ngầm, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác an ninh, tình báo, nắm giữ các tin tức quan trọng của ĐCSTQ, kể cả thông tin về Chu Ân Lai. Ngày 24/4/1931, Cố Thuận Chương đến Vũ Hán để tổ chức ám sát Tưởng Giới Thạch thì bị bắt. Không chịu nổi tra tấn, Cố đã đầu hàng Quốc dân Đảng, khai ra các bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến cơ cấu ngầm của đảng hầu như bị phá hủy, hàng ngàn người cộng sản bị bắt (theo ước tính của Phòng tình báo Pháp ở Thượng Hải), trong đó có tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hướng Trung Phát, Chu Ân Lai may mắn đào thoát.

    Vì trả thù Cố Thuận Chương phản bội, Chu Ân Lai ra lệnh hạ sát cả gia đình Cố. Ngoại trừ con gái Cố Lợi Quần (8 tuổi) của Cố Thuận Chương và em vợ Trương Trường Canh (12 Tuổi), còn lại 13 người đều bị ghìm chết. Ngoài thân nhân của Cố, trong số những người bị giết còn có nữ giúp việc, lái xe, thậm chí cả Tư Lệ, khách của nhà họ Cố đồng thời là ân nhân của Chu Ân Lai cũng không thoát khỏi, cũng vì quen biết Chu mà Tư Lệ là người đầu tiên bị sát hại.

    Lưu Chí Đan bị bắn chết

    Lưu Chí Đan là người đứng đầu căn cứ địa Thiểm Bắc, bị Hồng quân trung ương và Mao Trạch Đông vây quét buộc phải chạy lên điểm dừng chân phía Bắc. Tuy nhiên, danh vong của Lưu Chí Đan tại địa phương khiến Mao Trạch Đông kiêng kị nên Mao đã dùng cờ hiệu “quét sạch phản động” để làm suy yếu quyền lực của Lưu, Lưu ngược lại lại công khai ủng hộ Mao, nhưng Mao vẫn không hết lo lắng, cuối cùng vẫn quyết định giết Lưu Chí Đan.

    Theo lá thư “Câu chuyện hiếm ai biết về Mao Trạch Đông”, Lưu Chí Đan chết trong cuộc Đông chinh, tử vong ngày 14/4/1936 tại bến phà Hoàng Hà. ĐCSTQ tuyên bố, trong lúc Hồng quân tấn công, Lưu đã bị bắn trúng tim, nhưng điều kỳ lạ là nhà lãnh đạo Thiểm Bắc không có trong hàng ngũ Hồng quân khi tấn công và cũng không ở trong tuyến trên khi hỏa lực 2 quân đan xen. Lúc đó Lưu đang đứng trên một ngọn núi nhỏ cách chiến trường khoảng 200m quan sát trận chiến bằng ống nhòm. Việc chuẩn xác bắn trúng tim Lưu Chí Đan từ ngoài 200m như vậy thật sự có thể khiến siêu xạ thủ bắn tỉa cũng phải ngã mũ bái phục.


    Lưu Chí Đan. (Ảnh: lishiquwen.com)

    Khi Lưu Chí Đan trúng đạn, bên cạnh ông có 2 người, một là đặc phái viên cục Bảo vệ chính trị họ Bùi phụ trách trông coi tài sản của Hồng quân trong cuộc “Vạn lý Trường chinh”, người thứ hai là cảnh vệ viên của Lưu. Căn cứ vào lời kể của Bùi , sau khi nhà lãnh đạo Thiểm Bắc trúng đạn ông kêu cảnh vệ viên đi gọi bác sĩ, nhưng khi bác sĩ đến thì Lưu đã ngừng thở.

    Nói cách khác, khi Lưu Chí Đan chết, bên cạnh chỉ có một người, điều này khiến nhiều người hoài nghi Bùi hoặc cảnh vệ viên đã sát hại Lưu. Vì ám sát là một phần công việc quan trọng của cục Bảo vệ chính trị, mà cảnh vệ viên của phái “thủ trưởng không đáng tin” thông thường cũng là người của ngành bảo vệ chính trị.

    Vương Nhược Phi, Diệp Đình bị ám sát

    Ngày 8/4/1946, vì sự kiện Tân Tứ quân (biến cố Hoàn nam) nên Diệp Đình, một lãnh đạo quân sự của Cộng sản Trung Quốc bị Tưởng Giới Thạch bắt giam, được phóng thích. Sau đó ông lên máy bay từ Trùng Khánh về Diên An nhưng khi qua Hắc Trà Sơn thuộc huyện Hưng, Sơn Tây, phi cơ gặp nạn khiến nhà lãnh đạo này thiệt mạng. Trong số nạn nhận còn có người vợ 39 tuổi Lý Tú Văn, con gái 9 tuổi Diệp Dương Mi, con trai út 3 tuổi A Cửu của Diệp và vài lãnh tụ ĐCSTQ như Bác Cổ (tên thật là Tần Bang Hiến), Đặng Phát, và Vương Nhược Phi.

    ĐCSTQ ban đầu thông báo nguyên nhân tai nạn là do thời tiết xấu, nhưng sự thật là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã hạ lệnh gây ra sự cố này. Trong khi máy bay tiếp nhiên liệu, Chu đã sai người phá hư la bàn từ và hệ thống dẫn đường, đo độ cao và áp suất, khiến máy bay tông vào núi làm toàn bộ người trên khoang thiệt mạng.

    Nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành động này là Mao không thể khoan nhượng cho bất cứ ai chia xẻ quyền lực với mình, vì vậy ông ta đã diệt trừ mối uy hiếp tiềm ẩn là Vương Nhược Phi. Sau khi chiến tranh kháng Nhật thắng lợi, Vương Nhược Phi cùng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đại biểu cho ĐCSTQ đến Trùng Khánh đàm phán với Quốc dân đảng. Trong ĐCSTQ, Vương có thâm niên hơn Mao. Vì muốn trừ khử Vương, Mao bất chấp mạng sống của những người khác. Tính mạng gia đình Diệp Đình cũng vì vậy mà chấm dứt.

    Đặng Tiểu Bình nhiều lần bị ám sát bất thành



    Đặng Tiểu Bình. (Ảnh: nghiencuuquocte.org)

    Tài liệu giải mật của ĐCSTQ cho thấy Đặng Tiểu Bình bị tấn công và ám sát tổng cộng 11 lần.

    Tháng 10/1969, trong lúc Đặng bị giam lỏng tại trường bộ binh bỏ hoang ở huyện Kiến, Giang Tây, một nhóm “dân quân” võ trang đã xâm nhập bắn phá, nhân viên cảnh vệ sau đó phản kích, hạ gục “dân quân”. Lúc ấy, nội bộ đảng nói rằng đây là âm mưu của Lâm Bưu, nhưng sau đó lại chứng thực rằng đó không phải kế hoạch của Lâm.

    Tháng 2/1973, chuyên cơ của Đặng bị vỡ tung trên không, nhưng ông lâm thời đổi sang đi tàu hỏa nên thoát khỏi tai nạn. Tháng 9/1975, Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Giang Thanh đến Sơn Tây chủ trì hội nghị nông nghiệp học tại Đại Trại. Khi đang đi dạo trên sườn núi vào chiều tối, đột nhiên có người bắn tỉa vào Đặng, cảnh vệ liền bắn trả về hướng người bắn súng nhưng xạ thủ đã đào thoát, không rõ tung tích.

    Tháng 4/1976, Đặng Tiểu Bình lại bị tước bỏ hết mọi chức vụ trong đảng và bị giam lỏng tại nhà khách Ngọc Tuyền Sơn ở quân khu Bắc Kinh. Đêm đó, nguồn điện nơi ông bị giam lỏng đột nhiên chập mạch, xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ lầu 1 bị thiêu rụi, Đặng lúc đó đang tắm nên may mắn thoát được kiếp nạn này. Đến tháng 7, Đặng đi nghỉ mát ở Thừa Đức, khi đang chạy trên đường, ôtô chuyên dụng của ông được phát hiện bị gãy trục bánh xe bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra lật xe bốc cháy.

    Tháng 3/1980, trong lúc Đặng thị sát quân khu Tế Nam, cảnh vệ gác hội trường vừa hô khẩu hiệu “bảo vệ đường lối cách mạng của Chủ tịch Mao, đả đảo Đặng Tiểu Bình, báo thù cho Giang Chủ Nguyệt!” vừa chỉa súng về chỗ Đặng nả đạn liên tục. Đặng được cảnh vệ che chở, tránh được một kiếp…

    Từ những lần ám sát thất bại trên có thể thấy, dù không có chứng cứ xác thực nhưng người chủ mưu chắc hẳn phải là địch thủ của Đặng Tiểu Bình trong Đảng, nếu không làm sao sát thủ có thể nắm rõ hành tung của ông ta như vậy?

    Dương Thượng Côn bị sát hại

    Năm 1998, Dương Thượng Côn nhập viện quân y 301 do bị cảm cúm, không lâu sau thì qua đời. Lúc đó, mọi người hoài nghi Giang Trạch Dân đã động tay động chân trong bệnh viện khiến Dương chết, vì Giang vẫn luôn ghi hận trong lòng chuyện họ Dương bất hòa với mình.

    Hồ Cẩm Đào 3 lần bị ám sát bất thành


    Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

    Vào một ngày tháng 5/2006, trong lúc thị sát hạm đội Bắc Hải, Hồ Cẩm Đào, khi đó giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đột nhiên bị 2 tàu chiến tấn công, nhưng ông máy mắn thoát khỏi nguy hiểm. Tư lệnh Hải quân Trương Định Phát, một thân tín của Giang Trạch Dân, được cho là người ra lệnh bắn dưới chỉ thị của Giang. Mấy tháng sau sự kiện này, Trương tử vong ở bệnh viện.

    Tháng 10/2007, Hồ Cẩm Đào tham gia lễ khai mạc Special Olympics World Summer Games (thế vận hội mùa hè dành cho người thiểu năng trí tuệ) ở Thượng Hải. Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đã phát hiện bom hẹn giờ nặng 2,5kg dưới đệm ngồi của tài xế lái xe chuyên chở thực phẩm tại nhà khách ở ngoại ô phía Tây Thượng Hải, nơi Hồ nghỉ lại. Có người phân tích chỉ ra rằng, người sai khiến sau màn chính là bè phái Giang Trạch Dân.

    Tháng 4/2009, phe cánh của Giang lập mưu “ám sát tại Hoàng Hải” nhưng một lần nữa bị Hồ Cẩm Đào nhìn thấu mà thất bại.

    Tập Cận Bình nhiều lần bị ám sát


    Từ khi lên nắm quyền Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hạ bệ nhiều quan chức phe Giang Trạch Dân.

    Ngày 6/2/2012, Vương Lập Quân đã xông được vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, vén mở âm mưu ám sát Tập Cận Bình do Giang Trạch Dân chủ đạo, Tăng Khánh Hồng chủ mưu và Chu Vĩnh Khang phụ trách tiến hành nhằm đẩy Bạc Hy Lai thượng vị.

    Sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã dùng danh nghĩa chống tham nhũng hạ bệ phần đông quan chức phe Giang, 2 bên giao đấu quyết liệt đến nay vẫn chưa kết thúc. Trong khoảng thời gian đó, Tập cũng bị ám sát nhiều lần, chủ mưu ngoại trừ Chu Vĩnh Khang còn có cả Tăng Khánh Hồng. Một nguồn tin nội bộ cho biết, từ khi Tập đảm nhiệm chức lãnh đạo tối cao đến tháng 7/2014, bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã 16 lần phát cảnh báo an ninh.

    Vào tháng 9/2012, khi khảo sát Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Tập Cận Bình bị bắn tỉa ám sát nhưng thoát được nguy hiểm. Trước và sau hội nghị Bắc Đới Hà năm 2013, có người từng đặt bom tại phòng họp và dùng kim độc sát hại Tập khi ông khám sức khỏe ở bệnh viện quân y 301. Ngoài ra, mỗi khi Tập Cận Bình đi khảo sát tại các thành phố lớn như Trịnh Châu, Vũ Hán, Phúc Châu, Tế Nam, Thanh Đảo… đều trải qua nguy hiểm.

    Theo nguồn tin từ Epoch Times, thực ra lần này Vương Lập Quân không chỉ giao cho Chính phủ Mỹ tài liệu cơ mật về nội đấu của ĐCSTQ, mà còn có rất nhiều tài liệu về vấn đề Pháp Luân Công, vạch trần bức màn đen mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.

    Vương Kỳ Sơn trải qua nhiều lần ám sát bất thành

    Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn.
    Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn, cánh tay đắc lực hỗ trợ Tập chống tham nhũng, từng là mục tiêu ám sát của Giang Trạch Dân. Năm 2015, tạp chí Động Hướng cô bố tình hình vụ ám sát Vương Kỳ Sơn tại Hà Nam. Từ năm 2013, các quan chức cấp cao của CCDI trong lúc làm việc bị tập kích, ám sát hơn 40 lần, trong đó hết 12 lần nhằm vào Vương. Việc ám sát không chỉ xảy ra với quan chức cấp cao, nhân viên các cấp đều gặp phải nguy hiểm tương tự.

    Đêm trước giao thừa năm 2014, Vương Kỳ Sơn nhận được thiệp chúc mừng năm mới chứa chất kịch độc potassium cyanide (KCN). Vào trung tuần tháng 3, sau 2 hội nghị ĐCSTQ, lúc Vương Kỳ Sơn chuẩn bị xuất phát từ Cát Lâm, Trường Xuân, về thì phát hiện nhiều xe trong đoàn bị lỏng ecrou và bulong ở bánh xe, bị phá hư…

    Đáng sợ hơn nữa là việc ám sát không chỉ mở rộng đến những người biết sự tình mà còn giết hại cả người thân của các lãnh đạo. Con trai trưởng của Ngô Quan Chính là Ngô Thiểu Hoa bị ám sát tại Thanh Đảo, con của Hồ Cẩm Đào là Hồ Hải Phong cũng từng là đối tượng ám sát.

    Những người ngoài đảng bị ám sát


    Không chỉ các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ bị ám sát, nhiều người không trong đảng cũng bị giết hại, nhất là những ai bị cho là uy hiếp chính quyền. Mỗi người gặp phải cách ám sát khác nhau, trong đó cách mưu sát xấu xa nhất chính là với ông Lý Hồng Chí, người sáng lập pháp Luân Công.

    Xuất phát từ tâm đố kị, tháng 7/1999, Giang Trạch Dân ngang nhiên phát động cuộc trấn áp tàn khốc nhằm vào Pháp Luân Công, đồng thời tuyên bố “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”, nhưng không được như mong muốn. Pháp Luân Công không chỉ không bị trấn áp mà còn truyền bá chân tướng ra khắp thế giới. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và cựu thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật La Cán sợ hãi mới dàn dựng vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn, đẩy cuộc bức hại Pháp Luân Công lên cao trào, kích động dân chúng thù hận nhóm người tu luyện thiền định ôn hòa.


    Ngoài ra, không chỉ gia tăng bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân còn liên tục ám sát ông Lý Hồng Chí nhưng nhiều lần thất bại. Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, ban đầu Giang lấy điều kiện xuất siêu thương mại 5 triệu USD để được dẫn độ ông Lý nhưng thất bại. Sau đó Tăng Khánh Hông bí mật ra lệnh cho bộ đặc vụ ám sát, thành lập một tổ hành động đặc biệt chuyên tổng hợp hành tung của người sáng lập Pháp Luân Công, chiêu mộ và huấn luyện sát thủ tùy thời ám sát.

    Tháng 12/2000, sau khi biết được tin ông Lý sắp đến Đài Loan, Tăng Khánh Hồng đã bí mật phái người liên hệ với xã hội đen địa phương, đồng thời trả 7 triệu USD thu mua sát thủ để chuận bị hành động mưu sát. Vì người sáng lập Pháp Luân Công biết được kế hoạch này nên cuối cùng đã thay đổi lộ trình, khiến âm mưu của Tăng thất bại.

    Không cam lòng, Giang và Tăng đặc biệt phát ra quân lệnh yêu cầu tổ hành động đặt biệt không tiếc giá nào ám sát ông Lý Hồng Chí. Giang Trạch Dân còn phê chuẩn chi 500 ngàn USD chiêu mộ đội nữ cảm tử, mô phỏng theo tổ chức “Những con Hổ giải phóng Tamil“. Họ được huấn luyện đánh bom liều chết để chuẩn bị đến Mỹ, đợi đến lúc người sáng lập Pháp Luân Công tham gia tâm đắc thể hội sẽ giả làm học viên tiếp cận ông Lý rồi kích nổ bom, nhưng mọi hành động đều không thành công.

    Năm 2001, khi biết ông Lý Hồng Chí sẽ đến tham gia tâm đắc thể hội của học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, Giang và Tăng tiếp tục ra lệnh hạ sát, bộ Tổng tham mưu, bộ An ninh quốc gia và bộ Công an liên thủ lập kế hoạch ám sát được gọi là “114”. Lúc đó, tổ chức tình báo của Trung Quốc ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ đều tiến vào trạng thái đặc biệt, hầu như tất cả tổ chức xã hội đen đều bị cưỡng bức hoặc dụ dỗ tham gia âm mưu ám sát kinh người. Tuy nhiên, ông Lý không xuất hiện ở Hồng Kông, khiến kế hoạch một lần nữa thất bại.

    Hành động ám sát lần lượt thất bại khiến Giang và Tăng sợ hãi khó hiểu, mà thành viên đội đặc công cũng liên tiếp gặp sự cố khó hiểu mà qua đời, cuối cùng phải giải thể.

    Quan chức Trung Quốc sống trong sợ hãi

    Từ các vụ ám sát, âm mưu tranh đoạt quyền lợi trong đảng, không có gì khó hiểu khi các nhà lãnh đạo và quan chức Trung Quốc đều sống trong sợ hại, rất nhiều người lo lắng một ngày nào đó mình sẽ chết dưới họng súng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ đưa người thân ra nước ngoài sinh sống. Cách duy nhất có thể ngăn chặn làn sóng sợ hãi mà người lãnh đạo Trung Quốc cũng biết chính là giải thể ĐCSTQ. Nói cách khác, ĐCSTQ không tan rả thì thủ đoạn ám sát như vậy vĩnh viên không kết thúc.

    Iris, theo NTDTV

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-22-2017, 01:40 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-20-2017, 01:26 PM
  3. Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 02-16-2017, 08:11 PM
  4. Việt Nam lên tiếng vụ ám sát Kim Jong-nam
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-16-2017, 01:18 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-27-2014, 12:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •