6 năm sau thảm họa Fukushima: Sự sống dần trở lại “vùng đất chết”



Đã 6 năm trôi qua kể từ khi thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân làm rung chuyển Fukushima, cuộc sống đang dần quay lại “vùng đất chết” này khi người dân được phép trở về đây.



Săn lợn rừng trở thành công việc phổ biến tại Fukushima, Nhật Bản. Những con lợn rừng đi lại trong khu dân cư có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân khi họ quay trở lại thị trấn. Lệnh sơ tán sẽ được gỡ bỏ sau 6 năm xảy ra thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân năm 2011.




Từ tháng 11/2016, chính quyền Nhật Bản đã cho phép người dân đăng ký để được phép qua đêm trong thị trấn, nơi cách lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ chỉ 4 km. Ảnh chụp một góc phố tồi tàn bị bỏ trống trong suốt 6 năm qua. (Ảnh: REUTERS)



Những ngày này, thị trấn Namie thuộc Fukushima đang chứng kiến sự hồi sinh chậm chạp của cuộc sống. (Ảnh: REUTERS)
Những ngày này, thị trấn Namie thuộc Fukushima đang chứng kiến sự hồi sinh chậm chạp của cuộc sống. Khoảng 60 công nhân đang tích cực chuẩn bị để đón vài trăm người hồi hương ngay sau khi lệnh cấm sơ tán được gỡ bỏ trong tháng 3/2017.


Đa phần thanh niên dưới 29 tuổi lựa chọn không quay trở lại thị trấn. (Ảnh: REUTERS)

Ảnh chụp bức tường của một trường học trong thị trấn, dòng chữ có nghĩa “không bao giờ có lần tiếp theo”. (Ảnh: REUTERS)

Đa phần thanh niên dưới 29 tuổi lựa chọn không quay trở lại thị trấn. Điều này có nghĩa Namie sẽ trở thành nơi sinh sống của nhiều người cao tuổi. Không việc làm, không trường học, nhiều người già vẫn quyết định hồi hương bởi tình yêu với mảnh đất đã gắn bó với họ suốt cuộc đời.



Ông Munehiro Asada, chủ của nhà máy gỗ Asada tại Namie. (Ảnh: REUTERS)
Việc kinh doanh tại thị trấn này vẫn còn rất ảm đạm, chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và thiết kế công trình.




Mức độ phóng xạ của Namie là 0,07 microsievert/giờ. (Ảnh: REUTERS)

Mức độ phóng xạ của Namie là 0,07 microsievert/giờ, không quá khác biệt so với những thành phố còn lại ở Nhật Bản. Cách đó không xa, con số đo được ở thị trấn Tomioka là 1,48 microsievert/giờ, gấp 30 lần con số ở Tokyo.



Bức ảnh chụp những túi đựng đất đá nhiễm phóng xạ bên bờ biển. (Ảnh: REUTERS)

Ảnh chụp trường tiểu học Ukedo, bị phá hủy hoàn toàn sau thảm họa năm 2011. (Ảnh: REUTERS)
Một trường học liên cấp cùng một bệnh viên sẽ được mở cửa cuối tháng 3, phục vụ nhu cầu của những công dân hồi hương. Ảnh chụp trường tiểu học Ukedo, bị phá hủy hoàn toàn sau thảm họa năm 2011.



Một trong những công việc phổ biến nhất ở Fukushima trong những ngày này là săn lợn. (Ảnh: REUTERS)
Một trong những công việc phổ biến nhất ở Fukushima trong những ngày này là săn lợn. Những con lợn rừng đi lại trong khu dân cư có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân khi họ quay trở lại thị trấn. Việc gỡ bỏ lệnh sơ tán gặp phải phản đối từ không ít người, họ cho rằng mức độ ô nhiễm phóng xạ ở Fukushima chưa an toàn.



Nếu tiếp tục kéo dài lệnh sơ tán này, trái tim của những công dân từng sinh sống tại đây sẽ vụn vỡ, và thị trấn này sẽ chìm vào lãng quên. (Ảnh: REUTERS)
Người đứng đầu thị trấn Namie khẳng định: “6 năm đã trôi qua. Nếu tiếp tục kéo dài lệnh sơ tán này, trái tim của những công dân từng sinh sống tại đây sẽ vụn vỡ, và thị trấn này sẽ chìm vào lãng quên“.



Trận động đất và sóng thần khiến lò hạt nhân của Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) ở nhà máy hạt nhân Fukushima I bị rò rỉ. (Ảnh: REUTERS)
Thảm họa kép ở Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 khiến hơn 15.000 người tử vong, 6.000 người bị thương và hơn 2.500 người mất tích. Trận động đất và sóng thần khiến lò hạt nhân của Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) ở nhà máy hạt nhân Fukushima I bị rò rỉ. Tập đoàn này dự tính việc làm sạch phóng xạ và phục hồi chưa thể hoàn thành cho tới năm 2050.



6 năm sau ngày định mệnh, sự sống đang dần quay trở lại “vùng đất chết”. (Ảnh: REUTERS)
6 năm sau ngày định mệnh, sự sống đang dần quay trở lại “vùng đất chết”. Thị trấn Namie từng là nơi cư trú của 21.500 người. 53% trong số họ quyết định không trở về.


Theo zing.vn