8 bức tranh bị nguyền rủa mang lại tai họa cho bất kỳ ai sở hữu



Những ngôi nhà bỏ hoang xập xệ hay khu nghĩa trang âm u không phải là những nơi duy nhất “dễ” tìm thấy hồn ma. Trong thực tế, các linh hồn vẫn có thể trú ngụ bên trong những vật dụng thông thường, chẳng hạn như các bức tranh.



Những bức tranh bị nguyền rủa. (Ảnh: boombastis.com)

Không giống như bức tranh bị nguyền rủa của Dorian Gray – khét tiếng gần xa bởi các chủ thể dần trở nên già đi theo thời gian – các tác phẩm dưới đây thực sự bị một “ai đó” hay “thứ gì đó” ám. Tuy nhiên, những linh hồn này không ban phước lành cho chủ nhân sở hữu bức tranh, trái lại còn tìm cách mang nỗi sợ hãi hoặc gây ra những tổn thương cơ thể cho những vị chủ nhân xui xẻo.

Mặc cho mọi nỗ lực chứng minh rằng những bức tranh này không hề bị nguyền rủa nhưng vẫn có hàng nghìn, hàng triệu nhân chứng sẵn sàng khẳng định và tin vào những câu chuyện ma quỷ xung quanh chúng.

Dưới đây là 8 bức họa bị ma ám khét tiếng nhất thế giới mà ai cũng phải dè chừng.

1 The Anguished Man (Người đàn ông bị thương) – tác giả khuyết danh

Một người đàn ông có tên Sean Robinson được thừa kế bức tranh Người đàn ông bị thương từ bà mình. Khi còn sống, bà của Sean luôn tỏ ra sợ hãi bức tranh nên đã giấu nó dưới tầng hầm. Sở dĩ bà quyết định để tài sản kinh khủng này cho cháu mình là vì từ bé, Sean đã tỏ ra cực kì hứng thú và tò mò với bức tranh, luôn tìm cách gỡ những bức màn mà bà mình dùng để bọc bức tranh lại. Bà của Sean không biết ai là tác giả của bức tranh nhưng được biết người họa sĩ ấy đã hòa máu của mình vào mực vẽ để hoàn thành nó trước khi tự sát.


Bức họa The Anguished Man. (Ảnh: boombastis.com)

Khi Sean treo nó lên tường nhà, những sự kiện bất thường bắt đầu xảy ra: những tiếng động lạ, một màn sương xuất hiện, những cánh cửa bật mở vào ban đêm, những tiếng gào thét không rõ từ đâu. Các thành viên trong gia đình Sean đều gặp ác mộng liên tục mỗi đêm. Sau nhiều tranh cãi và những đêm không ngủ, Sean quyết định làm như bà mình năm xưa: mang bức tranh giấu xuống dưới tầng hầm.

2 The Crying Boy (Cậu Bé Khóc) – Giovanni Bragolin


Ban đầu, họa sĩ Giovanni Bragolin đã vẽ 65 bức chân dung của 65 đứa trẻ mồ côi khác nhau và đang khóc, với mục đích làm quà lưu niệm cho du khách đến Ý sau Thế chiến II. Trong hàng thập kỉ, loạt tranh chân dung The Crying Boy là một trong những bộ tranh nổi tiếng nhất và được sản xuất hàng loạt ở Anh.


Bức họa The Crying Boy. (Ảnh: boombastis.com)

Mãi cho đến những năm 1980, người ta bắt đầu chú ý đến lời nguyền đằng sau những bức chân dung trẻ mồ côi này. Bằng cách nào đó, trong số 50 căn nhà được ghi nhận là gặp hỏa hoạn, bức tranh Cậu Bé Khóc luôn là vật duy nhất còn nguyên vẹn!

Các nhân viên cứu hỏa tường thuật lại rằng khi họ tìm thấy bức vẽ, nó vẫn còn nguyên trong khung,úp mặt xuống đất và hầu như không chịu bất kì ảnh hưởng nào. Các nhà tâm thần học cho rằng những bức tranh đã bị ám bởi linh hồn của các em bé mồ côi mất mạng trong điều kiện sống kham khổ của nước Ý sau Thế chiến II; nhưng một giả thiết khác cho rằng các bức họa lại bị ám bởi đứa con nuôi của họa sĩ Bragolin – vốn bị đồn rằng là “một đứa con của quỷ”.

3 The Hands Resist Him (Những bàn tay chống lại Ngài) – Bill Stoneham

Lấy cảm hứng từ bài thơ của người vợ cùng một bức ảnh thời thơ ấu của chính mình, họa sĩ Bill Stoneham đã vẽ nên bức The Hands Resist Him vào năm 1972 cho một phòng trưng bày nghệ thuật địa phương. Một thập kỉ sau đó, ba người có mối liên hệ chặt chẽ với bức tranh của Stoneham lần lượt qua đời, nhưng mãi đến khi bức tranh được bán đấu giá trên eBay vào năm 2000, người ta mới biết rằng bức tranh này thật sự bị ám.


Bức họa The Hands Resist Him. Ảnh: Image Source)

Một gia đình đặt mua bức tranh trên eBay cho rằng chính nó đã theo ám con gái họ. Cô bé bị đánh thức vào lúc nửa đêm, kể rằng cậu bé và con búp bê trong tranh bỗng dưng trở nên sống động và trông như đang đánh nhau. Cậu bé bò ra khỏi bức tranh, sau đó mang theo con búp bê cầm khẩu súng.

4 Man Proposes, God Disposes (Người cầu xin, Trời vứt bỏ) – Sir Edwin Landseer

Man Proposes, God Disposes không chỉ là một bức tranh bị nguyền rủa mà còn dễ gây ám ảnh cho bất cứ ai bởi chủ đề thể hiện của nó. Theo đó, bức hoạ này ra đời nhằm tưởng niệm con tàu mất tích của Sir John Franklin khi đi qua vùng biển Bắc Cực với những con gấu Bắc Cực đang chuẩn bị cho một bữa đại tiệc. Những phát hiện gần đây cho thấy rằng không phải tất cả mọi người trên tàu đều chết, mà chỉ một số thành viên phi hành đoàn bị ăn thịt mà thôi.


Bức họa Man Proposes, God Disposes.(Ảnh: boombastis.com)

Bức tranh này được treo trong bảo tàng Royal Holloway College thuộc đại học London – một nơi thường được sử dụng cho thi cử. Mỗi khi tổ chức thi cử, những bức tranh sẽ được phủ lại vì các sinh viên sợ rằng bức tranh sẽ khiến họ phát điên, không thể hoàn thành bài thi. Còn có lời đồn rằng, trước đó, ngôi trường này từng là trường nữ sinh. Có một nữ sinh đã tự kết liễu đời mình khi đang làm bài thi. Nguyên nhân được cho là do bức tranh kia đã ám và khiến cô gái trẻ không làm chủ được bản thân.

5 The Dead Mother (Người mẹ chết) – Edvard Munch

Edvard Munch, danh họa nổi tiếng với bức hoạ The Scream, đã từng viết rằng: “Bệnh tật, điên rồ và cái chết là những thiên thần màu đen đang nhìn vào cái nôi (của đứa trẻ)”. Khi còn nhỏ, mẹ và em gái ông đã qua đời vì bệnh lao, còn cha ông là một kẻ cuồng tín tôn giáo, là nguyên nhân trực tiếp đẩy cậu bé Munch năm nào đến bờ vực điên rồ.


Bức họa The Dead Mother. (Ảnh: Image Source)

Bức The Dead Mother được cho là một bức tranh phản ánh câu chuyện thật của gia đình danh họa. Có ý kiến cho rằng bức tranh được vẽ từ chính vực sâu tăm tối nhất trong tâm hồn ông. Những người từng sở hữu bức tranh đều có cảm giác đôi mắt của bé gái luôn dõi theo họ bất kì lúc nào. Một số người còn nghe thấy tiếng lạo xạo của tấm ga giường tạo ra…

6 Bức thư tình (Love Letters) – Richard King

Khách sạn Driskill ở Austin, Texas vốn nổi danh bởi những câu chuyện ma, từ những cô dâu tự sát đến hồn ma người chủ cũ Colonel Jesse Driskell. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất phải kể đến là câu chuyện của Samantha Houston – cô con gái 4 tuổi của một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Chuyện kể rằng, trong quá trình ở tại khách sạn, cô bé Samantha đang chơi đùa và làm rơi quả bóng xuống cầu thang sảnh lớn của khách sạn. Mải mê đuổi theo chụp quả bóng, cô bé bị vấp ngã và chết ngay tại chỗ.


Bức họa Love Letters. (Ảnh: Image Source)

Tuy bức Love Letters không phải vẽ Samantha Houston nhưng người ta tin rằng Samantha đã “gắn bó” với bức tranh do những sự kiện kì quặc xảy ra xung quanh nó. Nhân viên khách sạn và những người khách báo cáo rằng bức tranh đã khiến họ chóng mặt và buồn nôn, còn một vài người khác bị nâng lên không trung mỗi khi đứng trước bức tranh. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cô gái trong tranh đang cố gắng liên lạc với họ, bởi khi đứng trước bức tranh đủ lâu, họ cảm thấy biểu hiện gương mặt cô gái đổi khác.

7 Bernardo de Galvez (Chân dung Bernardo de Galvez) – tác giả khuyết danh

Cũng là một bức tranh bị ám có nguồn gốc từ một khách sạn bị ám, bức Chân dung Bernardo de Galvez “khét tiếng” bởi lịch sử hù dọa nhân viên khách sạn và du khách. Khách sạn Galvez tọa lạc tại Galveston, Texas thu hút các thợ săn ma và những người say mê hiện tượng thần bí trên khắp đất nước Mỹ, mặc dù so về độ “ma ám” thì bức chân dung này không là gì so với 7 bức khác trong danh sách này.


Chân dung Bernardo de Galvez .(Ảnh: Image Source)

Theo đó, đôi mắt của Bernardo de Galvez theo dõi bất kì ai khi xuống sảnh chính. Nhiều người có cảm giác ớn lạnh hay bồn chồn theo họ về đến tận phòng. Chưa hết, có người đã khám phá ra rằng nếu bạn chụp bức tranh mà không “xin phép” Galvez, bạn sẽ gặp những hiện tượng kì quái. Ảnh chụp sẽ bị mờ, nhòe hay thậm chí là xuất hiện hình ảnh bộ xương. Tuy nhiên, nếu bạn có “xin phép” thì ảnh chụp sẽ rõ nét, không hề có hiện tượng lạ xảy ra.

8 Người đàn ông không đầu (The headless man) – Laura P.

Họa sĩ Laura P. thường thực hiện các tác phẩm nghệ thuật của mình dựa trên hình ảnh, đồ thị có sẵn và cô bị thu hút bởi tác phẩm của James Kidd vào giữa những năm 1990. Bức tranh gồm một chiếc xe ngựa kiểu cũ với phần toa xe ở phía trước bị rỉ sét và một người đàn ông không đầu đứng sau. Laurakhông rõ điều gì đã cuốn hút cô, nhưng dẫu không tin chuyện ma quỷ, cô vẫn khó thể hoàn thành bức họa vì cảm giác kì lạ xâm chiếm mỗi lần cô đặt cọ vẽ.


Bức họa The headless man. (Ảnh: Image Source)

Cuối cùng, bức tranh cũng hoàn thành. Sau đó, nó cùng một vài bức họa khác được mua để trang trí một văn phòng. Chỉ trong vòng 3 ngày, văn phòng nọ đã gọi và yêu cầu Laura mang bức tranh về vì tất cả các nhân viên đều tỏ ra sợ sệt không lí do. Họ nói rằng, mỗi buổi sáng, bức họa luôn bị lệch sang một bên dẫu cho họ đã chỉnh thẳng nó vào ngày hôm trước và giấy tờ trong phòng đột nhiên biến mất.

Nhưng những hiện tượng ma ám không dừng lại tại đó. Sau khi bức tranh được Laura mang về nhà, trong văn phòng nọ đột nhiên xảy ra những hiện tượng kinh khủng hơn.

Những tiếng gõ cửa, tiếng động lạ khiến những con chó sủa inh ỏi, muối bị đổ ra ngoài trong khi lọ muối vẫn thẳng đứng (theo quan niệm phương Tây là một điềm gở), đồ vật bị di chuyển, những lỗ hổng mà người lợp mái không thể giải thích. Những hiện tượng kì quặc xảy ra liên tục khiến Laura P. phải thốt lên rằng, nếu thời gian có quay trở lại, cô sẽ không bao giờ vẽ bức tranh quỷ quái ấy.

Theo yan.vn