Bách bệnh bắt nguồn từ xương cổ, dân văn phòng càng cần phải chú ý!



Trong cuộc sống, mọi người thường kêu đau mỏi xương cổ, nhưng lại ít khi coi trọng chuyện này, cũng không chú ý bảo vệ chúng. Các chuyên gia chỉ ra rằng, bách bệnh đều bắt nguồn từ xương cổ, nếu như không chăm sóc tốt xương cổ, cả người đều sinh bệnh.



Các chuyên gia chỉ ra rằng, bách bệnh đều bắt nguồn từ xương cổ, nếu như không chăm sóc tốt xương cổ, cả người đều sinh bệnh. (Ảnh minh họa từ Internet)

Xương cổ do 7 đốt xương tạo thành, cùng bả vai cấu thành khung xương hình chữ thập, chống đỡ phần đầu cổ. Cổ trọng yếu như vậy, nhưng thực sự lại rất “yếu ớt”, xương cổ bị thương, ắt sẽ dẫn phát một loạt “phản ứng dây chuyền”, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân thể.

Xương cổ bị thương sẽ liên quan đến toàn thân

Nuốt khó khăn


Nguyên nhân là do xương cổ bị thương sẽ trực tiếp gây áp lực lên thực quản, gây co thắt thực quản, cũng là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Điều này khiến việc nuốt trở nên khó khăn, bị lúc nặng lúc nhẹ, thường ở vị trí phần cổ có liên quan.

Thị lực kém


Do bệnh tình của xương cổ mà thị lực cũng chịu ảnh hưởng theo. Lúc đầu có biểu hiện tầm nhìn bị gián đoạn, mắt nhìn mờ mờ, một hoặc hai mắt trướng lên đau nhức, kế tiếp mắt có thể xuất hiện các bệnh trạng khác.

Cao huyết áp

Tỷ lệ người già bị cao huyết áp là tương đối cao, có thể là bởi vì đau xương cổ và cao huyết áp có cùng nguyên nhân. Một số bệnh nhân sau khi trị liệu xương cổ xong thì huyết áp cũng nhờ đó mà hạ thấp.

Đau bụng

Xương cổ bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, thúc đẩy trào ngược dịch mật, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nhìn những biến chứng mà đau xương cổ có thể gây nên cho cơ thể, liệu chúng ta có còn coi thường các bệnh về xương cổ? Trong cuộc sống ất nhiều người có thói quen gây hại cho xương cổ. Dưới đây là liệt kê lại những thói quen xấu ấy:

1. Ngồi cúi đầu một thời gian dài

Đây là nguyên nhân trọng yếu gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi. Nếu như trường kỳ cúi đầu, dễ dàng khiến cho sụn đệm cột sống nhô ra, xương cổ bất ổn… Có người sau một thời gian dài cúi đầu, khi đột nhiên ngẩng đầu lên, cũng dễ bị thiếu máu cục bộ mà dẫn đến choáng váng, buồn nôn…

2. Cúi sấp mặt ngủ trên bàn

Đây là thói quen của nhiều người làm văn phòng, tranh thủ chợp mắt trên bàn làm việc. Nhưng thường sau khi thức dậy, sẽ cảm thấy phần cổ mỏi nhừ và khó chịu. Đây là do phần cổ bị nghiêng một thời gian lâu. Khi đó, xương cổ, cơ bắp, dây chằng bị kéo căng tựa như một cây cung, dây cung bị kéo trong một thời gian dài thì giống như sắp bị đứt vậy.

3. Thường xuyên bị cảm lạnh

Không ít người trẻ tuổi ăn mặc càng ngày càng “mát mẻ”. Tuy nhiên, xương cổ đặc biệt sợ gió lạnh. Các yếu tố hoàn cảnh bên ngoài như gió lạnh, ẩm ướt… có thể làm giảm khả năng chịu đau của cơ thể, khiến co thắt cơ, tuần hoàn máu chậm, và sau đó dễ tạo ra phản ứng viêm, gây đau cổ.

4. Mát-xa quá mạnh

Đối với trường hợp xương cổ không khỏe, mát-xa là phương pháp trị liệu có thể giúp giãn gân thông lạc, lưu thông tuần hoàn máu, có tác dụng tiêu sưng giảm đau. Nhưng nếu mát-xa một cách thô bạo phần xương cổ sẽ gây hậu quả xấu, hơn nữa có thể làm tổn thương.

5. Không ngủ gối đầu hoặc gối đầu quá cao

Đối với những người làm văn phòng, ngửa đầu ra ghế ngủ một lúc có thể khiến tinh thần thoải mái. Tuy nhiên thói quen này trường kỳ sẽ khiến dây chằng phần cổ kéo căng thời gian dài, bất lợi cho xương cổ. Cũng giống như vậy, kê gối cao quá cũng không tốt cho xương cổ, sẽ phá vỡ độ cong bình thường của xương cổ, tăng thêm bệnh tật.

6. Thường xuyên ngồi trên ghế sô-pha mềm

Không ít người sau khi tan việc ưa thích ngồi trên ghế sô-pha mềm để lướt điện thoại, xem tivi, cảm thấy sau một ngày mệt nhọc, làm như vậy là có thể thả lỏng thoải mái. Tuy nhiên, đây lại là hoàn toàn sai đấy! Khi mệt mỏi càng phải bảo trì đường cong sinh lý cổ; ngồi trên ghế sô-pha mềm lại có thể vô tình tăng thêm các tổn thương cho xương cổ.


Để bảo vệ xương cổ, những người làm văn phòng càng phải chú ý. (Ảnh: NTDTV)

Vậy để bảo vệ xương cổ, nơi được coi là “tuyến sinh mệnh”, chúng ta cần phải có phương pháp gì? Thực ra rất đơn giản, mọi người trong cuộc sống hàng ngày có thể điều chỉnh lại các thói quen của mình:

Gia tăng giờ giải lao

Khi ngồi làm việc, sau 1-2 tiếng, bạn nên đứng dậy đi đi lại lại một chút, có thể nhìn ra khung cảnh phía ngoài cửa sổ, tập một vài động tác nhẹ nhàng cho khớp cổ…., đây cũng là cách giúp xương cổ có thể thư giãn sau một thời gian vất vả làm việc.

Chườm nóng

Khi xuất hiện tình huống phần cổ hơi đau, có thể dùng khăn nóng hoặc túi chườm để chườm nóng ngoài da. Việc này có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ bắp, giảm các triệu chứng sưng tấy. Nếu vấn đề nghiêm trọng, cần có tư vấn của bác sĩ.

Điều chỉnh lại tư thế của thân thể

Khi ngồi làm việc hoặc khi lái xe, nhất định phải chú ý tư thế ngồi của mình, dưỡng thành thói quen có tư thế ngồi ngay ngắn, lưng ngay cổ thẳng. Làm được như vậy sẽ bảo vệ được đường cong sinh lý của cổ.

Lựa chọn gối đầu phù hợp


Chọn gối đầu phù hợp là rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về xương. Căn cứ vào độ rộng của và độ dày của phần lưng để chọn lựa gối đầu phù hợp, dựa trên nguyên tắc, cố gắng sao cho khi ngủ xương cổ ở vị trí bình thường, không bị kéo căng…

Theo NTDTV