Học người trí tuệ: Nới lỏng nắm tay, mở bàn tay, buông chấp nhất


Có câu rằng: “Tướng tùy tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, khi tâm yên bình, hết thảy đều gió yên sóng lặng; tâm rộng rãi, hết thảy mọi sự đều thuận lợi hanh thông; tâm buông xuống, niềm vui và hạnh phúc cũng theo nhau mà đến.



Sống ở đời, chúng ta càng chấp nhất thì càng làm thương tổn đến chính mình. (Ảnh minh họa từ Internet)

Sống ở đời, chúng ta càng chấp nhất thì càng làm thương tổn đến chính mình

Chúng ta nếu như không ràng buộc điều gì, thì cũng không có thứ gì khiến ta phiền muộn, niềm vui sẽ đến một cách rất tự nhiên.

Chúng ta nếu dũng cảm đối mặt với đau khổ, thì khổ đau cũng tự nhiên rời xa; ta không mê đắm trong dục vọng, thì áp lực cũng tự nhiên giảm bớt đi rất nhiều.

Tâm yên bình, hết thảy đều gió êm sóng lặng; tâm ngay chính, hết thảy đều thuận buồm xuôi gió; tâm buông xuống, niềm vui và hạnh phúc sẽ theo đến ngập tràn.

Nếu như bạn cảm thấy khó khăn, hãy mở lòng bàn tay của bạn. Trong đó nhìn thì không thấy gì, nhưng thực ra mọi thứ đều nằm ở đó.

Tư tưởng của chúng ta nằm ở nơi những vân tay, ước muốn của chúng ta nằm nơi đầu ngón tay, kinh nghiệm của chúng ta nằm ở những vất chai sần trên tay. Khi chúng ta ở thời điểm hoàn toàn không có gì, mới biết được bản thân mình tài phú có được bao nhiêu.


Thực sự buông bỏ gánh nặng, không cố chấp theo đuổi dục vọng, niềm vui mới có thể thuận theo đó mà đến. Sở dĩ con người cảm thấy áp lực và thống khổ, phần lớn là vì mê đắm trong dục vọng, chấp trước truy cầu. Đem mọi thứ ràng buộc trong tâm này buông xuống, hết thảy đều sẽ được giải quyết.

Mệt mỏi hay không mệt mỏi, phụ thuộc hoàn toàn vào chính chúng ta

Buông, đối với rất nhiều người mà nói là điều rất khó. Nhưng khó ấy, thực ra là do tự mình làm khó mình, luôn cố chấp, muốn nắm chắc hơn mà không chịu buông.

Khi chúng ta thực sự buông tay, bạn sẽ thông suốt, nắm chặt tay sẽ không bao giờ cầm được thứ gì khác nữa, mà buông tay ra lại có thể có được cả thế giới.

Nếu một ngày, bạn mất đi thứ mình yêu quý nhất, xin bạn hãy mở bàn tay của mình ra, buông đi quá khứ. Nếu như tay trái là quá khứ, tay phải là tương lai, như vậy ngay tại lúc này tương lai và quá khứ đã hợp cùng một chỗ.

Bỏ lại tất mọi thứ ở phía sau, đem hết thảy chuyện xưa cất vào trong quá khứ, đem hết thảy những xáo trộn trở về nơi bình lặng, mới có thể thực sự hiểu được ý nghĩa thâm sâu vi diệu của chữ “buông”, mới là một loại thành tựu uyên thâm rộng lớn.

Tuệ Tâm, theo Kannewyork