Nhà ga Stockholm: Nơi ẩn giấu những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời



Khi ghé thăm thủ đô của đất nước Thụy Điển xinh đẹp, ngoài việc đến những khu triển lãm hay viện bảo tàng, du khách có thể thưởng thức nghệ thuật tại chính những nhà ga tàu điện ngầm.

Mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi tại khu vực Á Đông nhưng ở những nước phương Tây, hệ thống tàu điện ngầm đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Theo ước tính, mỗi ngày, có tới hàng trăm ngàn lượt khách sử dụng phương tiện đi lại này. Trên thực tế, vì không được đặc biệt chú trọng trong khâu thiết kế, chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự tương đồng rõ rệt tại loạt ga tàu điện ngầm dù là ở New York, London, Newcastle, Los Angeles...

Tuy nhiên, với lối tư duy khác biệt, những nhà ga tại thành phố xinh đẹp Stockholm lại được thiết kế vô cùng khác lạ, phá cách và đầy tính nghệ thuật. Trước những năm 1950, giới nghệ thuật Thụy Điển bị bó hẹp cộng đồng những nhà quý tộc, thường dân không thể có cơ hội để tiếp cận loại hình văn hóa này. Nhưng sau đó, lớp nghệ sĩ trẻ với tư tưởng mới muốn nghệ thuật được trở nên thông dụng hơn với cả xã hội.




Theo quan niệm của người Thụy Điển, những tác phẩm hội họa, điêu khắc sẽ phần nào phản ánh được những biến động chính trị hậu cận đại. Vậy nên từ thế kỉ 19, họ đã có ý tưởng mang nghệ thuật đến gần với người dân thông qua những nhà ga này.



Từ những năm 1950, ý tưởng này đã chính thức được đi vào thực hiện.



Để tạo nên sự khác biệt trong thiết kế, các nghệ sĩ thường lấy cảm hứng từ sự tối giản cũng như nghệ thuật trừu tượng.



Nhưng đối với nhà thiết kế Siri Derkert, chính những cuộc vận động vì hòa bình và phụ nữ đã truyền cảm hứng cho ông. Những tác phẩm của Siri thường là những bức vẽ bằng than trên tường xi măng.



Bước vào giai đoạn những năm 1970s, nghệ thuật ở Stockholm mang tính chính trị rất cao.



Nếu như các nghệ sĩ không thể truyền tải một thông điệp mạnh mẽ nào qua những tác phẩm thì họ khó có cơ hội được tham gia thiết kế những nhà ga tàu điện ngầm.


Tuy nhiên đến những năm 1990, những quan niệm nghệ thuật cứng ngắc dần đã được thay đổi. Chính những bông tulip được khắc bằng đồng này đã chứng minh điều đó.



Những bức tường được tô màu bằng những gam màu ấm áp, tạo cảm giác thân thiện hơn với hành khách chờ tàu.



Ô cửa kính cũng được trang trí bằng những họa tiết lá cây tươi mát.



Khi quan niệm "nghệ thuật là sự thanh cao, chỉ có thể được trưng bày trong các viện bảo tàng triển lãm" bị xóa bỏ, các nghệ sĩ dường như được tự do sáng tạo hơn.



Ví dụ như thế vận hội Olympic năm 1912 do Stockholm làm chủ nhà cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tác.



Các nhà thiết kế khéo léo tái hiện lại 5 vòng của thế vận hội Olympic khi kết hợp loạt dải màu cầu vồng trên nền đá cẩm thạch xanh.



Hay thậm chí những vấn đề liên quan đến hệ sinh thái trên Trái đất cũng có mặt tại nhà ga ở Stockholm.



Hoặc hình ảnh vũ trụ được tạo nên theo trường phái trừu tượng.



Quan trọng hơn hết, theo thiết kế Landegren, nghệ thuật còn xuất phát từ chính cảm xúc trên khuôn mặt chúng ta. Đó là lí do vì sao anh có thể tạo nên tác phẩm mang tên Our Life Face này.


(Nguồn: The guardian)