Sứa độc đổ bộ bãi biển Myanmar khiến dân khiếp sợ


[h=2]Đổ bộ bãi biển sau một cơn bão, những con sứa độc khiến ngư dân địa phương hoảng sợ bởi tác hại của mình.



Mới đây, ở khu vực phía Đông của Vịnh Bengal, một cơn bão với tốc độ rất nhanh đã quét qua Myanmar, bên cạnh những thiệt hại về vật chất, cơn bão còn khiến một số sinh vật bí ẩn đổ bộ bờ biển, khiến ngư dân địa phương khiếp đảm. (Nguồn Sina)


Theo lời giải thích được đưa ra bởi các phòng ban có liên quan, sinh vật bí ẩn được gọi là sứa Scyphozoa, sức chính thức, một loại nhuyễn thể biển, có hình bán cầu. (Nguồn Sina)




Say cơn bão, những con sứa trong suốt này có mặt khắp bãi biển, thu hút nhiều người tò mò đến xem. Đáng tiếc, họ không biết rằng đây là loài sứa độc, mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. (Nguồn Sina)



Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc. Khi tiếp xúc với xúc tu của sứa, áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc lông xoắn này duỗi thẳng ra và tiêm chất độc vào bên tiếp xúc. Đáng sợ hơn, dù còn sống hay đã chết, những xúc tu của sứa độc vẫn có khả năng tiêm độc cho con người. (Nguồn Sina)



Một chuyên gia y tế cho biết, bởi vì da người mỏng nên dễ bị tổn thương nhất. Sau khi bị trúng nọc độc sứa, nạn nhân sẽ bị ngứa ran trong vòng vài phút, thông thường phải 20 ngày mới chữa hết nếu bị nhẹ. Nếu trúng độc nặng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ nghiệp trọng hoặc phù phổi cấp tính. Trong những trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể chết trong thời gian ngắn. (Nguồn Sina)



Trong ảnh là những con sứa độc rải đầy bãi biển ở Myanmar, khiến nhiều người khiếp sợ. (Nguồn Sina)



Trước đó, tại bờ biển thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, người dân địa phương cũng kinh hoàng phát hiện khi hàng trăm con sứa khổng lồ đổ bộ vào bãi biển và mắc kẹt. (Nguồn Sina)



Ngay sau khi nhận được báo cáo, các cơ quan chức năng nhanh chóng hướng dẫn người dân, khuyến cáo không nên tiếp xúc và sử dụng những con sứa khổng lồ này làm thực phẩm. (Nguồn Sina)



Theo Kiến Thức