Văn học cổ điển: Những âm mưu hèn hạ



Đọc báo TT ngày 25/5 có một bài viết làm tôi nổi máu, khi thấy người ta bàn tán về “Văn học cổ điển: Làm sao để học trò thích học?

Phải chi chỉ thế thôi thì không có gì phải nói. Nhưng cái chi tiết rất dễ nổi dịch là các bài thơ Đường của các nhà thơ Tàu như Tĩnh dạ tư (Lý Bạch), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ)... được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh lớp 7.

Là một người làm thơ và khùng thơ thì cái việc đọc và mê thơ ngước ngoài như tôi (và cả người khác) là không tránh khỏi. Tôi không phủ nhận thơ Đường là một di sản văn hóa của nhân loại, nó không còn khu trú trong văn hóa Trung Hoa mà là lan tỏa khắp nơi. Nhưng chưa một quốc gia nào đem nó vào chương trình giáo dục của nước mình ở trình độ cấp 2. Người ta thưởng thức nó, bàn luận về nó như là một thú vui hay cao hơn một chút là để nghiên cứu hay nâng tầm hiểu biết của mình.

Ngày xưa khi học văn học sử, ở lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ), chúng tôi được dạy về luật thơ (tất cả các thể thơ), về những bài thơ cổ của những tác giả Việt Nam. Khi học về bài thơ Thằng Bù Nhìn thì chúng tôi phải học (ngoài nội hàm của bài thơ) về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Suốt những năm cấp 2 cấp 3. Chúng tôi không bao giờ bị dạy những bài thơ của các tác giả nước ngoài, nếu có biết thì do đọc sách cọp, hoặc các thầy cô đọc cho nghe như là một phương cách dẫn chứng. Ví dụ như khi học về Tản Đà, các thầy cô dạy Văn học sử có dẫn chứng về bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu để nhằm mục đích chúng tôi hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ của ông qua bản dịch và chúng tôi hoàn toàn không biết ông chệt Thôi Hiệu là ai.

Nền giáo dục hiện nay là cả một mớ hỗn độn từ trong bản thân nó và cả những thứ chung quanh. Trong bài báo có nêu ra một ý kiến của cô Phan Thị Kim Hảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Bé (P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết: “Tôi cảm thấy lượng kiến thức của phân môn văn học khá nặng và có khoảng cách lớn với tầm hiểu biết của học sinh."

Ý kiến đúng nhưng chưa đủ mà phải nói thêm “và nó gieo vào đầu óc trong trắng của học sinh những hạt giống nô lệ và hèn mọn”

Thầy cô giáo sẽ giảng dạy như thế nào với bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca (1) của Đỗ Phủ, chắc chắn sẽ vận dụng tối đa cái kiến thức triết học Mac-Lênin để tố cáo các chế độ chính trị đối nghịch như Vương Triều nhà Nguyễn và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rồi và diễn dịch những ước muốn của Đỗ Phủ là có “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có cho kẹo các thầy cô cũng không dám viện dẫn cái hiện thực của xã hội Việt Nam trong chế độ Cộng Sản để minh chứng cho nội hàm của bài thơ. Cuối cùng là gieo vào đầu các em một lập luận bằng những câu thơ của bọn bồi bút Tố Hữu, Xuân Diệu…

Những bài thơ nổi tiếng như “Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn của Pháp Thuận”, (2) “Cáo Tật thị Chúng của Mãn Giác”, “Vật bất năng dung” (3) của Trần Tuệ Trung” ‘Thiên Trường Vãn vọng hay Thơ Chúc thọ (4) của Trần Nhân Tông”, “ Cảm Hoài Đặng Dung”, “Quan Hải của Nguyễn Trãi”, “Triệu Vũ Đế cố cảnh của Nguyễn Du”, “ Bức dư đồ rách của Tản Đà”… (5) làm sao mà dám đưa vào chương trình giáo dục cho được. Ở đó, các thầy cô kết hợp với hiện tình đất nước gieo vào đầu óc của các em những hạt giống yêu nước với những hành trạng hào hùng của tổ tiên, rồi thì cái bộ mặt gian trá của bọn khuyển mã sẽ lòi ra và phá banh chành cái Hiệp nghị Thành Đô và những văn kiện bán nước.

Chúng ta đã từng lá cờ năm sao phất phới trên VTV, trong các sách giáo khoa, thấy cái cảnh đưa rước thăm viếng nhau với những cái ôm thắm thiết của các chóp bu CS việt – trung, thấy cảnh Trương Tấn Sang với tứ cách là một Chủ Tịc nước cúi đầu trước hàng vệ binh Tàu, cảnh Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội quỳ lạy cục đá Mao Trạch Đông, thì cái chuyện áp đặt văn học sử Trung Quốc vào chương trình giáo dục thì không có gì là lạ. Nhưng chúng không biết rằng, Nhân Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp, Triệu Xương, Đào Hoàng, Vũ Hồn, Cao Biền… Những thằng chệt ấy thiết lập nền văn hóa Tàu suốt một ngàn năm nhưng cuối cùng cũng không nuốt trôi được nước Việt và không Hán hóa nỗi nhân dân Âu Lạc dù cho được tiếp tay bởi hàng lô hàng lốc những bầy khuyển mã. Nhưng hiện nay thì cái dã tâm ấy được tái hiện với sự tiếp tay của bầy đàn chó lợn, sâu bọ cộng sản. Chúng đã dựng dậy những con người tài hoa như Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ để làm bình phong cho công việc Hán hóa dân tộc Việt Nam bằng những hành động bỉ ổi.


Vũ Bất Khuất
danlambaovn.blogspot.com


Chú thích:

1. http://www.thivien.net/%C4%90%E1%BB%...MgeNDayunsRjYA

2. http://hairachgia.vn102.space/2014/0...n_sam_pha_p_th

3. https://www.blogger.com/blogger.g?bl...0;src=postname

4. http://lethuongdan.blogspot.com/2016...ot-bai-ca.html

5. http://www.thivien.net