Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Phân phát hạnh phúc là phương cách duy nhấtt để hưởng thụ hạnh phúc. Người nghĩ đến hạnh phúc là người luôn nghĩ đến con sô "hai".
Lord Byron
Results 1 to 3 of 3

Chủ Đề: Dấu ấn không thể xóa đằng sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Dấu ấn không thể xóa đằng sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989

    Dấu ấn không thể xóa đằng sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989



    28 năm đã qua kể từ sau sự kiện các sinh viên, trí thức Trung Quốc bị thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, dấu ấn của sự kiện này vẫn không thể nào xóa sạch bất chấp sự che đậy của chính quyền.





    Khoảng 20.000 sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn trong lễ tang của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà cải cách dân chủ Hồ Diệu Bang vào ngày 22/4/1989. (Ảnh: Skibbereen Eagle)

    Cách đây 28 năm, vào ngày 04/06/1989, cuộc tuần hành của học sinh sinh viên Trung Quốc đã phải kết thúc trong đẫm máu, trở thành một dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử phát triển của nước này. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã làm mọi cách để xóa nhòa dấu ấn lịch sử này, tuy nhiên điều đó là không thể.Những hình ảnh trong quá khứ ở Trung Quốc thực sự rất đau lòng. Dưới đây là một số hình ảnh mang tính tượng trưng trong dịp kỷ niệm 28 năm sự kiện này xảy ra.




    Cảnh sát Trung Quốc đang ngăn chặn đám đông sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 4/5/1989. (Ảnh: AP)



    Một chiếc xe gần như bị nhấn chìm bởi đám đông khi nó đang tìm cách đi qua hàng ngàn người đang tụ tập ở Quảng trường Thiên An Môn, ngày 17/5/1989. (Ảnh: AP)



    Sinh viên của các trường đại học ở Bắc Kinh đang giơ nắm tay và vẫy cờ khi 5 máy bay trực thăng quân sự Trung Quốc bay trên Quảng trường hôm 21/5/1989. (Ảnh: AP)



    Một số sinh viên trường Đại học Bắc Kinh, những người đã tuyệt thực 5 ngày để biểu tình, đang ngồi ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 18/5/1989. Hàng ngàn công nhân, binh sĩ và bác sĩ cũng cùng tham gia phong trào biểu tình này. (Ảnh: AP)



    Hai sinh viên đã tuyệt thực sang ngày thứ 6, đang nằm ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 19/5/1989. (Ảnh: AP)



    Ngày 20/5, Trung Quốc đã ban bố tình trạng Thiết quân luật để dẹp các sinh viên Đại học Bắc Kinh đã cắm trại ở Thiên An Môn trong 1 tuần. (Ảnh: AP)

    Một sinh viên đang đọc danh sách những mục tiêu của họ khi chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn trong khi quân đội Trung Quốc đang được điều động tới Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: AP)



    Trực thăng quân sự Trung Quốc bay qua Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên vẫn tiếp tục biểu tình sau khi Trung Quốc ban bố Thiết quân luật. (Ảnh: AP)


    Các sinh viên Đại học Bắc Kinh đang nghe một người biểu tình công bố chi tiết kế hoạch biểu tình ở Thiên An Môn. Đến ngày 28/5/1989, họ đã chiếm giữ quảng trường này được 2 tuần. (Ảnh: AP)


    Một người biểu tình mang mặt nạ dẫn đầu nhóm Đại học Bắc Kinh. Họ tỏ ra vui vẻ vì được cung cấp tiền và bánh mỳ để tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, ngày 2/6/1989, Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Mark Avery – AP)


    Một người sinh viên biểu tình ra dấu hiệu chiến thắng với đám đông khi Quân đội Trung Quốc rút khỏi khu phía tây Đại lễ đường Nhân dân ở gần Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 3/6/1989. (Ảnh: Mark Avery – AP)


    Một nữ thanh niên bị giằng co giữa những người dân và binh lính Trung Quốc. Binh lính Trung Quốc đang muốn đưa cô ra khỏi đám đông tụ tập ở Đại lễ đường Nhân dân ở gần Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 3/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)


    Người dân tràn lên một chiếc xe bọc thép của quân đội Trung Quốc gần Đại lộ Trường An, Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)


    Sinh viên giăng chướng ngại vật trên đường đi bằng một chiếc xe bọc thép bị đốt cháy. Chiếc xe bị đốt khi quân đội tấn công vào đám đông sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn, sáng sớm ngày 4/6/1989. Người biểu tình đã giết chết một quân lính chính phủ. Lúc đó, người biểu tình đã chiếm đóng quảng trường trong 7 tuần. Ngay từ sáng sớm 4/6/1989, hàng ngàn người đã chết khi quân đội bắn vào dân thường để chiếm đóng lại quảng trường. (Ảnh: Jeff Widener– AP)


    Xác chết la liệt đường phố gần quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 4/6/1989. (Ảnh: AP)


    Quân đội đổ xuống đại lộ Tràng An, bắn bừa bãi vào người dân nhằm mục tiêu cuối cùng là dẹp loạn các nhóm biểu tình đang dồn về thành phố, ngày 5/6/1989. (Ảnh: AP)


    Một người biểu tình bị thương đang giữ trên tay chiếc mũ của quân đội Trung Quốc, ngày 4/6/1989. (Ảnh: Shunsuke Akatsuka – Reuters)

    [COLOR=#000000]
    [CENTER][I]Bức ảnh có tính biểu tượng lớn cho sự kiện Thiên An Môn. Một thanh niên Trung Quốc đứng giữa đường ngăn dòng xe tăng hướng về đại lộ Tràng An ở Bắc Kinh, ngày 5/6/1989. Người thanh niên này đã được những người xung quanh kéo ra, nhường đường cho đoàn xe tăng đi tiếp. Chính phủ Trung Quốc đã trấn áp cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo, giết chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Sự kiện Thiên An Môn được cho là cuộc biểu tình chống chính phủ mạnh mẽ nhất kể từ cuộc cách mạng năm 1949 ở Trung Quốc. (Ảnh: Jeff Widener– AP)


    Đám đông dân chúng Bắc Kinh tò mò đã tụ tập để xem các thiết bị quân sự tại Quảng trường Thiên An Môn, ngày 7/6/1989. (Ảnh: Sadayuki Mikami – AP)


    Một sinh viên được đưa đi, rời khỏi quảng trường Thiên An Môn, ngày 8/6/1989, sau một cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc. Hiện chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn thông tin về sự kiện này ở trên các mạng xã hội của họ. (Ảnh: Liu Heung Shing – AP)


    Lính Trung Quốc đang dọn dẹp đường phố sau nhiều ngày bạo loạn, ngày 9/6/1989, Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Sadayuki Mikami – AP)


    Các phương tiện, xe cộ bị hỏng học sau tàn tích của cuộc chiến kéo dài cả tuần giữa quân đội Trung Quốc và sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, ngày 10/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)


    Ngày 12/6/1989, xe tăng quân đội Trung Quốc vẫn đi lại trên đường phố ở Bắc Kinh. (Ảnh: Sadayuki Mikami – AP)



    VietFreeFun



  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Tài liệu về cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989: (P1) Chính thức đổ máu



    Đã 28 năm kể từ khi diễn ra cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. Dù sự kiện này đã được cả thế giới biết đến, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn phủ nhận và nghiêm cấm gắt gao việc bàn luận cũng như kỷ niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ thảm sát.

    Một thanh niên đang nêu lên nguyện vọng của giới sinh viên. (Ảnh: GEO Epoche).

    “Lịch sử dân vận năm 1989” là cuốn sách thuật lại toàn bộ về phong trào dân chủ năm 1989 và sự kiện “thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989″. Tác giả của cuốn sách là bà Trần Tiểu Nhã, sinh năm 1955 tại thành phố Trường Sa, Hồ Nam,Trung Quốc. Năm 1982, bà tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử tại trường Đại học sư phạm Hồ Nam. Bà đã từng làm công nhân, cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Năm 1996, vì xuất bản cuốn sách Lịch sử dân vận năm 1989 tại Đài Loan, nên bà đã bị sa thải khi đang làm việc tại Phòng Nghiên cứu Chế độ Chính trị, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.


    Dưới đây là một phần nội dung về sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989 trong cuốn sách Lịch sử dân vận năm 1989:

    ĐCSTQ triệu tập cuộc họp khẩn lãnh đạo cấp cao: Xác định cuộc biểu tình là “Bạo loạn phản cách mạng”, đưa ra quyết định thanh trừng

    Vào 4h chiều ngày 03/06/1989 tại Trung Nam Hải, Cần Chính Điện triệu tập hội nghị giới nghiêm khẩn cấp, những người tham gia gồm có Dương Thượng, Lý Bằng, Kiều Thạch, Diêu Y Lâm, Trì Hạo Điền, Lý Tích Minh, Chu Y Băng, La Cán,… Tại đó, ông Đặng Tiểu Bình, Lý Đặng và những người khác đã nhận định Bắc Kinh phát sinh “bạo loạn phản cách mạng”.Theo nhật ký của Lý Bằng ngày 03/06/1989: “Hội nghị nhất trí cho rằng, trước mắt tình thế vô cùng khẩn cấp. Hôm nay những tên côn đồ đã xô xát với quân đội, không thể để chúng nổi loạn một lần nữa. Hôm nay nếu không hành động kịp, ngày mai là Chủ nhật, sẽ có nhiều người tiến vào quảng trường Thiên An Môn hơn nữa, vậy thì thanh trừng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hội nghị quyết định đêm nay bộ đội giới nghiêm toàn Bắc Kinh sẽ tập hợp chờ lệnh, trời tối sẽ xuất phát tiến về Thiên An Môn, tập hợp chờ tại khu vực xung quanh Thiên An Môn, làm theo hướng dẫn của đội duy trì trật tự, tiến hành ‘dọn sạch’ Thiên An Môn”.Sau khi quyết định thanh trừng được đưa ra, Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hạ lệnh khẩn cấp cho bộ đội giới nghiêm hành động theo phương án tiến vào Thiên An Môn. Quân khu lệnh quân đoàn 38 dẫn đường, quân đoàn trưởng Từ Cần Tiên vì từ chối chấp hành mệnh lệnh giới nghiêm nên đã bị bắt giam.50 xe chở quân lính của quân đoàn 40 bị người dân chặn lại tại cổng phía Đông. 2 lữ đoàn quân khu 15 trú đóng tại sân bay Nam Uyển bắt bầu hành quân tiến về Đại hội đường Đông Môn. Sư đoàn 58, 60 của quân đoàn 20 trú đóng tại ngoại ô phía nam Bắc Kinh tiến quân về Tiền Môn. 70 chiếc xe tải quân dụng của của sư đoàn 115, quân đoàn 39 tiến đến Thiên An Môn bị người dân chặn lại tại cầu vượt Kiến Quốc Môn.

    Xe tăng tiến vào Thiên An Môn. (Ảnh: Twitter)

    Thời điểm đó, quân đoàn 27 đã tiến vào Đại lễ đường Nhân dân tiến hành động viên trước khi chiến đấu. Lực lượng cảnh sát vũ trang cũng nhận được mệnh lệnh của quân khu Bắc Kinh.8h tối, khi 50 cảnh sát chống bạo động được trang bị mũ bảo hiểm, tấm chắn, dùi cui điện, và khoảng 1.000 quả bom cay đến phòng tác chiến của bộ tư lệnh quân khu, thì các tướng đa số 2, 3 sao đã có mặt tại đó. Trên bản đồ quân dụng, một số hình tam giác mũi tên màu đỏ là những vị trị được định sẵn để ném thẳng vào các sinh viên và công nhân đang biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.Quân đội chính ủy đính thân động viên: “Các đồng chí, trước mắt, phong trào học sinh sinh viên tại thủ đô đã phát triển trở thành bạo loạn. Chúng ta phải tiến vào Thiên An Môn… Bảo vệ đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền quốc gia, bảo vệ thủ đô Bắc Kinh!”. Tiếp đó, Tư lệnh viên quân khu Bắc Kinh – Chu Y Băng nói: “Không có người cản trở thì tiến vào, có người cản trở cũng phải tiến!”6h tối ngày 3/6, Chính quyền thành phố Bắc Kinh và bộ chỉ huy giới nghiêm nhiều lần phát “thông cáo khẩn cấp”, yêu cầu người dân không ra đường. Nhưng càng thông báo thì lượng dân đổ ra đường càng nhiều.

    Bảo tàng quân sự: Chính thức đổ máu

    Quân đoàn 38 do đội phòng chống bạo động và đội dẹp cản trở mở đường hành quân tiến vào Thiên An Môn. Tại khu vực phía Đông bảo tàng quân sự, người dân và sinh viên tập trung rất đông tạo thành một bức tường người, ngăn cản không cho quân đội tiến lên, đứng ở phía trước là sinh viên các trường đại học Bắc Kinh, Học viên nông nghiệp Bắc Kinh, Đại học nhân dân Trung Quốc và Và Viện Y học Nam Kinh. Cảnh sát vũ trang sử dụng gạch, gậy bọc đinh, roi sắt lao vào tấn công. Người bị thương máu me be bét được mang đến bệnh viện.
    Nhiều người bị thương được đưa đến bệnh viện. (Ảnh: HuffPost UK)

    Đúng 10h tối ngày 03/06, tại vòng xoay Công Chủ Phần, một tiếng nổ lớn vang lên, quân đội đã ném bom cay vào đám đông. Quân khu Bắc Kinh chỉ huy đoàn xe theo sau quân đoàn 38 đốc chiến. Sinh viên và người dân kiên trì lấy đồ đạc, vật cản chặn ngang đường không cho xe tiến vào, xung đột tiếp tục diễn ra, cuối cùng đám đông thất thủ, rất nhiều người bị thương, quân đoàn 38 tiếp tục tiến vào…(Còn tiếp)
    Theo Epochtimes.com



    VietFreeFun



  3. #3
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Tài liệu mật của CIA tiết lộ về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989: Hơn 10 nghìn người bị giết

    Tài liệu mật của CIA tiết lộ về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989: Hơn 10 nghìn người bị giết




    Số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết; ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn là vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường này. Đó là những tiết lộ mới đây trong hồ sơ mật của Nhà Trắng.



    Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989. (Ảnh: Internet)

    Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông gần đây đã đăng bài viết tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết.

    Trong cuộc thảm sát này, Quân đoàn 27 là thủ phạm chính. Sau vụ thảm sát, ông Giang Trạch Dân được ông Đặng Tiểu Bình tín nhiệm và cho thay thế ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì đã thẳng tay trừng phạt “Báo Kinh tế Thế giới” và biết nghe lời lãnh đạo ra tay đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.

    Trong “Nhật ký Lý Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.



    Số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người. (Ảnh: Internet)

    Khác biệt về số lượng thương vong trong tài liệu mật

    Có nhiều số liệu khác nhau liên quan đến số người thương vong trong sự kiện Thiên An Môn. Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, số người chết từ 2.600 – 3.000 người.

    Vào ngày 16/6 năm đó, Tổng Lãnh sự quán Mỹ trú tại Hồng Kông đã chia sẻ một thông tin có được từ tài liệu nội bộ của chính quyền ĐCSTQ, theo số liệu này thì từ ngày 3 – 4/6, tại Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người bị giết; từ ngày 3 – 9/6, vùng ngoại vi Thiên An Môn thuộc nội thành Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.

    Như vậy, tổng số người chết là 10.454 người, còn số người bị thương thì lên đến 28.796 người. Người Mỹ khẳng định, thông tin tình báo của họ đáng tin cậy, cho dù hiện không có cách nào kiểm chứng được thông tin trong tài liệu gốc này.

    Theo truyền thông Hồng Kông, tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn và những chi tiết liên quan đến Quân đoàn 27 gây tội ác thảm sát mà người Mỹ thu thập được là chưa từng được biết đến.
    Theo Next Magazine, tin tình báo của Mỹ có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết.
    Chứng cứ này trái ngược hoàn toàn với công bố công khai của chính quyền ĐCSTQ với cộng đồng quốc tế rằng “không có người chết trong Sự kiện Thiên An Môn 1989.”

    Quân đoàn 27 gây ra vụ thảm sát là đội quân mù chữ

    Tối ngày 9/2 năm nay, chương trình “Tin tức Quân sự” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, Quân đoàn 27 đã từ Thạch Gia Trang chuyển tới Sơn Tây.

    Vào tháng 12 năm ngoái, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin, Quân đoàn 27 thuộc Quân khu Bắc Kinh bị giải thể, vào tối ngày 29/12 đã chuyển một bộ phận quân đến doanh trại xe tăng tại quận Giao, thuộc Thái Nguyên – Sơn Tây, đổi tên Sư Lục Quân đoàn 27, Tổng bộ trú tại Thạch Gia Trang – Hà Bắc được chuyển đến Ban Lục quân Chiến khu Trung bộ.

    Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.

    Vào sáng sớm ngày 4/6, đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện cuộc thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác, vì thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội Trung Quốc.

    Theo lời của gián điệp Mỹ, Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khi đó là con của tướng Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng Chính.

    Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Quốc.

    Theo thông tin, Quân đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ.

    Doanh trại Quân đoàn 27 ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.

    Vào ngày 20/5, sau khi Bắc Kinh thực thi lệnh giới nghiêm, họ mới biết “có lực lượng làm loạn”. Khi đó tiến vào Bắc Kinh còn có đội quân của Thẩm Dương và Thành Đô, nhưng chỉ có Quân đoàn 27 mang theo vũ khí chiến đấu, bao gồm: xe tăng, xe thiết giáp, súng ống đạn dược…







    Những hình ảnh trong vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)

    Hồ sơ nhắc đến vụ thảm sát diễn ra vào sáng ngày 4/6, vụ thảm sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở phía tây Trung Nam Hải. Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng cũng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.

    Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót”. Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.

    Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1.000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.

    Gián điệp của Mỹ nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.

    Nhưng hồ sơ của Nhà Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Quốc khi đó, ví dụ như một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về nhà lấy vũ khí rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.

    Quân đội ở Tân Cương, Giang Tây, Sơn Đông cũng đến Bắc Kinh đối đầu với Quân đoàn 27.

    Giang Trạch Dân được chọn vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường Thiên An Môn

    Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.

    Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.

    Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.

    Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.



    Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực nhờ tắm máu người dân Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)

    Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.

    Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”

    Tháng 1/2011, nhà đấu tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu vong ở ngoài Trung Quốc Đại Lục đã có bài viết tiết lộ, nhiều người không biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát. Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát này là rõ như ban ngày.

    Cùng với việc ông Giang lên nắm quyền, ông Triệu Tử Dương vì phản đối đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 nên đã bị mất chức, sau đó bị giam lỏng tại số 6 Hồ Đồng, Phú Cường, Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời ở tuổi 85.
    Vào năm 2002, khi Giang Trạch Dân mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông Giang đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn”.


    Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông Giang là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất sau cuộc thảm sát này.
    Tổng Hợp

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-15-2016, 02:36 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-09-2016, 01:40 AM
  3. Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 06-05-2016, 08:34 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-16-2016, 06:41 AM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-18-2015, 12:27 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •