Xảy ra hiện tượng kỳ lạ chưa từng có ở Nam Cực, giới khoa học lo sợ cho tương lai nhân loại




Biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến băng ở Nam Cực khi gây nên một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy, khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy lo ngại cho tương lai của nhân loại.




Biến đối khí hậu và sự ấm lên toàn cầu đang ngày càng tác động mạnh mẽ hơn đến băng Nam Cực. (Ảnh: CORBIS)

Trong một nghiên cứu được công bố trên Washington Post, các nhà khoa học cho biết, bề mặt của thềm băng Ross đã bắt đầu có dấu hiệu tan ra ở một số nơi vào mùa hè năm 2016. Đây là thềm băng lớn nhất Nam Cực có diện tích bằng cả nước Pháp, nó cao từ 15-50m tính từ mặt nước nhưng phần chìm mới chứa thể tích băng lớn nhất (90%).

Phần diện tích băng bị tan chảy lên tới 777.000 km2 và lớn hơn cả bang Texas của Mỹ, các nhà khoa học báo cáo.

Hệ quả của băng tan chính là mực nước biển dâng cao, kéo theo một loạt các hệ lụy như sự nhập vào sâu đất liền của nước biển hay nhiều thành phố ven biển có nguy cơ bị nhấn chìm.



Hình ảnh khối băng Ross tháng 1/2016 chỉ ra nhiều nơi trên bề mặt khối băng đã tan chảy. (Ảnh: Julien Nicolas)

Chuyên gia Nam Cực David Bromwich tới từ Đại học Bang Ohio (Mỹ), một trong những tác giả nghiên cứu, nói trên Nature Communications: “Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về tương lai”.

“Bạn có lẽ đã đọc những phân tích về việc băng tan ở Nam Cực, nhiều người sẽ cho rằng quá trình này diễn ra rất chậm và do sự ấm lên của nước biển khiến các tảng băng bị tan chảy từ phía dưới. Thế nhưng giờ đây và cả tương lai, chúng ta có thể thấy không chỉ phía dưới mà cả bề mặt của tảng băng cũng bị tan chảy. Điều khiến cho các khối băng càng trở nên mong manh”, ông Bromwich cho hay.

Như vậy, không chỉ nước biển ấm lên ăn mòn khối băng chìm dưới nước mà cả phía trên bề mặt của nó cũng đang diễn ra hiện tượng khó tin này. Điều này khiến cho nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra kinh ngạc và lo sợ.



Nghiên cứu của Viện Hải dương học Scripps (Scripps Institution of Oceanography, Đại học Bang Ohio) và nhiều viện nghiên cứu khác đều nhận ra sự hiện diện của luồng không khí ấm và những đám mây có độ ẩm cao ở trên bề mặt khối băng bằng vệ tinh nghiên cứu.

Đây có thể là lý do khiến băng không chỉ tan từ phía dưới mà còn ở bề mặt. Điều này tạo ra một hiện tượng thời tiết chưa từng thấy với sự trộn lẫn của băng tuyết và nước phía trên các khối băng.

“Ở vài nơi, băng tan với sự trộn lẫn giữa băng và nước“, Bromwich cho hay.

Sự kiện kỳ lạ này xảy ra đúng vào thời điểm El Nino hoạt động mạnh và sự trùng hợp này có vẻ không chỉ là sự ngẫu nhiên!

“Câu chuyện băng tan trên khắp toàn bộ khối băng đã làm giới khoa học lo lắng“, nhà nghiên cứu Robin Bell làm việc tại Viện Trái Đất Lamont-Doherty (Lamont-Doherty Earth Institute) tại Đại học Columbia (Mỹ), người không liên quan tới nghiên cứu trên cho biết.


Ngoài ra, các nhà khoa học còn báo cáo trong nghiên cứu của mình rằng, lượng hơi ẩm, nóng từ đại dương đã được đẩy tới Nam Cực và gây ra các trận mưa trên bề mặt khối băng.

Ông thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên: “Ai đã từng nghe về mưa ở Nam Cực chứ – nó vốn như một sa mạc mà?“. Không chỉ là lục địa lạnh nhất, Nam Cực còn là nơi khô hạn nhất với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm.

Hai nhà nghiên cứu là Rob DeConto từ Đại học Massachusetts-Amherst và David Pollard từ Đại học Bang Penn còn cảnh báo, hiện tượng này có thể dẫn tới sự nứt vỡ các khối băng và trôi dạt ra đại dương.

Bromwich còn lo ngại trong tương lai, El Nino diễn ra sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh quá trình này cùng với biến đổi khí hậu và sự ấm lên của đại dương.

Theo Soha