Thảm sát Thiên An Môn: Oan hồn hiển linh, mong được dẫn về nhà



Ngày 4/6/1989, tại quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh từng xảy ra một vụ tàn sát đẫm máu đối với những sinh viên biểu tình. Sự kiện này đã qua đi từ rất lâu, nhưng rất nhiều người vẫn bắt gặp những oan hồn vất vưởng từ năm đó.



Sự kiện “tắm máu Thiên An Môn” gây nên cái chết cho hàng ngàn người. (Ảnh: Getty Images)

Điều tôi kể lại chính là những gì mà chính tôi đã tận mắt trải nghiệm vào thời điểm năm 1990, gần tròn một năm sau sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. Và tôi nghĩ tôi phải có trách nhiệm kể cho tất cả những người đã trải qua giai đoạn lịch sử này biết rõ về sự việc.

Có lẽ vì tôi kể ra chuyện này trong một quốc gia vô thần luận thì sẽ bị rất nhiều người coi đây là chuyện hoang đường, nói tôi là dựng chuyện. Nhưng tôi sẽ không để ý đến những điều này, những điều tôi nói bây giờ chỉ là thay mặt những linh hồn đã bị chết thảm nói với gia đình họ một câu: “Họ muốn trở về nhà”.

Chuyện xảy ra cách đây đã 20 năm, tôi hôm nay mới có cơ hội viết ra, bởi vì tôi từng rất sợ, không phải sợ những linh hồn đã mất đi sinh mệnh đó, mà là sợ cái chính quyền đồ tể đã lấy mạng họ.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi, 01/06/1989 vốn dự định sẽ tổ chức trên quảng trường Thiên An Môn, nhưng đã bị hủy vì sự kiện ngày 04/06 diễn ra sau đó. Đến ngày 01/06 năm sau thì quảng trường Thiên An Môn mới được trả lại cho thiếu niên nhi đồng.

Năm đó tôi với tư cách là thành viên của đội múa thiếu nhi đi đến quảng trường Thiên An Môn để biểu diễn. Lúc ấy đội múa được phân thành hai đội thay phiên nhau múa trên quảng trường, chờ đợi người lãnh đạo xuất hiện. Buổi sáng, từ trước lúc kéo cờ chúng tôi xếp hàng đợi ở đó, cho đến 2 giờ chiều, các vị lãnh đạo mới đi ra. Và trong đoạn thời gian này những đứa trẻ chúng tôi đã chứng kiến một cảnh tượng không thể tưởng tượng nổi.

Lúc ấy sau khi múa hết phiên của mình, tôi và một vài người bạn ngồi nghỉ dưới một cái cây ở phía Tây quảng trường, thuận tiện giúp trông coi túi sách, quần áo cho những bạn học khác. Lúc ấy, tôi và người bạn thân của mình ngồi cùng một chỗ uống nước, đằng sau là một dãy nhà vệ sinh.

Hơn 2 giờ chiều ngày hôm đó, vốn là thời điểm trời vẫn còn nắng to, nhưng đột nhiên trời trở lên âm u, tôi và bạn học tay cầm cành cây nhỏ vẽ lên trên mặt đất, nhưng vào lúc đó trên mặt đất dần dần hiện lên những vết giống hệt như vết máu. Nó ở ngay dưới chân của chúng tôi, ban đầu là mờ mờ, rồi càng về sau càng hiện rõ.

Lúc đầu tôi không chú ý lắm, sau tôi mới hỏi cô bạn học của mình đó là cái gì, bạn ấy nói hình như là vết máu, rồi tôi theo phản xạ tự nhiên nhìn ra xung quanh, nhưng không hiểu sao quảng trường đã được dọn dẹp sạch sẽ, mà bây đột nhiên khắp nơi đều là những vết máu như vậy, vết máu này nối tiếp vết máu khác.

Lúc ấy chúng tôi còn đang suy nghĩ tại sao có nhiều máu như vậy? Máu ở đâu ra? Rồi hai đứa chúng tôi đồng thời nhìn thấy trong sân trung tâm quảng trường, thấy có rất nhiều người toàn thân đầy máu lần lượt đứng dậy, có người máu loang trên mũi, có người một bên mặt toàn là máu, v.v, cảnh tượng rất sợ hãi.

Rồi chúng tôi phát hiện có một người ở khoảng cách khá gần chúng tôi, với khuôn mặt đờ đẫn đang nhìn chúng tôi, rồi từ từ đi về phía chúng tôi. Khi đó chúng tôi vì sợ hãi, nên đã cúi đầu xuống, cầm cành cây nhỏ vung vẩy khua những hòn đá nhỏ trên mặt đất, cô bạn của tôi thấy người đó tới, sợ hãi quá nên đã chạy vào nhà vệ sinh, lúc ấy bạn ấy bảo tôi đi cùng, nhưng tôi không chịu được cái mùi của nhà vệ sinh nên không đi. Tôi cúi đầu, giả bộ như không nhìn thấy gì để tránh lọt vào tầm mắt của người đó, nhưng sự việc lại không đơn giản như tôi nghĩ.



Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Buzzfeed)


Khi tôi đang nghịch những hòn đá trên mặt đất, thì nghe được một giọng nói từ phía trái của tôi truyền đến: “Em có biết nhà anh không?”, một giọng nói nặng nề chậm chạp, tôi ngẩng đầu lên nhìn, thấy một người mặc chiếc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần màu xanh đậm, chân đi đôi giày thể thao màu trắng.

Thế nhưng khắp trên thân người này toàn là vết máu, trên mặt cũng thế, lúc ấy tôi vô cùng sợ hãi, lập tức cúi đầu xuống: “Em có biết người nhà của anh không?”, người đó lại hỏi.

Lúc đó tôi có chút tức giận, liền nói với người đó: “Em không biết anh, thì sao biết nhà của anh ở đâu?”. Người đó có vẻ như không nghe thấy tôi nói gì, khư khư cố chấp yêu cầu tôi: “Em có thể dẫn anh về nhà được không?”.

Tôi đứng dậy phủi bụi ở đáy quần, sau đó nói: “Lỗ mũi của anh đang chảy máu kìa, lấy khăn tay của em mà lau”.

Sau đó tôi lấy chiếc khăn tay trong túi của mình ra chuẩn bị đưa cho anh ấy, nhưng anh ta cứ như thể là không nghe thấy tôi nói, tiếp tục nói với giọng điệu nặng nề: “Anh bị chết chính tại chỗ này”.

Lúc ấy, tôi thật sự không hiểu nổi điều gì đã xảy ra, nhưng trước hết là muốn giúp máu trên mũi người đó ngưng chảy cái đã. Đến lúc tôi đưa khăn tay, thì người đó lại quay lưng đi về phía chính quyền đang đứng. Khi đó tôi mới thấy rõ ràng đầu của người đó có một vết thương rất lớn, máu chảy ra rất nhiều, khiến phần quần áo sau lưng ướt sũng máu.

Tôi ngơ ngác nắm chặt khăn tay, nhìn người đó đi vào đám đông giữa trung tâm quảng trường. Lúc này tôi còn nhìn thấy rõ ràng có rất nhiều người thân đầy máu từ 2 phía Đông, Tây đi vào giữa quảng trường. Khi đó cũng đúng là lúc những lãnh đạo từ Thành Lâu – Thiên An Môn tiến về phía đám đông.

Ông Giang Trạch Dân cùng với nhân viên cận vệ đứng ở giữa quảng trường, xung quanh rất nhiều thiếu niên nhi đồng đeo khăn quàng đỏ dâng tặng hoa tươi, và những người toàn thân đây máu cũng lục tục đi theo nhóm lãnh đạo này, toàn bộ tình huống này kéo dài khoảng 15 đến 20 phút đồng hồ. Sau đó những người thân đầy máu kia đột nhiên biến mất trong đám đông.

Khi tôi đang sững sờ nhìn về chỗ những người đã biến mất kia, thì lúc này cô bạn học của tôi chạy tới nói: “Cậu có nhìn thấy gì không?”.

Tôi gật đầu nói: “Cậu cũng nhìn thấy à?”. Cô ấy nói: “Đúng vậy”. Sau đó cô bạn hỏi tôi đã nói gì với người kia, tôi liền kể lại cho cô ấy. Nhưng cô ấy lại kể lại chuyện này cho cô giáo chủ nhiệm, sau đó cô giáo gọi tôi ra nói chuyện, tôi thừa nhận tình huống mà mình đã nhìn thấy, rồi hỏi cô giáo rằng chuyện gì xảy ra?

Nhưng lúc ấy cô giáo có vẻ rất sợ hãi, vội vàng trả lời: “Cô chẳng thấy cái gì hết! Không thấy gì! Nhớ là sau này đừng nhắc đến chuyện này nữa!”. Bây giờ tôi nhớ lại, thì thấy lúc ấy cô giáo như là uy hiếp tôi, nhưng bây giờ khi hiểu rõ sự việc, tôi cũng không trách cô giáo.

Sau đó, có một người bạn học đến nói với tôi: “Cậu gan lớn thật, vậy mà cậu cũng dám nói chuyện với họ, cậu có nhìn thấy không, bây giờ trên mặt đất vẫn còn rất nhiều máu! Nhưng cô giáo lại nói không nhìn thấy”. Lúc đó tôi có chút tức giận bất bình.

Thấy vậy cậu ấy vừa gãi đầu vừa nói: “Cô giáo không cho nói thì đừng nói nữa, sao hôm nay lại có nhiều người bị chảy máu như vậy?”.

Cho đến bây giờ thì tôi đã biết tại sao lúc đó có nhiều người thân đầy máu như vậy xuất hiện, tôi cũng minh bạch được vì sao cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi lại sợ hãi khi nhắc đến việc này. Có lẽ là bởi vì con mắt của trẻ em trong sáng hơn nên chúng tôi đều nhìn thấy. Sự kiện vào ngày 01/06 năm đó giúp chúng tôi sau này hiểu ra nhiều điều, rất nhiều người đã bị chết, họ đa số là những người trẻ tuổi.

Lê Hiếu biên dịch