Đứng một chân – Động tác đơn giản nhưng có tác dụng không ngờ



Khi nhìn vào động tác “kim kê độc lập”, nhiều người sẽ thấy nó quá tầm thường và bỏ qua mà không biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.


Động tác “Kim kê độc lập” miêu tả động tác đứng như trạng thái nghỉ ngơi của con gà vàng. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Vì sao “đứng một chân” lại là động tác thể dục phổ biến xưa nay?

Có những động tác thể dục đơn giản đến nỗi, nếu chỉ nhìn ảnh, bạn sẽ thấy nó quá tầm thường. Từ suy nghĩ này, bạn sẽ rất khó tin rằng chúng có thể mang lại những lợi ích gì cho cơ thể.

Trên thực tế, nếu chỉ nhìn ảnh, bạn không thể biết được khi thực hành sẽ khó thế nào, hoặc nó không hề đơn giản như bạn nghĩ nữa, lúc đó, bạn sẽ thay đổi quan niệm, kể cả việc đánh giá lại tác dụng mà động tác đó mang đến cơ thể.

Động tác thể dục “kim kê độc lập” là một trong những ví dụ điển hình như thế. Đây vốn là động tác thể dục phổ biến trong Yoga và thái cực quyền.

Trong cuốn sách về dưỡng sinh vô cùng nổi tiếng “Cầu y bất như cầu kỷ” (Nhờ cậy vào bác sĩ không bằng nhờ cậy chính mình), chỉ trong nửa năm đã tái bản tới 12 lần nói rằng, động tác “Kim kê độc lập” là động tác dưỡng sinh mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc.

Trong tư liệu cổ, động tác “Kim kê độc lập” miêu tả động tác đứng như trạng thái nghỉ ngơi của con gà vàng.

1. Động tác dành cho người bị huyết áp cao, đường máu, thoái hóa xương…

Theo bác sĩ Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe của Hong Kong, đứng một chân là một bài tập cực kì bổ ích cho sức khỏe.

Bác sĩ Quang cũng cho biết, chân mỗi người trong chúng ta có 6 kinh lạc đi qua, nơi chứa nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Bên cạnh đó, đây còn là nơi liên kết giữa những bộ phận quan trọng trong cơ thể như phổi, thận, gan…



Việc này sẽ giúp những bộ phận của cơ thể bạn trở lại trạng thái cân bằng, giúp tình hình sức khỏe cũng trở nên tốt hơn.

Mỗi ngày, nếu đứng một chân trong một phút, có tác dụng tốt đối với người bị huyết áp cao, đường trong máu cao, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ do tuổi già.

Khi nhắm mắt lại để đứng một chân, nếu bạn không thể trụ vững 10 giây, nghĩa là khả năng tự cân bằng của cơ thể của bạn đã bị thoái hóa bằng người 60-70 tuổi. Muốn trẻ hóa cần phải thường xuyên luyện tập để lấy lại sự cân bằng.

Đứng một chân là biện pháp dưỡng sinh tốt nhất đối với những người muốn giữ trạng thái cân bằng về thể xác.

Theo các chuyên gia Đông y, vấn đề “mất cân bằng thể xác” được xem là khái niệm mơ hồ, nhiều người không biết cụ thể là gì và gây ra nguy hại gì cho sức khỏe. Trên thực tế, theo lý thuyết thì “chân có khỏe, người mới khỏe”.

Nếu chân không đứng vững thì bạn không thể xem rằng mình đang khỏe được. Khi cơ thể không thể giữ thăng bằng, nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy lại sự cân bằng.

2. Thư giãn tinh thần, thông kinh hoạt mạch, phòng đột quỵ, tăng miễn dịch…

Khi một người đứng bằng một chân, mọi ý nghĩ đều tập trung cao độ, tinh thần thư giãn, các kinh mạch trên cơ thể vận động nhịp nhàng, tạo nên một chuỗi những vận động ổn định từ đầu đến gót chân.

Ngoài ra còn có thể cải thiện các hoạt động của mạch mãu, phòng ngừa đột quỵ, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.


3. Hoạt huyết, dưỡng não, tăng khả năng tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh

Đối với những người mắc bệnh lạnh tay lạnh chân, tuần hoàn máu ở chân kém, lúc nào cũng có cảm giác buốt, thực hiện động tác này giúp bạn làm cho cơ thể ấm dần từ chân ấm lên.

Động tác đứng một chân phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt nếu bạn thực hiện sớm từ khi còn trẻ, luyện lâu dần thành thói quen sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Nó là một động tác làm tiền đề cho bạn nâng cao khả năng thăng bằng của bản thận, giúp cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần, tập sớm thì khi về già sẽ giảm bớt các triệu chứng bệnh tật, tỷ lệ phát bệnh sau này sẽ giảm bớt, người dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, đây không phải là động tác dành cho người trên 70 tuổi. Vì ở lứa tuổi này chân tay đã có phần yếu ớt, đứng không trụ vững có thể gây ngã, mất an toàn cho hệ thống xương và toàn bộ cơ thể.

Theo Soha