Người hay quên thực ra có bộ não ‘rất lợi hại’, nghiên cứu khoa học cho thấy họ rất thông minh



Bạn đã bao giờ trải qua những giây phút đãng trí như ra khỏi nhà không mang theo điên thoại, đi vào bếp nhưng quên mất là chuẩn bị làm gì hay không nhớ đươc những chi tiết nhỏ của kỷ niệm quá khứ? Một số cho rằng đây là chứng hay quên nhưng cũng dễ dàng tiếp thu những cái mới.


Thực ra bạn không nên lo lắng về điều này, bởi vì các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết đây là một biểu hiện của bộ não rất thông minh.



▼ Một số nghiên cứu ở nước ngoài chỉ ra việc bộ não chọn lọc để quên một số chi tiết nhỏ không quan trọng, và nhường chổ cho các việc có tính trọng yếu hơn là vô cùng tốt. Nghiên cứu này cho thấy việc chúng ta hay quên có thể là do một cơ chế an toàn trong não đang hoạt động để đảm bảo bộ não không bị quá tải thông tin. Nói cách khác, quên đi là một hoạt động chủ đích của não người.


Richards và đồng nghiệp Paul Frankland đã xem xét nhiều nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau về ký ức được công bố trước đây. Bao gồm khả năng ghi nhớ, sự kiên trì hay là lãng quên và sự biến đổi ký ức.

Blake Richards cho biết: “Não sẽ quên những chi tiết không cần thiết và thay vào đó tập trung vào những thứ sẽ giúp đưa ra được quyết định sáng suốt trong thế giới thực”.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về sự suy yếu của các kết nối giữa các nơ-ron giúp lưu lại ký ức. Nhưng họ cũng phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy các nơ-ron mới đã ghi đè lên những ký ức cũ, khiến bộ não khó tiếp cận đến những thông tin này hơn.


Richards và Paul Frankland cho rằng, có 2 lý do khiến bộ não chủ động quên đi nhiều dữ kiện cũ.

Thứ nhất, quên đi giúp chúng ta cập nhật những thông tin mới trên nền tảng của những ký ức không cần thiết. Lấy ví dụ, nếu cửa hàng cà phê yêu thích của bạn đã chuyển sang phía bên kia của thị trấn, thì quên vị trí cũ của sẽ giúp bạn nhớ địa chỉ mới của nó.

Thứ hai, quên đi cho phép chúng ta lưu giữ các sự kiện chính trong quá khứ chứ không phải ghi nhớ toàn bộ. Những thông tin chủ chốt sẽ giúp bạn ra quyết định sáng suốt hơn nếu gặp lại tình huống cũ.

▼ Các nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng tốc độ chúng ta quên đi còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, bạn sẽ “mất trí nhớ” nhanh hơn nếu các sự kiện trong đời đập tới ồ ạt.


▼ Ở một thí nghiệm trên chuột bạch, các nhà nghiên cứu thả những con vật này vào một mê cung và đo thời gian chúng thoát ra. Khi mê cung bị thay đổi, các nhà khoa học nhận thấy rằng những con chuột bị chích thuốc để quên đi ký ức về mê cung cũ, lại tìm được đường ra nhanh hơn những con còn trí nhớ.


▼ Một số người thường quên địa chỉ nhà hàng mà họ cần đến, rạp hát mà họ đã hẹn v.v., trong mắt người khác họ quả là những người đãng trí. Tuy nhiên trong những trường hợp khẩn cấp liên quan đến mạng người như hỏa hoạn thì họ sẽ rất nhanh trí nhớ ra vị trí đầu tiên của cửa thoát hiểm hay bình chửa cháy.

Cơ chế “dễ quên” này thực ra rất thông minh, vì để ưu tiên sắp xếp cho các tin tức trọng yếu trong tiềm thức, những việc nhỏ nhặt được lưu lại thật ra cũng không cần thiết.

Nếu bạn là một người “dễ quên” và bị bạn bè chê cười thì hãy chia sẽ bài viết này cho họ nhé!

Theo daikynguyenvn