Có bao nhiêu người thật sự nhớ tuổi của cha mẹ mình?



Có bao nhiêu người trong chúng ta nhớ được ngày sinh của cha mẹ mình? Cứ ngỡ rằng cha mẹ sẽ sống mãi với chúng ta nhưng kỳ thực, họ đang già đi mỗi ngày.

Có bao nhiêu người trong chúng ta nhớ được ngày sinh của cha mẹ mình? Cứ ngỡ rằng cha mẹ sẽ sống mãi với chúng ta nhưng kỳ thực, họ đang già đi mỗi ngày.

Vài ngày trước, tôi viết cho mẹ của một người bạn một bức thư mời, trong đó yêu cầu giới thiệu đầy đủ ngày tháng năm sinh của mẹ người bạn. Vì vậy, tôi liền gọi điện thoại hỏi bạn mình. Bạn tôi nghe tôi hỏi vậy thì bỗng im lặng, sau đó áy náy nói.

“Tớ không nhớ rõ lắm. Tớ chỉ nhớ ngày sinh nhật theo lịch âm là ngày 16/8, nhưng không nhớ rõ bà sinh năm bao nhiêu”.


Tôi lại hỏi nó:

“ Cậu biết mẹ cậu bao nhiêu tuổi không? Tớ tính xem là năm bao nhiêu”.

“Hình như là 57, 58 tuổi, tớ cũng không rõ lắm. Đợi tớ tìm hộ khẩu rồi trả lời cậu”.



Đặt điện thoại xuống, tôi chẳng thể nào mà bình tĩnh. Tôi không ngờ làm một người con vậy mà chẳng nhớ nổi mẹ mình bao nhiêu tuổi. Bởi vì là một người có tính tò mò. Tôi cũng hỏi vài người bạn cùng công ty, nhưng kết quả lại khiến tôi hết sức kinh ngạc. 1/3 số người tôi hỏi đều không biết cha mẹ sinh ngày bao nhiêu. Một nửa không biết cha mẹ mình bao nhiêu tuổi. Khi tôi hỏi sao lại không nhớ ngày sinh và số tuổi của cha mẹ mình, người đồng sự của tôi không do dự nói:

“ Vậy thì sao chứ! Người nhà sao lại phải khách sáo thế chứ. Từ bé đến giờ cha mẹ đều tự mình đón sinh nhật cho nên không nhớ được ngày cha mẹ mình là điều đương nhiên”.

Cũng có đồng nghiệp xấu hổ nói:

“ Bình thường bận rộn công tác cũng không hay quan tâm hay hiểu biết nhiều về bố mẹ mình”.

Tôi đem những câu hỏi giống như vậy hỏi hơn 100 vị phụ huynh. Thì cả 100 người mẹ đều nhớ rõ con mình sinh ngày tháng năm nào và bao nhiêu tuổi. Thậm chí có người còn nhớ rõ là sáng hay ban ngày, thời tiết ra sao. Điều khiến tôi cảm động nhất là có người mẹ mắc chứng bệnh mất trí nhớ tuổi già vẫn nhớ chính xác không sai lệch về ngày sinh nhật và tuổi của con gái bà.

Vậy nên, bố mẹ vẫn luôn luôn chú ý quá trình trưởng thành và phát triển của con cái, dù cho là những chuyện nhỏ nhặt nhất. Từ khi mới ra đời, cha mẹ đã nguyện hy sinh tất cả vì con. Khi con nhỏ lo sợ rằng chúng ta bị ngã, bị thương, bị đói, mắc bệnh. Lớn lên lại lo lắng chúng ta không có một tương lai tốt đẹp, cả đời chịu khổ chịu mệt vì chúng ta lo lắng.


Có bao giờ mẹ lại quên sinh nhật của bạn không? Trước khi đến sinh nhật bạn, cha mẹ đã nhắc nhở bạn từ trước đó rồi. Họ đã chuẩn bị đầy đủ quà cáp, bánh sinh nhật,… Mà sinh nhật của cha mẹ thì sao? Mẹ lại chuẩn bị bữa ăn thật phong phú đợi bạn về nhà. Thế nhưng, con cái có người lại tìm đủ mọi loại lý do để thoái thác.

Từ khi còn bé, chúng ta đã ỷ lại vào cha mẹ. Cha mẹ vẫn bảo hộ chúng ta trong vòng tay của mình. Thế nhưng khi lớn rồi, lại thường bỏ qua cảm xúc của cha mẹ. Lỗi lầm của chúng ta là coi sự chăm sóc của cha mẹ thành điều đương nhiên, không cần hồi báo cũng chẳng cần phải ghi nhớ. Mà trên thực tế, người chúng ta nên cảm ơn nhất lại chính là cha mẹ.

Chúng ta cho rằng cha mẹ không cần chúng ta quan tâm, thực ra họ rất để ý sự quan tâm của con cái với mình. Lỗi của chúng ta là cho rằng cha mẹ mãi mãi sẽ không già. Thế nhưng khi ngoảnh đầu lại mới thấy tóc họ đã bạc, rằng họ đã lung lay. Hóa ra, cha mẹ không phải thần tiên. Họ cũng đang già đi. Chúng ta không nên bỏ quên, bỏ qua.


Tục ngữ có câu:

“Tế bái tổ tiên có nhiều ra sao cũng không bằng trân trọng họ khi còn sống; đừng đợi đến khi làm rồi mới thấy hối hận, không bằng trước khi làm việc đã suy nghĩ trước sau đầy đủ”.

Hiếu kính nhất định phải trân trọng cha mẹ khi họ còn khỏe mạnh. Không chỉ chiếu cố những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà chúng ta còn cần quan tâm hơn về tình cảm của họ. Chớ nên đợi cha mẹ mất đi rồi mới cảm thấy ân hận, cả đời chẳng thể nào nguôi ngoai…

Theo Một Thế Giới