Trung Quốc tích cực tiến hành “chiến tranh chính trị” tác động Mỹ



Trung Quốc đang tích cực tiến hành cuộc chiến tranh chính trị chống lại Mỹ, điều này có thể được thấy rõ qua sự nổi lên bất thường của các thuật ngữ thường được sử dụng trong Chiến tranh Lạnh giữa lúc Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016.


Hình thức chiến tranh chính trị có thể biểu hiện qua một cá nhân gây ảnh hưởng bằng “cái bắt tay” trong giới chính trị hoặc kinh doanh. (Ảnh: Epoch Times)
Các thuật ngữ thường được sử dụng trong Chiến tranh Lạnh lại nổi lên giữa những cáo buộc rằng Nga đã cố can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016. Những ngôn từ này vốn đã bị lãng quên trong lịch sử hiện đại, như “biện pháp tích cực”, “tác nhân ảnh hưởng”“tin đồn”, chúng liên quan đến các chiến dịch nhằm làm thay đổi nhận thức của công chúng và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chính trị.

Mặc dù đã có cuộc đấu để chứng minh chiến dịch tác động lên bầu cử Mỹ được cho là do Nga thực hiện, đã có ảnh hưởng nhất định, thực tế những chiến lược như thế này được sử dụng để tạo nên những tác động nghiêm trọng cho Mỹ – chỉ có điều là hiện nay, điều nay phần lớn là do Trung Quốc thực hiện chứ không phải Nga.

Tất cả các hệ thống này được gọi chung là “chiến tranh chính trị”, và chính quyền Trung Quốc có ít nhất một đơn vị quân sự chính quy và hai đơn vị chính trị cũng như các hệ thống kiểm soát thông tin quy mô lớn để thực hiện mục tiêu của họ trên diện rộng.


“Chúng tôi thậm chí còn chưa bắt đầu thống nhất thừa nhận tồn tại thách thức này“, Richard Fisher, chuyên gia về các vấn đề quân sự Châu Á tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế (IASC), cho hay.

Ông nói: “Bất kỳ hoạt động chính trị nào được tiến hành bởi một chế độ độc tài, cốt lõi của nó là hướng đến việc phá hủy tự do, đảm bảo thu hút rộng rãi sự quan tâm của các cơ quan an ninh phương Tây”.

Chiến tranh chính trị là một hệ thống chiến đấu đặc biệt nhằm vào nhiều mục tiêu mà chúng ta thường không cho là mục tiêu quân sự, sử dụng các hệ thống mà hầu hết chúng ta không coi là vũ khí.

“Chiến tranh chính trị nhằm gây ảnh hưởng đến cảm xúc, động cơ, lý luận khách quan và hành vi của các chính phủ, tổ chức, nhóm và cá nhân nước ngoài theo một cách phù hợp với mục đích chính trị – quân sự của chính quyền sở tại“, báo cáo năm 2013 về hoạt động chiến tranh chính trị của ĐCSTQ từ viện nghiên cứu an ninh chính trị, Viện Dự án 2049 (Project 2049 Institute) có trụ sở tại Washington, tuyên bố.

Hình thức chiến tranh này bao gồm bất kỳ phương pháp nào có thể cải biến công luận hoặc chính sách chính trị, có thể được thể hiện qua một cá nhân gây ảnh hưởng bằng “nụ cười và cái bắt tay” trong giới chính trị hoặc kinh doanh. Những gián điệp nữ xinh đẹp được cử đến hẹn hò hoặc kết hôn với các nhà hoạch định chính sách nước ngoài và các nhà lãnh đạo tư tưởng; các giao dịch tài chính trở thành “giấy thông hành” giúp họ tác động lên mục tiêu nhắm đến; Hoặc các giáo sư và nhân viên của đội ngũ cố vấn được mời chào đến diễn thuyết ở Trung Quốc, nơi mà họ bị lèo lái suy nghĩ rằng thế giới đã sai lầm về ĐCSTQ.

Ngay cả dân thường cũng có thể trở thành mục tiêu. Các chiến dịch này bao gồm việc chi tiền để các hãng tin nước ngoài thực hiện việc tuyên truyền cho ĐCSTQ, chẳng hạn như các bài báo “China Watch” được đăng trên các tờ báo của Mỹ như Wall Street Journal và Washington Post.

Thông qua những phương tiện này, các hệ thống chiến tranh chính trị của ĐCSTQ nhằm thay đổi quan điểm người phương Tây về các chính sách của họ, và đặt ra những cách diễn giải mới về sự cai trị độc tài của họ, hoặc ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại để thúc đẩy các lợi ích.


“Trong một chiến dịch được dàn dựng về cảnh sát tốt/tồi, chính quyền Trung Quốc đã trực tiếp nhắm đến với công luận Mỹ, cố gắng tranh thủ thiện cảm về tinh thần hợp tác, song song với việc gây chiến“, phát biểu trong bản báo cáo của Viện Dự án 2049, trích dẫn một báo cáo của J. Michael Waller của Viện Chính trị Thế giới.

“Hoạt động này nhằm vào năm tầng lớp: công chúng Mỹ, các nhà báo có ảnh hưởng đến công chúng và các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nhân, Quốc hội, và Tổng thống và thân cận của ông“.

Cuộc chiến vô hình

ĐCSTQ có vài phòng ban chuyên trách về chiến tranh chính trị, bao gồm Tổng cục Chính trị, Cục Tuyên truyền, Ban Mặt trận Thống nhất, và Văn phòng Hoa kiều Hải ngoại.

Tuy nhiên theo Fisher, hoạt động của nó không chỉ giới hạn trong các phòng ban này, và “có thể có sự chồng chéo rộng rãi giữa chúng – điều không phải hiếm thấy trong các hoạt động của Trung Quốc”.

Fisher nói: “Tại Trung Quốc, hoạt động tình báo được phân bố rộng rãi“. Các cơ quan tình báo của chính quyền này gần như tồn tại trong bất kỳ tầng lớp nào, cũng như tại bất kỳ thành phố nào, “có thể được phê duyệt để tiến hành các hoạt động độc lập và mang tính quốc tế“.


Những gián điệp nữ xinh đẹp được cử đến hẹn hò hoặc kết hôn với các nhân vật có sức ảnh hưởng. (Ảnh: introvert13.deviantart.com)


Ông cũng lưu ý rằng không có hình thức chiến tranh chính trị có định nào – trọng tâm là mục tiêu chứ không phải phương pháp.

“Không có thứ tự ưu tiên nào, có thể bao gồm tìm kiếm thỏa thuận, tranh thủ cảm tình hoặc phá hoại thanh danh của mục tiêu chính trị đó. Nó cũng có thể bao gồm tuyên truyền ngắn hạn hoặc dài hạn, cũng có thể là các chiến dịch chuyển hướng thông tin“, ông nói thêm rằng trong nhiều vấn đề khác, chiến tranh chính trị bao gồm cải biến thông tin hoặc tung tin thất thiệt.

Chiến tranh chính trị có tên khác nhau dưới các chính quyền khác nhau. Theo Viện Dự án 2049, từ điển của chính quyền Trung Quốc gọi nó là “công tác liên lạc”, trong khi Liên Xô gọi đó là “các biện pháp tích cực”.

Nó cũng trùng lặp với nhiều hình thức khác của chiến tranh phi quy ước. Một trong những thành tố, đó là chiến tranh tâm lý, được sử dụng để tác động đến ý chí chiến đấu của đối phương, hoặc thay đổi cách diễn giải về các sự kiện. Ví dụ như chiến dịch tuyên truyền được Liên Xô “mớm” vào dân chúng Mỹ với mục đích chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh tâm lý trong quân đội ĐCSTQ “là việc sự dụng đòn tâm lý, thông qua các phương tiện như tuyên truyền, để làm lung lay ý chí của quân dân bên đối phương, cũng như để ngăn chặn nỗ lực phản kháng của đối phương“, Dean Cheng, một báo cáo năm 2012 trong Chiến tranh Đặc biệt, bản tin hoạt động của Quân đội Mỹ.

Những cá nhân bị các chiến dịch chiến tranh chính trị nhắm mục tiêu thường nhận được lời mời đến đất nước đang tiến hành các cuộc tấn công. Ví dụ: Các giáo sư hoặc chính trị gia được mời tham gia các chuyến du lịch, cơ hội diễn thuyết, hoặc giải thưởng tại một sự kiện.



Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, những chiến lược tương tự này được sử dụng trực tiếp trong các chiến dịch quân sự.

Theo báo cáo năm 2015 của Bộ Tư lệnh Đặc biệt Mỹ, khái niệm “tam chủng chiến giáp” của chế độ Cộng sản sử dụng là chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông (tuyên truyền) và chiến tranh pháp lý (để vận dụng hệ thống pháp luật).

Báo cáo ghi nhận rằng dưới thời ĐCSTQ, “chiến tranh truyền thông nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận trong nước và quốc tế để củng cố sự ủng hộ cho các động thái quân sự và ngăn cản đối phương thực hiện các hành động xâm phạm lợi ích của Trung Quốc“, trong khi chiến tranh pháp lý “sử dụng luật pháp quốc tế và trong nước để tố cáo đối phương nhằm chiếm ưu thế về pháp luật, hoặc khẳng định lợi ích của Trung Quốc“.

Vận động lật đổ

Mục tiêu của các hoạt động chiến tranh chính trị, và việc lựa chọn mục tiêu của tay sai cho ĐCSTQ, cần căn cứ theo bối cảnh.

Việc thực hiện các hoạt động tình báo hợp pháp, công khai đòi hỏi sử dụng các tác nhân ngoại quốc có sức ảnh hưởng, tức là những công dân của đất nước sống ở nước ngoài và những người nước ngoài tôn sùng hệ tư tưởng của chế độ.

Thủ phạm chính thực hiện chiến tranh chính trị từng là Nga dưới thời Liên Xô. Các công cụ chủ yếu được sử dụng là những người ủng hộ hệ tư tưởng của nó trong các cộng động người nước ngoài – ví dụ như nhà báo, giáo sư, và nhà tổ chức hoạt động cộng đồng.

Nó đã chiêu mộ các “tác nhân có sức ảnh hưởng” không chính thức thông qua việc lật đổ ý thức hệ, biến họ thành những tín đồ của học thuyết Cộng sản. Fisher nói, “nhìn chung, lực lượng mặt đất Liên Xô đã được dẫn dắt bằng ý thức hệ“, vì người Xô viết không có các cộng đồng sắc tộc lớn trên toàn cầu để có thể kêu gọi.

Điều này khác với Nga hiện nay, tương đối hạn chế về hoạt động chiến tranh chính trị. Địa khu tập trung những người ủng hộ của họ thường không nhiều, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và chỉ những người Nga vô thần.

Phần lớn hoạt động chiến tranh chính trị của họ ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Mỹ, được thực hiện bởi lượng nhỏ gián điệp chính thức và thông qua các phương tiện điện tử như cơ quan truyền thông trực tuyến thuộc nhà nước, các bài đăng trên mạng xã hội và những cuộc tấn công mạng.

Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn duy trì “các tác nhân” từ cả cộng đồng sắc tộc và những người ủng hộ hệ tư tưởng của họ, điều này khá tương tự với cách thức hoạt động của Xô viết đã thực hiện trong thời Chiến tranh Lạnh. Theo Fisher, sự khác biệt chính là mục tiêu và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

Theo báo cáo năm 2013 của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Mỹ đã từng tiến hành cũng như phản đối các hoạt động như thế. Tuy nhiên, “chính phủ Mỹ đã từ bỏ thói quen sử dụng chiến tranh chính trị kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh“.

Mục tiêu dài hạn

Các hệ thống chiến tranh chính trị của ĐCSTQ vẫn còn dưới ảnh hưởng của một phe do lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân dẫn đầu, người đã chính thức nắm quyền điều hành đảng từ năm 1989 đến năm 2002. Phe cánh Giang vẫn có ảnh hưởng tới một số cơ quan chính phủ chủ chốt – như tuyên truyền và an ninh. Điều này đặt lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc là ông Tập Cân Bình vào cuộc chiến sinh tử.

Các mục tiêu mà tập đoàn Giang Trạch Dân nhắm đến không giống với các hệ thống chiến tranh chính trị trong quá khứ. Ví dụ, các hoạt động chiến tranh chính trị của Liên Xô nhằm mục đích trực tiếp gây bất ổn xã hội nước ngoài để khuấy động cuộc cách mạng Cộng sản, từ đó xuất khẩu mô hình chính trị và hệ tư tưởng của nó.

Tuy nhiên theo Fisher, mục tiêu chiến tranh chính trị của ĐCSTQ không đơn giản, và dường như đang diễn ra theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là phát triển quyền lực chính trị và kinh tế của ĐCSTQ trên toàn cầu, đồng thời “nhân rộng quan niệm và thuyết phục phần lớn thế giới tin vào sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi“. Ông nói, chế độ Cộng sản sẽ tiếp tục cho đến khi nó có thể thay thế vị thế của Mỹ và trở thành “trung tâm quyền lực chính trị và chiến lược toàn cầu”.

Nếu có thể đạt được mục tiêu đó, nó sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai là việc xuất khẩu “mô hình Trung Quốc” độc tài. Fisher cho biết, trong giai đoạn này các hoạt động của nó sẽ tương tự với “những biện pháp tích cực” của Liên Xô, có nghĩa là công khai và bảo vệ mô hình Trung Quốc – tấn công và đàn áp tất cả sự phản kháng đối với ĐCSTQ.

Theo Epoch Times
03/08/2017