Cảnh giới của bố thí



Năm xưa, có một tiểu hòa thượng hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni rằng, “Nếu một người rất giàu có, nhưng vừa điếc vừa câm lại vừa mù, làm thế nào người đó có thể bố thí được? Làm sao có thể cứu họ?”. Đến ngày hôm nay, chúng ta dường như lại gặp những con người như vậy…


Từ 2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng về bố thí. (Ảnh: Internet)

Tiểu hòa thượng hỏi Đức Phật về bố thí

Năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp, từng nói về bảy loại bố thí có thể nhận được phúc báo. Mọi người nghe xong, nhôn nhao vui sướng vạn phần. Bởi vì mấy loại bố thí này có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, rất thuận tiện lại đơn giản.

Đức Phật dạy: “Một người cho dù hoàn toàn không có tiền, vẫn có thể cho người khác 7 thứ:

1. Nhan thí – Cho đi bằng nét mặt. Chúng ta có thể cho đi nụ cười niềm nở đến những người xung quanh hàng ngày mà mình gặp trong cuộc sống.

2. Ngôn thí – Cho đi bằng lời nói. Chúng ta có thể nói nhiều những lời nói ấm áp, khiêm nhường, khen ngợi, an ủi, khích lệ, cổ vũ và động viên người khác.

3. Tâm thí – Cho đi bằng tấm lòng. “Sưởng khai tâm phi, thành khẩn đãi nhân”, có nghĩa rằng mở rộng tấm lòng, chân thật, thành tâm đối đãi với người khác.

4. Nhãn thí – Cho đi những ánh mắt, những cái nhìn hiền từ. Dùng ánh mắt thiện ý để nhìn người khác.

5. Thân thí – Cho đi bằng hành động nhân ái. Dùng hành động nhân ái để đi giúp đỡ người khác.

6. Tọa thí – Cho đi bằng nhường chỗ ngồi cho người cần. Khi đi xe hay trên thuyền có thể nhường chỗ ngồi của mình cho người khác.

7. Phòng thí – Bố thí nơi ở: Đem phòng còn trống cho người khác mượn dùng để nghỉ ngơi”.

Đức Phật nói: “Cho dù là ai, chỉ cần tập thành 7 thói quen này thì vận may sẽ đi theo như hình với bóng!”.

Có một tiểu hoà thượng gần 10 tuổi, vốn xuất thân từ gia đình quý tộc. Cậu vô cùng bướng bỉnh, cũng rất tinh nghịch, hai mắt ngây ngô nhưng lại hiện lộ vẻ thông minh trời ban. Nghe Phật Thích Ca nói xong, trong tâm tiểu hòa thượng này không khỏi thắc mắc: “Nếu một người rất giàu có, nhưng vừa điếc vừa câm lại vừa mù, làm thế nào người đó có thể bố thí được? Làm sao có thể cứu người như vậy đây?”.

Lúc các đệ tử ra ngoài hoá duyên, tiểu hoà thượng vừa chơi đùa vừa suy tư. Phật Thích Ca nhìn thấy được tâm tư của cậu, liền đến trước mặt cậu bé. Tiểu hoà thượng đang chơi đùa, lập tức cung kính đứng trước mặt Phật Thích Ca, chắp tay trước ngực nói: “Sư tôn, xin Ngài chỉ cho, một người rất giàu có nhưng vừa câm vừa điếc lại vừa mù, người đó làm sao bố thí được? Có Pháp nào có thể cứu được người như vậy không?”.

Phật Thích Ca vừa cười vừa nói: “Đợi đến lúc Pháp Luân Thánh Vương hạ thế, con sẽ minh bạch thôi”.

“Pháp Luân Thánh Vương lúc nào hạ thế vậy?”, tiểu hoà thượng ngây thơ hỏi.

“2.500 năm sau”, Phật Thích Ca trịnh trọng đáp.

Tiểu hoà thượng nghe xong há miệng trợn mắt, không khỏi nghĩ “sao lâu như vậy”. Cậu lại tiếp tục hỏi: “Thế tại sao phải 2.500 năm sau Pháp Luân Thánh Vương mới hạ thế?”.

Phật Thích Ca đáp: “Thực ra, Pháp Luân Thánh Vương là vô xứ bất tại (không chỗ nào không có). Quá khứ, hiện tại, và tương lai, đều là hiện thành từ Uy Đức của Thánh Vương”.

Sau đó, Phật Thích Ca chỉ vào con đường thông từ khu vườn tịnh xá ra phía ngoài, nói: “Thấy con đường này không? Phải đi đến cuối con đường này, gặp rất nhiều người, xảy ra rất nhiều vấn đề. Pháp Luân Thánh Vương đang chờ chúng ta đi hết con đường, mới thuận tiện giải quyết hết thảy những vấn đề xuất hiện, đối xử công bình với hết thảy”.

Tiểu hoà thượng lại hỏi tiếp: “Pháp Luân Thánh Vương này có đủ hết thảy Pháp của bố thí để cứu độ chúng sinh sao?”.

Đức Phật từ bi đáp: “Để chúng sinh trong toàn vũ trụ được cứu, Pháp Luân Thánh Vương ban cho hết thảy thiên quốc, thế giới, cho đến toàn vũ trụ hết thảy trí huệ, từ bi, quang minh và Pháp lực. Chỗ con nghe được lúc này, chỉ là một bộ phận bố thí ở cảnh giới của ta; nhưng cảnh giới này so với bố thí của Thánh Vương, thì chỉ là một phần cực kỳ nhỏ bé trong vũ trụ vô biên”.

Đó là câu chuyện cách nay 2.500 năm. Giờ chúng ta hãy quay về thực tại, nhìn xem trong xã hội hiện đại, con người ngày nay bố thí như thế nào!

Xã hội thời hiện đại

Hiện nay, xã hội đã phát triển nhiều, đời sống vật chất sung túc và ấm no hơn. So với thời cổ đại khi Thích Ca Mâu Mâu Ni truyền Pháp thì có lẽ hôm nay có rất nhiều người giàu có. Nhưng con người ngày nay, họ bố thí thế nào?

Con người ngày nay thích lên chùa thắp hương bái Phật, miệng không quên cầu khấn đủ thứ cho mình như phát tài, sức khỏe, thi cử đỗ đạt… Người ta phóng sinh thì ném nguyên một túi ni-lon cả nước lẫn cá xuống hồ, vậy coi như là xong trách nhiệm phóng sinh, coi như mình đã vừa làm một việc tốt.

Nhiều người cúng dường cho tăng ni, chẳng quan tâm tăng ni đó có thực sự là người tu hành hay không. Ngày nay lại còn xuất hiện nhiều người, sáng khoác áo cà sa, đến tối làm những chuyện khuất tất còn hơn người thường. Nhưng người ta vẫn nhắm mà mắt bố thí cho họ.


Con người ngày nay dường như đã quên mất ý nghĩa của bố thí.
Con người hôm nay, dường như đang mê lạc trong vật chất, chỉ xem trọng giá trị thực tại. Rất nhiều người bàng quan với mọi chuyện xảy ra xung quanh, cứ như thể chúng không hề có liên quan gì đến họ vậy. Chuyện kẻ ác bức hại người tu Phật, chuyện giết người mổ cướp nội tạng…, họ vẫn làm ngơ, coi như không phải chuyện nhà mình nên không cần phải quan tâm. Vậy thử hỏi, những người này, chẳng phải là giống với “người giàu có nhưng bị mù, câm, điếc” mà tiểu hòa thượng ở câu chuyện trên nhắc đến hay sao?

Rốt cuộc thì trong xã hội ngày nay, làm sao để những người mù, câm, điếc kia có thể bố thí đây?

Nhưng may mắn thay, trong xã hội rối ren, đạo đức ngày một tuột dốc tưởng như không còn chút hy vọng này, chúng ta lại có thể gặp bắt gặp những con người thiện lương, dám vì người khác mà bố thí đúng nghĩa.

Cảnh giới của bố thí

Hiện nay, có một sự thật gây chấn động lương tâm đang ngày càng được phơi bày rộng rãi trên thế giới, ngày càng được người dân thế giới chăm chú quan tâm theo dõi. Đó chính là cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công đã và đang diễn ra suốt 18 năm qua ở Trung Quốc. Chỉ vì kiên định với niềm tin Chân – Thiện – Nhẫn, những người tu luyện Pháp Luân Công đã bị bức hại, bị mổ sống lấy nội tạng.

Và trong suốt 18 năm qua, các học việc Pháp Luân Công, ngày ngày không quản nắng mưa, vẫn không ngừng ôn hòa nói rõ sự thật, kêu gọi lương tri từ người dân thế giới, mong sớm chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này.

Thời gian dài đằng đẵng, thiện niệm và sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công đã cảm động được lòng người. Ngày càng có nhiều người đang thức tỉnh và biểu đạt ý kiến của mình, can đảm công khai đứng về phía chính nghĩa.



Suốt 18 năm qua, học viên Pháp Luân Công kiên trì sự từ bi, không oán không hận mà giảng rõ sự thật, thể hiện ra uy lực lớn lao, đánh thức vô số lương tri. (Ảnh: Falunart)

Mười mấy năm qua, những dối trá vu khống dần dần bị lộ tẩy, còn sự thật như ánh vàng kim ngày càng chói sáng. Khắp thế giới, nhiều người đang hiểu rõ sự thật, người giàu càng thêm nhân nghĩa, người “mù hai mắt” có thể nhìn thấy được ánh sáng của tương lai, người “hai tai bị điếc” cũng được thông suốt; người đời thuận theo thời gian đã không còn im lặng, mà công khai ủng hộ chính nghĩa, ngôn từ cũng trở nên hiền hoà lương thiện hơn. Đây là kết quả của sự kiên trì sự từ bi, không oán không hận mà giảng rõ sự thật, thể hiện ra uy lực lớn lao, đánh thức vô số lương tri.

Và đây chính là cảnh giới cao nhất của bố thí. Chính là trong hoàn cảnh muôn vàn giả dối và bức hại, mà biểu đạt tiếng nói của lương tri, đánh tan những bịa đặt vu khống và bức hại tàn khốc đối với người tu luyện. Đây chẳng phải là điều mà 2.500 năm trước Phật Thích Ca đã giảng hay sao!

NAT – Tinhhoa