Ăn mặc thế nào mới có thể tiếp thụ năng lượng của trời đất?



Cổ Nhân chúng ta thường giảng tam tài: Thiên – Địa – Nhân, hay Thiên – Nhân hợp nhất. Không chỉ để che chắn nhân thể, hay thể hiện tính thẩm mỹ, mà trang phục của chúng ta còn có ý tứ rất thâm sâu ứng với đất trời.



Trang phục của chúng ta có ý tứ rất thâm sâu ứng với đất trời. (Ảnh: Herbapol Wrocław)

Đôi lúc chúng ta để ý một chút sẽ thấy, tại các khu vực thành phố có những lúc khí tượng thủy văn dự báo có mưa nhưng lại không mưa, chỉ là có thể có cảm giác rất ngột ngạt mà thôi, nhưng mà vùng núi xung quanh thì đã mưa rồi, điều này là tại sao vậy?

Bởi vì nếu dự báo thời tiết ngày nay khi chỉ căn cứ vào nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió của không khí… để dự đoán thời tiết, thì đây chỉ là tầng bề mặt Thiên khí, chưa xét đến Địa khí, chỉ có Thiên – Địa, Âm – Dương lưỡng khí giao hòa, mưa mới rơi xuống. Do đó có khả năng là không chuẩn xác.


Cấu tạo của cơ thể người là thích ứng với trường năng lượng của Địa cầu này, trường năng lượng của Nhân thể và Thiên Địa vận hành là đồng bộ, Thiên khí và Địa khí đối với cơ thể con người đều có thể có ảnh hưởng.

Bàn chân của người có một chức năng rất quan trọng, tức là tiếp thụ Địa khí, dưới lòng bàn chân có một huyệt vị, tên là huyệt Dũng Tuyền; đúng như tên của nó, huyệt vị này chính là tiếp thụ Địa khí (khí của đất) tuôn trào vào cơ thể (dũng: tuôn, phun trào). Một cách tương đối, đỉnh đầu vẫn còn một huyệt Bách Hội, dương khí của trời hội tụ tại đó.



Vị trí huyệt Dũng Tuyền. (Ảnh: Medlatec)

Có đôi khi chúng ta có thể cảm thấy, nếu ngủ tại thành phố lớn, ngủ một giấc dậy cảm thấy rất mệt mỏi, trạng thái của con người rất mê man, còn như ở vùng núi hoặc nông thôn, cho dù thời gian ngủ ngắn, nhưng giấc ngủ rất ngon, tỉnh dậy cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái.

Đây là bởi vì thành thị ngày nay khắp nơi đều là xi măng, bị cô lập với Địa khí. Ban ngày dương khí vận hành là chính, buổi tối lúc ngủ âm khí vận hành là chủ yếu, nếu mà xi măng phủ kín bề mặt đất, làm cho Địa khí toàn bộ bị cô lập, cơ thể người hấp thụ không được đầy đủ âm khí từ đất, tức là dễ tạo thành chất lượng giấc ngủ không được lý tưởng. (Tất nhiên còn phải kể đến các yếu tố như ô nhiễm môi trường…).

Truyền thống văn hóa của Nhật Bản hầu như đều bắt nguồn từ Trung Quốc xưa, trên thực tế bây giờ họ lại bảo tồn tốt hơn Trung Quốc. Chủ gia đình Nhật Bản trường phái cũ cho con cái đi giày, không bao giờ làm đế cao su. Giày vải kiểu cũ, khi đóng đế giày, ở giữa cũng có một vị trí để lộ ra, mọi người thường tưởng là để cho giày nhẹ mà làm vậy, thực tế lại không phải, nơi đó là vị trí huyệt Dũng Tuyền, là để con người tiếp Địa khí.



Đi giày vải giúp cơ thể hấp thu tốt địa khí. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Địa là thổ, tỳ vị (dạ dày) cũng thuộc thổ. Sống trên lầu cao quá lâu, rời quá xa mặt đất, trong cơ thể sẽ thiếu thổ khí (thổ khí bất túc), chức năng tỳ vị sẽ không được tốt.

Cách tốt nhất là bình thường để sẵn một đôi giày vải cũ, cần kiểu phiên bản truyền thống, không được là đế cao su, hoặc các loại dép có thông lỗ dưới đế, hoặc dùng chân đất, có thời gian thì đi vào, xuống đất đi bộ vài vòng, như vậy có lợi cho cơ thể tiếp thụ Địa khí, tự bản thân cũng có thể cảm thấy thư thái phần nào.

Cuộc sống hiện tại quá phức tạp, áp lực quá lớn, dục vọng nhiều, đi ra phố mà nhìn thì thấy rất nhiều người nhăn mày cau mặt, mặt mày thư giãn là quá ít gặp. Giữa hai lông mày là nơi hội tụ trường năng lượng của cơ thể, cũng là nơi tiếp thụ năng lượng đến từ khí trời. Vậy làm sao mới có thể thư giãn mặt mày được đây? Có thể bắt đầu từ việc mặc một bộ quần áo rộng rãi, mặc y phục bó chật rất khó có cảm giác thân tâm thư thái.

Taị sao Trung Quốc bây giờ có nhiều nhà nghiên cứu đề xướng mặc Hán phục, mặc lên Hán phục là cảm thấy bản thân được rộng mở rồi, sẽ cảm thấy sự đoan trang chính ý, có được trường khí thênh thang rộng lớn. Y phục có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, mà tâm trạng có thể ảnh hưởng đến năng lượng con người tiếp thụ từ bên ngoài.

Hiểu được Trung Y mới biết, tại sao trước đây Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thường chú trọng độ dày của trang phục phía sau thắt lưng. Giữa lưng là vị trí hai thận, huyệt Mệnh Môn tại đó, là nơi cố thủ (gìn giữ) nguyên khí cơ thể, các võ sư chính là để phòng trừ khi luyện võ khí nguyên dương thoát ra, mới buộc đai thắt lưng dày dặn.



Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây thường chú trọng độ dày của trang phục phía sau thắt lưng. (Ảnh: travel.tribunnews.com)

Trong một khoảng không gian, không khí dưới nóng thì trên lạnh, trên lạnh thì sẽ hướng xuống dưới, dưới nóng thì sẽ hướng lên trên, như vậy mới có thể sản sinh tuần hoàn; Nếu mà trên nóng dưới lạnh, thì vĩnh viễn không thể sản sinh lưu động, không thể tuần hoàn.

Cơ thể chúng ta cũng vậy, bây giờ rất nhiều người không chú ý khí nguyên dương của vùng thắt lưng, phía dưới cơ thể hàn rồi, phía trên tương đối nhiệt, trên nhiệt dưới hàn, dẫn tới trên dưới không tuần hoàn, xuất hiện tình trạng âm dương ly tuyệt, từ đó mà sinh bệnh.

Triệu chứng tương đối rõ ràng là: Vùng thắt lưng sờ thấy tương đối lạnh, lại sờ trán, thì lại thấy nóng, có thể cảm thấy rất bồn chồn, lo lắng, trầm cảm, ban ngày tinh lực không đầy đủ, mệt mỏi, buổi tối còn không ngủ được. Nếu mà gặp thầy thuốc tầm thường, nhìn thấy bốc hỏa thì kê thuốc mát, thì nguy rồi, càng hàn càng tổn thương nguyên khí của hạ tiêu.

Rất nhiều nữ giới, khi trời mùa hè vì để khoe thân hình đẹp, mà mặc tương đối ít, thậm chí là mặc hở rốn hở lưng, trực tiếp làm vị trí mệnh môn ở lưng sau toàn bộ lộ ra ngoài, khi ngồi văn phòng lại còn mở điều hòa, hàn tà xâm nhập, hậu quả gây ra cho sức khỏe càng nghiêm trọng.

Nữ giới mỗi tháng đều có chu kỳ, hệ thống sinh sản tiêu hao năng lượng khá nhiều, cũng rất dễ tổn thương, nếu bội chi (chi nhiều hơn thu – sử dụng quá nhiều) dương khí, có thể tạo thành tổn thương rất lớn, rất nhiều bệnh phụ khoa, thậm chí vô sinh cũng là từ đó mà tạo thành.



(Ảnh: webgiadinh.org)

Vậy nên bình thường khi ngồi, lấy một tấm thảm hoặc khăn choàng, đắp lên thắt lưng, hoặc lấy một tấm đệm, đệm vào vị trí sau thắt lưng cũng được, đều có thể có tác dụng phòng hộ, có thể gìn giữ được khí nguyên dương của bản thân, đồng thời cũng phòng ngừa ngoại tà xâm nhập mà tránh được bệnh tật.

Đằng sau mỗi một nền văn hóa truyền thống, đều có nội hàm, ý tứ sâu xa; không chỉ thể hiện vẻ đẹp tinh tế, mà còn giữ gìn giá trị đạo đức cao quý, giúp con người hòa hợp với trời đất duy trì sự sống, bảo vệ sự tồn vong của nhân loại trong suốt chặng đường lịch sử lâu dài.

Theo Đại Kỷ Nguyên VN