Từ Bauxite đến Tu viện Bát Nhã



Mai Thanh Truyết (Danlambao)
- Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lệnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắk Nông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hải ngoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủ loại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Đất và Nước Việt Nam về vấn đề trên. Quyển “Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình Đô hộ Việt Nam của Trung Cộng” đã xuất bản vào tháng 4/2009 và tái bản 2013 do GS Trần minh Xuân, TS Phan Văn Song và người viết.

Hiện nay, tại Tân Rai và Nhân Cơ, có hai hình ảnh nổi bật nhất là hai dãy nhà cao từng sừng sững trên bầu trời, cao nhất ở hai vùng nầy. Đó là hai tòa nhà [B]"Bạch cung" Chinalco, một ở Nhân Cơ, tổng hành dinh của địa điểm khai thác và 5 địa điểm khai thác khác, chiếm diện tích tổng cộng 1.800 Km2, 1/3 diện tích của tỉnh Đắk Nông. Dãy nhà thứ hai ở Tân Rai, thuộc xả Lộc Thắng, Lâm Đồng chiếm diện tích khai thác là 2.297 Km2.

[B]Kết luận của người viết là [B]Trung Cộng, qua sự đồng thuận của đảng CS Việt Nam đã sử dụng hai vùng khai thác bauxite nầy chỉ là [I]Diện và Điểm là một âm mưu của TC nhắm tới là chính thức và hợp thức hóa sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, và thậm chí những người quân nhân tình báo chiến lược để chiếm đóng và khai thác tất cả lợi điểm của vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam từ kinh tế, chính trị, quân sự, và khoáng sản ở nơi nầy.

Câu chuyện Bauxite đã được chúng tôi khơi nguồn từ năm 2009, và [B]quan điểm dứt khoát của chúng tôi là hình thái khai thác trên chỉ là một cuộc xâm lăng không tiếng súng của TC.

Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đểu khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường

Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy một tháng, tháng 6 năm 2009, hai sự kiện nổi bật là sự kiện đánh phá nhà thờ Tam Tòa ở Quảng Bình và nhất là, việc đánh đập tăng ni và tống xuất ra khỏi tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng đã làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước cũng như trên thế giới.

Câu hỏi được đặt ra là, tại sao những sự kiện đánh phá tôn giáo lại nở rộ ra trong thời điểm nầy?

Tất cả chúng ta điều biết CSVN đang nhức nhối và gánh chịu rất nhiều áp lực từ phía người dân trong nước và hải ngoại vì những việc làm "sai trái" trong khi [B]chấp nhận cho Trung Cộng (TC) tiến chiếm đất biên giới miền Bắc, để mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, để TC cấm cột mốc ở đảo Bảy Cạnh, đảo lớn nhất ở Côn Sơn, lãnh hải bị thâu hẹp và ngư dân đánh cá Việt Nam bị xua đuổi và bị đánh chìm tàu, cùng sự kiện để cho người Hán xâm nhập vào Việt Nam không cần hộ chiếu...

Nhưng một sự việc quan trọng nhất là, CSVN lại để cho TC khai thác dưới danh nghĩa là khai thác Bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam qua công ty Chinalco. Việc làm nầy tạo ra cơ hội cho TC đem nguồn nhân sự đóng cùng khắp ở Việt Nam đặc biệt là ở Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắk Nông), và Nông Sơn (Quảng Nam).

Trong một số bài viết trước, chúng tôi đã chứng minh là TC đến các vùng vừa kể trên không phải để khai thác bauxite mà là khai thác quặng mỏ uranium.

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu này, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.

Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên.

Theo ước tính của Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council), [B]trữ lượng Urranium trên thế giới là 13,792 triệu tấn, trong đó Việt Nam chứa 1,7% tức 237.300 tấn. Riêng tại vùng Nông Sơn, sự phân bổ được ghi nhận qua ước tính RAR (Resonable Assured Resources) như sau: tại Bến Giang (Đông Nam Nông Sơn) 1.337 tấn, Khế Hòa và Khế Cao, 6.744 tấn, và An Điền có trữ lượng 500 tấn quặng với nồng độ 0,034% Uranium.

1. Tu viện Bát Nhã


Vào năm 2005, trong chuyến về Việt Nam lần thứ nhất của Thiền sư Nhất Hạnh, Thượng tọa Đức Nghi đã thỉnh mời thiền sư và tăng thân Làng Mai lên thăm tu viện Bát Nhã và Thượng tọa đã tuyên bố cúng dường tu viện Bát Nhã cho thiền sư Nhất Hạnh. Xin nhắc lại là Thượng Tọa Đức Nghi đã từng đến San Diego, Nam California, thăm tu viện Lộc Uyển của Thiền Sư Nhất Hạnh trước đó, và hứa sẽ khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Thiền sư Nhất Hạnh lập năm 1964 và dâng tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng cho Thiền Sư Nhất Hạnh.

Việc xây dựng tu viện Bát Nhã sau đó được thực hiện từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 1 năm 2008. Chi phí mua đất và xây dựng từ 20-4-2005 đến 11-3-2008 là 14 tỉ 162 triệu đồng tiền Việt Nam do phật tử trong và ngoài nước đóng góp.

Và vào ngày 27, 28, 29 tháng 6 năm 2009, 200 thanh niên thuộc xã hội đen của công an CSVN sai bảo, tới Thiền viện Bát Nhã đập phá đồ đạc, vứt bỏ đồ ăn, cúp điện nước, khóa hết cửa ra vào. Mọi sự hỗ trợ bên ngoài đều vô vọng vì con đường độc đạo từ Bảo Lộc vào Bát Nhã đều có đám thanh niên tụ tập để kiểm tra!!!


Rồi, vì một lý do thầm kín nào đó, ngày 1 tháng 9 năm 2009, Thượng tọa Đức Nghi đã gửi Bản Kiến Nghị tới 3 nơi: Hội đồng trị sư Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Trị sư Tỉnh hội Phật Giáo Lâm Đồng và Ban Đại diện Phật Giáo thị xã Bảo Lộc mà nội dung có những đoạn như sau: "Cách đây trên 3 năm, con đã nhiệt tình bảo lãnh để Làng Mai tu tập tại tu viện Bát Nhã. Được Giáo Hội Trung ương cho phép, văn thư số 212 ngày 22-5-2006, Ban Tôn Giáo Chính phủ cho phép, văn thư số 525 ngày 7-7-2006. Ban đầu con cứ tưởng Làng Mai tôn trọng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và Nghị định 22 của Ban Tôn giáo Chính phủ, cứ tưởng tôn trọng lời đề nghị của con tại Làng Mai 2006, lời đề nghị của con tại chùa Từ Hiếu năm 2007, lời đề nghị của con tại tu viện Bát Nhã năm 2008. Cả 3 lần trực tiếp gặp Sư ông Làng Mai (Thích Nhất Hạnh) để nói lên thực trạng của tu viện Bát Nhã. Giáo hội Làng Mai chưa được phép sinh hoạt tại Việt Nam, con chỉ đứng đơn xin tu theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã. Nên mọi việc xảy ra con chịu trách nhiệm trước Giáo Hội và Nhà Nước. Con muốn tương lai tu viện Bát Nhã sẽ lên tới 1.000 tu sinh, nhưng những lời đề nghị của con lên Sư ông và quý vị giáo thọ không ai lắng nghe cả. Đã 3 năm qua, con đã hơn 10 lần bị kiểm điểm vì vi phạm Hiến chương Giáo Hội và Nghị định 22 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

...Kể từ hôm nay, ngày 01 tháng 09 năm 2009, con xin rút lại tất cả những văn thư con xin phép cho Làng Mai tu tập. Con không bảo lãnh, không chịu trách nhiệm mọi việc sẽ xảy ra của Làng Mai tại tu viện Bát Nhã trong thời gian tới."



Sau đó, tình trạng của trên 400 “tu sinh” tại đây được cho biết là phải rời tu viện Bát Nhã. Những tu sinh này sau đó phải đến cu ngụ tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhưng họ vẫn bị truy đuổi khỏi chùa này.

“Thầy” Nhất Hạnh vội vã viết thư cho Chủ tịch CS Nguyễn Minh Triết lá thư: "Tôi không biết hiện giờ Chủ Tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù Sa gửi một bản thư này đến Chủ Tịch. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong Cách Mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc che chở. Bây giờ cảnh sát và công an của Chủ Tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động sai trái chống luân thường đạo lý này".

Đến cuối năm 2009, khoảng gần 400 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tị nạn ở Pháp.

Và cuối cùng 400 tu sinh cũng bị tống xuất sau khi “Thầy” xin CSVN can thiệp không được.

2. Lý do vì sao các tu sinh bị tống xuất khỏi tu việc Bát Nhã

Có nhiều lý do có thể được giải thích sau đây:

- Phải chăng CSVN, trước quá nhiều áp lực của cộng đồng thế giới nhất là người Việt trong và ngoài nước, đã tìm cách xoay chuyển sự chú ý của dư luận sang một hướng khác để người Việt quốc gia tập trung vào câu chuyện đàn áp tôn giáo mà quên đi hành động "Lê Chiêu Thống-Trần Ích Tắc" của họ? Vì làm như vậy, CSVN đã thu hẹp tầm quan trọng của vấn đề để chuyển sang tính cách nội bộ trong quốc gia, trong việc đàn áp tôn giáo hơn là những việc bán nước tày trời kể trên, liên quan đến những sự xáo trộn toàn vùng Đông Nam Á có thể xảy ra khi câu chuyện TC khai thác quặng mỏ uranium trở thành hiện thực.

- Thêm một hướng suy khác nữa là, vị trí của tu viện Bát Nhã nằm trong địa bàn hoạt động mà CSVN đã nhượng cho TC khai thác bauxite ở xã Lộc Thắng chỉ cách thị xã Bão Lộc 15 Km về hướng Bắc với diện tích khai thác là 2.297 Km2. Tu viện Bát Nhã hiện có khoảng 400 tu sinh và có nhiều xác suất là số tu sinh sẽ tăng lên nhiều hơn nữa theo thời gian. Do đó, chủng tử của Phật giáo chắc chắn sẽ được gieo trồng cùng khắp ở miền cao nguyên trù phú nầy trong một tương lai không xa. Việc làm này sẽ là một trở ngại lớn cho sự có mặt của TC ở đây, vì tôn giáo là một khắc tinh của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, dưới áp lực của đàn anh nước lớn và theo lệnh của ông chủ, CSVN bắt buộc phải triệt hạ tu viện Bát Nhã với bất cứ giá nào, dưới mọi hình thức đán áp man rợ như thời Trung Cổ để làm trọn nhiệm vụ bán nước của mình.

Qua hai hướng suy nghĩ trên về vấn đề đàn áp tu viện Bát Nhã trong giai đoạn thực hiện dự án khái thác dự án của CSVN, từ đây chúng ta có thể liên kết vào sự kiện khai thác bauxite hay uranium của TC tại vùng nầy, hay nếu nói theo ngôn ngữ của Việt Nam hiện tại thì hai vấn đề trên có "liên hệ hữu cơ" mật thiết với nhau.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải có thái độ thích ứng với sự kiện đã xảy ra.

3. Người dân Việt phải làm gì?


Chắc chắn, mỗi người chúng ta dù ở trong nước hay ngoài nước đều có trách nhiệm và bổn phận trước việc tiến chiếm Cao nguyên Trung phần của TC qua sự tiếp tay của thái thú biết nói tiếng Việt là CSVN.

Do đó, người Việt hải ngoại và quốc nội cần nên cảnh giác và thận trọng trong mục tiêu tranh đấu ngõ hầu nhận thức rõ đâu là Diện và đâu là Điểm như sự việc dựng chuyện khai thác quặng bauxite, nhưng thực sự là khai thác quặng mỏ uranium. Và việc đàn áp tu sinh Bát Nhã chính là để che đậy hành động bán nước của những người cầm quyền hiện tại mà thôi.

Bất tuân dân sự sẽ là một chiêu thức tuyệt vời của toàn dân Việt trong điều kiện đấu tranh bất bạo động trước tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

Sau cùng, để kết luận, CSVN đã cố tình dựng lên vụ Bát Nhã là tạo ra một phát súng nhắm vào hai hướng:

- Một là làm sai lạc hướng đấu tranh của người Việt còn nặng tình với quốc gia;

- Và hai là nhằm vào việc xóa tan mầm mống phật giáo trong lòng dân tộc.

Hai việc trên chắc chắn sẽ được khắc ghi vào những trang sử đen tối nhất của Việt Nam thời hiện đại qua câu chuyện Bắc thuộc lần thứ 5 nhằm thực hiện những điểu khoản ký kết của CSVN ghi trong Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990.


12.09.2017

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

Mai Thanh Truyết
danlambaovn.blogspot.com