Bên trong chữ “Hiếu” ẩn chứa điều huyền diệu


Không thể phủ nhận, văn hóa truyền thống phương Đông chính là văn hóa Thần truyền, cho nên chữ “Hiếu” cũng là điều mà Thần truyền cho con người dùng làm quy phạm để ước chế câu thúc hành vi.



Tranh vẽ của Utagawa Kuniyoshi [歌川国芳; 1798 – 1861] trong cuốn “Nhị thập tứ hiếu”. (Ảnh: 367art)


Trong tiếng Hán, “孝顺” (hiếu thuận) vừa là từ chỉ sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ, vừa để chỉ con cái cần thuận theo cha mẹ. Trong kinh điển Nho gia, chữ “Hiếu” mang nhiều nội hàm và được khai mở rộng hơn nữa.

Ý nghĩa thông thường của từ “Hiếu” là để chỉ sự hiếu thuận, phụng dưỡng và vâng theo sự dạy dỗ chỉ bảo của cha mẹ. Đây chính là biểu hiện của hiếu và thuận giữa con với cha. Khi hướng lên vị trí cao hơn, chữ “hiếu” có thể thăng hoa thành quan hệ vua – tôi, biểu hiện thành chữ “trung” của bề tôi với vua và đất nước.

Khi hướng sang ngang hàng có thể mở rộng thành sự hòa thuận vui vẻ giữa anh và em, sự thành tín nghĩa khí giữa bạn bè với nhau. Sự hòa thuận giữa anh em với nhau sẽ làm cho cha mẹ được yên lòng, đây cũng chính là biểu hiện của sự hiếu kính với cha mẹ.

Đồng thời việc thành tín nghĩa khí giữa bạn bè với nhau cũng sẽ làm cho tình bạn không có mâu thuẫn, từ đó cũng làm cho cha mẹ yên tâm với hành vi đạo đức của con cái mình, đây cũng là một biểu hiện của sự hiếu kính với cha mẹ.

Có một cách nói rằng, con cái chính là món nợ. Nếu là món nợ, thì nhất định sẽ có thiếu nợ và đòi nợ. Dựa theo pháp lý nhân quả luân hồi, con người còn sống trên đời sẽ tích tụ rất nhiều nghiệp (cũng có thể tạo được rất nhiều đức), giữa người với người tất nhiên sẽ có ân ân oán oán. Đời sau chuyển sinh, những ân oán này cần phải được giải quyết, cho nên nhiều khi được an bài trở thành người một nhà.



Mẫn Tử Khiên kéo xe cho cha trong Nhị thập tứ hiếu. (Ảnh: SCMP)


Thần an bài như vậy, đồng thời Thần còn định ra cho con người rất nhiều quy phạm, luân lý đạo đức, và “Hiếu” chính là một trong số đó. Nếu con người có thể dựa theo những điều Thần chỉ dạy mà làm, trên thực tế cũng là có khả năng thiện giải hầu hết những ân oán, khiến gia đình hòa thuận, con người sẽ sống được hạnh phúc bình an.

Kỳ thực, chữ “Hiếu” chính là sợi dây ràng buộc con người. Ví như, cha mẹ dưỡng dục con cái là một quá trình hết sức vất vả (chịu khổ thực ra là trả nợ nghiệp), thậm chí cả đời vì con mà bôn ba vất vả. Nếu như con cái sau khi trưởng thành, biết báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ thì đã có thể giải được những ân ân oán oán trong quá khứ, đây chính là an bài vô cùng thần diệu.

Có thể thấy rằng Thần đã dùng trí huệ và dụng tâm vất vả để an bài cuộc đời cho con người trả nghiệp, cũng như đặt ra những quy phạm đạo đức ước thúc, mục đích sâu xa là để bảo hộ con người. Người xưa đều biết điều này, cho nên họ vô cùng kính trọng và tín ngưỡng vào Thần.

Nền văn hóa truyền thống phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa cổ xưa đều dựa trên nền tảng kính ngưỡng Thần Phật, sự bác đại tinh thâm trong nền văn hóa nửa Thần này cũng chính là lấy ‘nhân, nghĩa, lễ, trí, tín’ làm quy phạm đạo đức cho con người.


Chữ “Hiếu” là một quy phạm đạo đức thâm sâu hơn, nói cách khác, “Hiếu” chịu sự ước thúc bởi luân lý cao hơn. Cổ đại có rất nhiều câu chuyện vì “Đại nghĩa diệt thân” (không phải giống như hình thức đấu tranh giai cấp biến dị trong các cuộc vận động chính trị trong quá khứ), thực tế, chính là để nói với mọi người cần biết rõ đúng sai, không vì tình riêng mà bao che điều sai quấy mới là nghĩa cử phù hợp với đạo lý.

Cũng là nói, người nếu có thể nhảy ra khỏi cái tôi nhỏ bé để tuân thủ quy phạm đạo đức của Thần mới đúng là người đại nghĩa, ngược lại nếu vì tình thân mà đẩy cha mẹ hoặc con cái vào đường bất nghĩa thì sẽ gây tội với trời.

Tuệ Tâm biên dịch