VN chủ trì 'diễn tập chống sự cố an ninh mạng' ASEAN





An ninh mạng hiện là vấn đề toàn cầu - hình minh họa

Hoạt động của ACID 2017) gồm các nước ASEAN, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc tham gia tại Việt Nam trong tuần này.
Tác giả Prashanth Parameswaran viết trên trang The Diplomat hôm 13/09/2017 rằng:

"Nhóm Việt Nam được chia làm nhóm chính (core team), và có nhiệm vụ hướng dẫn các bên tham gia giải quyết những vụ việc cụ thể, và các nhóm diễn tập thực hiện công tác điều tra, phân tích và ứng phó".

Trang web chuyên về châu Á - Thái Bình Dương này cũng cho hay công tác diễn tập được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

The Diplomat cũng trích dẫn quan chức Việt Nam nói nước này "đối mặt với các vụ tấn công mạng, rõ rệt nhất là vụ mã độc WannaCry vào tháng 5/2017".

WannaCry đã lan ra 200 nghìn máy tính cá nhân ở 150 quốc gia.

Hai mặt của an ninh mạng

Mới hồi tháng 7/2017, trang VnExpress ở Việt Nam trích nguồn Liên Hiệp Quốc ho hay an ninh mạng tại Việt Nam bị xếp hạng rất thấp, đứng thứ 101 trên 195 quốc gia theo một bảng xếp hạng năm 2017 của Hiệp hội Truyền thông Quốc tế thuộc LHQ.


Các chính phủ vừa muốn đảm bảo thông tin mạng được lưu chuyển tốt vừa muốn chặn các trang web không phù hợp với chính sách của họ
Bên cạnh vấn đề an ninh mạng, nhà chức trách ở Việt Nam cũng được các tổ chức ở nước ngoài cho rằng đang chặn nhiều trang web mà họ cho là không phù hợp.

Công nghệ như thế được dùng vừa để đảm bảo an ninh mạng, vừa để ngăn chặn sự tiếp cận thông tin, tùy từng trường hợp.
Hồi tháng 11/2016, tạp chí Forbes đánh giá Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng về kiểm soát người dùng internet tại khu vực Đông Nam Á.

Bài của Forbes viết:

"Những người sử dụng internet ở Việt Nam thường tự phải để ý và tránh các chủ đề nhạy cảm, trong khi Facebook và một số trang đôi lúc bị chặn, tùy theo từng thời điểm."


Cũng trong khu vực Đông Nam Á, các nước Indonesia, Thái Lan và Malaysia bị cho là chỉ có "tự do Internet một phần".



BBC
14-9-2017