Những loại thảo mộc giúp giảm stress đặc biệt hiệu quả



Stress thường phát sinh bởi những yêu cầu công việc, lối sống bận rộn, lo lắng tài chính và xung đột cá nhân… diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, nên nhiều người thường xem đây là “chuyện thường ở huyện”, không chú trọng đến. Thế nhưng căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng dẫn truyền thần kinh.



Rau đắng biển được sử dụng để làm giảm và ngăn ngừa stress. (Ảnh sưu tầm từu Internet)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gián đoạn trong cân bằng bình thường của dẫn truyền thần kinh và hormone chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ví dụ, sự mất cân bằng nồng độ serotonin có thể dẫn đến trầm cảm, hoặc lo lắng, giận dữ hay cảm giác hoảng loạn. Những bất thường nội tiết tố có thể dẫn đến những vấn đề khác như ăn ngủ kém và thay đổi tâm trạng.

Một trong những nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng dẫn truyền thần kinh đó là sự căng thẳng (stress). Stress thường phát sinh bởi những yêu cầu công việc, lối sống bận rộn, lo lắng tài chính và xung đột cá nhân… diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Dấu hiệu của stress bao gồm: khó chịu, tăng huyết áp, căng thẳng thần kinh, lo âu, đau đầu, phiền muộn, rối loạn giấc ngủ.

Thuốc để điều trị căng thằng, hoặc giải quyết các triệu chứng của nó thường dùng các thuốc hướng thần. Tuy nhiên, nó cũng có thế gây tác dụng không mong muốn như: rối loạn thần kinh thực vật, thay đổi cảm xúc thất thường, rối loạn trương lực cơ hoặc có thể gây lờn thuốc…


Các chế phẩm làm từ rễ và lá của cây bơ gai được sử dụng trong y học thảo dược hiện đại để giảm đau đầu, đau nửa đầu do stress gây ra. (ẢNh sưu tầm từ Internet)

Với liệu pháp thiên nhiên, dùng các loại thảo dược để chống lại sự căng thẳng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt, an toàn, không gây tác dụng phụ. Qua nhiều thế kỷ, nhiều thảo dược đã được sử dụng để điều trị bệnh thần kinh và giúp khôi phục lại tinh thần.

Dưới đây là những loại thảo mộc đặc biệt hiệu quả, thường có sẵn và được áp dụng rộng rãi. Một số loại được sử dụng từ lâu đời, một số loại mới được nghiên cứu phát hiện.

1. Rau đắng biển (Bacopa – Bacopa monnieri)

Rau đắng được sử dụng để làm giảm và ngăn ngừa stress. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức, thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc, tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, chống lại tế bào ung thư.


Tiểu bạch cúc trị chứng đau nửa đầu rất hiệu quả.


2. Các chế phẩm làm từ rễ và lá của cây bơ gai (Butterbur – Petasites hybridus)

Các chế phẩm làm từ rễ và lá chủa cây bơ gai được sử dụng trong y học thảo dược hiện đại để giảm đau đầu, đau nửa đầu do stress gây ra. Thử nghiệm lâm sàng đã xác nhận tác dụng của nó.

3. Tiểu bạch cúc (Feverfew – Tanacetum parthenium)

Tiểu bạch cúc đã từng được dùng ở Hy Lạp cổ đại chủ yếu để hạ sốt, nhưng ngày nay nó được dùng để trị chứng đau nửa đầu rất hiệu quả.

4. Cây hồ tiêu rễ (Kava – Piper methysticum)

Cây hồ tiêu rễ được sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm nhẹ.

5. Hoa bia (Hops – Humulus lupulus)

Hoa bia thường được dùng trong sản xuất bia. Trong y học, loại thảo dược này giúp chống mất ngủ, kích thích giấc ngủ, giúp giảm căng thẳng thần kinh.


6. Cây hương phong thảo (Lemon balm – Melissa officinalis)

Cây hương phong thảo thường được kết hợp với hoa bia (Hops – Humulus lupulus), cây nữ lang (Valeriana – Valeriana officinalis) sử dụng để cải thiện giấc ngủ, giảm bớt căng thẳng, tăng trí nhớ và khả năng học tập.

7. Cỏ thánh John (St. John’s Wort – Hypericum perforatum)

Cỏ thánh John là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu, đặc biệt ở Đức để điều trị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Loại cỏ này rất an toàn, dùng được cho thanh thiếu niên và trẻ em. Một số nghiên cứu đã cho thấy loại cỏ này giúp cân bằng lượng serotonin dẫn truyền thần kinh trong não.

8. Cây nữ lang (Valeriana – Valeriana officinalis)

Cây nữ lang là loại thảo dược được dùng từ lâu đời ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã, cũng như trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, loại cây này được dùng để giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc vì ít tác dụng phụ.

Theo Soha