Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Thường thường người ta thường hay nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng chính mối tình cuối cùng mới thật sự là mối tình bất diệt.
Jean Paul Sartre
Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12
Results 11 to 14 of 14

Chủ Đề: Những Người Áo Trắng

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Những Người Áo Trắng

    Những Người Áo Trắng

    Tác giả :Nhật Tiến




    Trước Khi Vào Truyện

    Ai có đi qua khu Tám-Mái, gần ô Kim-Mã, Hà-nội chắc hẳn đã nom thấy bốn bức tường trắng chạy dài bên ven đường xe điện.

    Bức tường ấy là của Viện Cô Nhi, là biên giới ngăn hẳn cuộc sống mồ côi của chúng tôi với cuộc sống bên ngoài.

    Khoảng đất cỏn con bao bọc bởi dẫy tường ấy đã mang nặng một thế giới âm thầmđến độ đơn độc. Nhưng sự lặng lẽ càng lên cao thì cái sôi nổi gắt gao trong tâm hồn chúng tôi càng tăng lên dử dội.

    Bởi vì mỗi đứa chúng tôi có một cuộc sống riêng biệt. Cuộc sống chỉ sống trong những đêm trằn trọc, thao thức, xót xa đầy nước mắt.

    Chúng tôi không phủ nhận công lao của các bà phước, của các nhà hảo tâm, của các Cơ quan từ thiện. Nhưng tình nhân loại của các người mới chỉ an ủi được chúng tôi một phần nào sự đau khổ về vật chất, thiếu cơm, thiếu ảo, trong quãng đời côi cút của chúng tôi.

    Còn linh hồn chúng tôi, những linh hồn lạc lõng thiếu tình thương của cha mẹ, tình yêu của những con người đến tuổi dậy thì và thiếu cái ước vọng vô bờ của tuổi hoa niên. Hỏi bàn tay nào xoa dịu cho dược ?

    Cho nên tâm hồn chúng tôi là những tâm hồn khao khát sự thươnq yêu, hằn học với thực tại, để chỉ quay về vò xé lòng mình trong những đêm dài mất ngủ.

    Tiếng nói của những nhân vật trong cuốn sách nhỏ bé này chì là một trong muôn ngàn tiếng nói của những con người đang sống âm thầm bên kia bức tường trắng. Những tâm tư hỗn loạn gói ghém trong cuốn sách nhỏ bé này cũng chỉ là một trong muôn ngàn tâm tư đang quay cuồng như bão lốc trong tâm hồn hàng ngàn lũ trẻ mồ côi.

    Cho nên viết cuôn này, chúng tôi chỉ có ý định hé mở cái khung cửa sắt cao vòi vọi ngoài ngưỡng cửa Cô nhi Viện ấy để các bạn được nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, để thông cảm cùng chúng tôi nỗi cực nhọc của những con người côi cút.


    QUỲNH



    PHẦN THỨ NHẤT

    CHƯƠNG I

    ĐÈN trong mọi phòng đã tắt, mà ở buồng bên nó vẫn khóc, tiếng bà Nhân dịu dàng biết mấy, nhưng cũng chỉ làm nó xuôi tai được một lúc, rồi lại vẫn nức lên ngặt nghẽo. Giọng nó hầu như đã khản. Tiếng khóc khê nồng nặc. Có lẽ nó cũng sắp buồn ngủ.

    Nó là một con bé lên chín, mởi được đưa vào hồi chiều. Tôi không nhìn rõ mặt nó vì lúc ấy tôi phải chia cơm cho lũ nhỏ. Nhưng hình như nó ngoan lắm, vì nghe tiếng nó gọi mẹ mởi dễ thương làm sao. Nhất là lúc nó gọi chị Loan nó. Chắc chị Loan nó hiền lắm. Điều ấy làm tôi cũng ứa nước mắt. Vì tám năm trước đây cũng đã có lần tôi gọi chị Loan của tôi trong căn phòng ấy. Tám năm qua, tuy nhanh chóng nhưng làm tôi thay đổi biết bao. Dĩ vãng đối với tôi bây giờ như xa hẳn. Bởi vì tôi không muốn nghĩ và cũng không dám nghĩ tởi nữa. Hình ảnh những người thân yêu của tôi mờ đi nhiều quá. Không hiểu rằng tôi là người vô tình hay vì đau khổ đến quá nhiều với đời xấu số của tôi.

    Hôm nay tôi lại được nghe con bé gọi chị Loan, tôi muốn bật ra tiếng khóc. Nước mắt của tôi đã rớt đẫm mặt gối. Tôi xoav mình trên chiếc giường sắt nhỏ bé này không biết bao nhiêu lần rồi. Trong khi ấy quanh tôi, lũ trẻ đã triền miên trong giấc ngủ. Rẫy màn trắng chạy dài khắp gian phòng rộng thênh thang về đêm, dưới ánh đèn vàng vọt nom buồn một cách ray rứt. Tôi nghe thấy cả tiếng thở đều hòa của chúng nó. Tự nhiên tôi thấy tình thương chúng giạt giào đến xâm chiếm hồn tôi. Chúng tôi đồng cảnh ngộ mồ côi như vậy cả. Nhưng chúng tôi còn hơn con bé bên kia. Bởi vì chúng tôi đã quên được, hay đúng hơn là đã vượt được quãng thời gian đầu tiên, đau khổ nhất. Còn nó, nó vẫn còn nhớ mẹ, nhớ chị Loan của nó. Cho đến bao giờ nó mới quên được mẹ nó và chị nó đi. Nghĩ đến điều đó, tôi thấy thật là mai mĩa.

    Trằn trọc một giờ lâu, tôi tung cái mền và rón rén trở dậy. Tôi lén ra khỏi phòng để được ghé mắt nhìn vào buồng hên. Dưới ánh đèn nhạt, bà Phước Nhân vẫn nhẫn nại ngồi ôm nó vào lòng. Lúc này nó đã thiu thiu ngủ. Mắt nó còn ướt lệ. Mấy sợi tóc của nó còn dính chặt lấy hai bên má. Mặt nó nhem nhuốc quá, nhưng bầu bĩnh làm sao. Tuy nó ngủ, nhưng mồm nó vẫn còn mếu, thỉnh thoảng nó lại nấc lên khiến bà Nhân phải ghì nó vào lòng. Bàn tav nhỏ xíu của nó níu chặt lấy áo bà. Mặt bà rười rượi buồn, cúi xuống sát má nó. Bàn tav mềm mại của bà vuốt ve từng nẹp áo của nó, thì ra nó chưa được thay quần áo. Bởi vì nó vẫn mặc chiếc quần lụa đen, và cái áo cổ vuông thêu chỉ đỏ. Đáng lẽ ra tất cả những trẻ đã vào trong này là phải mặc bộ quần áo vải thô trắng may đều một loạt.

    Tôi tưởng tượng đến ngày mai, khi mặc bộ quần áo ấy, rồi đứng xếp hàng hai trong mọi công việc, từ lúc ăn, lúc chơi, đến lúc ngủ, chắc nó sẽ thấy lạc lõng, chơ vơ cũng như nó đã lạc lõng từ khi nó còn ở bên kia ngưỡng cửa Cô Nhi Viện này. Trạnh nhớ đến ngày mới vào của tôi cũng cùng một tâm trạng ấy, tôi lại ứa nước mắt. Lẳng lặng quay về phòng, tôi đinh ninh rằng sáng mai tôi sẽ xin cho nó ở trong «đội» của tôi săn sóc. Tôi sẽ yêu nó như chị Loan của nó yêu nó, cũng như chị Loan của tôi ngày xưa yêu tôi.

    Đêm hôm ãy, một đêm hiếm có, tôi thả lòng hồn tôi về dĩ vãng.

    Hôm sau tôi được biết tên nó là Phượng.

    Ba Phượng mất từ ngày nó còn bé. Phượng đã sống đầm ấm dưới tình thương của hai người mẹ : Mẹ nó và chị Loan nó. Nhưng Chúa không thương nó, nên đã cướp đi một lúc hai người thân yêu nhất. Mẹ nó và chị nó chết vi trúng mìn trong một chuyến xe đi cất hàng ở xa.

    Tôi xin được cho bé Phượng vào đội của tôi, tôi đem Phưọng đi tắm rửa. Biến cố nhanh chóng và phũ phàng qnả làm mặt Phượng trở nên ngơ ngốc, tuy bây giờ nó không khóc nữa. Nó hành động theo tôi như một đứa mất hồn. Khi thay quần áo cho nó, nó bảo tôi :

    - Chị giặt cho em rồi hôm nào đi học chị lại cho em mặc nhé.

    Lòng tôi se lại và tôi chĩ biết gật đầu. Tôi không dám cho nó biết nhiều về những lệ sống ở đây. Để nó tự hiểu dần dần có lẻ đỡ khổ cho nó hơn. Tôi xỏ vào bàn chân xinh xắn của nó một đôi guốc mộc. Nó hỏi :

    - Đôi dép đỏ của em đâu ?

    Tôi buộc lòng phải nói dối :

    - Thôi đi thế này tiện hơn. Dép đỏ đề đì chơi mới đi chớ. Dùng ở nhà phí mất em ạ.

    Và rồi lần này tôi thấy ân hận vì đã nói dối, tuy rằng trong cái khung cảnh chứa chan đau khổ này người ta chỉ dùng những lời nói dối để an ủi cho nhau. Tôi tự nghĩ, nếu tới chủ nhật, dẫn nó đi chơi tập đoàn, nó hỏi dép đỏ thì không biết tôi sẽ trả lời ra làm sao. Tôi mong rằng từ hôm nay đến hôm ấy nó sẽ quen với lối sống trong Cô Nhi Viện này.

    Bữa cơm hôm ấy bé Phượng không ăn được nhiều. Tôi không dám nói rằng cơm ở đây kham khô. Nhưng chắc rằng không thể bằng bữa cơm chiều chuộng ở nhà bé Phượng. Cho nên lúc ăn tráng miệng, tôi đã nhường phần chuối của tôi cho nó.

    Đáng lẽ ở đây tôi không được thiên vị một đứa nào, nhưng tôi đã làm trái với lệ ấy. Buỗi trưa tôi ôm bé Phượng vào lòng và kể chuyện Tấm Cám cho nó nghe. Tôi tưởng sẽ làm nó khuây khoả, nhưng trái lại, càng nói tôi càng gợi cho nó hình ảnh ở nhà. Nó nói:

    - Chị kể chuyện nghe giống chị Loan quá. Chị Loan em cũng hay kể chuyện cho em.

    Và rồi nó bâng khuâng. Tôi phải cắt đứt ý nghĩ của nó bằng cách dẫn nó ra hiên sau nói chuyện về cây cỏ, hoa lá. Đáng lẽ bà Phước Nhân sẽ trách tôi vì tôi không theo lệ ngủ trưa. Nhưng vi bé Phượng là đứa mới vào, cần phải an ủi nó, cho nên bà chỉ nhìn tôi bằng cặp mẳt hiền từ trước khi khép cánh cửa sổ buồng bà lại.

    Bé Phượng tỏ ra thông minh lạ. Nó biết nói chuyện và biết nhiều thứ. Chắc chị Loan nó học khá lắm nên nhiều khi nó có cái tò mò rất tế nhị, những câu hỏi vẫn ngây thơ mà sâu sắc. Điều đó làm tôi yêu nó hơn và tôi càng muốn thay chỗ của chị Loan trong lòng nó.

    Đến hai giờ, một hồi chuồng rung lên báo hiệu giờ vào học. Tôi phải tạm rời nó. Bởi vì tôi phải lên dậy lớp Nhứt mà Phượng chỉ mới học tới lớp Ba. Tôi dẫn nó về phòng và xếp vở cho nó. Nó hơi lạ rằng nó không được đến trường củ như trước nữa. Tôi thấy mặt Phượng có vẻ buồn buồn. Đưa nó vào lớp xong, tôi mới quay về lớp của tôi. Tôi thấy lòng bâng khuâng lạ, không biết tôi nhớ nó hay tôi lo cho nó bé bỏng giữa đám người xa lạ.

    Mải suy nghĩ như vậy làm tồi lơ đãng đi mấy phút. Đến khi tiếng nói chuyên xì xào ở bàn dưới vang lên tôi mới lấy lại được thăng bằng.

    Hôm nay tôi cho chúng nó viết bài chính tả "Tương lai" của Nguyễn Bá Học. Tôi tự nghĩ không hiểu làm sao tôi lại chọn cho chúng nó bài ấy. Tôi biết giảng cho chúng nó những gì đây ? Bởi vì với chúng nó thì tương lai là cái gì. Chúng nó học nhiều, hiểu nhiều, biết nhiều rồi đời chúng nó sẽ ra sao ? Hay cũng tại như tôi sống âm thầm trong bốn bức tường trắng này để lại kế tiếp dậy dỗ những trẻ mồ côi đến sau, để trả nợ những ngưởi đi trước. Nghĩ đến đó tôi thấy tôi thấp quá. Nhưng suy cho cùng thì tình cảm con người đều như thế cả. Ai mà mong vùi cả đời mình vào chốn tối tăm nàv. Tôi muốn phát khóc vì chính tới đang ở trong cái tối tăm ẩy.

    Cho nên lời giảng của tôi hôm nay ngượng nghịu lạ. Vạch ra những sự cố gắng nỗ lực ngày hôm nay để xây dựng một tương lai rạng rỡ, tôi thấy như tôi đã nói dối chúng nó, đã vẽ cho chúng nó cái viễn tượng mà chúng nó không bao giờ được huởng. Tôi rất khổ tâm về công việc làm như vậy. Thì ra những ngày trước, những năm trước tôi đã nói, đã làm và đã suy nghĩ như một cái máy.

    Tôi bâng khuâng tự hỏi không hiểu vì lý do gì đã làm thay đổi lòng tôi một cách nhanh chóng đến thế. Rồi nghĩ đến chị Loan của bé Phượng, đến chiếc áo cổ vuông thêu chỉ đỏ, và đôi dép đỏ của nó, không hiểu màu đỏ mà chị Loan thích cho nó dùng có phải là màu hảo hức của người con gái đến thì không ?

    Cứ mải suy nghĩ như vậy, tôi đâm ray rứt suốt cả buổi học.

    Đến tối, tôi tim bà phước Nhân thú rõ tất cả những ý nghĩ của tôi về bài giảng ngày hôm nav. Bà suy nghĩ giây lâu rồi bảo tôi "

    - «Con quan nệm như vậy thì hẹp hòi quá. Cuộc sống có tương lai đâu phải chỉ ở sa hoa, vật chất, ở danh vọng tiếng tăm. Tương lai đâu có phải chỉ ở sự thành công trên đường đời. Con học rộng, con biết nhiều, con hiểu rỏ nhiệm vụ của con dưới chân Chúa, con luyện linh hồn con sao cho được gần Chúa, con hành động sao cho xứng đáng là con Chúa, con xoa dịu được sự đau khổ nhọc nhằn của những tôi con Chúa, như vậv tức là đã nắm được sự sống cao đẹp, đã đến gần được con đường dẫn tới Chúa rồi. Ta tưởng cái phần thưởng ấy lấy gì mà so sánh cho được.

    Và rồi bà nói nhiều, nói rất nhiều, nhưng tôi không nghe thấy gì nữa, tôi chỉ gục đầu xuống khóc rưng rức. Tôi không ân hận về những điều tôi nghĩ ban chiều, vì lòng tôi còn trẻ quá, đời tôi chưa được nếm mùi khát vọng, tuổi tôi bầy giờ mới chớm nở yêu đương, làm sao tôi có ý nghĩ thanh cao được như bà. Cho nên tôi khóc. Tôi khóc thương cho tất cả những thiếu nữ cùng cảnh ngộ, cùng lứa như tôi. Nhưng tôi không dám nói ra cái ý nghĩ ấy cho bà phước Nhân nghe, tôi chỉ biết dấu kín ở trong lòng. Có nhiều sự thật mà chẳng ai có thể thổ lộ ra ngoài. Lần ấy là lần đầu tiên bà phước Nhân không giải quyết được cho tôi nỗi thắc mắc, bởi vì nó thuộc về một khía cạnh tâm lý của những con người mới trưởng thành như tôi mà không thuộc phạm vi đạo lý của bà.

    Từ giã bà phước Nhân với tất cả tan nát, tôi về phòng học. Lúc ấy trong phòng lao xao như ong vỡ tổ. Hơn một trăm mái đầu đổ bóng lẫn lộn lên những nếp tường vàng vọt.

    Chúng nó đang gào bài như cuốc kêu. Tôi đảo mắt tìm bé Phượng, nhưng không thấy nó. Tôi vội vã bước ra hiên sau. Dưởi ánh đèn héo ủa từ sân chiếu chếch vào, tôi thấy bé Phượng đang ôm gối ngồi trên Ian can nhìn lơ đãng ra ngoài phố. Mắt nó đen lay láy và hình như ướt lệ. Hình dáng nhỏ xíu của nó thu thu bên cột gạch. Trước khoảng sân bao la, rộng rãi với những bức tường trắng chạy dài, tôi cảm thấy nỗi trơ trọi của nó vô cùng. Rồi hình ảnh mẹ nó, chị Loan nó, người thiếu nữ tôi; không hao giờ gặp mặt nhưng chắc là đẹp lắm, hiện ra lờ mờ trong óc tôi. Tôi thấy thương Phượng lạ. Tôi muốn phát khóc. Lúc ấy tôi như quên hẳn cảnh ngộ của bé Phượng. Tinh yêu thương Phượng lại rạt rào trong lòng tôi, và bây giờ tôi lại thấy bà Nhân nói đúng.

    - Con hành động sao cho xứng đáng là con Chúa, con xoa dịu được tất cả sự đau khổ, nhọc nhằn của những tôi con Chúa, như vậv là con đã nắm được sự sống cao đẹp, đã tới gần được con đường dẫn tới Chúa rồi. Tôi muốn chạy ngay vào phòng bà phước Nhân để dược ôm lấy chân bà, để mà khoe, để mà tạ lỗi,

    nlưng tôi lại ghì bé Phượng vào lòng. Óc tôi thoáng qua một ý nghĩ. Đáng lẻ tôi cầu xin sự che chở của bà phước Nhân cho linh hồn yếu ớt của tôi, thì tôi lại đem sự yếu ớt ấy che chở cho bé Phượng. Nhưng có lẽ Phượng không thấy rõ sự trái ngược ấy, mà nó vòng tay qua tôi như níu lấy một sự gì vững chắc lắm. Mồm Phượng mếu đi. Tôi chắc nước mắt của tôi làm nóng má nó nên nó mới giơ bàn tay xinh xắn lên sờ vào mi mắt lôi. Thấy tôi khóc, bàn tay nó bỗng như thẫn thờ, rồi dừng lại trên má tôi, vuốt ve. Tôi định an ủi nó khồng ngờ chính nó lại là người an ủi tôi. Cặp mắt đen láy của nó mở to ra nhìn tôi. Tôi cúi xuống hôn lên cặp mẵt nó. Đây là cái hôn nồng nàn đầu tiên trong đời tôi. Cái hôn dâng lên tự đáy lòng, tôi biết rằng tôi không hôn Phượng, tôi chỉ trút lên nó tất cả nỗi mê đắm của lòng tôi. Nhưng hôn Phượng xong, tôi ngượng ngùng hỗ thẹn. Bên sự đau khổ của nó, tôi không muốn có một ý nghĩ mờ ám cho riêng tôi. Nếu nó biết sự thật ấy, nó sẽ nghĩ thế nào về tôi ? Nhưng nhìn lại, tôi thấy hơi yên tâm vì Phượng còn bé quá. Nó đâu có hiểu được những điều khúc mắc như thế.

    Tôi ôm chặt Phượng vào lòng, dấu mặt tôi vào một bên tóc nó. Tôi không muốn nhận rằng trong thâm tâm lúc ấy, tồi đang cần một sự tha thứ. Sự tha thứ hình như khng phải của riêng một mình Phượng, mà lẫn lộn cùa cả chính tôi và nhiều nữa. Sự cầu xin to lớn quá khiến tôi không dám nghĩ ra.

    Sau phút giây ấy, cả hai chúng tôi cũng lơ đãng nhìn ra xa. Qua bức tường trắng cao ngất, bên kia là cuộc sống ồn ào, hổn loạn. Tuy đây là nơi đa khuất, thế mà âm thanh nhộn nhịp của thành phố vẫn còn mơ hồ vẳng lại. Tôi có cảm tưởng rằng tất cả chúng tôi đang ở trong một thế giới riêng biệt, xa xôi, cái thế giới mà không bao giờ chúng tôi có quyền nghĩ đến những cải gì ở bèn kia bức tường trắng. Cuộc sống của chúng tôi là cuộc sống âm thầm, cô quạnh, ngày lại ngày, mòn mỏi mà không cỏ tương lai.

    Ý nghĩ đó lại khiến tôi nhớ đến câu chuyện ban chiều và bà phước Nhân. Tôi nhăn mặt lấy ngón tay cấu lấy trán. Sao tâm tư tôi hỗn loạn như thế này. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mả không biết bao nhiêu ý nghĩ mâu thuẫn trong đầu tôi.

    Tôi thấy khô sở lạ lùnh. Bé Phượng tưởng tôi mệt nên rủ tôi vào phòng. Tôi bước theo nó như một cái máy. Không hiêu rằng từ đó, nó cần tôi cần nó...

    BUỔI sáng hôm ấy có một bà to béo phúc hậu đến tìm bà phước Nhàn. Hai người nói chuyện vói nhau lâu lắm. Và gần nửa giờ sau, bà Nhân dẫn bà ta vào phòng ăn. Lúc ấy vào giờ ăn sáng. Trên hai dãy bàn dài, hơn một trăm đứa trẻ láo nháo khua bát, khua thìa ầm ĩ. Tôi đang giúp bà phước Tâm múc cháo cho chúng nó. Thấy hai người vào kéo bà Tâm ra xì xào, tôi đoán ngay là bà ấy muốn xin một đửa con nuôi. Lòng tôi se lại. Ở trong này đã diễn ra không biết bao nhiêu lần cái cảnh ấy. Có đứa ra ngoài được trót lọt, có đứa năm sáu tháng sau lại vất vưởng trở về. Mặc dầu mẹ nuôi nó đã phải cam đoan đủ mọi điều.

    Vừa trông nom cho chúng nó ăn, tôi vừa kín đáo dò xét bà ta. Mặc dầu bà ta có vẻ phúc hậu nhưng tôi không cảm thấy vẻ gì là tình mẫu tử thoát ra ở con người ấy. Tuy vậy tôi không phải là người có quyền đâv. Tôi cũng chỉ là những đứa trẻ mồ côi như chúng nó. Sự ngăn cản một đứa thoát ra khỏi chốn này đối với tôi là một tội. Mắt bà ta đảo khắp phòng, xét nét từng đứa một, như thể chọn một món hàng. Tôi thấy lòng tràn ngập mai mỉa. Nhưng lũ trẻ thì khác. Chúng nó mong được bà ta đễ ý đến. Những cặp mắt ngây thơ, đen lay láy của chúng nhìn bà ta như hy vọng. Tôi biết chúng nó cũng mong được thay đổi cái không khí độc điệu này lắm.

    Nhưng có nhiều đứa thất vọng, vì bà ta chỉ một đứa đang húp cháo ở cuối phòng. Nó là con Nguyệt, một đứa khảu khỉnh và ngoan ngoãn. Mặt nó không dấu được vẽ bối rối khi thấv các bà phước gọi đến tên nó. Nó rụt rè bước ra khỏi bàn và không thấv rằng con Dung ngồi bên cạnh nó, thò tay ra nháy nó. Tôi hiểu nỗi lòng con Dung khi đọc những tia mắt lo âu, buồn bả của nó nhìn theo con Nguyệt.

    Hình như con Nguyệt nửa muốn ra ngoài và nửa tiếc rẻ cuộc sống ở đây. Nó với con Dung là hai con bạn thân với nhau lắm. Ít khi tôi thấy chúng nó rời nhau. Bởi vậy, khi bà phước Nhân hỏi ý kiến nó, nó chỉ ngập ngừng. Biết tâm trạng của nó cũng như tất cả những đứa khác mới được xin ra, bà Nhân khòng đợi nó trả lời, mà kéo tay nó ra khỏi phòng. Chân nó ríu lại, nó bước theo bà như một cái máy, và hình như nó muốn quay lại nhìn con Dung lắm. Nhung nó đã bị kéo đi khuất cánh cửa phòng.

    Trong này con Dung đã bắt đầu khóc. Nó bỏ bát cháo đang ăn dở mà úp mặt vào một góc tường. Chân nó dẫm xuống đất đành đạch. Nó gọi tên con Nguyệt mấy lần. Lòng tồi quặn lại.

    Tôi thương nó vì nó đã bị cướp mất đi một nguồn an ủi. Mà thiếu nguồn an ủi thì có thể héo lòng được ở chốn này.

    Cả ngày hôm ấy tôi phải xa bé Phượng đề săn sóc con Dung vì nó sốt. Tôi không ngờ tình cảm của chúng nó đối với nhau nặng thế. Nó không gọi tên con Nguyệt như hồi sáng nữa. Bây giờ nó nằm thừ trên giường, mắt giương lên đỉnh màn buồn bả. Mọi ngày nó thích nghe tôi kể chuyện, nhưng bây giờ nó chỉ thỉnh thoảng nhếch mép làm vui lòng tôi. Tay nó mân mê cỗ chuyền bằng que kem mà nó vẫn choi với con Nguyệt. Thỉnh thoảng tôi lại thấy nó ứa nước mắt.

    Đến tối, tôi khuyên nó nên gượng dậy đễ đi nghe bà Nhân giảng vì hôm ấy là ngày thứ năm. Nó ngoan ngoẵn theo tôi. Tuy rằng đi trong hàng ngũ, nhưng tôi vẫn kèm sát với nó. Ngồi ở hàng ghế trên giảng đường, tôi cũng ở bên cạnh nó.

    Hôm nay bà Nhân kể cho chúng nó nghe chuyện của Thánh Saint Georges giết rồng nền chúng nó dương tất cả những cặp mắt lên nghe. Bây giờ tôi mới thấy mặt con Dung rạng lên một tí. Rồi bà Nhân khuyên chúng nên có tâm hồn rộng rải, nên có lòng nghĩa hiệp và can đảm.

    Câu chuyện vừa rứt thì chúng nó bắt đầu quì xuống đọc kinh. Bóng chúng nó đổ dài trên vách. Trên những nét mặt ngây thơ, tôi thấy rạng một niềm tin. Đầu chúng nó kính cẩn cúi xuống, hàng trăm cái miệng xinh xắn đọc đều một loạt. Tôi tự nghĩ rằng không hiễu cái không khí trang nghiêm này làm chúng nó nâng cao tâm hồn hay là bop chết tính tình tự nhiên mà tuổi chúng nó đang nẩy nở.

    Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc không ngủ. Tôi không ngờ bao nhiêu năm lòng tôi lặng lẽ được mà sao bây giờ xáo động dữ dội như thế. Tôi trưởng thành chăng ? Tôi khao khát yêu đương chăng ? Hay là vì đau khổ diễn ra quanh tôi quá nhiều.

    Tôi không dám trả lời một câu nào, vì có lẽ là tất cả...

    MỘT buổi sáng chủ nhật, tôi cùng bà phước Tâm phải dẫn bọn trẻ đi chơi vườn hoa. Chúng tôi xếp hàng tư dài một dọc. Tiếng nói, tiếng cười ríu ra, ríu rít. Cả một tuần chúng nó chỉ chờ có một ngày hôm nay. Đứa nào cũng mặc một bộ quần áo vải trắng mới giặt. Nếp vải thô không là, nhăn và kêu sội soạt. Nhìn những bàn chân xinh xắn trong chiếc quai guốc trắng phau, tôi chắc hôm qua trong giờ tắm rửa chúng nó đẵ đánh kỹ lắm. Thì ra chúng nó vẫn muốn điệu, vẫn muốn đẹp, mặc dầu bộ quần áo và đôi guốc của chúng nó chẳng diện chút nào. Điều ấy làm tôi nghĩ rằng ở bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng có cái vui của người ta.

    Riêng lôi, tôi thấy ngao ngán lạ. Tôi cũng mặc một chiếc quần trắng và một chiếc áo dài trắng. Chiếc áo rộng rãi. Không có kiễu, không có "co", dài va rộng lụng thụng. Ngày trước, cũng bộ áo ấy nó che được thân hình thon thon và bộ ngực nở nang cua tôi, tôi thấy thật là kín đáo. Nlưng bây giờ, tôi lại thấy bất mãn. Nhưng nghĩ rằng thân phận tôi là đứa mồ côi, đứng trong hàng ngũ mồ côi, cuộc sống âm thầm bên trong bốn bức tường trắng nên tôi lại không dám mơ mộng xa xôi.

    Tôi theo chân bọn trẻ bước đi một cách chán ngán. Trăm mắt thiên hạ nhìn chúng tôi. Những lần trước, tôi thản nhiên một cách lạ. Nhưng dạo này, tự nhiên tôi lại thấy bối rối. Tôi mất cả sự bình tĩnh, lòng tôi hoang mang. Tôi không dám nhìn thẳng vào bất cử ai qua đường. Tôi muốn mặt tôi bớt đỏ đi, vì hình như má tôi nóng lắm. Tôi phải kéo cải nón nghiêng đi cho sụp xuống tận nửa mặt. Giá những lúc này tôi được nằm úp lêu giường, để được khóc lên rưng rức thì hả cho tôi biết mấy.

    Bé Phượng hình như quên mất tôi. Nỏ đi ở bàng trên, tay huyên thuyên chỉ trỏ. Điều đó làm bà phước Tâm không bằng lòng mấy. Cuối cùng bà phải ghé vào tai nó nói mấy câu. Tôi thấy mặt nó xịu xuống. Từ đây nó trở nên ít nói và cắm cúi đi. Tôi chắc nó chỉ nhìn xuống đất và nhở đến nhà nó. Có lẽ nó cũng nghĩ đến đôi dép đỏ mà tôi đã hứa cho nó mang ngày nào. Vườn hoa hôm nay đông như mọi ngày. Đủ loại màu áo, đủ các hạng người qua lại. Trẻ con chạy tung tăng, hò hét. Bầu không khí náo nhiệt khác hẳn cuộc sống trầm lặng ở trong viện.

    Bọn mồ côi chúng tôi được dồn vào một bải cỏ. Chúng nó chỉ được chơi trong phạm vi ấy. Tôi cố tìm chỗ khuất nhất và quay lưng về phía đông người. Tôi rủ mấy đứa ngồi lại nghe tôi kê chuyện, để mặc bà phước Tâm săn sóc lũ trẻ đằng kia. Tôi biết làm như vậv là thiếu bổn phận với chúng nó, nhưng tôi muốn tránh xa tất cả mọi cặp mắt nhìn tôi. Tôi không hiểu lại sao tôi lại trốn tránh như vậy.

    Nhưng câu chuyện tôi kể chỉ được chúng nó nghe có một lúc. Chán rồi, chúng nó bỏ ra nhẩy giây với lũ trẻ. Chỉ có Phượng là vẫn ngồi bên tôi, Bé Phuợng thông minh lắm. Nó biết tôi buồn nên nó gợi chuyện cho tôi nói. Nó kể chuyện chị Loan nó vởi tất cả nhiệt thành. Tuy vậy, tuyệt nhiên nó không tỏ ra ve gì là buồn. Tôi không tin rằng nó dễ quên thế, mà tôi chắc rằng nó đã dìm tâm sự của nó vào một cuộc sống riêng. Cái cuộc sống âm thầm chỉ sống trong những đêm thao thức. Lúc ấy tôi thấy bé Phượng chẳng bé ti nào. Nó cũng có vẻ đứng đắn rồi. Cho đến hôm nay tôi mới nhìn kỹ mặt nó lần thứ hai. Nó hơi gầy đi, má bớt bầu bĩnh, và hình như cặp mắt của nó có một vẻ gì người lớn ở bên Irong,

    Tôi nghĩ lại điều đó lần thứ hai khi trên đường về có tiếng gọi tên bé Plurợng. Nó nhớn nhác nhìn quanh rồi tự nhiên đầu nó cúi xuống và cắm củi đi. Thì ra bạn học nó đã nhận ra nó. Có lẽ nó cảm thấy cải tủi nhục khi phải xếp hàng ngũ đi một dẫy dài trong bộ quần áo mồ côi này. Cuộc sống của nó bâv giờ với cuộc sống của nó ngày trước là cả hai sự riêng biệt. Ý thức được điều đó, tức là nó đã khổ trong căn nhà Phước Thiện kia rồi.

    Sự săn sóc chu đáo, giọng nói hiền từ của các bà phước, sự vui vẻ của cuộc sống lầp đoàn không đủ xóa bỏ được trong óc nó ý nghĩ rằng nó là đứa trẻ mồ côi. Cái tâm trạng ấy đã âm thầm dấu kín trong hầu hết bọn trẻ ở đây.

    Đêm hôm ấy tuy nó vờ ngủ, nhưng rờ vào mặt nó, tôi lại thấy đẫm lệ. Nó đã biết khóc thầm tức là nó đã hiểu cảnh ngộ của nó lắm rồi.

    Ngao ngán, tôi bâng khuâng đứng tựa cánh cửa nhìn vào đêm trời không trăng sao. Tôi nghĩ rằng khoẳng đất con con chật hẹp ở góc thành phố này là một thế giới xót xa, đầy nước mắt.

    Giây phút vớ vần của tôi bị bà phước Nhân bắt được. Bà trách tôi đạo này mơ mộng, và bà bắt tôi phải cầu kinh dưới chân Chúa...

  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    PHẦN THƯ BA

    CHƯƠNG I

    BẴNG đi một thời gian dài dằng dặc lòng tôi lắng xuống đề vùi mình trong bổn phận. Sáu năm trời qua đi như một giấc mộng. Tôi không còn suy nghĩ vẩn vơ như ngày trước, công việc của tôi hàng ngày đều hòa như một cái máy. Buổi sáng giúp bà Tâm chia cháo cho lũ trẻ xong, tôi không còn đi học nữa mà đã bắt đầu dậy cours Troisième ở dẫy nhà đưới.

    Mười một giờ xong việc, tôi về phong ăn sửa soạn cho lũ trẻ ăn bữa cơm sáng. Buổi chiều, sau bữa cơm tối, tôi mải miết đọc kinh cho tới mười hai giờ khuya mới đi ngủ. Tôi muốn lấp hết những thời gian trống trải để quên cái dĩ vãng đau thương. Hình ảnh những ngày qua không còn vò xé tâm tư tôi. Điều ấy bà Nhân cũng nhận thấy, và bà hết lời ngợi khen.

    Năm nay tôi hai mươi chín tuổi. Tôi già đi nhiều và lòng không còn bồng bột. Tình yêu đối với tôi gần như vô nghĩa. Bây giờ tôi chỉ hết lòng vào việc săn sóc lũ trẻ, yêu bé Phượng và yêu Lucie.

    Bé Phượng năm nay không cò n bé như năm xưa nữa. Phượng đã là một thiếu nữ duyên dáng, thùy mị. Mái tóc dài mượt óng, cặp mắt đen lay láy lộ đầy vẻ thông minh. Tôi có cảm tưởng đúng như hình ảnh Loan mà ngày nào tôi tưởng tượng. Phượng hát hay lắm, giọng ấm và lên được rất cao. Tuần nào Phượng cũng đi tập hát ở bên nhà Chung vì Phượng có chân trong ban nhạc ở bên ấy.

    Còn Lucie thì cũng lớn quá rồi. Mang trong người hai giòng máu, Lucie có một vẻ đẹp đặc biệt. Nước da trắng, mái tóc hung đỏ, cặp mắt xanh lơ, giọng nói như chim hót. Lucie cùng đã bắt đầu đi học từ năm ngoái.

    Tôi, Phượng, và Lucie, bộ ba ấy trong sáu năm vừa qua quấn quít lấy nhau như hình với bóng. Tôi săn sóc Phượng, Phượng săn sóc Lucie. Chúng tôi đã sống những ngày hồn nhiên, đầy đủ. Nhiều lúc tôi nghĩ rằng, nếu tình yêu ngày xưa của tôi thành tựu, thì chưa chắc lòng tôi thanh thản và sung sướng như độ ấy.

    Những ngày chủ nhật tôi không ra ngoài nữa. Trong khi Phượng dẫn Lucie đi chơi vườn hoa, thì tôi ở nhà thêu những chiếc khan ăn mà bà Nhân nhận về ở bên xưởng. Công việc ấy, lũ chúng tôi làm đều hòa, không chán nán, hơn nữa lại đem tới cho chúng tôi một số tiền nho nhỏ.

    Những buổi tối mùa đông, tôi ôm Lucie vào lòng, giở cuốn Le Francis par images cho Lucie học. Nó chúm chím cái mồm đọc theo tôi. Thỉnh thoảng nó lại cười như nắc nẻ. Chẳng bao giờ nó nghĩ đến mẹ nó, đến bà nó. Hình ảnh bà cụ già lóc cóc từ làng Lịm, vượt ba mươi cây số năm nào lên Hà nội cho cháu hai hộp sữa đã mờ hẳn trong óc tôi. Tôi không còn thương cho số phận Lucie nữa. Vì Lucie có tôi, có bé Phượng, Lucie đầy đủ cả tinh thần lẫn vật chất. Cứ thế, Lucie lớn lên trong cái vui hồn nhiên của tuổi thơ ngây. Trong những giây phút ấy, Phượng thường lấy len ra ngồi bên cạnh tôi, đan những chiếc áo cho bên xưởng, Nhìn Phượng tôi nhớ đến hình ảnh của tôi năm nào, và tôi nhớ cả đến ngày xưa, tới cuốn len cũ, Phượng đã tháo ra đan lại không biết bao nhiêu lần những chiếc mũ xinh xinh đễ một lần cuối Phượng đan cho con búp bê cụt tay của Phượng một bộ đồ đẹp mắt. Con búp bê ấy, ngày nay chắc cũng đã mục theo xương thịt của đứa bé, con người phu hồ ngoài nghĩa địa. Rồi hình ảnh đưa đám ma Hòa, sự ra đi của Liễu, một đôi lần Liễu thoáng qua óc tôi. Tôi chắc bây giờ, Liễu cũng già rồi. Đã lâu lắm, tôi không hiểu cuộc sống của Liễu ra sao vì không được thư của Liễu.

    Ngày xưa xa quá rồi, ngày xưa tuy đầy nước mắt nhưng cũng là một dĩ vãng êm đềm khiến những lúc nhớ lại tôi không khỏi nao nao.

    Trong số các bà Phước ở đây, một vài bà đã mất, bà Hạnh nóng tính và thẳng đã đi Pháp, bà Hoà chết hồi tháng sáu năm kia, bà Tâm vào Huế để coi trại Cô nhi viện ở trong ấy. Riêng có bà Nhân là vẫn còn giữ việc quản đốc Cô nhi viện này. Bà Nhân bây giờ già hơn trước nhiều. Trán bà nhăn hơn, mặt khắc khổ hơn, và tính nết bà cũng hay gẳt gỏng hơn trước. Tuy vậy, trong các chị ở đây, bà Nhân yêu tôi nhất. Vì tôi đã giữ vẹn được lời rửa tội ngày nào, tôi đã hết lòng với bổn phận mà không đòi hỏi. Lúc nào tôi cũng sống như một con chiên kiễu mẫu, luôn luôn tìm đường dẫn về tới Chúa.

    Tôi không đòi hỏi gì hơn nữa. Chăm nom, săn sóc cho lũ trẻ, nhìn chúng nó lớn lên, giỏi ra, lòng tôi cũng dâng một niềm vui, cái vui qua niềm vui của kẻ khác.

    Bây giờ, tôi có đầy đủ đức tính để thành một bà phước. Bà Nhân cũng nhận thấy thế và bà hứa sẽ làm lễ cho tôi vào dịp Noel cuối năm nay.

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG II

    TÔI đã đoán trước được ngày lỵ biệt giữa tôi và Phượng từ lâu rồi. Bởi vì tôi và Phượng không thể giống nhau. Đời tôi như vậy là hết. Nhưng đời Phượng còn dài. Phượng đẹp. Phượng thông minh và ngoan ngoãn. Phượng có đủ điều kiện để tạo cho mình một cuộc sống tươi mát hơn là những năm gò bó trong khung cảnh khắc khổ của Cô nhi Viện này.

    Tuy vậy tôi vẫn lo sợ cái ngày chia ly não nùng ấy. Đời tôi không thể thiếu Phượng. Tôi đã cố xua đuỗi cái viễn tượng đau đớn ấy đi, và tôi sống vội vàng như một kẻ muốn cướp lấy thời gian lặng lẽ trôi qua.

    Thì hôm nay là cái ngày báo trước cho tôi biết sự chia ly ấy đấy. Buổi tối, sau bữa cơm chiều, Phượng kể cho tôi nghe câu chuyện lòng của nàng. Theo lời Phượng, thì Thái, một thanh niên ờ ban Nhạc bên nhà Chung đã tỏ tình yêu với Phượng sau buổi hát ngày hôm ấy. Phượng cũng yêu Thái, vì Thái là người sớm đau khổ cũng mồ côi cha mẹ, và chàng biết nhìn đời với con mắt của kẻ dầy dạn.

    Hai người đã ước hẹn với nhau một cuộc sống đầy tươi đẹp. Tôi nghe Phượng kể chuyện tâm tình mà lòng như tan nát. Phượng không còn là của tôi nữa, tôi sẽ mất Phượng thật rồi. Nước mắt tôi muốn trào ra hai bên má. Cái vui của đôi trẻ không ngờ lại là cái đau khổ đến xâu xé lòng tôi. Tôi muốn cất tiếng mà như nghẹn ngào. Tiếng khóc ngập ngừng ở trên cổ họng. Tôi phải cố giữ cho khỏi bật ra thành tiếng. Bao nhiêu năm quên mình vì người khác, ngày nay lòng ích kỷ lại trào lên trong lòng tôi.

    Nhưng bổn phận của tôi là phải lo cho hạnh phúc của Phượng. Tôi phải nén lòng để bàn với Phượng về câu chuyện ấy. Và rồi Phượng khóc trước tôi, vì nàng cũng đau khổ vì biết sẽ phải xa tôi. Phượng gục đầu vào vai tôi nức nở. Tôi không thể cầm lòng được nữa nên cũng khóc theo Phượng. Tình thương giữa chúng tôi sâu đậm quá, ngần ấy năm giời quấn quít lấy nhau, ai mà có thể không xót xa cho được. Phượng khóc chán rồi quay ôm ra Lucie vào lòng thì thào qua tai nó :

    - Lucie có yêu chị Phượng không ?

    Lucie mở to cặp mắt và ôm lấy cổ Phuợng.

    - Có, em yêu chị Phượng, yêu cả chị Quỳnh nữa.

    Phượng cúi xuống hôn lên mắt nó. Hình ành ấy nhắc cho tôi nhớ đến hình ảnh tôi và Phượng ngồi ở hàng hiên một buổi chiều năm xưa. Mắt Phượng cũng mở to, tay Phượng cũng bám cổ tôi, và tôi cũng hôn lên mắt Phượng.

    Nghĩ như thế, tôi lại ứa nước mắt và thấy yêu Phượng hơn. Tôi tưởng tượng đến một ngày kia mất Phượng. Phượng sẽ bỏ chốn này mà đi theo chồng. Căn phòng này sẽ vắng bóng một thiếu nữ hiền dịu.

    Có thể như vậy được không ? Tôi thấy mình như bàng hoàng vì sự thật là thế. Óc tôi quay cuồng như bão lốc về cái ỷ nghĩ Phượng sẽ phải xa tôi.

    Đêm hôm ấy, lại một đêm hiếm có tôi khóc ướt đẩm hai mặt gối. Nằm thao thức mà không ngủ, tôi trở dậy lục lại bộ quần áo ngày xưa của bé Phượng khi mởi vào đây. Chiếc quần thâm, chiếc áo cổ vuông thêu chỉ đỏ. Bộ quần áo xinh xinh như hình ảnh cô bẻ kháu khỉnh ngày nào. Tôi âu yếm ôm bộ quần áo vào ngực. Tôi muốn truyền tất cả những dĩ vãng vào lòng tôi.

    Và rồi tôi lại khóc.

  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG III

    CÂU chuyện của Thái và Phượng đã thành sự thật. Cha Minh đã gặp bà phước Nhân để nói về việc ấy. Cả hai đều thỏa thuận cho đôi trẻ được làm phép cưới vào mùa thu năm nay.

    Thái hai mươi hai và Phượng mười tám. Thái cao hơn Phượng một đầu, dáng đi vững chãi, mắt sáng, trán cao, trông khuôn mặt đầy vẻ độ lượng. Nom họ thật đẹp đôi. Thái dự tính sau khi cưới sẽ dọn nhà sang nhà Chung. Thái vẫn soạn nhạc và dậy hát thêm. Còn Phượng thì định sẽ nhận đồ thêu may. Cuộc sống dự định của họ đẹp như một bài thơ bình dị. Ngày hôm cưới. Phượng định mặc đồ trắng và họ sẽ làm phép cưới ở nhà thờ. Tối hôm trước, tôi thao thức không sao ngủ được. Chị em chúng tôi nhìn nhau mà ứa nước mắt. Lu­cie định thức thật khuya nhưng đã ngủ thiếp đi từ lúc tối. Căn phòng yên lặng và trống trải quá. Vẫn cái ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn bốn mươi nến soi lờ mờ hai dẫy tường trắng chạy dài. Bóng hai chúng tôi chụm lên nhau trên vách. Phượng đầm đìa nước mắt nắm lấy tay tôi mà không nói. Mấy hôm trước bận bịu tôi định để đến hôm cuối cùng sẽ hàn huyên một đêm trước khi hai chị em xa nhau hẳn. Nhưng bây giờ cổ tôi như nghẹn lại, óc trống rỗng một cách lạ lùng. Tôi cảm thấy mình thẫn thờ như người mất trí. Phượng của tôi còn ngồi đây, còn nắm lấy lay tôi trong giờ phút này, nhưng mà đêm mai tôi không còn được trông thấy Phượng, đêm ngày kia và mãi mãi Phượng sẽ không còn là của tôi. Hơn mười năm giời biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, tôi không ngờ lại kết thúc bằng sự chia ly não nùng như thế. Tôi khóc đã khô nước mắt và đau khổ đến độ lầm lì. Tôi không dám nhìn Phượng nữa, vì càng thấy Phượng bao nhiêu tôi càng đau khổ bấy nhiêu. Tôi ép Phượng đi ngủ để ngày mai đủ sức đi dự buổi lễ. Phượng khóc to hơn, nàng nắm chặt lấy tay tôi để chỉ thốt được một câu :

    - Chị ơi...

    Mồm Phượng mếu đi, nước mắt nàng chảy dài xuống hai bên má. Rồi Phượng cúi xuống vuốt mái tóc Lucie, Con bé ngây thơ chắc giờ này nó không biết rằng nó sẽ phải xa chị Phượng thân yêu của nó. Nghĩ như vậy tôi lại muốn khóc và nhất định bắt Phượng đi ngủ.

    Tôi tắt cã ngọn đèn giữa để không nhìn thấy mặt nhau, tôi ôm Phượng và ôm Lucie vào cánh tay rồi giả vờ lim dim ngủ. Thật ra tôi có tài nào nhắm mắt được. Dĩ vãng êm đềm quay cuồng trong óc tôi. Chuyến đi này của Phượng còn thấm thía và đau thương gấp mười lần sự tuyệt vọng của tôi ngày trước.

    Hơn nửa giờ sau, khi nghe thấy tiếng Phượng thở đều hòa bên tai, tôi lẳng lặng trở dậy và bật đèn giữa phòng lên. Phượng đã ngủ hẳn. Mắt nàng còn hoen lệ, tay nàng ôm Lucie vào lòng, tôi lặng lẽ kéo chiếc chăn lên kín ngực cho hai chị em rồi rón rén đi soát lại quần áo của Phượng. Phượng may một bộ bằng lụa trắng, một vòng hoa trắng cài đầu, một cái khăn voan dài quét đất. Đó là quần áo cùa cô dâu trong đám cưởi ngày mai. Tôi tần ngần cầm từng thứ một trên tay, vuốt ve âu yếm từng đường chỉ vì những thứ ấy chính tay Phượng khâu và may lấy. Một lát sau tôi mới giở lại chiếc gói buộc nơ hồng mà tôi định mừng Phượng ngày mai. Trong đó có một số tiền mà tôi dành dụm được trong mấy năm khâu vá vừa qua. Tôi cũng tặng Phượng một tá khăn thêu hai chữ T.P lồng lên nhau âu yếm. Và tôi còn viết cho Phượng một lá thư chúc tụng mà tôi không thể nói ra vì nghẹn lời.

    Xong ngần ấy công việc tôi ngồi xuống bên cạnh Phượng lúc này ngủ say lắm, chắc nàng đang mơ đến cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên người yêu. Ngồi vuốt từng sợi tóc của Phượng mà nước mắt của tôi lại tràn ra. Căn phòng vắng vẻ im lặng hoàn toàn. Bên tai tôi chỉ còn tiếng thở đều hòa của mọi người. Tôi cảm thấy cô độc một cách lạ lùng. Từ nay thế là hết, trong Cô nhi viện này chỉ còn có mình tôi, sống âm thầm lặng lẽ, thiếu người tâm sự sau bữa cơm tối, và những đêm trời mưa rả rích.

    Phượng ơi ! Ngày mai Phượng đi thật rồi, và chỉ còn lại có một mình tôi, óc tôi miên man nghĩ mãi với ý tưởng hải hùng ấy. Và đêm hôm đó tôi ngồi bên Phượng cho tới khi ngủ gục xuống lúc nào không hay.

    Hình như gà gáy sáng đã từ lâu lắm.

  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG IV

    NHƯNG Chúa còn thương tôi vì Chúa đã đem Lucie lại cho tôi.

    Hôm tiễn chân Phượng về nhà chồng, chị em tôi thẫn thờ trở về như người mất trí. Bầu trời bát ngát hơi thu đầy vẻ tươi mát không làm khô được những giọt mồ hôi nhỏ giọt trên trán tôi. Tôi đã trông thấy rõ Phượng đi vào cái cổng sắt ấy. Bên Phượng là Thái. Từ nay Phượng không còn là của riêng Tôi nữa. Phượng đi thật rồi. Tan buổi lễ tôi ra về như một kẻ trốn tránh. Tôi dắt Lucie lang thang hết phố nầy qua phố khác. Chúng tôi qua biết bao nhiêu con đường rồi và hiện tôi ở phố nào tôi cũng không hay. Cho đến khi Lucie kêu mỏi chân tôi mới sực tỉnh ra trở về với thực tại. Thì ra người tôi đã như mê đi trong thời gian mấy tiếng đồng hồ. Lúc ấy đã gần trưa. Tôi không về Viện mồ côi mà dẫn Lucie vào một hiệu ăn. Tôi ăn một cách uễ oải nhưng Lucie lạ miệng nên ăn rất ngon lành. Tôi mua cho Lucie một chiếc kẹo chanh mút và nó tung tăng đi bên tôi. Hình ảnh nó tay đưa kẹo mút lên mồm nhắc tôi nhớ đến hình ảnh con Nguyệt ngày nào đi với cha mẹ nuôi trong buỗi lễ kỷ niệm ở Viện cô nhi. Hôm ấy Phượng đứng cạnh tôi và Phượng đi gọi con Dung. Rồi Phượng sui Dung gọi Nguyệt. Nhưng con Dung không gọi mà chỉ đứng tần ngần rồi chạy đi khóc một mình. Ý nghĩ ấy làm tôi nhớ đến Phượng và tưởng tượng đến Phượng đang ở nhà chồng. Chắc giờ này Phượng đã ngồi trong phòng cô dâu, còn Thái đang tiếp các bạn. Chắc Phượng cũng đang nhớ tới tôi và tới Lucie. Nhưng Phượng không thể tưởng tượng được rằng tôi và Lucie vừa ở hiệu ăn ra, đang đi lang thang ngoài phố.

    Tối hôm ấy tôi ngủ với Lucie một giường. Tồi ôm nó vào lòng như ngày nào tôi ôm Phượng. Lucie quàng bàn tay xinh xinh qua cổ tôi. Nó mê man ngủ. Tôi cố hình dung hình ảnh bé Phượng ngày xưa. Nhưng mầu tóc hung hung đỏ của nó gợi cho tôi nhớ rằng nó vẫn là Lucie. Và Phượng của tôi thì đêm nay chắc đã quàng tay qua cổ một người trai xa lạ.

    Điều ấy làm tôi rớt nước mắt và vẫn cảm thấy mình cô đơn. Phượng đi mang theo của tôi nhiều quá. Căn phòng như vắng hẳn, chiếc giường như lạnh thêm. Thiếu có một mình Phượng mà tôi thiếu mất bao nhiêu. Ngày hôm qua Phượng còn nằm đây, ngủ êm đềm vói hơi thở đều hòa, tay tôi còn được vuốt tóc Phượng, còn được nói chuyện với giấc ngủ êm đềm của nàng.

    Nhưng bây giờ vắng lặng quá. Phượng đi rồi. Phượng đi thật rồi. Thế là hết. Bất giác tôi ghì chặt lấy Lucie để truyền lấy một hơi ấm khiến con bé tỉnh dậy. Nó mở choàng mắt ra nhìn tôi. Rồi nó cũng vòng tay qua cổ tôi hé miệng khẽ nói :

    - Chị ...

    Tồi kéo sát nó vào lòng và âu yếm hôn lên mắt nó. Tôi nhớ đến cái hôn của tôi hôn Phượng một đêm nào năm xưa và cái hôn của Phượng với Lucie tối hôm qua.

    Những cái hôn thắm thiết mà trọn đời tôi chẳng bao giờ quên.

    Đêm hôm ấy trời lại trở gió lạnh lùng. Từng con gió heo hút lùa vào chiếc mền mỏng của chúng tôi. Tôi nhớ đến những đêm đông năm nào tôi nằm ôm lấy Phượng. Hai đứa truyền hơi ấm cho nhau. Phượng nằm ngủ ngoan ngoãn như Lucie bây giờ đang ngủ. Chắc óc Lucie cũng đang mơ giấc mơ đẹp như ngày xưa Phượng đã mơ thấy. Còn tôi, thì khác hẳn. Ngày xưa tôi ghì Phượng vào lòng để tưởng tượng rằng Phượng là người khác phái. Hôm nay tôi ghì Lucie vào để mà mong nó là Phượng.

    Bây giờ tôi mới biết mình đã cầm hạnh phúc trong tay mà không biết giữ và biết đâu một ngày kia Lucie sẽ bỏ tôi để tôi lại có những phút đau khổ như thế này.

    Nghĩ như thế, tôi ôm Lucie vào lòng, tôi thấy thương Lucie hơn và tôi lẩm bẩm nói qua tai Lucie :

    - Đừng bỏ chị, Lucie nhé...

    Nhưng Lucie vẫn thở đều hòa vì Lucie còn đang say mê với những hình ảnh đẹp trong giấc ngủ.

    Những dòng cuối cùng


    HÔM nay tôi bắt đầu viết trang đầu tiên cho thiên bút ký của tôi. Trang giấy đã mở rộng, màu giấy trắng như mầu tà áo các bà Phước, mầu của quần áo lũ mồ côi và cũng là mầu của những nếp tường chạy dài bên kia bồn cỏ.

    Trời về cuối đông, mây u ám phủ nặng chĩu cả bầu trời. Gió bên ngoài thổi nghiêng ngả những vòm cây trơ trụi lá. Qua khung cửa kính chỗ tôi ngồi, ngoài kia là khung cảnh tiêu điều của một buổi chiều sắp tắt. Trời sâm sẩm tối, con đường nhựa xanh láng mướt dẫn đến vườn hoa hôm nay ngập nhiều lá vàng. Tôi chắc vườn hoa ngoài ấy bây qiờ cũng xơ xác lá và vắng lặng bóng người. Tôi hình dung đến ngày xưa ở đấy.

    Hình ảnh bé Phượng ngày nào khóc gọi chị Loan và mẹ bên phòng bà Nhân, hình ảnh con Dung bị người ta xin mất con Nguyệt, rồi câu chuyện của Liễu bỏ ra đi để tìm một tình yêu lãng mạn, cái chết của Hoà, cái chết của con người phu hồ, những mộ cỏ xanh um ngoài nghĩa địa, mối tình tuyệt vọng của tôi.

    Những ngày ấy xa quá rồi, vì bây giờ tôi không còn là một thiếu nữ khao khát yêu đương. Tôi già hơn trước nhiều và lý tưởng của tôi là bồn phận.

    Có tiếng Lucie hát ở bên phòng, có tiếng chân các bà phước lẽ loi trong bóng tối, và có tiếng cầu kinh xen lẫn với tiếng chuông nhà thờ ngân nga ở phía xa.

    Tôi chớp mắt để ngăn hai hàng lệ và rồi tôi cắm cúi viết.

    QUỲNH

    Kiến Hòa, thu Đinh Dậu 1957

    NHẬT TIẾN


Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-02-2017, 12:41 AM
  2. Thêm người tìm cách vượt rào Nhà Trắng
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-19-2017, 12:33 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-12-2016, 06:25 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-20-2016, 01:32 AM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-02-2015, 12:03 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •