Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Kẻ nào không chịu đựng được đau khổ trong tình yêu thì không xứng đáng để hưởng hạnh phúc của tình yêu.
V.Ạ Sukhomlinski
Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 14

Chủ Đề: Những Người Áo Trắng

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Những Người Áo Trắng

    Những Người Áo Trắng

    Tác giả :Nhật Tiến




    Trước Khi Vào Truyện

    Ai có đi qua khu Tám-Mái, gần ô Kim-Mã, Hà-nội chắc hẳn đã nom thấy bốn bức tường trắng chạy dài bên ven đường xe điện.

    Bức tường ấy là của Viện Cô Nhi, là biên giới ngăn hẳn cuộc sống mồ côi của chúng tôi với cuộc sống bên ngoài.

    Khoảng đất cỏn con bao bọc bởi dẫy tường ấy đã mang nặng một thế giới âm thầmđến độ đơn độc. Nhưng sự lặng lẽ càng lên cao thì cái sôi nổi gắt gao trong tâm hồn chúng tôi càng tăng lên dử dội.

    Bởi vì mỗi đứa chúng tôi có một cuộc sống riêng biệt. Cuộc sống chỉ sống trong những đêm trằn trọc, thao thức, xót xa đầy nước mắt.

    Chúng tôi không phủ nhận công lao của các bà phước, của các nhà hảo tâm, của các Cơ quan từ thiện. Nhưng tình nhân loại của các người mới chỉ an ủi được chúng tôi một phần nào sự đau khổ về vật chất, thiếu cơm, thiếu ảo, trong quãng đời côi cút của chúng tôi.

    Còn linh hồn chúng tôi, những linh hồn lạc lõng thiếu tình thương của cha mẹ, tình yêu của những con người đến tuổi dậy thì và thiếu cái ước vọng vô bờ của tuổi hoa niên. Hỏi bàn tay nào xoa dịu cho dược ?

    Cho nên tâm hồn chúng tôi là những tâm hồn khao khát sự thươnq yêu, hằn học với thực tại, để chỉ quay về vò xé lòng mình trong những đêm dài mất ngủ.

    Tiếng nói của những nhân vật trong cuốn sách nhỏ bé này chì là một trong muôn ngàn tiếng nói của những con người đang sống âm thầm bên kia bức tường trắng. Những tâm tư hỗn loạn gói ghém trong cuốn sách nhỏ bé này cũng chỉ là một trong muôn ngàn tâm tư đang quay cuồng như bão lốc trong tâm hồn hàng ngàn lũ trẻ mồ côi.

    Cho nên viết cuôn này, chúng tôi chỉ có ý định hé mở cái khung cửa sắt cao vòi vọi ngoài ngưỡng cửa Cô nhi Viện ấy để các bạn được nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, để thông cảm cùng chúng tôi nỗi cực nhọc của những con người côi cút.


    QUỲNH



    PHẦN THỨ NHẤT

    CHƯƠNG I

    ĐÈN trong mọi phòng đã tắt, mà ở buồng bên nó vẫn khóc, tiếng bà Nhân dịu dàng biết mấy, nhưng cũng chỉ làm nó xuôi tai được một lúc, rồi lại vẫn nức lên ngặt nghẽo. Giọng nó hầu như đã khản. Tiếng khóc khê nồng nặc. Có lẽ nó cũng sắp buồn ngủ.

    Nó là một con bé lên chín, mởi được đưa vào hồi chiều. Tôi không nhìn rõ mặt nó vì lúc ấy tôi phải chia cơm cho lũ nhỏ. Nhưng hình như nó ngoan lắm, vì nghe tiếng nó gọi mẹ mởi dễ thương làm sao. Nhất là lúc nó gọi chị Loan nó. Chắc chị Loan nó hiền lắm. Điều ấy làm tôi cũng ứa nước mắt. Vì tám năm trước đây cũng đã có lần tôi gọi chị Loan của tôi trong căn phòng ấy. Tám năm qua, tuy nhanh chóng nhưng làm tôi thay đổi biết bao. Dĩ vãng đối với tôi bây giờ như xa hẳn. Bởi vì tôi không muốn nghĩ và cũng không dám nghĩ tởi nữa. Hình ảnh những người thân yêu của tôi mờ đi nhiều quá. Không hiểu rằng tôi là người vô tình hay vì đau khổ đến quá nhiều với đời xấu số của tôi.

    Hôm nay tôi lại được nghe con bé gọi chị Loan, tôi muốn bật ra tiếng khóc. Nước mắt của tôi đã rớt đẫm mặt gối. Tôi xoav mình trên chiếc giường sắt nhỏ bé này không biết bao nhiêu lần rồi. Trong khi ấy quanh tôi, lũ trẻ đã triền miên trong giấc ngủ. Rẫy màn trắng chạy dài khắp gian phòng rộng thênh thang về đêm, dưới ánh đèn vàng vọt nom buồn một cách ray rứt. Tôi nghe thấy cả tiếng thở đều hòa của chúng nó. Tự nhiên tôi thấy tình thương chúng giạt giào đến xâm chiếm hồn tôi. Chúng tôi đồng cảnh ngộ mồ côi như vậy cả. Nhưng chúng tôi còn hơn con bé bên kia. Bởi vì chúng tôi đã quên được, hay đúng hơn là đã vượt được quãng thời gian đầu tiên, đau khổ nhất. Còn nó, nó vẫn còn nhớ mẹ, nhớ chị Loan của nó. Cho đến bao giờ nó mới quên được mẹ nó và chị nó đi. Nghĩ đến điều đó, tôi thấy thật là mai mĩa.

    Trằn trọc một giờ lâu, tôi tung cái mền và rón rén trở dậy. Tôi lén ra khỏi phòng để được ghé mắt nhìn vào buồng hên. Dưới ánh đèn nhạt, bà Phước Nhân vẫn nhẫn nại ngồi ôm nó vào lòng. Lúc này nó đã thiu thiu ngủ. Mắt nó còn ướt lệ. Mấy sợi tóc của nó còn dính chặt lấy hai bên má. Mặt nó nhem nhuốc quá, nhưng bầu bĩnh làm sao. Tuy nó ngủ, nhưng mồm nó vẫn còn mếu, thỉnh thoảng nó lại nấc lên khiến bà Nhân phải ghì nó vào lòng. Bàn tav nhỏ xíu của nó níu chặt lấy áo bà. Mặt bà rười rượi buồn, cúi xuống sát má nó. Bàn tav mềm mại của bà vuốt ve từng nẹp áo của nó, thì ra nó chưa được thay quần áo. Bởi vì nó vẫn mặc chiếc quần lụa đen, và cái áo cổ vuông thêu chỉ đỏ. Đáng lẽ ra tất cả những trẻ đã vào trong này là phải mặc bộ quần áo vải thô trắng may đều một loạt.

    Tôi tưởng tượng đến ngày mai, khi mặc bộ quần áo ấy, rồi đứng xếp hàng hai trong mọi công việc, từ lúc ăn, lúc chơi, đến lúc ngủ, chắc nó sẽ thấy lạc lõng, chơ vơ cũng như nó đã lạc lõng từ khi nó còn ở bên kia ngưỡng cửa Cô Nhi Viện này. Trạnh nhớ đến ngày mới vào của tôi cũng cùng một tâm trạng ấy, tôi lại ứa nước mắt. Lẳng lặng quay về phòng, tôi đinh ninh rằng sáng mai tôi sẽ xin cho nó ở trong «đội» của tôi săn sóc. Tôi sẽ yêu nó như chị Loan của nó yêu nó, cũng như chị Loan của tôi ngày xưa yêu tôi.

    Đêm hôm ãy, một đêm hiếm có, tôi thả lòng hồn tôi về dĩ vãng.

    Hôm sau tôi được biết tên nó là Phượng.

    Ba Phượng mất từ ngày nó còn bé. Phượng đã sống đầm ấm dưới tình thương của hai người mẹ : Mẹ nó và chị Loan nó. Nhưng Chúa không thương nó, nên đã cướp đi một lúc hai người thân yêu nhất. Mẹ nó và chị nó chết vi trúng mìn trong một chuyến xe đi cất hàng ở xa.

    Tôi xin được cho bé Phượng vào đội của tôi, tôi đem Phưọng đi tắm rửa. Biến cố nhanh chóng và phũ phàng qnả làm mặt Phượng trở nên ngơ ngốc, tuy bây giờ nó không khóc nữa. Nó hành động theo tôi như một đứa mất hồn. Khi thay quần áo cho nó, nó bảo tôi :

    - Chị giặt cho em rồi hôm nào đi học chị lại cho em mặc nhé.

    Lòng tôi se lại và tôi chĩ biết gật đầu. Tôi không dám cho nó biết nhiều về những lệ sống ở đây. Để nó tự hiểu dần dần có lẻ đỡ khổ cho nó hơn. Tôi xỏ vào bàn chân xinh xắn của nó một đôi guốc mộc. Nó hỏi :

    - Đôi dép đỏ của em đâu ?

    Tôi buộc lòng phải nói dối :

    - Thôi đi thế này tiện hơn. Dép đỏ đề đì chơi mới đi chớ. Dùng ở nhà phí mất em ạ.

    Và rồi lần này tôi thấy ân hận vì đã nói dối, tuy rằng trong cái khung cảnh chứa chan đau khổ này người ta chỉ dùng những lời nói dối để an ủi cho nhau. Tôi tự nghĩ, nếu tới chủ nhật, dẫn nó đi chơi tập đoàn, nó hỏi dép đỏ thì không biết tôi sẽ trả lời ra làm sao. Tôi mong rằng từ hôm nay đến hôm ấy nó sẽ quen với lối sống trong Cô Nhi Viện này.

    Bữa cơm hôm ấy bé Phượng không ăn được nhiều. Tôi không dám nói rằng cơm ở đây kham khô. Nhưng chắc rằng không thể bằng bữa cơm chiều chuộng ở nhà bé Phượng. Cho nên lúc ăn tráng miệng, tôi đã nhường phần chuối của tôi cho nó.

    Đáng lẽ ở đây tôi không được thiên vị một đứa nào, nhưng tôi đã làm trái với lệ ấy. Buỗi trưa tôi ôm bé Phượng vào lòng và kể chuyện Tấm Cám cho nó nghe. Tôi tưởng sẽ làm nó khuây khoả, nhưng trái lại, càng nói tôi càng gợi cho nó hình ảnh ở nhà. Nó nói:

    - Chị kể chuyện nghe giống chị Loan quá. Chị Loan em cũng hay kể chuyện cho em.

    Và rồi nó bâng khuâng. Tôi phải cắt đứt ý nghĩ của nó bằng cách dẫn nó ra hiên sau nói chuyện về cây cỏ, hoa lá. Đáng lẽ bà Phước Nhân sẽ trách tôi vì tôi không theo lệ ngủ trưa. Nhưng vi bé Phượng là đứa mới vào, cần phải an ủi nó, cho nên bà chỉ nhìn tôi bằng cặp mẳt hiền từ trước khi khép cánh cửa sổ buồng bà lại.

    Bé Phượng tỏ ra thông minh lạ. Nó biết nói chuyện và biết nhiều thứ. Chắc chị Loan nó học khá lắm nên nhiều khi nó có cái tò mò rất tế nhị, những câu hỏi vẫn ngây thơ mà sâu sắc. Điều đó làm tôi yêu nó hơn và tôi càng muốn thay chỗ của chị Loan trong lòng nó.

    Đến hai giờ, một hồi chuồng rung lên báo hiệu giờ vào học. Tôi phải tạm rời nó. Bởi vì tôi phải lên dậy lớp Nhứt mà Phượng chỉ mới học tới lớp Ba. Tôi dẫn nó về phòng và xếp vở cho nó. Nó hơi lạ rằng nó không được đến trường củ như trước nữa. Tôi thấy mặt Phượng có vẻ buồn buồn. Đưa nó vào lớp xong, tôi mới quay về lớp của tôi. Tôi thấy lòng bâng khuâng lạ, không biết tôi nhớ nó hay tôi lo cho nó bé bỏng giữa đám người xa lạ.

    Mải suy nghĩ như vậy làm tồi lơ đãng đi mấy phút. Đến khi tiếng nói chuyên xì xào ở bàn dưới vang lên tôi mới lấy lại được thăng bằng.

    Hôm nay tôi cho chúng nó viết bài chính tả "Tương lai" của Nguyễn Bá Học. Tôi tự nghĩ không hiểu làm sao tôi lại chọn cho chúng nó bài ấy. Tôi biết giảng cho chúng nó những gì đây ? Bởi vì với chúng nó thì tương lai là cái gì. Chúng nó học nhiều, hiểu nhiều, biết nhiều rồi đời chúng nó sẽ ra sao ? Hay cũng tại như tôi sống âm thầm trong bốn bức tường trắng này để lại kế tiếp dậy dỗ những trẻ mồ côi đến sau, để trả nợ những ngưởi đi trước. Nghĩ đến đó tôi thấy tôi thấp quá. Nhưng suy cho cùng thì tình cảm con người đều như thế cả. Ai mà mong vùi cả đời mình vào chốn tối tăm nàv. Tôi muốn phát khóc vì chính tới đang ở trong cái tối tăm ẩy.

    Cho nên lời giảng của tôi hôm nay ngượng nghịu lạ. Vạch ra những sự cố gắng nỗ lực ngày hôm nay để xây dựng một tương lai rạng rỡ, tôi thấy như tôi đã nói dối chúng nó, đã vẽ cho chúng nó cái viễn tượng mà chúng nó không bao giờ được huởng. Tôi rất khổ tâm về công việc làm như vậy. Thì ra những ngày trước, những năm trước tôi đã nói, đã làm và đã suy nghĩ như một cái máy.

    Tôi bâng khuâng tự hỏi không hiểu vì lý do gì đã làm thay đổi lòng tôi một cách nhanh chóng đến thế. Rồi nghĩ đến chị Loan của bé Phượng, đến chiếc áo cổ vuông thêu chỉ đỏ, và đôi dép đỏ của nó, không hiểu màu đỏ mà chị Loan thích cho nó dùng có phải là màu hảo hức của người con gái đến thì không ?

    Cứ mải suy nghĩ như vậy, tôi đâm ray rứt suốt cả buổi học.

    Đến tối, tôi tim bà phước Nhân thú rõ tất cả những ý nghĩ của tôi về bài giảng ngày hôm nav. Bà suy nghĩ giây lâu rồi bảo tôi "

    - «Con quan nệm như vậy thì hẹp hòi quá. Cuộc sống có tương lai đâu phải chỉ ở sa hoa, vật chất, ở danh vọng tiếng tăm. Tương lai đâu có phải chỉ ở sự thành công trên đường đời. Con học rộng, con biết nhiều, con hiểu rỏ nhiệm vụ của con dưới chân Chúa, con luyện linh hồn con sao cho được gần Chúa, con hành động sao cho xứng đáng là con Chúa, con xoa dịu được sự đau khổ nhọc nhằn của những tôi con Chúa, như vậv tức là đã nắm được sự sống cao đẹp, đã đến gần được con đường dẫn tới Chúa rồi. Ta tưởng cái phần thưởng ấy lấy gì mà so sánh cho được.

    Và rồi bà nói nhiều, nói rất nhiều, nhưng tôi không nghe thấy gì nữa, tôi chỉ gục đầu xuống khóc rưng rức. Tôi không ân hận về những điều tôi nghĩ ban chiều, vì lòng tôi còn trẻ quá, đời tôi chưa được nếm mùi khát vọng, tuổi tôi bầy giờ mới chớm nở yêu đương, làm sao tôi có ý nghĩ thanh cao được như bà. Cho nên tôi khóc. Tôi khóc thương cho tất cả những thiếu nữ cùng cảnh ngộ, cùng lứa như tôi. Nhưng tôi không dám nói ra cái ý nghĩ ấy cho bà phước Nhân nghe, tôi chỉ biết dấu kín ở trong lòng. Có nhiều sự thật mà chẳng ai có thể thổ lộ ra ngoài. Lần ấy là lần đầu tiên bà phước Nhân không giải quyết được cho tôi nỗi thắc mắc, bởi vì nó thuộc về một khía cạnh tâm lý của những con người mới trưởng thành như tôi mà không thuộc phạm vi đạo lý của bà.

    Từ giã bà phước Nhân với tất cả tan nát, tôi về phòng học. Lúc ấy trong phòng lao xao như ong vỡ tổ. Hơn một trăm mái đầu đổ bóng lẫn lộn lên những nếp tường vàng vọt.

    Chúng nó đang gào bài như cuốc kêu. Tôi đảo mắt tìm bé Phượng, nhưng không thấy nó. Tôi vội vã bước ra hiên sau. Dưởi ánh đèn héo ủa từ sân chiếu chếch vào, tôi thấy bé Phượng đang ôm gối ngồi trên Ian can nhìn lơ đãng ra ngoài phố. Mắt nó đen lay láy và hình như ướt lệ. Hình dáng nhỏ xíu của nó thu thu bên cột gạch. Trước khoảng sân bao la, rộng rãi với những bức tường trắng chạy dài, tôi cảm thấy nỗi trơ trọi của nó vô cùng. Rồi hình ảnh mẹ nó, chị Loan nó, người thiếu nữ tôi; không hao giờ gặp mặt nhưng chắc là đẹp lắm, hiện ra lờ mờ trong óc tôi. Tôi thấy thương Phượng lạ. Tôi muốn phát khóc. Lúc ấy tôi như quên hẳn cảnh ngộ của bé Phượng. Tinh yêu thương Phượng lại rạt rào trong lòng tôi, và bây giờ tôi lại thấy bà Nhân nói đúng.

    - Con hành động sao cho xứng đáng là con Chúa, con xoa dịu được tất cả sự đau khổ, nhọc nhằn của những tôi con Chúa, như vậv là con đã nắm được sự sống cao đẹp, đã tới gần được con đường dẫn tới Chúa rồi. Tôi muốn chạy ngay vào phòng bà phước Nhân để dược ôm lấy chân bà, để mà khoe, để mà tạ lỗi,

    nlưng tôi lại ghì bé Phượng vào lòng. Óc tôi thoáng qua một ý nghĩ. Đáng lẻ tôi cầu xin sự che chở của bà phước Nhân cho linh hồn yếu ớt của tôi, thì tôi lại đem sự yếu ớt ấy che chở cho bé Phượng. Nhưng có lẽ Phượng không thấy rõ sự trái ngược ấy, mà nó vòng tay qua tôi như níu lấy một sự gì vững chắc lắm. Mồm Phượng mếu đi. Tôi chắc nước mắt của tôi làm nóng má nó nên nó mới giơ bàn tay xinh xắn lên sờ vào mi mắt lôi. Thấy tôi khóc, bàn tay nó bỗng như thẫn thờ, rồi dừng lại trên má tôi, vuốt ve. Tôi định an ủi nó khồng ngờ chính nó lại là người an ủi tôi. Cặp mắt đen láy của nó mở to ra nhìn tôi. Tôi cúi xuống hôn lên cặp mẵt nó. Đây là cái hôn nồng nàn đầu tiên trong đời tôi. Cái hôn dâng lên tự đáy lòng, tôi biết rằng tôi không hôn Phượng, tôi chỉ trút lên nó tất cả nỗi mê đắm của lòng tôi. Nhưng hôn Phượng xong, tôi ngượng ngùng hỗ thẹn. Bên sự đau khổ của nó, tôi không muốn có một ý nghĩ mờ ám cho riêng tôi. Nếu nó biết sự thật ấy, nó sẽ nghĩ thế nào về tôi ? Nhưng nhìn lại, tôi thấy hơi yên tâm vì Phượng còn bé quá. Nó đâu có hiểu được những điều khúc mắc như thế.

    Tôi ôm chặt Phượng vào lòng, dấu mặt tôi vào một bên tóc nó. Tôi không muốn nhận rằng trong thâm tâm lúc ấy, tồi đang cần một sự tha thứ. Sự tha thứ hình như khng phải của riêng một mình Phượng, mà lẫn lộn cùa cả chính tôi và nhiều nữa. Sự cầu xin to lớn quá khiến tôi không dám nghĩ ra.

    Sau phút giây ấy, cả hai chúng tôi cũng lơ đãng nhìn ra xa. Qua bức tường trắng cao ngất, bên kia là cuộc sống ồn ào, hổn loạn. Tuy đây là nơi đa khuất, thế mà âm thanh nhộn nhịp của thành phố vẫn còn mơ hồ vẳng lại. Tôi có cảm tưởng rằng tất cả chúng tôi đang ở trong một thế giới riêng biệt, xa xôi, cái thế giới mà không bao giờ chúng tôi có quyền nghĩ đến những cải gì ở bèn kia bức tường trắng. Cuộc sống của chúng tôi là cuộc sống âm thầm, cô quạnh, ngày lại ngày, mòn mỏi mà không cỏ tương lai.

    Ý nghĩ đó lại khiến tôi nhớ đến câu chuyện ban chiều và bà phước Nhân. Tôi nhăn mặt lấy ngón tay cấu lấy trán. Sao tâm tư tôi hỗn loạn như thế này. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mả không biết bao nhiêu ý nghĩ mâu thuẫn trong đầu tôi.

    Tôi thấy khô sở lạ lùnh. Bé Phượng tưởng tôi mệt nên rủ tôi vào phòng. Tôi bước theo nó như một cái máy. Không hiêu rằng từ đó, nó cần tôi cần nó...

    BUỔI sáng hôm ấy có một bà to béo phúc hậu đến tìm bà phước Nhàn. Hai người nói chuyện vói nhau lâu lắm. Và gần nửa giờ sau, bà Nhân dẫn bà ta vào phòng ăn. Lúc ấy vào giờ ăn sáng. Trên hai dãy bàn dài, hơn một trăm đứa trẻ láo nháo khua bát, khua thìa ầm ĩ. Tôi đang giúp bà phước Tâm múc cháo cho chúng nó. Thấy hai người vào kéo bà Tâm ra xì xào, tôi đoán ngay là bà ấy muốn xin một đửa con nuôi. Lòng tôi se lại. Ở trong này đã diễn ra không biết bao nhiêu lần cái cảnh ấy. Có đứa ra ngoài được trót lọt, có đứa năm sáu tháng sau lại vất vưởng trở về. Mặc dầu mẹ nuôi nó đã phải cam đoan đủ mọi điều.

    Vừa trông nom cho chúng nó ăn, tôi vừa kín đáo dò xét bà ta. Mặc dầu bà ta có vẻ phúc hậu nhưng tôi không cảm thấy vẻ gì là tình mẫu tử thoát ra ở con người ấy. Tuy vậy tôi không phải là người có quyền đâv. Tôi cũng chỉ là những đứa trẻ mồ côi như chúng nó. Sự ngăn cản một đứa thoát ra khỏi chốn này đối với tôi là một tội. Mắt bà ta đảo khắp phòng, xét nét từng đứa một, như thể chọn một món hàng. Tôi thấy lòng tràn ngập mai mỉa. Nhưng lũ trẻ thì khác. Chúng nó mong được bà ta đễ ý đến. Những cặp mắt ngây thơ, đen lay láy của chúng nhìn bà ta như hy vọng. Tôi biết chúng nó cũng mong được thay đổi cái không khí độc điệu này lắm.

    Nhưng có nhiều đứa thất vọng, vì bà ta chỉ một đứa đang húp cháo ở cuối phòng. Nó là con Nguyệt, một đứa khảu khỉnh và ngoan ngoãn. Mặt nó không dấu được vẽ bối rối khi thấv các bà phước gọi đến tên nó. Nó rụt rè bước ra khỏi bàn và không thấv rằng con Dung ngồi bên cạnh nó, thò tay ra nháy nó. Tôi hiểu nỗi lòng con Dung khi đọc những tia mắt lo âu, buồn bả của nó nhìn theo con Nguyệt.

    Hình như con Nguyệt nửa muốn ra ngoài và nửa tiếc rẻ cuộc sống ở đây. Nó với con Dung là hai con bạn thân với nhau lắm. Ít khi tôi thấy chúng nó rời nhau. Bởi vậy, khi bà phước Nhân hỏi ý kiến nó, nó chỉ ngập ngừng. Biết tâm trạng của nó cũng như tất cả những đứa khác mới được xin ra, bà Nhân khòng đợi nó trả lời, mà kéo tay nó ra khỏi phòng. Chân nó ríu lại, nó bước theo bà như một cái máy, và hình như nó muốn quay lại nhìn con Dung lắm. Nhung nó đã bị kéo đi khuất cánh cửa phòng.

    Trong này con Dung đã bắt đầu khóc. Nó bỏ bát cháo đang ăn dở mà úp mặt vào một góc tường. Chân nó dẫm xuống đất đành đạch. Nó gọi tên con Nguyệt mấy lần. Lòng tồi quặn lại.

    Tôi thương nó vì nó đã bị cướp mất đi một nguồn an ủi. Mà thiếu nguồn an ủi thì có thể héo lòng được ở chốn này.

    Cả ngày hôm ấy tôi phải xa bé Phượng đề săn sóc con Dung vì nó sốt. Tôi không ngờ tình cảm của chúng nó đối với nhau nặng thế. Nó không gọi tên con Nguyệt như hồi sáng nữa. Bây giờ nó nằm thừ trên giường, mắt giương lên đỉnh màn buồn bả. Mọi ngày nó thích nghe tôi kể chuyện, nhưng bây giờ nó chỉ thỉnh thoảng nhếch mép làm vui lòng tôi. Tay nó mân mê cỗ chuyền bằng que kem mà nó vẫn choi với con Nguyệt. Thỉnh thoảng tôi lại thấy nó ứa nước mắt.

    Đến tối, tôi khuyên nó nên gượng dậy đễ đi nghe bà Nhân giảng vì hôm ấy là ngày thứ năm. Nó ngoan ngoẵn theo tôi. Tuy rằng đi trong hàng ngũ, nhưng tôi vẫn kèm sát với nó. Ngồi ở hàng ghế trên giảng đường, tôi cũng ở bên cạnh nó.

    Hôm nay bà Nhân kể cho chúng nó nghe chuyện của Thánh Saint Georges giết rồng nền chúng nó dương tất cả những cặp mắt lên nghe. Bây giờ tôi mới thấy mặt con Dung rạng lên một tí. Rồi bà Nhân khuyên chúng nên có tâm hồn rộng rải, nên có lòng nghĩa hiệp và can đảm.

    Câu chuyện vừa rứt thì chúng nó bắt đầu quì xuống đọc kinh. Bóng chúng nó đổ dài trên vách. Trên những nét mặt ngây thơ, tôi thấy rạng một niềm tin. Đầu chúng nó kính cẩn cúi xuống, hàng trăm cái miệng xinh xắn đọc đều một loạt. Tôi tự nghĩ rằng không hiễu cái không khí trang nghiêm này làm chúng nó nâng cao tâm hồn hay là bop chết tính tình tự nhiên mà tuổi chúng nó đang nẩy nở.

    Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc không ngủ. Tôi không ngờ bao nhiêu năm lòng tôi lặng lẽ được mà sao bây giờ xáo động dữ dội như thế. Tôi trưởng thành chăng ? Tôi khao khát yêu đương chăng ? Hay là vì đau khổ diễn ra quanh tôi quá nhiều.

    Tôi không dám trả lời một câu nào, vì có lẽ là tất cả...

    MỘT buổi sáng chủ nhật, tôi cùng bà phước Tâm phải dẫn bọn trẻ đi chơi vườn hoa. Chúng tôi xếp hàng tư dài một dọc. Tiếng nói, tiếng cười ríu ra, ríu rít. Cả một tuần chúng nó chỉ chờ có một ngày hôm nay. Đứa nào cũng mặc một bộ quần áo vải trắng mới giặt. Nếp vải thô không là, nhăn và kêu sội soạt. Nhìn những bàn chân xinh xắn trong chiếc quai guốc trắng phau, tôi chắc hôm qua trong giờ tắm rửa chúng nó đẵ đánh kỹ lắm. Thì ra chúng nó vẫn muốn điệu, vẫn muốn đẹp, mặc dầu bộ quần áo và đôi guốc của chúng nó chẳng diện chút nào. Điều ấy làm tôi nghĩ rằng ở bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng có cái vui của người ta.

    Riêng lôi, tôi thấy ngao ngán lạ. Tôi cũng mặc một chiếc quần trắng và một chiếc áo dài trắng. Chiếc áo rộng rãi. Không có kiễu, không có "co", dài va rộng lụng thụng. Ngày trước, cũng bộ áo ấy nó che được thân hình thon thon và bộ ngực nở nang cua tôi, tôi thấy thật là kín đáo. Nlưng bây giờ, tôi lại thấy bất mãn. Nhưng nghĩ rằng thân phận tôi là đứa mồ côi, đứng trong hàng ngũ mồ côi, cuộc sống âm thầm bên trong bốn bức tường trắng nên tôi lại không dám mơ mộng xa xôi.

    Tôi theo chân bọn trẻ bước đi một cách chán ngán. Trăm mắt thiên hạ nhìn chúng tôi. Những lần trước, tôi thản nhiên một cách lạ. Nhưng dạo này, tự nhiên tôi lại thấy bối rối. Tôi mất cả sự bình tĩnh, lòng tôi hoang mang. Tôi không dám nhìn thẳng vào bất cử ai qua đường. Tôi muốn mặt tôi bớt đỏ đi, vì hình như má tôi nóng lắm. Tôi phải kéo cải nón nghiêng đi cho sụp xuống tận nửa mặt. Giá những lúc này tôi được nằm úp lêu giường, để được khóc lên rưng rức thì hả cho tôi biết mấy.

    Bé Phượng hình như quên mất tôi. Nỏ đi ở bàng trên, tay huyên thuyên chỉ trỏ. Điều đó làm bà phước Tâm không bằng lòng mấy. Cuối cùng bà phải ghé vào tai nó nói mấy câu. Tôi thấy mặt nó xịu xuống. Từ đây nó trở nên ít nói và cắm cúi đi. Tôi chắc nó chỉ nhìn xuống đất và nhở đến nhà nó. Có lẽ nó cũng nghĩ đến đôi dép đỏ mà tôi đã hứa cho nó mang ngày nào. Vườn hoa hôm nay đông như mọi ngày. Đủ loại màu áo, đủ các hạng người qua lại. Trẻ con chạy tung tăng, hò hét. Bầu không khí náo nhiệt khác hẳn cuộc sống trầm lặng ở trong viện.

    Bọn mồ côi chúng tôi được dồn vào một bải cỏ. Chúng nó chỉ được chơi trong phạm vi ấy. Tôi cố tìm chỗ khuất nhất và quay lưng về phía đông người. Tôi rủ mấy đứa ngồi lại nghe tôi kê chuyện, để mặc bà phước Tâm săn sóc lũ trẻ đằng kia. Tôi biết làm như vậv là thiếu bổn phận với chúng nó, nhưng tôi muốn tránh xa tất cả mọi cặp mắt nhìn tôi. Tôi không hiểu lại sao tôi lại trốn tránh như vậy.

    Nhưng câu chuyện tôi kể chỉ được chúng nó nghe có một lúc. Chán rồi, chúng nó bỏ ra nhẩy giây với lũ trẻ. Chỉ có Phượng là vẫn ngồi bên tôi, Bé Phuợng thông minh lắm. Nó biết tôi buồn nên nó gợi chuyện cho tôi nói. Nó kể chuyện chị Loan nó vởi tất cả nhiệt thành. Tuy vậy, tuyệt nhiên nó không tỏ ra ve gì là buồn. Tôi không tin rằng nó dễ quên thế, mà tôi chắc rằng nó đã dìm tâm sự của nó vào một cuộc sống riêng. Cái cuộc sống âm thầm chỉ sống trong những đêm thao thức. Lúc ấy tôi thấy bé Phượng chẳng bé ti nào. Nó cũng có vẻ đứng đắn rồi. Cho đến hôm nay tôi mới nhìn kỹ mặt nó lần thứ hai. Nó hơi gầy đi, má bớt bầu bĩnh, và hình như cặp mắt của nó có một vẻ gì người lớn ở bên Irong,

    Tôi nghĩ lại điều đó lần thứ hai khi trên đường về có tiếng gọi tên bé Plurợng. Nó nhớn nhác nhìn quanh rồi tự nhiên đầu nó cúi xuống và cắm củi đi. Thì ra bạn học nó đã nhận ra nó. Có lẽ nó cảm thấy cải tủi nhục khi phải xếp hàng ngũ đi một dẫy dài trong bộ quần áo mồ côi này. Cuộc sống của nó bâv giờ với cuộc sống của nó ngày trước là cả hai sự riêng biệt. Ý thức được điều đó, tức là nó đã khổ trong căn nhà Phước Thiện kia rồi.

    Sự săn sóc chu đáo, giọng nói hiền từ của các bà phước, sự vui vẻ của cuộc sống lầp đoàn không đủ xóa bỏ được trong óc nó ý nghĩ rằng nó là đứa trẻ mồ côi. Cái tâm trạng ấy đã âm thầm dấu kín trong hầu hết bọn trẻ ở đây.

    Đêm hôm ấy tuy nó vờ ngủ, nhưng rờ vào mặt nó, tôi lại thấy đẫm lệ. Nó đã biết khóc thầm tức là nó đã hiểu cảnh ngộ của nó lắm rồi.

    Ngao ngán, tôi bâng khuâng đứng tựa cánh cửa nhìn vào đêm trời không trăng sao. Tôi nghĩ rằng khoẳng đất con con chật hẹp ở góc thành phố này là một thế giới xót xa, đầy nước mắt.

    Giây phút vớ vần của tôi bị bà phước Nhân bắt được. Bà trách tôi đạo này mơ mộng, và bà bắt tôi phải cầu kinh dưới chân Chúa...

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG II

    LÒNG tôi chưa dịu được bao nhiêu thì lại sảy ra câu chuyện Liễu bỏ nơi này trốn đi. Liễu là bạn cùng groupe với tôi. Nàng giúp bà phước Hòa trông coi lũ hài nhi bên san số 4. Trong lớp học, Liễu là người hiểu tôi nhất. Nàng có đôi mắt to, đen, và thông minh lạ thường. Tôi vẫn phục nàng là người minh mẫn hơn lôi. Vì những bài toán sin,cos về trigo mà bà phước Hạnh ra trong lớp, tôi vẫn phải nhờ Liễu giảng lại một lần nữa mới thấu đáo. Liễu có một vẻ đẹp thùy mị, nết na, nhất là những lúc nàng buồn, cái buồn sâu sắc, kín đáo chứ không sôi nổi như tôi.

    Hai năm về trước, Liễu ở với một bà thím. Cha mẹ nàng mất sớm. Năm mười bảy, nàng bị ép lấy một ông đội góa, trong khi nàng yêu một thanh niên cùng Iớp. Bởi vậy Liễu trốn ra khỏi nhà dễ xin vào đây. Trong những ngày đầu. Liễu nhất định đòi đi tu. Nhưng nàng còn phải trải qua một thời gian dài thử thách. Hơn nữa, hình ảnh người yêu của Liễu chưa phai mờ trong óc nàng. Những lần tâm sự với tôi, Liễu cho tôi biết tên chàng là Hoan.

    Nếu câu chuyện chỉ có thế thì Liễu đã an phận với công việc hàng ngày của mình để ấp ủ mối tình lý tưởng. Nhưng trời chớ trêu đã đẩy Liễu xuống một hố sâu đen tối hơn nữa. Bởi vì khi dò biết nàng vào trong này, Hoan đã gửi rất nhiều thư cho Liễu. Và lẽ dĩ nhiên rằng không một lá thư nào đến tay nàng cả. Tất cả thư từ ở ngoài lọt vào đây đều qua phòng bà Nhân kiểm duyệt. Tai hại cho Liễu vì luật lệ khắt khe và tính tình khắc khổ của các bà phước, vô tình mối duyên của nàng đã bị bóp chết.

    Cho nên một hôm cuối tháng trước, Liễu được bà phước Nhân gọi lên văn phòng tính sổ chi thu thay cho bà Nguyên ốm nặng. Vô tình, Liễu đã tìm được một bức thư cuối cùng của Hoan trong tập hồ sơ để dưới ngăn kéo. Lá thư đề ngày hai mươi chín tháng tư năm ngoái. Tính ra đã được một năm, bốn tháng. Tôi xin mạn phép Liễu chép ra đây :

    Hà-nội ngày 29 tháng 4 năm...

    Thân gửi Liễu

    Không hiểu làm sao từ khi gửi Liễu những lá thư trước, tôi có cảm tưởng rằng tôi đã được yêu. Và một tháng qua tôi đã sống trong niềm vui cuồng nhiệt của kẻ được yêu. Bao nhiêu mộng đẹp liên tiếp sống êm đềm trong óc tôi từng giờ, từng phút.

    Nhưng cho đến bây giờ tôi mới biết tôi nhầm. Thái độ im lặnq cùa Liễu đã làm cho tôi biết rằng tôi chỉ là người xa lạ trong tâm hồn Liễu. Đau đớn lắng mãi trong tâm tư tôi, nhưng tôi không bao giờ trách Liễu, vì chắc Liễu giờ này đã tìm thấy nguồn vui dưới chân Chúa.

    Thế là hết một tháng qua. Một tháng xoa dịu hồn tôi biết bao nhiêu. Chỉ tiếc rằng ngắn ngủi quá. Tuy vậy, tôi sẽ chẳng bao giờ quên dược những giờ phút êm đềm đó.

    Vĩnh biệt Liễu ! Vĩnh biệt Liễu thân yêu nhất của đời tôi. Mong Liễu quên tất cả những lời lẽ trong thư mà tôi gửi lần trước và mong Liễu tha thứ cho tôi. Đó là lời cầu mong cuối cùng của tôi. Từ nay trong cuộc sống tình cảm của tôi, luôn luôn bao giờ cũng cầu mong cho Liễu tìm thấy lẽ sống vững bền trong bốn bức tường trắng cao ngất ấy.

    Chúc Liễu vui mạnh và vững chí trên đường tìm đạo.

    Người đã vui, đã buồn vì Liễu

    HOAN

    Tôi không cần phải nói, chắc độc giả cũng đủ hiểu rằng Liễu của tôi khóc biết bao nhiêu. Tâm tình nàng thay đổi hẳn. Trước nàng dịu dàng bao nhiêu thì bây giờ hằn học bấy nhiêu. Nàng căm thù tất cả các bà phước. Suốt một ngày nàng nằm khóc lên rưng rức và bỏ tất cả công việc. Liễu đã đi đến một độ liều lĩnh, và một hôm nàng trốn ra để không bao giờ trở lại.

    Biết tin ấy bà phước Hòa thở dài không nói, bà phưóc Hạnh nhún vai ra vẻ khinh bỉ, chỉ có bà phước Nhân là thay đổi nét mặt. Có lẽ bà ân hận điều bà đã làm.

    Tối hôm Liễu đi, có hai người lại quì dưới chân Chúa cầu nguyện cho nàng tới khuya. Đó là bà Nhân và tôi. Những lời cầu xin của chúng tôi không đến tới tai Chúa. Vì ba tháng sau tôi nhận được mội lá thư của Liễu. Trong ấy nàng kèm cả lá thư của Hoan và kể lại cho tôi nghe mối tình oan trái.

    Và Liễu báo tin cho tôi biết rằng Liễu đã không gặp người yêu. Nàng đã đi làm gái nhẩy.

    Đọc hàng chữ thân yêu của Liễu tôi muốn khóc nhưng không còn nước mắt. Lòng tôi tan nát đến cùng độ rồi. Suốt hai ngày, tôi quên cả bé Phượng, quên cả tâm sự của tôi. Tâm trạng của tôi như tâm trạng một người ngơ ngẩn.

    TÔI lấy lại được thăng bằng vào một buổi sáng đẹp trời. Nắng giãi vàng trên bồn hoa sân trước. Những nếp tường trắng toát chạy dài trong nắng sớm. Qua mội đêm ngủ thiếp đi. tôi trở dậy, thấy người đỡ mệt mỏi. Như thường lệ, tôi xuống giúp bà phước Tâm chia cháo cho lũ trẻ, rồi đưa bé Phượng xuống phòng nữ công. Xong công việc, chuông mới reo báo giờ của lớp tôi vào học. Sự vắng mặt của tôi hai ngày qua làm bà Hạnh có vẽ khó chịu. Bà nhìn tôi như cho tôi là đồng loã với Liễu. Nghe chị Giang kể lại thì hôm qua và hôm kia, câu chuyện của Liễu đã đươc bà Hạnh đem ra làm đầu để giảng luân lý cho cả lớp. Tôi tưởng tôi đã thoát được cái nạn ấy thì bà ta lại soi mói một lần nữa.

    Sau khi giảng chán chê thế nào là công, dung, ngôn, hạnh, thế nào là bổn phận của người thiếu nữ, thế nào là sự hư hỏng của việc đi theo trai, thấy tôi vẫn hờ hững, bà nhìn tôi giận dữ :

    - Chị Quỳnh ! Chị nghĩ thế nào về câu chuyện ấy. Tồi coi chị có vẻ chán ngán về những lời tôi giảng lắm phải không ? Chị nói đi, chị nghĩ thế nào về câu chuyện cô Liễu ?

    Người tôi run lên vì giận dữ. Tôi biết bà ta trù tôi. Mới đầu tôi muốn gây sự êm đẹp để giữ vững kỷ luật ở đây. Nhưng trước sự đau khổ của Liễu; tôi muốn không ai có quyền đả động đến Liễu. Bởi vậy tôi đứng dậy nói hết với tất cả lòng mình.

    - Thưa bà, em đồng ý với bà rằng trên phương diện đạo lý, hành động của Liễu là hành động vi phạm đến luật lệ ở đây. Nhưng hoàn cảnh của Liễu không thể lấy đạo lý mà xét. Liễu đã làm theo tình cảm. Tuổi của Liễu là tuổi bồng bột, mới yêu đương, làm sao lòng Liễu chín chắn được như lòng bà.

    Không hiểu sao hôm ấy tôi nói bạo thế. Tôi nói ra những lời mà không một ai dám nói. Bà phước Hạnh cũng như tất cả nữ sinh trong lớp đều tròn mắt nhìn tôi kinh ngạc. Rồi mặt bà Hạnh đang đỏ ửng trở nên sám ngoẹt đi. Tôi biết điều đó nhưng tôi không cần. Tôi biện hộ cho Liễu say mê như là tôi giãi tỏ lòng tôi. Tôi nói lên lòng của Liễu tức là tôi nói lên lòng tôi. Bao nhiêu u uất, bao nhiêu hậm bực, bao nhiêu tủi nhục của những thiếu nữ bạc phận như tôi, tôi đều trút ra hết. Và khi nói xong, tôi thấy mệt lả. Trong một giây phút bồng bột tôi đã làm quá sức của tôi, quá cái giới hạn khắt khe của chốn này. Rồi tôi ngồi xuống, gục đầu vào cuốn vở khóc lên rưng rức. Tôi không còn nghe thấy tiếng lao xao của các bạn, tiếng giận dữ của bà phước Hạnh. Mang máng bên tai, tôi nghe hình như bà ta nói nhiều lắm. Buổi học vì thế phải bỏ dở vì bà Hạnh không thể giảng bài được nữa. Tôi lảo đảo theo Giang về phòng.

    Lúc ấy mới hơn chín giờ, lòng tôi tan nát quá. Bao nhiêu tư tưởng quay cuồng trong óc tôi. Tôi nghĩ đến Liễu, đến tôi, đến Phượng, đến tất cả những người đồng cảnh ngộ như tôi. Rồi hình ảnh bà phước Nhân, bà Tâm, bà Hạnh và tất cả những lề lối sống chật hẹp, u uất ở đây hiện ra và biến đi không biết bao nhiêu lần. Sự hoang mang, sự tủi nhục, và hối hận đến xâu xé lòng tôi. Cả buổi sáng hôm ấy tôi bỏ cả công việc. Cho đến khi nghe tiếng lao xao của lũ trẻ sau giờ tan học, tôi mới trở dậy, vì tôi không muốn cho chúng nó thấy rỏ tâm trạng của tôi. Tôi vuốt lại đầu trước một tấm cửa kính. Tôi thấy mặt tôi hốc hác mắt thâm quầng. Nhưng lần này tôi không dám nghĩ gì cả...

    Bé Phượng đến vói tôi với một nụ cười tươi như hoa. Tháng này nó lại đứng thứ nhất. Nó ôm lấy cổ lôi, nói huyên thuyên một lúc, rồi như nhận ra mắt tôi còn ngấn lệ, nó ôm lấy tôi thủ thỉ :

    - Chị thương em lắm phải không ? Chị đừng buồn nhé, em vẫn vui đấy thôi.

    Tôi chỉ áp má tôi vào má nó mà không đáp.

    Buổi chiều hôm ấy khi đã lên đèn, bà Nhân mới cho gọi tôi. Tôi ngập ngừng bước ra cửa. Bây giờ thì tôi hoang mang lắm rồi. Óc tôi chẳng có gì chủ định. Tôi bước vào cửa buồng bà với một sự hoang mang. Nhưng rồi tôi nghĩ rằng việc gì đến nó sẽ phải đến. Mà cũng vi vậy, tôi lại cảm thấy vững lòng hơn.

    Bà Nhân đón tôi với một vẻ mặt lạnh hơn mọi ngày. Bà không nhìn tôi, nhưng giơ tay chỉ hiệu cho tôi ngồi xuống một cái ghế. Tất cả căn phòng chìm trong yên lặng. Bà ta đang lâm râm cầu kinh. Hành động của bà như vậy càng làm mềm lòng tôi hơn. Nhất là kkung cảnh tịch mịch lúc bấy giờ sao mà bi thảm thế. Qua khung kính cửa sổ, bên ngoài trời ngả mầu tím sẫm. Những bức tường dài nằm im lìm dưới ánh đèn vàng vọt. Âm thanh ở thành phố vẳng về nghe mơ hồ quá. Bải cỏ rộng nênh mông đàng trước mang một vẻ chán nản đến rợn người. Lòng tôi se lại và thấy lúc ấy là lúc tốt nhất để bà Nhân kéo tôi về chân Chúa. Tôi lo lắng nhìn bà. Giây lâu bà mới dịu dàng kéo tôi lại và êm ái bảo :

    - Quỳnh ! Ta đã biết câu chuyện buổi sáng và hiểu rõ tâm trạng của con. Con khao khát không khí bên ngoài lắm phải không ? Con có muốn ra ngoài không ?

    Tôi không ngạc nhiên về câu nói ấy. Tôi thừa rõ bà ta nói như vậy vì bà biết tôi không bao giờ dám xin ra. Sự thoát khỏi cánh cổng sắt cao vòi vọi kia đối với tôi là một sự xa xôi quá. Viễn vọng sự khao khát cuộc sống bên ngoài chỉ như một cái bóng chập chờn trước mắt tôi, khi ẩn, khi hiện, tôi chỉ thấy mà không nắm được, không bao giờ nghĩ đến chuyện nắm được.

    Sự im lặng của tôi làm bà có cử chỉ thân mật với tôi hơn. Bà kéo tôi ngồi xuống mép giường của bà để suốt buổi tối hôm ấy bà kể chuyện cho tôi về tâm trạng hai mươi mấy năm về trước của bà. Bà vạch cho tôi thấy những nỗi khổ của người đi lầm đường và xa Chúa, sự bất hạnh của những kẻ không dâng linh hồn cho Chúa. Nhưng những lời ấy tôi nghe đã bao nhiêu lần rồi. Bởi vậy tôi chỉ cảm thấy lòng tôi lúc ấy trơ lạ. Lời khuyên của bà không rung động được lòng tôi nữa. Óc tôi miên man theo đuổi từ tư tưởng này sang tư tưởng khác, có lúc rối như mớ bòng bong có lúc trở nên loãng, rất loãng đến độ mà tôi tưởng óc tôi không chứa một cái gì nữa.

    Gần mười giờ, bà cho phép tôi về phòng sau khi ân cần dặn tôi phải cầu kinh để tìm được niềm tin dưới chân Chúa.

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG III

    THÁNG tám năm ấy, chúng tôi sửa soạn làm lễ kỷ niệm ngày thành lập Cô Nhi Viện. Sự sửa soạn của chúng tôi có tính cách quan trọng. Bởi vì nhân dịp ấy, chúng tôi còn quyên tiền của những quan khách được mời tới dự. Bà Nhân đã thảo chương trình từ một một tháng trước. Buổi hôm đó sẽ đầy đủ cả Ca, Vũ, Nhạc, Kịch. Lớp Nhất của tôi phải phụ trách đóng một vở. Tôi băn khoăn mãi về cái đề tài tôi sẽ chọn cho chúng nó. Dĩ nhiên rằng trong tạp chí "Cœur Vaillani" lưu hành trong trường không thiếu gì đề tài khuyến khích lòng can đảm của tâm hồn trẻ. Nhưng bà Nhân lại muốn nhằm vào lòng từ thiện của các vị quan khách, cho nên vở kịch phải có tính cách tuyên truyền. Bởi vậy tôi phải lên tìm Hồng, người bạn thường có nhiều sáng kiến của lớp tôi. Hồng viết cho tôi một vở kịch, trong đó tả nỗi khổ của em bé mồ côi, bơ vơ trong một đêm mưa gió, cầu mong sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và cuối cùng em đó được đưa vào trại Cô nhi này. Tôi không hài lòng lắm về vở kịch đó, vì tôi không muốn, đem sự khổ nhục của chúng tôi ra cầu xiu lòng thương của người khác. Nhưng để vừa ý bà Nhân, tôi bắt buộc phải cho chúng nó tập vỡ kịch đó. Tôi chọn con Ban đóng vai đứa trẻ. Nó là một con bé gầy gò, ốm yếu, dáng điệu dễ thương lạ. Vừa ngây ngô, vừa bé bỏng, lại thêm cặp mắt lúc nào cũng như cầu mong một sự che chở, tôi đoán nó sẽ làm rung động được nhiều khán giả. Nhưng con bé nhất định nằng nặc từ chối, vì nó sợ nhất là phải ra trước đám đông.Tôi phải dùng uy quyền của tôi để bắt ép nó. Điều ấy làm tôi ân hận và thương hại nó. Nhưng công việc bắt tôi phải làm như thế.

    Tôi không ngờ nó thành công đến thế. Nó lột được một cách rất tự nhiên, rất tế nhị sự đau khổ trong vai trò cùa nó. Nhưng vai của nó càng nổi bao nhiêu tôi càng khổ sở bấy nhiêu. Trong những "sen" nó ôm lấy mẹ nó khóc sướt mưởt duới mái hiên một đêm trời lạnh gió, nó gào lên khi mẹ nó chết. Tôi có cảm tưởng rằng đó là tấm kịch sống diễn ra trước mắt. Bởi vì ngày xưa, bọn chúng tôi cũng cùng một hoàn cảnh ấy, mất cha, mất mẹ, nhục nhã ê chề mới có ngày nay. Cũng bởi vậy nên đến hôm tổng kết, có nhiều đứa xem vở kịch đã bật ra tiếng khóc. Những sự đau khổ của chúng tôi sau bao nhiêu năm im lìm trong cuộc sống kín đáo bây giờ bật ra như một cái nút tức hơi. Chính tôi cũng phải rơm rớm nước mắt.

    Tối hôm khai mạc, hai cảnh cửa sắt bên ngoài mở rộng. Đèn giăng như sao sa. Chiếc sân cỏ im lìm mọi ngày trở nên tưng bừng náo nhiệt. Những tiếng chân dẫm lên sỏi lạo sạo. Tiếng cửa xe hơi mở ra đóng vào sầm sập. Hàng quà bánh rao inh ỏi. Trong khung cảnh ấy lòng chúng tôi không khỏi bâng khuâng và nao lên mội mềm vui khó tả. Tôi lẩn quẩn trong buồng trò giúp bà phước Hòa hóa trang cho lũ trẻ. Phấn sáp bầy la liệt trên bàn. Tranh thủ được mấy thứ đó, bà phước Hòa đã phải biện lẽ với bà Nhân mất hơn nửa giờ. Ý bà Nhân muốn cho chúng nó trình diễn một cách mộc mạc. Càng mộc mạc bao nhiêu, khán giả càng thông cảm vói chúng bấy nhiêu. Nhưng bà Hòa không nghĩ thế. Bà muốn tỏ cho người ta biết bọn chúng tôi tổ chức không kém gì bên ngoài. Nhất là mấy màn múa trong nhạc cảnh "Thiên Thần mừng Chúa sinh trong hang Bê Lem". Nếu sân khấu chơi đèn xanh nhạt, mà không có phấn sáp, mặt chúng nó sẽ khó coi. Bà Nhân phải bỏ ra hai trăm đồng mua phấn.

    Bà Hòa đánh phấn thạo lắm. Bàn tay mềm mại của bà xoa nhanh trên má chúng nó một cách rất nghệ thuật. Điều đó làm cho tôi đoán thêm rằng ngày xưa bà cũng đã có một thời sống trên nhung lụa của xã hội bên ngoài. Nhìn nét mặt thoáng một vẻ trầm tư của bà, tôi chắc bà đang nghĩ tới một điều gì đau khổ. Riêng tôi, tôi chưa bao giờ được cầm những thứ ấy. Mùi hương thoang thoảng qua mũi tôi, làm tôi thấy rạo rực. Một ý tưởng khao khát mơ hồ đi qua óc tôi, tôi phải xua đuổi đi ngay và tôi thấy ngượng với lòng mình. Còn lũ trẻ thì thích lắm. Chúng nó ngắm nghía mãi bộ mặt đánh phấn, và soi gương với một vẻ thích thú. Tôi muốn chia vui với chúng nó, nhưng không hiểu sao lòng tôi lại thấy buồn, và cũng vì thế mà tôi có vẻ mặt tư lự.

    Quan khách bên ngoài hình như đã đến đông đả, và ban nhạc trường mù đã bắt đầu dạo nhạc. Âm thanh sôi nổi của những chiếc Clarinette, accordéon sen lẫn tiếng trống, bạt vang lên rộn rã. Tôi liên tưởng ngay đến cuộc sống hiện thời của Liễu, đến những bức tường đỏ như máu, đến ánh đèn néon gay gắt cùa những dancing. Lúc ấy lòng tôi tràn ngập thương Liễu. Nhưng tôi lại nghĩ rằng không biết hiện tôi thương Liễu hay chính Liễu đã đang thương hại cho cuộc sống của tôi. Cũng vì vậy mà óc tôi lại bắt đầu miên man suy nghĩ. Tôi phải vội quay ra tìm bé Phượng để cắt đứt ý nghĩ vớ vẩn ấy.

    Tồi gặp Phượng trong lúc nó đang tập hát ờ buồng đưới. Tôi không ngờ nó hát hay thế. Giọng nó như chim hót. Nếu nó được luyện tập hẳn hoi thì nó cũng chẳng kém gì những nhạc sinh trong ban đồng ca của nhà thờ Iớn. Hôm nay bé Phượng hát bài "Chân trời hào quang" của bà Cécile bên nhà dòng. Nhìn bộ mặt của nó, đánh phấn vào nom xinh tươi như đứa con cưng của một gia đình quí phái. Rồi tôi phảng phất hình dung được hình ảnh chị Loan nó. Không hiểu sao tôi vẫn có cái ấn tượng rằng Loan đẹp lắm. Có lẽ điều ấy tôi bị ảnh hưởng qua tâm hồn trong sáng của bé Phượng.

    Thấy tôi Phượng giang hai tay ra cho tôi ôm lấy nó. Tôi ép nó vào lòng tôi như trút cả tình thương. Hình như tôi có cảm giác rằng Phượng đối với tôi còn thân hơn tình chị em ruột.

    Tôi và Phuợng dẫn nhau ra phía sân khấu. Ghé tấm màn nhìn ra ngoài, tôi thấy khán giả đã đến đông nghẹt trên tất cả các hàng ghế. Tôi nhận thấy có ông bà Thị trưởng, ông phó Thị trưởng, ông phó Giám Đốc Bộ Y tế, cùng rất đông các Cha, các Sœur bên nhà dòng.

    Chợt bé Phưọng đập tay vào tôi như khám phá ra một điều lạ. Theo tay nó chỉ, tôi thấy con Nguyệt đang ngồi bên ba má nuôi nó. Hôm nay nó diện thật. Nó mặc váy đầm, và đầu đã phi dê. Tay nó cầm một cái kẹo mút, thỉnh thoảng nó lại đưa lên miệng với tất cả vẻ sung sướng, đầy đủ. Nó đã thay đổi hoàn toàn từ khi ra khỏi nơi này. Mặt nó bầu bĩnh ra, trắng trẻo và xinh xắn hơn trước nhiều. Tôi cũng lấy làm mừng cho nó. Kể ra nó cũng tốt số hơn lũ trẻ ở đây. Tôi cầu mong cho nó được như vậy mãi.

    Bé Phượng đứng bên tôi đã chạy đi từ lúc nào. Một lát tôi thấy nó kéo con Dung trở lại. Mặt con Dung hình như có vẻ cảm động lắm. Tay nó run run kéo tấm màn nhìn ra ngoài. Bé Phượng bảo :

    - Dung gọi Nguyệt đi.

    Con Dung chỉ nhìn nó lắc đầu. Hình như nó muốn khóc. Tôi thông cảm với cái buồn của nó. Bây giờ thì con Nguyệt xa nó rồi. Chúng nó không còn là đôi bạn đồng cảnh ngộ. Trong hai tháng cực khác hẳn nhau, nó là đứa ở dưới, mà còn Nguyệt là đứa đứng trên. Điều đó làm lòng tôi se lại. Hình ảnh con Nguyệt với bộ quần áo mồ côi sẽ không còn ở lại trong óc nó để mà nhớ nhung, để ôn lại những kỷ niệm. Nó đã mất hẳn hình ảnh người thân yêu nhất trong đời mồ côi của nó rồi. Tôi thấy nó tần ngần một lát rồi lùi lũi ra sân đi vào trong bóng tối. Từ lúc ấy tôi không thấy bóng nó nữa. Mãi sau này, mười một giờ đêm khi tan cuộc vui trở về, tôi mới biết nó ngủ trên giường. Bên cạnh nó là cỗ chuyền của con Nguvệt.

    Nhưng tôi không có thì giờ để bận tâm đến điều đó, vì bà Phước Nhân đã cho người đi gọi tôi. Tôi vội rời bé Phượng để xuống gặp bà ta ở buồng dưới. Hình như bà có điều gì giận giữ lắm. Ngang qua cái sân nhỏ, tôi đã nghe thấy bà đang to tiếng. Vừa gặp tôi, bà đã hỏi bằng giọng gáy gắt :

    - Con Thu đâu ?

    Tôi ngơ ngác nhìn bà ta lắc đầu. Người bà dẩy lên đầy vẻ nóng nẩy. Thu là một đứa học trò trong lớp tôi. Nó giữ nhiệm vụ phải đọc bài chúc từ ngày hôm nay. Gần tới giờ khai mạc rồi mà mất hút nó. Bọn chúng tôi nháo lên đi tìm. Thì ra nó đã về giường nằm từ lúc nào. Mấy đứa chúng tôi xúm lại kéo nó dậy. Mắt nó hơi đỏ. Bọn chúng tôi không biết nó khóc về chuyện gì. Hình như nó vừa cãi nhau với con Vân và bị con Vân nói "móc" một câu gì nặng lắm. Nhưng lúc ấy chúng tôi chỉ biết lôi nó dậy. Tuy vậy nếu không có mặt bà Nhân ở đấy thì nó đã bỏ dở công việc rồi.

    Là đêm vui mà lòng chúng tôi chán ngán làm sao. Chúng tôi len lét nhìn bộ mặt giận dữ của bà Nhân. Trong căn phòng ngủ vắng vẻ ấy, bà mắng con Thu không tiếc lời. Bởi vậy con Thu càng khóc dữ. Tôi phải an ủi nó bằng những lời dịu dàng. Tôi lau nước mắt cho nó và đẩy nó ra ngoài sân khấu.

    Bộ mặt bi thảm của nó, với cặp mắt còn ngấn lệ, chúng tôi không ngờ lại phù hợp với chúc từ của nó thế. Nó đã làm mủi lòng nhiều quan khách. Phía hàng ghế các bà sang trọng, tôi thấy có một vài người chấm nước mắt. Mỗi người hiểu bộ mặt ảo não của nó một cách khác. Bà Nhân thì cho nó trẻ con, hễ hơi động vào là khóc, khán giả thì tưởng rằng nó khóc vi hoàn cảnh khổ sở của nó. Nhưng riêng chúng tôi thì chúng tôi thông cảm với nó hơn. Tôi biết răng nó khóc vì tủi thân, vì có người moi móc đến những cái cơ cực của lũ trẻ mồ côi. Chẳng riêng gì nó, trong hoàn cảnh ấy chúng tôi cũng khóc.

    Nhưng phút đầu tiên dầu sao cũng chót lọt. Tất cả chúng tôi đều vui mừng. Và từ đấy trở đi, bọn chúng tôi được hoan nghênh nhiệt liệt.

    Tuy vậy, hôm nay con Ban không làm trội vai của nó bằng hôm diễn thử. Điều ấy cũng không có gì lạ. Bởi vì tâm trạng của nó hình như đã nhiễm tính chất kịch ở bên trong. Nó không còn những súc cảm mãnh liệt của của những phút đầu tiên khi nhắc đến một người mẹ. Nhưng các bà phước không nghĩ như thế. Mấy hôm sau này, khi bàn tán đến buổi vui, các bà vẫn cho nó không giữ được bình tĩnh để làm giảm giá trị của vai trò.

    Một sự tình cờ làm cho chúng tôi thành công hơn trong buổi tổ chức.

    Trong màn đơn ca bản "Lá lành đùm lá rách" Của Thẩm Oánh do bé Nga lên sáu tuổi dưới lớp năm trình diễn. Đáng lẽ Giang phải ra đệm đàn cho nó, thì năm phút trước khi ra, Giang thử đàn làm đứt mất một dây. Bởi thế con bé phải ra một mình trước sân khấu. Hình dáng tí teo của nó như lạc lõng trước sự im lặng của hàng ngàn khán giả. Nó bé, người ta đã yêu nó rồi, sự côi cút của nó người ta lại càng thương nó hơn. Chính chúng tôi cũng nhận thấy rằng sự có mặt của Giang sẽ làm giảm đi nhiều ý nghĩa.

    Điều đó làm cho tôi nhớ đến quang cảnh bận rộn với những tiếng khóc của lũ hài nhi bên san số 4. Sự đau khổ đến với đời chúng nó sớm quá. Nhưng thà rằng cứ được bé như chúng nó mãi thì có lẽ kiếp mồ côi của chúng tôi sẽ đỡ khổ hơn.

    Mười một giờ, màn chót hạ xuống và khán giả ra về trong bài nhạc tạm biệt. Mọi người đổ ra cổng chen nhau như sóng nước. Nhưng khung cảnh ồn ào ấy lần này gieo vào lòng chúng tôi một cảm giác bâng khuâng.

    Cho đến khi trong giảng đường chỉ còn tiếng chân đi lại dọn dẹp, lòng chúng tôi cảm thấy chán nản hơn. Không gì uể oải bằng những giây phút tàn một cuộc vui. Hoa giấy vương bừa bãi. Căn phòng lúc nẫy chật và ấm hao nhiêu thi bây giờ rộng rải và vắng lặng bấy nhiêu. Giẫy đèn bao quanh sân khấu đã tắt hết. Bây giờ chỉ còn ánh sáng vàng vọt đổ dài trên vách. Màu đen thẩm, nhạt in trên tường lại nhắc chúng tôi nhớ tới những buổi tối, sau giờ cơm trở về phòng học.

    Tôi lại bắt đầu nghĩ đến cuộc sống buồn nàn, dài như hàng thế kỷ ở đây...

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG IV

    TÔI không muốn kể ra đây toàn những chuyện đau lòng. Nhưng cuộc sống mồ côi của chúng tôi chỉ là cuộc sống âm thầm ray rứt trong muôn ngàn nổi khổ. Rất ít khi chúng tôi được vui, mặc dầu cái vui mong manh và thật tầm thường.

    Cứ mỗi lần rặng sấu ở vườn sau rụng hết lá và nhìn những cành khô khẳng khiu in trên nền mây vẩn đục là bọn chúng tôi đã bắt đầu lo tới mùa lạnh. Ai thấu được nỗi khổ của chúng tôi trong những tháng đông rét như cắt ruột. Quần áo của chúng tôi chẳng có bao nhiêu. Hàng ngàn lũ mồ côi chúng tôi chỉ trông chờ vào lòng bác ái của những nhà từ thiện. Tôi đã sống trong những năm khi gió bấc trở về, lòng chúng tôi xiết bao vui mừng và cảm động đếm nhừng bọc quần áo tuy chẳng lành lặn nhưng đối với chúng tôi cũng đầy đủ biết mấy. Đã có lần chúng cảm động rơi nước mắt khi chứng kiến những đoàn Hướng Đạo, trong gió rét căm căm đẩy những chiếc xe bò chất đồ cao ngất ngưởng tiến vào trong Viện. Trong bọn chúng tôi chỉ có Hoà là đáng thương nhất. Hoà ngồi dưới tôi một bàn. Người nàng đen và gầy một cách thảm hại. Bệnh xuyễn âm thầm xâu xé đời nàng từ ngày tôi mới bước vào đây. Đã tám năm rồi, tám mùa đông lạnh lẽo mang đến cho Hoà biết bao nhiêu nỗi khổ. Tuy được dành riêng một chiếc áo len trong và một chiếc áo dạ mặc ngoài mà chẳng hôm nào tôi không thấy Hoà ho sù sụ. Ngồi bàn trên nghe Hoà thở dốc, có lúc đờm kéo lên cổ khè khè, tôi có cảm tưởng như nàng là một con vật đang bị chọc tiết. Trong căn phòng học im lặng, chỉ có tiếng gió lùa qua khe cửa, cùng những tiếng lá cây rào rạt hên ngoài, hơi thở của Hoà gieo vào lòng chúng tôi những cảm giác sót sa vô hạn. Có những lúc quàng tay qua vai nàng nhìn nước mắt nàng giàn dụa, tôi đã được nghe Hoà nói, tiếng nói của người thất vọng :

    - Chán đời muốn chết chị Quỳnh ạ !

    Tôi chẳng biết trả lời làm sao. An ủi Hoà những gì bây giờ đây ? Với Hoà là một người đã lớn, đã suy nghĩ, tất nhiên chẳng thể mang cái "Viễn tượng tương lai" ra để mà nói với Hoà. Nhưng bây giờ tôi mới biết rằng tôi lầm. Tôi không thể hiểu được tâm trạng Hoà lúc ấy. Sự mồ côi của Hoà có khổ thật nhưng bệnh suyễn của nàng lại khổ hơn. Tôi chắc lúc sinh thời ước vọng của nàng là chỉ mong cho khỏi bệnh, mong được làm những đứa bé mồ côi khoẻ mạnh như chúng tôi. Điều ấy khiến tôi nghĩ rằng tôi vẫn còn là người sung sướng và bên tôi còn biết bao nhiêu người đau khổ hơn.

    Tôi tiếc rằng khi tôi hiểu ra điều ấy thì đã muộn. Vì bây giờ Hoà đã hóa ra người thiên cổ. Hoà vĩnh biệt chúng tôi vào một buổi chiều cuối đông trong Cô Nhi Viện. Hình ảnh giây phút cuối cùng của đời nàng vẫn in sâu trong óc tôi. Quanh giường Hoà lúc ấy có bà Nhân, bà Tâm, tôi, và ba người bạn cùng lớp. Hoà nằm dài trên giường sắt, mắt nhắm nghiền như ngủ mê man. Mình nàng mặc chiếc áo dạ tím ngày thường, tóc nàng phủ lòa xòa xuống má, tay nàng còn cầm cuốn kinh đọc dở. Nếu không sờ vào da thịt nàng, tôi sẽ không ngờ rằng nàng đã chết. Trong giây phút ấy, tôi mới thấy cái chết đến gần với người ta quá. Hai sự khác biệt chẳng cách xa bao nhiêu. Chỉ hai tay buông xuôi, mắt nhắm nghiền, đầu óc không còn nghĩ ngợi được là người ta đã tìm được sự sống ở thế giới bên kia. Và lần ấy cũng là lần đầu tiên tôi nghĩ đến cái chết. Tôi tưởng tượng xa được cái thế giới đơn độc trong bốn bức tường trắng này, xa những bộ mặt khắc khô của các bà phước, những tâm tình hỗn loạn của lũ mồ côi, những giờ khắt khe đều hòa như một bộ máy, nhừng buổi hoàng hôn âm thầm lặng lẽ đến rợn người có lẽ tôi đã tìm được sự giải thoát. Nhưng tôi lại hình dung đến bé Phượng, đến khuôn mặt bầu bĩnh ngây thơ của nó, tôi lại thấy tôi không thể xa được chốn này. Điều ấy khiến tôi nghĩ rằng như vậy tôi chưa hẳn là côi cút hoàn toàn vì vẫn có những con người ràng buộc lấy tôi một cách vô cùng tha thiết. Và rồi, tôi lại thương Hoà hơn. Tôi cúi xuống vuốt cặp mắt thâm quầng của nàng, kéo chiếc áo dạ cho ngay ngắn. Cả đêm hôm ấy tôi cùng Giang xuống nhà dưới ngồi ủ rũ bên xác Hoà cho đến sáng.

    Sáng hôm sau, đám ma của Hoà cử hành một cách lặng lẽ. Theo vết xe tang, chỉ có tôi, bé Phượng, Giang, vài người bạn cùng hai bà phước. Chúng tôi đi trong yên lặng. Mây bàng bạc, u ám phủ khắp trời. Gió ngoài nghĩa địa thổi lồng lộng, nhưng chúng tôi không nghĩ đến cái rét mà chỉ nghĩ đến sự cô đơn của Hoà từ nay ở nơi vắng vẻ này. Mầu trắng lạnh lùng của nhửng cây Thánh giá nhấp nhô trên từng rẫy mộ, những vòm cây xơ xác lá in sững trên nền trời vẩn đục. Gió căm căm từ phía đông thổi lại gieo vào lòng chúng tôi biết bao nhiêu tê tái. Hai người phụ mộ làm công việc của họ một cách gọn gàng và nhanh chóng. Tiếng cuốc, thuổng cắm vào lòng đất thình thịch vang lên trong yên lặng. Mặt họ thản nhiên một cách lạ lùng, nhưng chúng tôi thì không ngăn nổi nước mắt. Mỗi nhát sẽng nặng nề đổ xuống là chiếc quan tài trắng của Hoà lại bị phủ kín dần dần. Cho đến khi ngôi mộ đã được đắp thành hình xinh xắn thì lòng chúng tôi càng trở nên bàng hoàng hơn. Tôi không tin rằng có Hoà ở dưới ấy. Tại làm sao Hoà lại nằm trong lòng đất. Ngày hôm qua, hôm kia Hoà còn nói với chúng tôi, còn cười với chúng tôi, để ngày hôm nay cho tới mãi mãi chúng tôi sẽ chẳng còn bao giờ gặp Hoà nữa hay sao? Nhưng sự thật thì chính Hoà đã yên chỗ rồi, chính mắt chúng tôi đã được chứng kiến người ta vùi Hoà trong lòng đất. Nghĩ như vậy chúng tôi đều bật ra tiếng khóc và bây giờ, tôi mới lại nhận ra rằng Hoà vĩnh biệt chúng tôi trong êm ả, nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi biết bao nhiêu cay đắng.

    Trên đường về, chúng tôi đi càng yên lặng hơn. Lá vàng xơ xác rụng trên con đường nhựa trắng quanh co. Mấy vòng hoa tơi tả hãy còn phủ trên một vài ngôi mộ. Tôi nghĩ rằng từ nay Hoà sẽ chỉ làm bạn với những vật vô tri ấy. Và cũng vì thế, tôi chợt nhớ ra rằng trên ngôi mộ Hoà không có lấy một vòng hoa.

    Sau cái chết của Hoà, lớp học của chúng tôi đã yên lặng, lại yên lặng hơn. Bọn chúng tôi như cảm thấy thiếu một cái gì. Ngày trước nghe tiếng ho sù sụ, tiếng hơi thở khò khè yếu đuối của Hoà, lòng chúng tôi se sắt lại, nhưng bây giờ thiếu những âm thanh quen thuộc ấy, chúng tôi còn thấy xót xa hơn.

    Tôi không thân với Hoà, ít tâm sự với nàng, nhưng sao cái chết của nàng ảnh hưởng nhiều đến tâm tình tôi thế. Có lẽ rằng tôi đã thông cảm cùng Hoà qua cảnh ngộ. Vì cảnh ngộ của Hoà là cảnh ngộ của lớp người chúng tôi, của những thiếu nữ sống âm thầm lặng lẽ, thiếu tất cả mọi tình thương.

    Ai có thể tưởng tuợng được lòng xót xa của chúng tôi trong những ngày giá lạnh. Chủ nhật, chúng tôi không đi ra ngoài nữa. Sau bữa ăn sáng, chúng tôi ngồi túm năm, tụm ba trong từng góc giường, mình thu chiếc mền mỏng. Chúng tôi cố nói chuyện cho quên rét. Cũng có lúc chúng tôi được bộc lộ ra những tiếng cười vô tư, ròn rã. Lúc ấy chúng tôi quên hết sự đời và chỉ kể cho nhau nghe những mẩu tâm tình nho nhỏ.

    Tuy vậy, giây phút sung sướng ấy chẳng bao giờ kéo dài trọn buổi. Tiếng khóc của lũ hài nhi bên san số 4, tiếng ho rũ rượi của một vài người yếu phổi, những nước da tái ngắt, những cặp môi xám xịt của mấy đứa nhỏ co ro đi lại trong phòng. Tất cả vẫn như những ấn tượng xót xa làm cho chúng tôi không thể nào quên được thực tế !

    Đêm tối, chúng tôi nằm ôm nhau ngủ, tuy luật lệ ở đây không cho phép như vậy. Nhưng gió bên ngoài lạnh lùng, heo hắt lùa qua khe cửa, chiếc mền mỏng của chúng tôi không đủ sưởi ấm làn da lạnh ngắt. Vì vậy hai ba đứa cứ rúc vào một giường để truyền lấy hơi ấm cho nhau.

    Tôi thương nhất là bé Phượng, tuy nó cũng được phát một cái áo len dài và rộng, nhưng đêm tôi cũng ôm chặt nó vào lòng, hai chị em quấn lấy nhau mà ngủ.

    Có những đêm bàng hoàng tỉnh dậy, hơi ấm dịu dàng tỏa khắp chiếc chăn, tôi không khỏi thấy lòng rạo rực. Sự khao khát một cảnh gia đình êm ấm trong những đêm đông lạnh lẽo khiến tôi trằn trọc. Có những lúc tôi ghì lấy bé Phượng, không hiểu rằng trong óc tôi muốn nó là người khác phái, hay vì tôi quá đau khổ nên phải làm những cử chỉ phũ phàng. Chỉ biết rằng những lúc đó, nước mắt của tôi ràn rụa ướt hết cả một bên mái tóc Phượng. Trong giấc ngủ li bì, nó không biết được nỗi khổ của tôi, và tôi chắc nó đang nằm mê thấy một khung cảnh thần tiên xa lạ.

    Buổi chiều đông trong cô nhi viện sao mà buồn đến thế. Trận mưa lúc chập tối làm sân cỏ vũng nước. Trời u ám, nặng nề thỉnh thoảng lại lòe lên vài tia chớp. Tiếng chẫu chuộc bên hồ đua nhau gieo từng tiếng rời rạc. Giun dế ngoài chân tường rên rỉ kêu nghe não ruột. Ngồi tựa hàng hiên trong này đón nghe từng tiếng ô tô ngoài kia vụt qua tung toé nước, lòng lôi trống rỗng lạ lùng.

    Tôi cảm thấy đời chúng tôi thiếu thốn nhiều quá. Trong những đêm như đêm nay, khi mọi người vui trong cảnh ấm cúng thì chúng tôi sao vẫn lạnh lùng. Sự khao khát xâm chiếm lòng chúng tôi một cách mãnh liệt. Nhưng lần này tôi thả lỏng hồn tôi đi theo sự khao khát ấy mà không xua đuổi. Tôi nghĩ đến một căn phòng ấm cúng có đầy đủ gia đình đoàn tụ dưới ánh đèn xanh dịu. Tôi tưởng tượng tôi là người vợ ở trong gia đình ấy, cũng có lúc tôi nghĩ rằng tôi sẽ là cô con gái cưng đầu lòng được nâng niu, chiều chuộng. Cứ mỗi lần tưởng tượng như vậy tôi lại thấy những cảm giác êm đềm đi qua.

    Rồi những lúc nhìn một ánh đèn pha đỏ của một chiếc xe đạp thấp thoáng ngoài cổng sắt, tự nhiên tôi muốn theo rõi ánh đèn đó. Tôi tưởng tượng đó là hình ảnh của tôi đạp xe trở về trong một đêm mưa tối. Tôi nghĩ rằng mình sẽ dừng lại ở một chiếc cổng xinh xắn nào, để đón lấy một cử chỉ âu yếm, nồng nàn cùa một người mà tôi chỉ thấy mơ hồ, phảng phất.

    Nhưng ý nghĩ dịu đàng ấy chỉ kéo dài trong óc tôi không đầy nửa phút. Khi ánh đèn đã khuất hẳn trong lùm cây, hay tắt ngấm sau một chỗ quẹo, tôi lại bừng tỉnh dậy đế chống lại một cảm giác xót xa nhói lên ở ngực. Tôi bâng khuâng buông một tiếng thở dài. Những lúc ấy tôi phải tìm ngay bé Phượng để gây ở nó nguồn an ủi.

    Bé Phượng dạo này ngoan ngoãn lạ. Nó ít nói nhưng không lầm lì. Tôi gặp nó cười luôn, cái cười không ẩn một điều gì đau khổ. Nó đã quen với cuộc sống ở đây rồi. Hàng ngày nó cắm cúi tập đan. Không hiểu nó xin ở đâu được cuộn len cũ, có lẽ chị Giang cho nó. Bây giờ nó đã đan được mũ và bít tất. Mỗi lần hoàn thành xong một chiếc, nó ngắm nghía mãi và đem khoe tôi. Rồi nó lại tháo ra để kiên nhẫn đan lại, Có một cuộn len nhỏ ấy, không biết nó đã đan bao nhiêu lần.

    Cho đến một hôm, tôi không thấy nó làm công việc ấy nữa. Nó đã dùng cuộn len để đan một bộ áo cho con búp bê của nó. Tôi không hiểu con búp bê ấy đã lọt vào đây bằng cách nào mà đến được tay Phượng. Nhưng chắc rằng cái đồ chơi quí báu ấy đã qua nhiều chủ lắm rồi vì con búp bê của nó đã gẫy mất một tay và mặt đã phai hết nét son.

    Bé Phượng yêu búp bê lắm. Phượng mặc cho nó quần áo, đặt nó nằm ngay ngắn trong một chiếc hộp giấy và đắp lên mình nó bằng những mụn vải trắng. Nhiều lúc Phượng ước ao giá có cho nó được bộ ấm chén thì thích biết mấy. Nhưng ở đây thì đào đâu ra thứ ấy. Phượng săn sóc búp bê một cách rất chu đáo. Tay Phượng rón rén vuốt từng nẹp áo của nó. Mắt Phượng dịu dàng nhìn búp bê như trút hết cả tình thương. Những lúc ru búp bê ngủ, tôi thấy Phượng thuộc cả thơ T.T.KH, những bài thơ lãng mạn mà Liễu đã có dịp đọc cho tôi nghe. Điều ấy làm tôi nghĩ rằng chắc chị Loan nó đã có một tâm sự buồn nên mới ru Phượng bằng những bài thơ ấy. Tôi liền tưởng tượng đến mối tình cao thượng giữa Loan hiền và đẹp vói một chàng niên tuấn tú. Hai người yêu nhau mà chẳng lấy được nhau. Tâm sự ấy buồn thật nhưng Loan vẫn còn tốt số hơn tôi, vì Loan còn được yêu để mà đau khổ. Chứ riêng tôi, tôi khao khát tìm một hình bóng nhưng không bao giờ, và sẽ chẳng bao giờ tôi tìm thấy được.

    Ý nghĩ ấy khiến tôi tủi phận muốn khóc. Tâm tình xoay chiều như chong chóng ấy cứ luôn luôn ray rứt hồn tôi. Mặt tôi gầy sọm đi lúc nào không hay. Cho đến khi bà Phước Nhân gọi tôi lên mắng rằng độ này tôi hay mơ mộng lần nữa, tôi mới nhận ra điều ấy. Tôi bần thần ngắm bóng mình trong kính cửa. Quả nhiên tôi tiều tụy thật. Mắt tôi thâm quầng, má tôi hóp lại, mặt tôi vêu vao. Nhưng tâm trạng tôi lúc ấy chẳng buồn mà cũng chẳng vui. Tôi còn làm đẹp với ai ở chốn này? Cái ý nghĩ bất cần ấy an ủi tôi được giây lát.

    Nhưng đến chiều, tôi đâm sợ suy nghĩ, sợ thao thức và tôi lại có ý nghĩ làm dáng. Như vậy chẳng hoá ta tôi tự dối lòng hay sao ?

    Điều đó thì chính tôi cũng không hiểu rõ...

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG V

    MỘT buổi chiều người ta lại dẫn vào đây hai đứa trẻ. Một đứa lên sáu và một đứa lên tám.

    Cha chúng nó chết trong một cuộc hành quân ở Phát Diệm. Mẹ chúng nó là một người phu hồ thất nghiệp. Người đàn bà đau khổ ấy có bốn đứa con. Một đứa chết hồi tháng trước, một đứa đang nằm ở nhà thương làm phúc và hai đứa này. Trong tình cảnh quẫn bách ấy, bà ta phải gửi chúng nó vào đây. Nom chúng nó tiều tụy quá, chúng nó nhịn đói từ hôm qua mặt mày hốc hác, nước da tái ngắt vì mỗi đứa mặc có một manh áo phong phanh. Chúng nó không có vẻ gì là kháu khỉnh, bởi vì đứa nào cũng ngơ ngác đến độ thẫn thờ. Mẹ chúng nó khi giao con đã khóc với chúng tôi:

    - Thôi trăm sự cháu nhờ các bà. Các bà nuôi làm phúc, chứ cháu bây giờ thì chẳng còn biết làm sao.

    Rồi bà ta chấm nước mắt.

    Nhìn vành khăn tang chít ngang đầu bà, chúng tôi tự hỏi chúng tôi còn sướng hơn bà ta hay sao ? Lúc ra về bà ta như chạy trốn. Nhưng hai đứa trẻ không khóc. Chúng nó cung cúc ngồi ở một góc phòng. Hai chị em nắm lấy tay nhau, giương mắt nhìn chúng tôi với một vẻ sợ sệt. Bà phước Hoà đến dịu dàng an ủi nó, rồi bà đem chúng nó đi tắm. Trong khi ấy tôi tìm quần áo cho chúng nó thay.

    Được mặc chiếc áo sợi vào người, chúng nó đỡ run và mặt có vẽ tươi tĩnh hơn trước. Tôi dẫn chúng nó lên phòng trên và gọi mấy đứa khác lại kể chuyện cho chúng vui.

    Nhưng chúng chỉ nghe theo tôi như một cái máy. Câu chuyện rí rỏm của tôi không làm thay đổi được bộ mặt chúng, thỉnh thoảng tôi thấy con bé con kéo tay chị nó rồi nhắc đến mẹ. Con chị như hiểu biết hơn khẽ dỗ dành em nó. Lúc ấy tôi thấy tiếng cười của chúng tôi có vẻ độc ác. Tôi phải cho lũ trẻ đi chơi và giở một quyển sách ra cho chúng nó xem tranh ảnh. Nhưng chúng nó lại càng chán hơn. Nhìn cặp mắt hờ hững của chúng nó, tôi phân vân không biết làm thế nào cho

    chúng nó vui. Vừa may lúc ấy chuông reng báo hiệu đến giờ cơm. Tôi dẫn chúng nó xuống phòng ăn và săn sóc chúng nó trong suốt buổi.

    Đến tối thì con bé con lên cơn sốt. Bây giờ nó mới khóc. Nó nhèo nhẽo gọi mẹ nó làm con chị cũng thút thít. Trán nó nóng hầm hập, tôi phải lên xin hà phước Nhân cho nó một viên thuốc. Nó nằm dài trên chiếc giường sắt, thỉnh thoảng lại ho sù sụ. Tôi phải đắp thêm lên ngực nó chiế áo rét của tôi và ngồi chơi với nó suốt buổi tối.

    Bé Phượng cũng thương nó lắm. Học bài xong Phượng đem búp bê cho nó chơi. Tay nó mân mê chiếc áo len nhỏ xinh, lúc ấy mặt nó mới hơi vui lên được một tí. Nhưng nó vẫn không nói. Còn bé Phượng thì kể chuyện luôn mồm. Plnrợng bảo cho nó giờ ăn, giờ tắm, giờ ngủ của con búp bê. Khi nào búp hê lớn Phượng cũng cho búp bê đi học. Có lẽ búp bê sẽ phải viết bằng tay trái. Con bé thích lắm. Bây giờ mới thấy nó cười. Hai tay nó ôm lấy búp bê vào ngực rồi nó cũng vuốt ve, âu yếm như Phượng mọi ngày. Phượng bảo cho mượn chơi cả ngày mai. Một lúc nó ngủ thiếp đi, hai tay ôm chặt lấy con búp bê. Tôi bảo bé Phượng đi chơi chỗ khác và sờ lại đầu nó. Trán nó bây giờ còn nóng hơn lúc ban chiều. Tôi lo lắng đi tim bà phước Nhân và xin cho nó thêm hai viên thuốc. Bà Nhân dặn nếu sáng mai mà nó không bớt thì cho đi tim bà Madeleine.

    Khi tôi về phòng thì nó vẫn ngủ. Điều ấy làm tôi yên tâm hơn. Tôi gấp đôi cái mền lại đắp kín ngực cho nó rồi trở về giường. Lúc ấy đã hơn mười giờ. Giãy đèn giữa đã tắt hết, trong phòng chỉ còn ánh sáng vàng nhạt. Vì mệt mỏi nên giấc ngủ đến vói tôi một cách êm đềm.

    Hơn mười hai giờ, tiếng khóc của con bé làm tôi tỉnh dậy. Trán nó nóng rừng rực. Thỉnh thoảng nó lại ho rũ rượi. Nó nhất định đòi về với mẹ nó. Tôi ôm nó vào lòng hết lời dỗ đành, nhưng nó vẫn khóc. Một lúc chân tay nó rúm lại, mắt trợn lên và nó bắt đầu lên cơn sài.

    Tôi hốt hoảng lại đập cửa phòng bà Hoà phải thường trực hôm ấy. Bà Hoà cũng vội vã theo tôi đến với nó. Tiếng khóc của nó làm một vài đứa tỉnh dậy, dụi mắt ngơ ngác nhìn. Bà Hoà sờ khắp người nó lo lắng. Nhưng chúng tôi cũng chỉ biết ôm chặt nó vào lòng mà gọi nó. Từ đó đến sáng, nó lên cơn sài tất cả năm lần, rồi ngủ thiếp đi. Tờ mờ sáng bệnh của nó có vẻ trầm trọng hơn, tôi phải đi tìm bà Madeleine.

    Nghe ngực nó bà Madeliene bảo nó đã bị sưng phổi lúc mấy hôm nay. Trong khi tiêm, bà trách chúng tôi sao không gọi bà sớm. Nhưng khi biết nó mới vào từ chiều hôm qua thì bà chỉ nhìn nó lắc đầu thương hại.

    Đến mười giờ thì con bé chết. Tôi bàng hoàng cả người trước sự đột ngột ấy. Tôi hình dung đến hình dáng đau khổ của người đàn bà chít khăn tang, đến bộ mặt đau đớn của bà ta khi được tin con bé chết. Không hiểu rằng tâm hồn yếu đuối ấy có chịu được sự ra đi phũ phàng cách nhau không đầy một tháng của hai đứa con yêu. Tôi mong giây phút đau đớn ấy có mặt bà ta ở đây để mà vuốt mắt nó một lần cuối cùng. Nhưng cổng bên ngoài vẫn vắng lặng, tôi chắc bà ta đang ở trong nhà thương làm phúc. Điều ấy làm lòng tôi xót xa hơn. Tôi cúi xuống vuốt cặp mắt nhắm nghiền của nó, miệng lâm râm đọc kinh. Nước mắt tôi ràn rụa rỏ xuống má nó. Tôi nhớ lại những phút tôi đã vuốt mắt Hoà. Tôi cầu mong cho linh hồn Hoà gặp được linh hồn nó, đề an ủi nó, cũng như tôi an ủi bé Phượng. Bé Phượng đứng ở chân giường. Tay nó mân mê con búp bê, rồi không hiểu nghĩ thế nào, Phượng lại đặt con búp bê ấy nằm ngay ngắn trên tay đứa bé. Tôi cảm động kéo Phượng vào lòng mà không nói. Tất cả trong phòng chìm trong yên lặng. Chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng chân đi lại của bà phước và tiếng con chị khóc rẫy lên ở phía buồng bên.

    Lúc nãy, được tin em nó chết, nó lăn xả vào ôm lấy con bé, vừa gọi em, vừa gọi mẹ làm chúng tôi không cầm được nước mắt. Bà phước Hoà phải lôi nó đi và dỗ dành nó ở bên ấy. Nhưng tôi nghĩ giả cứ để nó được ôm em nó vào lòng trong những giây phút chót có lẽ đỡ khổ cho nó hơn. Bởi vì chỉ chiều hôm nay là con bé sẽ lại như Hoà vùi sâu trong lòng đất, để rồi mãi mãi về sau chị em chúng nó không bao giờ thấy mặt nhau nữa.

    Tôi bâng khuâng ra đứng ngoài hiên nhìn ra cổng. Tôi tưởng tượng mẹ chúng đang gọi ở ngoài ấy. Sự có mặt của bà ta lúc này để được trông thấy mặt con một lần chót có lẽ sẽ đỡ mai mỉa hơn. Nhưng ngoài ấy vẫn chẳng có một bóng người, những chiếc lá sấu vẫn lạnh lùng rơi theo từng cơn gió. Trời lất phất mưa. Mây u ám phủ một mầu trắng đục. Khung cảnh lúc ấy sao mà não lòng thế. Tiếng khóc của con chị, tiếng bà Hoà dịu dàng an ủi, cùng bóng dáng những tà áo trắng thấp thoáng trong hàng hiên làm tôi nghĩ đến một ý nghĩ ngày nào rằng khoảng đất con con chật hẹp ở góc thành phố này là một thế giới sót sa đầy nước mắt.

    Chiều hôm ấy tôi không dám theo vết xe tang của nó để đưa nó ra ngoài nghĩa địa. Hình ảnh đám ma của Hoà chưa phai mờ trong óc tôi. Mầu trắng lạnh lùng của những cây thánh giá. Những cành cây xơ xác lá đứng sừng sững trên nền trời vẩn đục. Những vòng hoa tơi tả phủ trên vài ngôi mộ. Tất cả vẫn còn như những ấn tượng bi thảm đến ray rứt lòng tôi,

    Nhưng đêm ấy tôi đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn đứa bé tới mười hai giờ khuya.

    Ba hôm sau khi con bé chết, mẹ nó mới quay trở lại. Tôi không thể tả được vẻ mặt đau đớn của bà ta. Bà đứng lặng đi một phút rồi mới oà lên khóc và kể lể với một giọng não nùng. Bà ta không trách chúng tôi, nhưng bà cho rằng thà kham khổ thế nào mà ở bên nhau còn hơn là cách biệt mẹ với con để rồi lúc chết mẹ con chẳng được nói với nhau một lần. Rồi bà ta ngất đi.

    Chúng tôi phải hết sức an ủi người đàn bà đau khổ ấy và dẫn bà ta đi thăm mộ đứa bé. Theo mẹ con bà có tôi và bé Phượng.

    Chúng tôi không thể cầm nước mắt được khi nhìn hai linh hồn đau khổ ấy ngồi ủ rũ trước ngôi mộ xinh xinh. Không một vòng hoa, không một nén hương, nấm đất con con mới đắp chơ vơ giữa bãi cỏ non đơn độc một cách lạ lùng.

    Tôi hình dung đến hình dáng con bé nằm dưới ấy, hai mắt nhắm nghiền, mặc bộ quần áo trắng, chiếc áo sợi xanh mà tôi thay cho hôm nào, hai tay còn khư khư ôm con búp bê của bé Phượng. Tôi bàng hoàng không ngờ chuyện đời thay đôi đột ngột thế. Ý nghĩ ấy lại làm tôi nghĩ đến cái chết cũng như tôi đã nghĩ đến hôm nào ở bên xác Hoà. Tự nhiên tôi thấy chua xót.

    Chiều hôm ấy, hai mẹ con người phu hồ lại xin ra và không bao giờ chúng tôi gặp họ nữa...

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    PHẦN THỨ HAI

    CHƯƠNG I


    THẾ rồi Cô Nhi Viện của chúng tôi lại trở về yên tĩnh qua một thời gian sáo trộn. Câu chuyện của Liễu ít người nhắc đến. Sự đau đớn về cái chết của Hòa và của đứa bé đã nhạt dần trong lòng chúng tôi. Lần cuối cùng đi thăm nghĩa địa, hai ngôi mộ ấy đã mọc cỏ xanh um. Chúng tôi lại quay về với cuộc sống đơn độc thường lệ. Ngày này qua ngày khác, ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ, chơi cũng đúng giờ kéo dài một cách buồn nản. Những buỗi sáng ăn cháo ở phòng dưới, những buổi tối sau giờ cơm đổ bóng lố nhố lên nếp tường vàng vọt, những đêm mưa rả rích nằm lạnh lùng trong tấm mềm mỏng, tất cả âm tham diễn đi, diễn lại trong cuộc sống buồn tẻ của lũ mồ côi chúng tôi. Tình cảm của chúng tôi sau một thời gian ấm ức lại ngoan ngoãn nằm trong khuôn khố khắt khe của kỷ luật. Bé Phượng vẫn quấn quít lấy tôi. Nó đã đem lại cho tôi biết bao nhiêu an ủi. Có nó lòng tôi đở trống rỗng. Những đêm ôm nhau ngủ, những buổi sáng chủ nhật thu mình trong góc giường, chúng tôi lại kể cho nhau những mẫu tâm tình nho nhỏ. Nếu cuộc sống của chúng tôi chỉ trầm lặng như vậy thì tôi đã an phận sống âm thầm với kiếp mồ côi. Lòng tôi đã lắng xuống để mà dẹp bớt những ý nghĩ viển vong.

    Nhưng Chúa đa bắt tội tôi cũng như Chúa đã ra hình phạt cho những kẻ tội lỗi. Tôi cầu kinh hàng ngày mà không tìm được những sự thanh cao cho tâm hồn để gần chân Chúa.

    Sự khao khát cuộc sống bên ngoài nung nấu trong lòng đưa tôi xa dần con dường dẫn tới Chúa. Bởi vi tôi đã yêu, tôi yêu sôi nổi, bồng bột, như kẻ khao khát tìm lẽ sống. Tình yêu không dẫn tôi tới một kết quả nào, mà chỉ mãi mãi gieo vào lòng tôi niềm tủi hận.

    Giờ đây đã dâng linh hồn cho Chúa, đã đem sự sống phó thác làm tôi con trọn đời của Chúa, tôi cầu xin đấng tối cao ban cho niềm tin để tôi vững lòng theo Chúa, cho tôi can đảm chống lại sự xót xa, ngậm ngùi vẫn còn đang âm ỉ trong lòng. Tồi cầu mong Chúa ban cho tôi đủ trí khôn để sáng suốt tránh xa được muôn ngàn cám dỗ.


  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG II

    TÔI gặp chàng vào một ngày đầu mùa hạ. Như lệ thường chúng tôi đi chơi vườn hoa vào những buổi sáng trời lên nắng đẹp. Lòng tôi nhẹ nhàng thư thái ngắm cảnh vật lưng bừng sau những ngày mưa phùn rả rích. Đã từ lâu lắm tôi không tìm được cảm giác êm dịu ấy. Trời xanh cao, gió lồng lộng thổi trong vườn. Ngày hôm ấy tôi không còn có ý nghĩ xấu hổ trong bộ quần áo trắng, không còn phải kéo nón sụp mặt khi gặp kẻ qua đường. Tôi mạnh dạn đùa với lũ trẻ. Tôi nắm tay chúng nó nhẩy giây và chơi đùa với tất cả vô tư.

    Cho đến lúc tôi chợt để ý tới một thanh niên ngồi gần chỗ chúng tôi, đang cắm cúi xem sách không biết tự lúc nào. Có lẽ chàng là một sinh viên nghèo. Quần áo rất giản dị, tóc rủ xuống trán, mắt chàng dán vào quyển sách mà không để ý đến chung quanh. Cập kính trắng gọng đen làm cho chàng đạo mạo thêm chút nữa, tôi có cảm tưởng rằng chàng thuộc loại sinh viên chăm chỉ đến độ mọt sách mọt đèn. Cũng vì thế mà tôi cảm thấy có cảm tình với chàng.

    Nhưng ý nghĩ vớ vẫn ấy chỉ thoáng qua trong óc và tôi lại quay về cuộc vui với lũ trẻ. Tuy vậy, không hiểu tại sao từ phút đó thỉnh thoảng tôi lại nhìn trộm chàng. Hai vai của chàng nhô lên, chiếc đầu cúi xuống như hiện thân của sự nhẫn nại. Tôi có cảm tưởng như tìm được ở chàng một vẻ gì độ lượng rất hợp với tâm tình của tôi.

    Rồi có một lần chàng chợt ngẫng lên nhìn tôi. Vô tình bốn cặp mắt chúng tôi gặp nhau. Không hiểu sao mà tôi nóng bừng và chắc là đỏ lắm. Tôi khẽ mỉm cười vờ lơ đãng quay đi.

    Cái nhìn bất ngờ ấy làm sáo trộn lòng tôi không xiết kể. Tôi thiếu tự nhiên hơn trước và hình như chàng cũng không còn chăm chú đọc sách nữa. Tôi thấy chàng đứng dậy gấp cuốn sách lại lững thững đi bách bộ rồi lại ngồi xuống bứt những sợi cỏ ở dưới chân để thỉnh thoảng nhìn tôi. Sao cái nhìn của chàng bao dung đến thế. Cặp mắt kể cả sâu thăm thẳm như soi mói, như âu yếm, dịu dàng. Cũng vì vậy tôi không dám nhìn chàng nữa nhưng lòng tôi tràn ngập một niềm vui.

    Đến giờ ra về tôi nửa như vui mừng, nửa như tiếc rẽ. Điều ấy làm tôi bâng khuâng. Khi dẫn chúng nó ngang qua lề đường tự nhiên tôi ngoái cổ lại một lần nữa. Tôi thấy chàng cũng đang nhìn theo tôi. Không hiểu sao tự nhiên tôi lại cười. Và khi cười xong tôi mới thấy ân hận, nhưng trong sự ân hận tôi thấy lòng tràn ngập sung sướng. Mọi lần nghe chúng nó lao sao trong hàng ngũ tôi đã mắng chúng nó, thì ngược lại lần này tôi lại bàn góp với chúng. Giọng của tôi không được tự nhiêu, trầm tĩnh bởi vì quanh tôi, tôi có cảm tưởng như chỗ nào cũng có cặp mắt bao dung của chàng theo tôi. Cái tâm trạng ấy sáo trộn một cách nhẹ nhàng trong tâm tư cho đến khi bức tường trắng cao ngất hiện ra trước mắt. Sự ngao ngán lại đến với lòng tôi. Tôi thấy xa chàng quá bởi vi tôi vẫn là đứa mồ côi. Đời tôi còn phải ràng buộc với công ơn của các bà phước, với lũ trẻ đã bao nhiêu năm sống cùng tôi trong Cô Nhi Viện này.

    Nghe tiếng bánh sắt rèn rĩ của chiếc cổng cao ngất nghiến trên đá sỏi, tôi có cảm tưởng rằng nó đã nghiến nát lòng tôi. Tự nhiên tôi lại nghĩ đến chàng thanh niên hồi sáng. Ngày hôm ấy về tôi đã soi mặt vào tấm kính cửa rồi tự hỏi không hiểu mặt tôi lúc đó có được tự nhiên không. Tôi thử lại vài dáng điệu của tôi lúc gặp chàng, và thấy tự mãn. Nhiều lúc tôi lo sợ cho cái tâm trạng ấy, tôi yêu ư? Không lẽ quan niệm tình yêu đối với tôi dễ dãi thế. Nhưng sự thật là như vậy rồi, vì lòng tôi sinh ra mong mỏi, tôi lại mong đến ngày chủ nhật. Bẩy ngày đối với tôi dài quá. Tôi thấy như bâng khuâng, nhớ nhung, trống rỗng. Có lẽ tôi đã yêu chàng thật rồi. Tôi muốn tình yêu của tôi thu lại thật nhỏ, để dấu kín tận đáy lòng, vì quanh tôi, những bóng áo trắng thấp thoáng của lũ trẻ, những tiếng chân nhẹ nhàng của các bà phước, tất cả làm tôi nơm nớp lo âu.

    Và rồi tuần này qua tuần khác, tình yêu của tôi một ngày một rõ rệt. Đôi vai gầy, mái tóc bù, cặp kính trắng của chàng lôi cuốn tôi một cách mãnh liệt. Mỗi lần nhớ đến hình ảnh ấy, môt cảm giác dịu dàng lại đi qua óc. Tôi thả lỏng hồn tôi trong muôn ngàn tưởng tượng để xây lại một cái mộng êm đềm trong óc. Nhưng cũng có lúc tôi nghĩ rằng tôi không xứng đáng là người yêu của chàng, vì tôi là đứa mồ côi. Trong cuộc sống bên ngoài, bên cạnh chồng còn có biết bao nhiêu thiếu nữ hơn tôi. Ý nghĩ ấy làm tôi uất ức, khổ sở, nhưng cũng vì thế tôi thấy yêu chàng mãnh liệt hơn lên.

    Giang có lẽ hơi nghi ngờ tôi, bởi vì một đôi lần nàng bắt gặp tôi ngồi cười một mình. Tuy vậy nàng chỉ nhìn tôi với một nụ cười tinh quái chứ chưa đọc rõ được lòng tôi. Bây giờ tôi lại thích sống cô độc. Tôi hay ngồi ở hàng hiên để được suy nghĩ một mình, để được tự do sống với chàng trong mơ mộng. Cũng vì thế mà tôi sinh ra lười biếng. Mỗi lần, cầm đến sách là hình ảnh chàng hiện ra trước mắt. Tôi học chẳng thuộc trơn một bài nào. Bà Nhân, bà Hạnh đã bắt đầu để ý dò xét tôi. Nhưng lúc ấy tôi cho rằng ai có thể hiểu được câu chuyện lòng của tôi nếu tôi chẳng nói ra.

    Đêm tối đi ngủ, tôi bắt đầu mang cái tật ôm gối. Tôi tưởng tượng là tôi được nũng nịu trong cánh tay chàng, được vòi vĩnh, được giận dỗi, được ngoan ngoãn vâng theo lời chàng. Trong giấc ngủ ít khi tôi không nằm mơ thấy chàng, những giấc mơ êm đềm gây cho tôi sự sung sướng nhẹ nhàng cả buổi sáng hôm sau.

    Cứ như vậy tôi đã sống những ngày tạm gọi là đầy đủ. Tình yêu thầm kín ấy an ủi tôi rất nhiều và làm cho tâm tư tôi bớt hằn học, u uất. Làm việc gì tôi cũng lấy chàng ra làm đối tượng. Tôi coi tình yêu như một cái gì thiêng liêng cao quí. Tôi không thể nào hành động những công việc không xứng dáng với tình yêu ấy. Do đó mà tôi trở nên ngoan hơn, dịu dàng hơn và tâm hồn tôi thanh cao hơn trước.

    Tuy vậv, không hiểu chàng có yêu lại không, nhưng riêng tôi, từ nay, nếu không có chàng, có lẽ đời tôi có thể chết được.


    MỘT ngày chủ nhật, trời lâm râm mưa. Bọn chúng tôi phải ở lại không được ra ngoài. Tôi bồn chồn không lúc nào đứng yên một chỗ. Tôi oán ông trời không kể sao cho xiết. Tiếng ồn ào trong phòng, tiếng cười đùa, tiếng hát hỏng, tiếng học bài của lũ trẻ gieo vào lòng tôi biết bao nhiêu chán nản. Tôi từ chối không kể chuyện cho bé Phượng, không nhận lời mời của Giang rủ lên phòng chị Nam tán chuyện gẫu. Tôi cũng bỏ cả lời dặn cua bà Nhân rằng sáng nay phải lên phòng bà Madeleine mà uống thuốc sốt, vì tôi bị cảm bởi trận mưa chiều hôm kia.

    Tôi không muốn làm gì cả. Đầu óc tôi bối rối. Tôi nhớ những buổi trời đẹp nắng, nhớ hình dáng người yêu, tiếc khoảng thời gian ngắn ngủi êm đềm của những ngày hôm ấy. Và tôi thấy cần phải ra khỏi chốn này, cần phải đi để được suy nghĩ một mình. Tôi liền xin phép hà Nhân cho đi tham Liễu.

    Bà Nhân có vẻ nghi ngờ, nhưng bà không giữ. Bà cho phép tôi được đi đến mười một giờ.

    Người tôi nhẹ đi một nửa. Tôi sung sướng về phòng mặc áo và cứ thế mặc cho trời mưa, tôi lững thững đi ra cổng.

    Nhưng khi ra đến ngài phố, nhìn mặt đường loáng nước, nhìn mưa phơi phới trên chòm cây, tôi mới thấy mình liều lĩnh và dơ lạ. Tôi thấy ngượng với mình. Tại sao tôi làm như vậy? Có phải chúng tôi đã yêu nhau đâu? Rồi nhìn đến bộ quần áo thiểu não của tôi ẩm ướt và nhớp nháp, tôi thấy không xứng đáng với chàng một chút nào. Qua một cửa hiệu, nhìn bóng mình trong cửa kính, tôi thấy xấu hổ vì hành động vô lý của mình. Nhưng không hiểu sao, tôi vẫn không muốn quay về để cứ thế một mình lủi thủi đi dưới mái hiên của thành phố. Chủ nhật vào ngày mưa thế mà phố xá vẫn nhộn nhịp. Hàng Bông, hàng Gai. Bờ hồ còn có vẻ lộng lẫy hơn ngày thường. Mỗi chuyến xe điện chạy qua, tôi thấy chật ních những tà áo mầu xanh đỏ.

    Bên hè phổ, các thiếu nữ Hà Nội nhởn nhơ đi dưới mưa. Tôi thấy kém người ta quá.

    Tôi có cảm tưởng như không bao giờ gần được bọn họ. Ý nghĩ ấy cũng làm tôi thấy xa chàng quá. Cuộc sống bên ngoài sang trọng và đài các như vậy có bao giờ chàng lại thèm để ý đến tôi. Rồi tôi lại thấy đau khổ cùng cực, phải kéo thấp cái nón xuống để chùi mấy hạt nước mắt long lanh.

    Tôi thẫn thờ tiến vào vườn hoa như một cái máy. Không hiểu ý nghĩ nào đã thúc đẩy tôi làm như vậy. Tôi tần ngần đứng dựa vào ghế đá chàng vẫn ngồi mọi tuần. Hôm nay trong vườn hoa vắng ngắt, con đường quanh co trên những bãi cỏ vũng đầy nước, mưa vẫn phơi phới phủ trắng xóa cả những lùm cây. Tôi cố mà không thể tưởng tượng nổi cái khung cảnh êm đềm của những tuần qua. Quanh tôi chỉ là một vùng vắng lặng không một bóng người, và rồi tôi chợt thấy mình trơ trẽn một cách lạ lùng. Một ý nghĩ hốt hoảng thoáng trong óc, tôi thấy sợ hãi như có một cặp mắt tò mò nào hiểu rõ tâm sự của tôi lúc ấy. Vội vàng tôi bước mau như kẻ trốn tránh và thấy bối hận về câu chuyện xin phép ra ngoài hôm nay. Tôi nhớ đến Phượng, đến lũ nhỏ, đến Giang, Nam. Hình như tôi thấy minh có tội với những con người ấy. Tôi đã bỏ họ, xa lánh sự an ủi cho nhau trong những ngày đau khổ, để một mình ra đứng đây. Điều đó làm tôi càng thêm ân hận, và tôi rời bỏ khu vườn ra về không luyến tiếc.

    Mưa ngoài trời vẫn phơi phới phủ kín những vòm cây, nước mưa làm hai vai áo của tôi ướt đẫm. Tôi thấy người gây gây lạnh. Đồng hồ ở một cửa hiệu chỉ hơn mười giờ. Tôi nghĩ đến lúc phải quay về cho đúng hẹn với bà Nhân. Nhưng tự nhiên tội lại thấy chán nản lạ. Hình ảnh chiếc cổng sắt, những bức tường chạy dài, chiếc sân cỏ bao la rộng rãi gieo vào lòng tôi biết hao nhiên tủi hận. Tôi nghĩ rằng đó không phải là chỗ dung thân của tôi, cũng như cuộc sống bên ngoài đã hờ hững với tôi đến độ như hắt hủi. Như vậy con người tôi trở nên lạc lõng bơ vơ. Tôi không còn tìm đâu ra được chỗ bấu víu, ngay cả đến người yêu mà tôi vẫn tôn thờ.

    Những ý nghĩ chán nản ấy cử quanh quẩn đến vò xé tâm tư, làm tôi thấy vô cùng chán nản. Chân tôi vẫn bước mà không rõ sẽ đi đâu? Óc tôi suy nghĩ rất nhiều mà hóa ra chẳng suy nghĩ gì cả. Tôi tự mong giá lúc ấy được khóc to lên rũ mình xuống, mặc cho giòng nước mắt đau khổ được tự do chảy thì có lẽ tôi sẽ khuây khoả được phần nào.

    Qua phố cửa Nam, chợt nhớ đến Liễu, trong bức thư gửi cho tôi, Liễu có cho biết địa chỉ. Có được một người bạn để thổ lộ tâm tình lúc này thì thật là sung sướng, nhất là người ấy lại là Liễu. Nhưng nhìn đến bộ quần áo thiểu não của tôi, nghĩ đến cuộc sống sa hoa của Liễu, tôi lại thấy ngại ngần. Tuy vậy tôi vẫn như một cái máy đi rẽ vào ngõ Nam Ngư. Tôi tìm được nhà Liễu một cách dễ dàng. Đó là một cái biệt thự nho nhỏ có rặng ti gôn leo kín. Tôi không ngờ cuộc sống của Liễu bây giờ đường hoàng thế. Tôi nhớ đến hình ảnh người thiếu nữ ấy hơn một năm trước. Ngày ấy Liễu cũng như tôi, chắt chiu từng mảnh vải, ước mong những cái thật tầm thường như cái bút, quyển vở hay một cuốn sách. Tôi còn nhớ mãi những buổi rỗi rãi ngồi bên Liễu, chúng tôi mài lại cái ngòi bút cùn lên chôn một cái bát, Liễu bảo tôi với tất cả vô tư :

    - Thiên hạ ai cũng như mình thì các nhà sãn xuất đồ dùng đến đóng cửa.

    Và chúng tôi cùng cười, cái cười chẳng có nghĩa gì cả. Bây giờ Liễu khác xưa quá rồi, mặc dầu đánh đổi cuộc sống nhung lụa ấy. Liễu đã mất đi cái gì cao quí nhất của đời người con gái, tôi lại bâng khuâng nghĩ rằng không biết tôi nên thương Liễu, hay chính Liễu cũng đã thương đến tôi.

    Tôi lượn qua nhà nàng tất cả ba lượt. Tiếng cười ròn rã ở bên trong vọng ra làm tôi ngần ngại. Tôi đoán Liễu đang vui với bạn nàng ở trong ấy. Nghĩ đến những vũ nữ ăn mặc hở hang, kiêu cách, đến những dáng điệu đi đứng, cách ăn nói phù hợp với nghề nghiệp của họ, tôi lại thấy rằng mình không thể nào gọi cửa được trong lúc này. Ý nghĩ ấy làm tôi thấy xa Liễu, tôi không thể thổ lộ tâm tình của tôi cho Liễu nghe nữa. Vì chúng tôi bây giờ không còn đồng cảnh ngộ. Trong hai đứa, tuy sự đau khổ đều có thể ngang nhau, nhưng hai cuộc sống là hai sự cách biệt.

    Cho nên hình ảnh bé Phượng lại hiện ra trong óc. Có lẽ chỉ có bé Phượng là gây cho tôi được nhiều nguồn an ủi. Tôi thấy lòng nhẹ hơn, đỡ trống trải và lần ấy tôi nhất định quay trở về.

    Chuông đồng hồ ở một nhà ai ngân nga điểm mười hai tiếng...

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG III

    CHIỀU hôm ấy khi đi mưa trở về quả nhiên tôi lại lên cơn sốt. Bà Madeleine mắng tôi không kiêng khem gì cả, vì tôi mới xin thuốc của bà ngày hôm kia. Bà Nhân thì chỉ nhìn tôi bằng cặp mắt nghi ngờ. Bà vờ hỏi thăm về Liễu, nhưng cốt là để dò la về sự đi của tôi. Tôi buộc lòng phải nói dối là đã gặp Liễu và hai chị em hàn huyên đến nỗi quên cả giờ về. Sau cùng bà Nhân chỉ khuyên tôi đừng nên đi sát với Liễu quá để có thể tiêm nhiễm những thói xấu cũa cuộc đời vũ nữ như nàng. Tôi chỉ biết ầm ừ và hứa xin nghe lời bà.

    Đến tối, tôi lên giường đi ngủ sớm. Hình ảnh cuộc đi lang thang ngày hôm nay cứ ray rứt mãi trong lòng tôi. Tôi đắp chăn chùm kín mít giả vờ ngủ để mọi người khỏi quấy rầy đến, nhưng thật ra óc tôi quay cuồng biết bao nhiêu ý nghĩ. Tôi đau khổ rất nhiều về cuộc sống thiếu thốn. Bóng dáng những tà áo mầu xanh đỏ hồi sáng, những thân hình thướt tha yểu điệu của các thiếu nữ Hà nội hiện đến làm ray rứt lòng tôi. Tôi khao khát được như họ. Tôi muốn từ bỏ tất cả những bộ quần áo đồng loạt bằng vải trắng này đi để cũng diện sang như họ, cũng có vẻ đài các, quí phải như họ. Nhưng làm sao ước vọng của tôi thành tựu được, khi mà cuộc sống của tôi còn liên quan mật thiết đến trại mồ côi này. Cứ nghĩ như thế, nước mắt của tôi lại ướt dầm hai bên má. Nhiều lần tôi thấy mình hèn kém quá. Sao óc tôi không thể có những tư tưởng thanh cao hơn mà chỉ lần quẫn ở những điều sa hoa vật chất. Tám năm rồi, tám năm an phận với cuộc sống phẳng lặng, đều hòa trong trại Cô nhi này, đã có thời gian nào tôi khổ sở đến thế đâu.

    Óc tôi vì những tâm tình hỗn loạn ấy mà thành mệt mỏi, chán nản, không thiết làm việc.

    Tôi thở dài soay mình trên chiếc giường sắt nhỏ. Bé Phượng cũng băn khoăn vì chuyện tôi ốm. Nó sờ vào trán tôi mấy bận. Nghe chúng nó sì sào hỏi han nhau, tôi đoán đầu tôi nóng lắm. Mà có lẽ thế thật.

    Tôi thấy đầu nhức như búa bỗ, người gai gai lạnh. Tôi cứ nằm để mà nghe những niềm u uất vò xé mãi tâm tư. Và rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

    Trong giấc ngủ, tôi lại nằm mơ thấy chàng. Vào một buổi chiều thu lá vàng xơ xác rụng, trong rừng cây chỉ toàn những cành khô khẳng khiu in trên nền mây đục trắng. Tôi với chàng nắm tay nhau đi như chơi vơi trên một giải đường mòn. Con đường quanh co dẫn chúng tôi đi sâu vào một thế giới chỉ toàn một mầu bàng bạc. Sương mờ lạnh âm thầm, bao phủ quanh chúng tôi, nhưng hình như bên chúng tôi có một cái gì ấm cúng êm đềm ủ ­ấp. Và rồi chàng dắt tôi lên một giải núi cao. Đường đi khấp khểnh những đá cheo leo mà sao tôi vẫn thấy nhẹ nhàng. Chàng đưa tôi đến một đỉnh núi, và chúng tôi nhìn xuống chiều sâu thăm thẳm. Ở dưới chân chúng tôi, qua hốc đá chập chùng là tỉnh Hà nội. Mơ hồ tôi thấy người đi đông đúc ở dưới ấy. Những vòm cây trắng xóa bụi mưa, những con đường loang loáng nước hiện rõ trước mắt tôi. Tôi nom thấy những thiếu nữ Hà nội thướt tha yểu điệu trong những mầu áo hôm nào.

    Tự nhiên nhìn những người ấy tôi thấy ớn lạnh. Mặt của họ không vui tươi, nhí nhảnh như mọi ngày. Tôi thấy hiện ra những vẻ ma quái, mắt họ đen và sâu hơn, lông mi dài hoắt và cặp môi đỏ láng như pha màu. Tiếng cười, giọng nói của họ vẳng lên gieo vào lòng tôi những cảm giác rờn rợn. Bất giác tôi nắm lấy tay chàng. Nhưng người yêu của tôi không còn đứng cạnh tôi nữa. Tôi thấy chàng đứng ở bên kia, bóng dáng mờ ảo như sắp tan theo hơi khói. Hình như tôi chỉ nhìn thấy rõ đôi mắt chàng, chao ôi, đôi mắt sâu thăm thẳm và buồn một cách thấm thía. Tôi cuống quít lên tiếng gọi. Nhưng chàng không nghe thấy, mà bọn kia thì ngẫng nhìn tôi và phá lên cười. Thế rồi cả bọn kéo nhau lên phía tôi. Họ leo núi thoăn thoắt, chỉ một phút sau họ đã tiến lại được gần tôi. Tôi hoảng hốt vẫy chàng và gọi to như tuyệt vọng. Tôi đã nom rõ thấy những móng tay mọng đỏ của họ, mười ngón tay nhọn hoắt như chực xỉa vào tôi. Tôi hét lên kinh khủng và nhẩy liều sang phía chàng đứng. Nhưng tôi hụt chân và rơi chơi vơi từ trên cao xuống, Nguời tôi quay cuồng trong không khí, máu cũa tôi dồn lên đầu khiến tôi có cảm giác nhẹ bổng ở đằng chân. Cuối cùng đầu tôi đập vào một tảng đá, và tôi giật mình tỉnh dậy. Mồ hôi toát ra như tắm, sờ soạng chung quanh, tôi vẫn thấy mình nằm trên gường sắt. Đèn ở giữa phòng đã tắt hết, chỉ còn thứ ảnh sáng mờ mờ của ngọn đèn đêm. Ngơ ngác một lát, tôi mới hoàn hồn và nhớ ra rằng đó chĩ là một giấc mơ.

    Từ đấy tôi thao thức và suy nghĩ mãi về giấc mộng hãi hùng vừa qua, nhất là đôi mắt sâu thăm thẳm của chàng buồn bã nhìn tôi. Điềm gì báo trước đây, hay tình của tôi chỉ đến thế mà thôi.

    Bao nhiêu ý nghĩ quay cuồng trong đầu óc tôi cảm thấy váng vất và đầu nhức như búa bỗ. Đồng hồ ở buồng bên ngân nga điểm hai tiếng. Tôi nhăn mặt, ôm lấy đầu, nhắm mắt cố ngủ. Tôi cố xua đuổi những ỷ tướng hãi hùng cứ vấn vương mãi bên tôi. Rồi tôi thiếp đi sau một hồi lâu trằn trọc.

    Sáng hôm sau, bệnh tình của tôi nặng hơn. Mặt tôi đỏ rừ trán nóng hầm hập. Bà Made­leine cặp sốt cho tôi thấy lên tới 41 độ. Tôi lặng người khi nghe bà ta bảo :

    - Cô bị ốm thương hàn !

    Đầu tôi như nặng hẳn, và cảnh vật quanh tôi như tối sầm lại. Tôi cố ngóc đầu dậy, muốn dùng tất cả sức mạnh của tôi để chống lại cái sự thật phỉ phàng ấy. Nhưng tôi cất đầu không nổi và tôi thất vọng. Tôi ốm thật rồi, mà còn ốm thương hàn nữa. Hàng tháng trời tôi sẽ phải nằm liệt ở đây, để rồi ngày chủ nhật tôi không ra ngoài được nữa. Hình ảnh những ngày qua, những buổi sáng đẹp trời trong vườn hoa, những phút êm đềm, vui sướng khi trao đổi những cái nhìn thắm thiết với người yêu, tất cả thoáng qua óc tôi mơ hồ, nhưng cũng đủ làm tôi đau đớn đến cực độ.

    Tôi thất vọng nhắm nghiền đôi mắt, để nước mắt tràn qua hai hàng mi. Bà Madeleine khẻ vuốt tóc tôi, và khuyên tôi nên tĩnh dưỡng sẽ chóng khỏi.

    Tôi không đáp mà chỉ kéo chăn lên chùm kín mít. Tôi nghe tiếng chân bà ta nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Từ đấy tôi nằm khóc lên rưng rức một mình. Ngoài kia những tiếng động quen thuộc làm cho tôi đoán rằng trời đang bắt đầu sẩm tối...

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG IV

    VÀ rồi một tháng trời ròng rã, tôi nằm liệt trên giường bệnh. Người tôi róc đi một cách kinh khủng. Cổ tay tròn lẳn của tôi bây giờ chỉ còn khẳng khiu như hai ống sậy, với nước xanh da rờn. Tóc tôi rụng gần hết. Mỗi lần vuốt một sợi thấy nó rời ra một cách rất dễ dàng, tôi thấy lòng xót xa dâng lên vô hạn. Tôi lo lắng cho sắc đẹp của tôi tàn tạ theo năm tháng nặng nề trôi qua. Mỗi ngày chủ nhật, nhìn nắng chói lọi hắt qua khung cửa, bầu trời trong xanh lững lờ những đám mây trắng bạc, lòng tôi dâng lên những háo hức, tôi muốn vùng đứng dậy, mặc chiếc áo dài và đội nón đi theo lũ trẻ. Nhưng tôi yếu quá, không cất nổi mình. Người tôi dán xuống giường sắt. Lắng nghe lũ trẻ lao xao xếp thành hàng ngũ, tiếng chân bước lạo sạo trên đá sỏi, lúc ấy tôi muốn khóc to lên cho hả lòng uất hận. Tôi nghĩ đến người yêu, đến chiếc ghế đá mà chàng ngồi đọc sách mọi ngày. Những hình ảnh ấy đối với tôi bây giờ hình như xa xôi lắm. Làm sao cho chàng biết được rằng tôi đang ốm nằm đây và tôi vẫn nghĩ đến chàng. Quang cảnh căn phòng lúc ấy lặng lẽ quá. Lũ trẻ đi rồi, tiếng nói, tiếng hò hét, tiếng guốc đi lại lách cách đã tắt hẳn. Quanh tôi im lìm quá. Bốn bức tường như cao hơn, căn phòng như rộng hơn, và tôi thấy cô độc một cách lạ lùng. Tình yêu của tôi đối với chàng lại càng nung nấu một cách dữ dội. Tôi cầu mong cho chóng khỏi để lại được sống những ngày khỏe mạnh. Điều ấy làm tôi lại nhớ đến Hòa ngày trước. Chắc Hòa khi còn sống cũng mong mỏi như tôi, nghĩa là sống cuộc đời mồ côi không bệnh tật.

    Cả một buổi sáng tôi soay mình trên chiếc giường không biết bao nhiêu lần. Cuốn Qua tre Vingt treize của Victor Hugo nhầu nát, tôi cầm lên đặt xuống mãi mà không đọc hết. Những tình tiết éo le trong khung cảnh cách mạng ấy không đủ lấp những chỗ trống trong lòng tôi. Lúc ấy, tôi thấy cần phải viết. Tôi viết lung tung, nét chữ run run, nguệch ngoạc. Tôi thổ lộ tâm tình trên trang giấy. Tôi say sưa nói chuyện với chàng trên giòng chữ, nhưng không lâu, vì nằm sấp mãi ngực tôi như bị ép lại. Tôi lại phải nằm lên thở đốc. Cho đến khi hết mệt, tư tưởng của tôi đã đổi khác. Đọc lại những hàng chữ ấy, tôi thấy trơ trẽn lạ. Thất vọng lại đến xâm chiếm hồn tôi, và tôi lại xé đi không thương tiếc.

    Bệnh tình của tôi cứ cái đà quay quắt như vậy nên khó có bề thuyên giảm. Người tôi mỗi ngày một dóc đi, tóc rụng thêm nhiều, hy vọng được gặp mặt chàng lại lụi dần theo ngày tháng.


    SUỐT trong thời gian ấy bé Phượng chẳng lúc nào không quấn quít lấy tôi. Ngoài những giờ ăn, học và cầu kinh ra, nó kê chiếc ghế đẩu ngồi bên tôi hàng giờ. Có lúc nó lặng lẽ trầm mặc. Hai chị em ngồi bên nhau mà mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Cũng có lúc nó huyên thuyên kể chuyện. Chuyện ở lớp học, ở phòng ăn, ở phòng nữ công. Chuyện bà Tâm bắt được Hằng trẩy trộm nhãn ở vườn sau, chuyện con Liên xé áo của con Cúc bị hai ngày phạt, chuyện con Hiền đánh vỡ bát ở phòng ăn. Những câu chuyện chẳng vui gì nhưng cũng giết những thì giờ dài dằng dặc của tôi.

    Và có một hôm Phượng kể cho tôi nghe câu chuyện của em bé Lucie.

    Lucie là tên do bà phước Nhân đặt cho một đứa hài nhi bên san số 4. Mẹ nó là một thiếu nữ nhà quê xinh đẹp. Nàng bị một người đội Tây hãm hiếp trong một buổi hành quân. Cuộc ái ân tàn bạo trong giây phút ấy đã tạo nên trong người con bé hai giòng máu. Mắt nó xanh lơ lơ, tóc hung hung đỏ, chân tay bụ bẫm. Thừa hưởng nước da tươi mát của người mẹ, da nó trắng như trứng gà bóc. Hôm mẹ nó gửi vào cho Cô nhi viện, bà Nhân thích lắm và đặt tên cho nó là Lucie. Theo lời Phượng, Lucie ngoan lắm, nó không hay khóc, nhưng cũng không hay cười. Hàng ngày nó vô tội nằm ngoan ngoãn trong một chiếc nôi, đến giờ, đói thì ăn, rồi lại nằm quay ra ngủ. Khi tỉnh giấc, mắt nó lơ láo nhìn lên trần nhà, tay chân đập lung tung và miệng đã bập bẹ "ma... ma...". Phượng yêu Lucie lắm, nó thì thọt chạy sang bên ấy luôn. Nó xin chị Giang để cho nó cầm bình sữa cho Lucie bú. Nó thêu chữ Lucie bên cạnh con vịt chèo thuyền trên yếm dãi của Lucie. Nó còn kết những cái gù len xanh đỏ hay con búp bê bằng vải sặc sỡ treo ở trên đầu nôi của Lucie. Ngày trước con húp bê cụt tay của nó đã chôn theo con của người phu hồ, bầy giờ nó lại có một con búp bê bằng xương bằng thịt, ngoan ngoãn không kém mà còn biết gọi cả "ma ma".

    Phượng tha thiết kể chuyện Lucie làm tôi cũng yêu lây cả con bé ấy nữa. Tôi mong cho chóng khỏi để được thấy mặt Lucie và được bế nó.

    Một buổi tối, Phượng kể rằng sáng hôm ấy bà ngoại Lucie vào thăm Lucie lúc chín giờ. Bà ta là một cụ già lọm khọm đã pha hai màu tóc. Quần áo lam lũ, chân đi đất, đầu chít khăn, mắt che một mảnh vải đỏ. Một tay bà ta chống chiếc gậy tre, còn tay kia cầm hai hộp sữa. Bà ta bảo với bà Nhân rằng bà đã lặn lội từ làng Lịm cách Hà Nội hơn ba chục cây số để lên thăm cháu, nhân thể cho cháu hai hộp sữa bò. Rồi với giọng đầy nước mắt bà cụ báo tin rằng con bà, mẹ Lucie đã chết. Người thiếu phụ đau khổ ấy cũng chẳng nhìn thấy mặt đứa con một lần cuối. Bàn tay gầy guộc của bà cứ xoa mãi lên mặt của Lucie. Rồi bà cụ bật ra tiếng khóc:

    - Cháu ơi.

    Nước mắt bà ngoại nó cứ rỏ mãi lên má, lên cổ và lên trán Lucie. Nhưng Lucie chẳng biết gì, cặp mắt xanh lơ vô tội vẫn mở to nhìn lên đình màn, Chân tay Lucie vẫn đập lung tung và cái miệng xinh xinh của nó thỉnh thoảng lại bập bẹ :

    - Ma... ma...

    Tôi bồi hồi cảm động, tưởng tượng lại khung cảnh đau thương ấy. Tôi hình dung đến mẹ Lucie trên giường bệnh, đến hình ảnh bà cụ già nghèo nàn, tóc pha sương lặn lội từ hơn ba mươi cây số để được nhìn thấy mặt cháu một lần. Và rồi có lẽ trong một nếp nhà lụp xụp ở một nơi xa xôi nào đó, từ nay sẽ chỉ có một bóng già lọm khọm, thiếu tình thương của một người con, và thiếu tình yêu của một đứa cháu.

    Nghĩ như vậy, tôi muốn ứa nước mắt, còn Phượng của tôi thì đã khóc từ lúc nào.

    Cả tối hôm ấy, tôi quên hẳn câu chuyện tâm tình của tôi, và tôi giúp bé Phượng may cho Lucie một chiếc khăn trắng...


  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG V

    TTRẬN ốm của tôi kéo dài đúng năm tuần lễ. Năm tuần gò bó mình trong chiếc giường chật hẹp, tôi có cảm tưởng như dài hàng năm. Bây giờ tôi đã khỏi hẳn, đã được bà Madeleine cho ăn giả bữa. Sau một tháng trời chỉ ăn toàn sữa và nước cháo, tôi thấy thèm cơm một cách lạ lùng. Người tôi gầy sọm đi, mặt hốc hác, đôi mắt sâu như hai lỗ đào, nước da xanh rờn một cách ghê sợ. Nhưng chỉ trong vòng nửa tháng, tôi đã lại sức rất nhiều. Tôi hân hoan nhìn ra ngoài, nền trời xanh, trong văn vắt. Nắng chớm thu giải dịu dàng lên từng chòm cây đang bắt đầu sơ sác lá. Bồn hoa sân trước phong quang và sáng sủa hơn trước nhiều. Chiếc tường trắng chạy dài không còn gợi cho tôi ý nghĩ hằn học nữa. Chiếc cổng sắt cao vòi vọi ngăn hẳn thế giới bên kia, đón tôi với một vẻ vui mừng. Tôi không còn thấy ghét chúng nữa, tất cả đối với tôi chỉ còn là những vật thân yêu sau một thời gian dài xa vắng. Tôi tung tăng chạy lên, chạy xuống, tôi lên gặp Giang, gặp các bà Phước và bé Lucie của bé Phượng. Tất cả công việc gì đối với tôi cũng vui, cũng lạ, ít khi tôi gây được những cảm giác chân thành vô tư lự như vậy.

    Và tôi đếm từng ngày cho mau chóng đến chủ nhật. Tôi vui tươi sửa soạn cuộc đi chơi từ hôm trước. Tâm tình tôi xao động một cách nhẹ nhàng. Tôi có cảm tưởng như mình sửa soạn đi đón người yêu sau một thời gian xa cách. Lòng tôi hồi hộp, bâng khuâng, và xao xuyến như một đứa trẻ thơ...

    THƯA các bạn, tôi còn nhớ mải cái cảm giác của tôi trong thời gian ấy. Nghĩa là kể từ ngày chủ nhật đầu tiên sau khi ốm khỏi cho đến gió mùa đông ngoài kia lạnh lùng lùa qua khe cửa.

    Tôi đã không gặp chàng và mãi mãi không bao giờ tôi còn gặp chàng nữa.

    Đất trời như đổ sụp xuống quanh tôi. Tôi thấy hoa mắt, người lảo đảo phải vịn vào bé Phượng. Người xưa cùa tôi không còn đây nữa. Chiếc ghế đu vẫn nằm kia lặng lẽ. Nếp cỏ cao hơn trước, mang một vẻ lạnh lùng. Niềm hy vọng của tôi bùng lên trong một thời gian ngắn ngủi lại tắt ngấm trong tâm tư. Tôi không còn cười được nữa. Mắt tôi ngơ ngác, mặt tôi nhợt nhạt như kẻ mất hồn. Bà Tâm tưởng tôi còn yếu nên cho lên xe đi về trước.

    Suốt ngày hôm ấy tôi không ăn được gì, chỉ có nước mắt là ràn rụa qua hai bên má. Tuy vậy tôi còn cố nuôi cái hy vọng mỏng manh là được gặp chàng trong tuần tới. Nhưng tuần sau, tuần sau nữa, bóng dáng chàng thanh niên ấy vẫn bằn bặt để gieo vào lòng tôi biết bao nhiều tủi hận.

    Cho đến hôm nay thì hy vọng của tôi hoàn toàn như chết hẳn. Bởi vì rặng sấu vườn sau đã rụng hết Iá, ngọn gió heo may đầu tiên đã mang lạnh lẽo vào phòng tôi. Bầu trời vẩn đục hơi sương nặng nề và u ám quá. Bọn chúng tôi không còn được đi vuờn hoa nữa, và cũng đã có người giở áo len ra mặc. Tôi đoán chắc những chòm cây ở ngoài ấy cũng đã trơ những cành khẳng khiu lên nền mây xám đục, và nơi ấy giờ đây cũng vắng cả bóng người. Hoa Phượng Vĩ đỏ chói ngày nào chắc đã héo úa. Tôi thầm ví cánh Phượng như mối tình của tôi. Đỏ lên, say sưa, gay gắt trong một thời gian ngắn ngủi rồi cũng tàn theo nắng hạ.

    Tôi không còn đầu óc ngồi xem truyện nữa. Tôi cũng không muốn ngồi thủ thỉ với bé Phượng, hoặc bé Lucie. Nguời tôi ngao ngán, mất hết cả nguồn vui đến độ ngơ ngác. Đầu óc tôi hoang mang, trống rỗng, mặt lôi thẫn thờ, cả ngày tôi chẳng hé răng nói chuyện với ai một câu. Bởi vì tôi đã thất vọng, đã mất hẳn nguồn an ủi độc nhất, đời tôi thế là hết cả.

    Hằng ngày, tôi chỉ chăm chú cầu kinh. Tôi muốn đi tìm sự giải thoát cho tâm hồn. Ý định xin làm bà phước bắt đầu nẩy nở trong đầu óc tôi từ giây phút đau khổ cùng cực ấy.

    MỘT buổi tối trời mưa rầm rả rích. Từng giọt nước mưa giỏ trên ống máng ngoài hiên nghe tí tách. Gió lồng lộng thổi quay cuồng trên từng lùm cây ngoài đường phố, heo hút lùa qua cửa phòng chúng tôi cái rét của buổi lập đông. Đèn trong mọi phòng đã thắp, vẫn cái ánh sáng vàng vọt ngả lên những nếp tường in bóng lố nhố của lũ trẻ. Tiếng học bài quen thuộc lại vang lên như vỡ chợ.

    Tôi lặng lẽ bỏ cái khung cảnh náo nhiệt ấy mà xuống giảng đường. Căn phòng yên lặng một cách lạnh lẽo. Ngọn đèn bốn mươi nến chân cây Thánh giá hắt xuống soi sáng mờ mờ những hàng ghế nằm im lìm chạy dọc xuống cuối phòng. Bức tượng Chúa Giê Su đặt trên cao hơn, thấp thoáng trong ánh mờ nhạt. Tôi chèo lên bục và quì xuống chỗ bà Nhân vẫn đứng. Mắt tôi ngước lên nhìn cây Thánh giá với tất cả niềm tin. Rồi tự nhiên nước mắt tôi ràn rụa. Tôi gục đầu xuống một chiếc ghế và cứ thế khóc lên rưng rức. Đau khổ phũ phàng vò xé tâm tư tôi từ hơn một tháng nay, bây giờ càng làm tôi cảm xúc. Hình ảnh những buổi đi chơi, những cái nhìn tha thiết của người tôi yêu, cái chết của Hòa, của đứa con người phu hồ, sự ra đi của Liễu, tất cả hiện ra trong óc tôi như ảo ảnh, và rồi lại tan đi như sương khói.

    Tôi cứ quỳ như thế không biết bao lâu và không hiểu tôi đã khóc biết bao nhiêu nước mắt. Mặt và tay tôi ướt đẫm, chiếc khăn tay của tôi cũng đầy nước mắt. Rồi một thời gian lâu lắm, tôi yên lặng, thẫn thờ, và cứ quì như thế để mà có lúc tôi không nghĩ rằng tôi đã quì ở đây, đã sống ở trong Cô nhi viện này.

    Ánh sáng lạnh lùng của ngọn đèn vẫn lặng lẽ soi vào mặt tôi, tôi ngước nhìn lên ngọn đèn ấy và nghĩ rằng đời tôi cũng tăm tối như thế.

    Cho đến khi tôi trấn tĩnh được lòng mình, đã phân biệt được tôi với những nỗi khổ đang vò xé, tôi mới thấy lòng vợi đi được mối sầu. Tôi lại gần cây Thánh giá, nắm lấy miếng gỗ vô tri ấy như nắm lấy niềm tin. Lòng tôi như thanh thoát. Tôi phải tìm cho tôi một sự sống. Sự sống lãng quên mình mà nghĩ đến kẻ khác. Tôi tưởng tượng tôi sẽ là bà Nhân, bà Hòa, bà Tâm, bà Hạnh, một ngày kia tôi sẽ hủy bỏ tuổi thanh xuân của mình để mà khoác những tà áo trắng như các bà ấy và chôn vùi cả đời vào chốn tối tăm này. Nghĩ như vậy tôi thấy tin mình hơn, tôi thấy đã tìm được bản ngã của tôi sau một thời gian lạc lõng. Miệng tôi lâm râm cầu kinh, những lời kính mà bây giờ tôi mới thấy lắng sâu vào tận tâm hồn :

    "Lậy Thánh nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùnq đức Mẹ, xin bào chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy, tôi lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình dưới chân Đức Mẹ, là Nữ Đồng Trinh, trên hết các kẻ Đồng Trinh, xin Đức Mẹ đoái lấy tôi là kẻ lội lỗi. Lạy mẹ là mẹ Chứa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời tôi xin, một dủ lòng thương mà nhận lời tôi cùng. A men".

    Gần chín giờ tôi đứng dậy tìm xuống phòng bà Nhân. Bà đón tôi với tất cả kinh ngạc. Bà nhìn cặp mắt đẫm lệ của tôi, rồi dịu dàng kéo tôi ngồi xuống ghế. Tôi ngoan ngoãn theo bà như một đứa con nghe theo lời mẹ. Rồi tôi kể hết cho nghe câu chuyện tâm tình mà tôi giữ kín gần một năm nay. Bà Nhân lặng lẽ nghe và chỉ nhìn tôi thương xót.

    Sau cùng, bà an ủi tôi rất nhiều, bà khuyên tôi đừng vội chán nản cuộc sống, bà có thể tìm cho tôi được một người chồng xứng đáng bên nhà Chung. Nhưng tôi còn thiết gì chuyện chồng con. Lòng tôi thế là đã chết, bây giờ tôi chỉ còn tìm thấy ánh sáng trên tường dẫn đến đạo. Tôi khóc lên rưng rức để van xin bà dẫn tôi trên đường tìm đạo.

    Và rồi tôi cầu kinh với bà tới khuya. Hôm ấy bên tôi có hai sự vững chãi che chơ và cứu giúp đời tôi. Đó là bà Nhân và sự vững tin ở nơi Chúa.


Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-02-2017, 12:41 AM
  2. Thêm người tìm cách vượt rào Nhà Trắng
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-19-2017, 12:33 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-12-2016, 06:25 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-20-2016, 01:32 AM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-02-2015, 12:03 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •