Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Những ai chưa từng đau khổ thì những kẻ ấy không bao giờ biết tận hưởng được hạnh phúc.
Ugo Foscolo
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Chuyện Khaisilk bán khăn lụa ‘Tàu’ và vết cắt của lòng tự tôn Việt

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Chuyện Khaisilk bán khăn lụa ‘Tàu’ và vết cắt của lòng tự tôn Việt

    Chuyện Khaisilk bán khăn lụa ‘Tàu’ và vết cắt của lòng tự tôn Việt



    Những ngày qua, cộng đồng mạng đang sôi sục trước thông tin khăn lụa cao cấp mua từ thương hiệu Khaisilk có tới 2 tem mác, một của Việt Nam và một của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số khăn khác cũng mua từ Khaisilk bị nghi ngờ có dấu hiệu bị cắt tem mác “Made in China”.


    Một “hình tượng” đất Việt bị sụp đổ…

    Chủ tịch tập đoàn KhaiSilk – ông Hoàng Khải sau những ngày im lặng cuối cùng cũng đã chính thức lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng. Ông Khải cho biết, việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng chất lượng trong nước.

    Cùng với đó, hàng loạt hình ảnh về những “khăn lụa Khaisilk” còn gắn cả mác Made in China chưa kịp cắt bỏ lẫn những chiếc khăn đã kịp cắt bỏ mác Trung Quốc nhưng vẫn còn dấu vết được cư dân mạng đưa lên.


    Hàng loạt hình ảnh về những “khăn lụa Khaisilk” còn gắn cả mác Made in China chưa kịp cắt bỏ được cư dân mạng đưa lên

    Đối mặt với bão dư luận, Khaisilk thông báo sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc nếu khách hàng có mong muốn đổi trả và thương hiệu này sẽ bồi thường. Tuy rằng doanh nghiệp đã có phương án “chuộc lỗi”, nhưng điều đó liệu có thể lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng, khi mà suốt 30 năm qua họ đã xem Khaisilk là một thượng hiệu sang trọng, đẳng cấp, mang quốc hồn quốc tuý Việt Nam. Nó đã trở thành niềm tự nào của những người con đất Việt khi mua cái caravat, cái khăn tơ lụa Việt Nam tặng cho bạn bè, đối tác. Đó là chưa kể đến hàng triệu du khách đến Việt Nam đã mang theo chiếc khăn tưởng là nguồn gốc Việt về nước họ với niềm tin yêu… và rồi, niềm tin bị vỡ vụn…



    Lời xin lỗi của Khaisilk quá muộn màng. Danh tiếng, thương hiệu gần 30 năm đã bị đánh đổi

    Khaisilk có thể biện minh là hàng nhập đã qua kiểm định, là hàng chuẩn, hàng tốt của Trung Quốc, đã được tuyển chọn kỹ, giá cả không thua kém bao nhiêu… nhưng điều đó liệu có còn quan trọng? Dù sao thì họ cũng đã nói dối, mà lời nói dối vì mục đích gì thì cũng vẫn là nói dối, mãi mãi không thể thay đổi được. Người ta nói “một lần mất tin, vạn lần mất tín”, Khaisilk có thể sẽ thiệt hại nặng nề cả về kinh tế, lẫn việc mất đi thương hiệu, rồi đến bao giờ công ty mới tìm lại được sự tín nhiệm của người tiêu dùng đây?

    Lời xin lỗi của Khaisilk quá muộn màng. Danh tiếng, thương hiệu gần 30 năm đã bị đánh đổi. Khaisilk có thể biện hộ do hàng trong nước không đủ sức cung cấp, nhưng hàng loạt các cơ sở sản xuất lụa Hà Đông và các loại lụa khác của Việt Nam đều đang tìm đầu ra, đang tìm đối tác. Và đây đều là những dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng không thua kém gì các thương hiệu lụa tốt trên thế giới.

    Kinh doanh gian dối thật sự là một thảm họa

    Đầu năm 2014, hãng xe nổi tiếng thế giới Volkswagen AG (Đức) đã phải trả một cái giá quá đắt vì những hành vi lừa dối người tiêu dùng khi sử dụng phần mềm đánh lừa các thiết bị đo lượng khí thải cho những chiếc xe của họ.

    Ngay sau khi thông tin gian lận trên được công bố, EPA đã yêu cầu Volkswagen triệu hồi 482.000 chiếc xe đã bán ra tại Mỹ từ năm 2008-2015, gồm các nhãn hiệu VW Golf, VW Passat, Jetta and Beetle. Ngoài ra, Volkswagen còn phải tạm ngừng bán ra các mẫu xe có vấn đề cho đến khi nào được chứng nhận đã khắc phục xong lỗi vi phạm.

    Giá cổ phiếu của Volkswagen lập tức giảm gần 30%, khiến cho giá trị vốn hóa bị bay hơi hết 30 tỉ euro chỉ trong 2 ngày. Nó còn kéo theo việc giảm giá một loạt cổ phiếu của các hãng xe khác như Renault hay Nissan, vì giới đầu tư lo ngại rằng các tập đoàn này cũng đang nằm trong diện điều tra.


    Volkswagen đã phải trả một cái giá quá đắt

    Volkswagen tuyên bố sẽ dành riêng khoản tiền hơn 6,5 tỉ euro để giải quyết vụ bê bối “lừa đảo”. Ông Martin Winterkorn – Tổng giám đốc điều hành đã họp báo để nói lời xin lỗi và tuyên bố từ chức vào ngày 23/9 nhưng vẫn không cứu vớt được niềm tin từ người tiêu dùng của Volkswagen và con số 6,5 tỉ euro (tương đương với một nửa lợi nhuận của Volkswagen trong năm 2014) vẫn không phải là cái giá cuối cùng mà tập đoàn này phải trả cho hành vi gian dối của mình.

    Vụ việc này đã gây chấn động trên toàn thế giới. Thậm chí, phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel đã phải thốt lên rằng: “Chúng tôi lo ngại rằng danh tiếng tuyệt vời của ngành xe hơi Đức nói chung và Volkswagen nói riêng sẽ bị tổn thương không thể bù đắp được”.

    Lợi bất cập hại, một lần nữa, từ bài học của Volkswagen người ta càng rõ ràng một chân lý rằng, kinh doanh gian dối thật sự là một thảm họa. Thậm chí nó sẽ gây ra tai họa và đánh mất uy tín cho cả một lĩnh vực của đất nước, bởi vì “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”.

    Trung thực là điều chúng ta không thể đánh mất



    Trong cả văn hóa phương Đông và phương Tây, kinh doanh luôn cần lấy chữ tín làm trọng. Dù là ngày xưa hay ngày nay, ý nghĩa của chữ tín vẫn không hề thay đổi, bất tín có nghĩa là không trung thực và cũng đồng nghĩa với thất bại. Vậy nên, lấy chữ tín làm gốc chính là bí quyết kinh doanh sắc bén nhất. Đó cũng nên là chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của bất cứ một công ty nào.


    Trong cả văn hóa phương Đông và phương Tây, kinh doanh luôn cần lấy chữ tín làm trọng

    Thế nhưng, cuộc sống hiện đại có lẽ đã khiến người ta lãng quên đi sự thật thà và tính trung thực. Có rất nhiều người tung hô những giá trị tốt đẹp, nói những đạo lý sâu sắc, nhưng thực chất là đang tạo ra cái vỏ lương thiện để che đậy những toan tính, vụ lợi cho bản thân. Sau những gì họ thể hiện hoặc cho đi, cái họ mong muốn cuối cùng vẫn là nhận lại. Nhưng mà, “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”, sau cùng vẫn là “gậy ông đập lưng ông”.

    Người ta vẫn nói, tiền bạc ko là gì so với danh dự. Trung thực là điều mà chúng ta không thể đánh mất.

    Hiểu Minh

  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Khải Silk suốt 30 năm bán khăn ‘Tàu’: Khi nén bạc đâm toạc niềm tin

    Khải Silk suốt 30 năm bán khăn ‘Tàu’: Khi nén bạc đâm toạc niềm tin


    Sự cố kinh doanh tai tiếng nhất thời gian gần đây có lẽ phải kể đến câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp made in China” của thương hiệu nổi tiếng Khaisilk. Đáng buồn hơn là, đây không phải hiện tượng cá biệt trong văn hoá kinh doanh ở Việt Nam.

    Mọi chuyện bắt đầu xuất phát từ ngày 17/10, khi một công ty tố cáo lô hàng khăn lụa mua tặng khách từ thương hiệu Khaisilk, có một sản phẩm vừa gắn mác “made in Việt Nam”, vừa gắn mác “made in China”. Những sản phẩm còn lại chỉ có mác Khaisilk nhưng vẫn có vết cắt của một phần mác khác còn sót lại.

    Vài ngày sau, lại thêm người dùng tố cáo cũng gặp tình trạng tương tự khi mua khăn tại cửa hàng 113 Hàng Gai, Hà Nội.

    Người mua hoang mang, không biết mình đang sử dụng chiếc khăn lụa cao cấp có nguồn gốc từ đâu? Hàng chục năm qua, người ta vẫn mặc định thứ tơ lụa mà Khaisilk bán là thứ tơ lụa 100% thuần Việt. Và họ có rất nhiều điều để củng cố niềm tin ấy – cửa hàng số 113 to nhất nhì phố Hàng Gai vốn là con phố hàng trăm năm qua bán tơ lụa truyền thống và ông Khải được sinh ra trong một gia đình làm nghề thêu ở chính phố này. Rất nhiều chính khách như Thủ tướng Nhật Bản Katayama, Tổng thống Chile Michelle Bachelet, rồi đếnThủ tướng Úc, Tổng thư ký Liên Hợp quốc… cũng đã từng lựa chọn sản phẩm của Khaisilk.


    Sản phẩm Khaisilkvừa gắn mác “made in Việt Nam”, vừa gắn mác “made in China”

    Những người mua hàng để dùng chắc hẳn tự hào vì được dùng sản phẩm thuần Việt. Còn những người mua để làm quà tặng, nhất là những vị khách ngoại quốc mua hàng của Khaisilk hẳn là có suy nghĩ gửi gắm chút tình yêu hồn Việt, muốn mang theo mình kỉ niệm của đất Việt khi ghé thăm nơi này.
    Sự thực, đã rất nhiều người tôn vinh Khaisilk như một hình mẫu của việc đưa nghề thủ công vượt ra khỏi tầm sản xuất thủ công truyền thống, và thực sự danh tiếng Khaisilk đã vượt ra khỏi phố Hàng Gai từ lâu. Thế nhưng, tình yêu và lòng tin đã trao cho Khaisilk có lẽ đã hoàn toàn sụp đổ sau khủng hoảng “made in China”.



    Thương hiệu Khaisilk nổi tiếng gắn liền với slogan “Tôn vinh lụa tơ tằm Việt Nam”

    Tuy rằng ông chủ thương hiệu Khaisilk nổi tiếng gắn liền với slogan “Tôn vinh lụa tơ tằm Việt Nam” – Hoàng Khải đã chính thức lên tiếng, thừa nhận Khaisilk bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 1990, và gửi lời xin lỗi đến người tiêu dùng, nhưng, có lẽ đã quá muộn màng. Rồi từ đây, người ta sẽ phải nhìn không chỉ tơ lụa, mà còn là hàng nghìn sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam bằng con mắt nghi ngờ, dò xét. Đây hẳn là những mất mát không gì đánh đổi được.

    Và sự cố chiếc khăn hai nhãn mác của Khaisilk không còn là riêng câu chuyện của ông Hoàng Khải. Nhiều người trong nghề lật lại câu chuyện, tại sao Việt Nam chỉ có vài ba nhà xưởng thô sơ dệt lụa, hầu như không có mấy nhà máy sản xuất lụa với công nghệ cao, vậy thì vô số những chiếc khăn lụa được dán nhãn cao cấp “thuần Việt” của không ít thương hiệu trên thị trường là từ đâu mà ra?

    Chuyện các sản phẩm Việt nhưng xuất xứ Trung Quốc có lẽ không còn hiếm trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

    huyện các sản phẩm Việt nhưng có xuất xứ Trung Quốc có lẽ không còn hiếm trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Ngay tại một số làng gốm nổi tiếng trong nước, sản phẩm thủ công được bày bán ít ỏi bên những sản phẩm Trung Quốc bắt mắt với màu sắc rực rỡ. Những làng tre, làng cói với chiếu cói được rao là dệt tay hoàn toàn, nhưng trong một góc nhỏ, vẫn in nơi xuất xứ Trung Quốc.

    Rồi cả nông sản Việt, vẫn xảy ra chuyện rau củ, người ta mua hàng bên kia biên giới về, áo lên một lớp bùn đỏ, giả danh nông sản Việt, đem về bán với giá cao dành cho nông sản sạch…

    Câu chuyện hàng Trung Quốc khoác áo Việt là cả một chuyện dài và tồn tại nhiều vấn đề của nền sản xuất trong nước. Khó lòng ngăn thương lái sử dụng những “chiêu trò” kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như thế, bởi, trong khi hàng Việt thủ công chất lượng tốt và an toàn, nhưng mẫu mã và giá cả khó mà cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

    Hàng lụa Việt, được dệt ra từ tơ tằm thật, gốm Việt được nung từ cao lanh, làm tay kì công nhưng kĩ thuật chưa sắc sảo, in màu lên chưa nổi bật, giá thành lại không thấp, làm sao cạnh tranh với hàng Trung Quốc vừa đẹp lộng lẫy, bắt mắt, lại rẻ hơn nhiều. Nhập hàng về rồi dán nhãn Việt và bán, đó hẳn là một bài toán dễ sinh lời nhất cho các thương lái.

    Tất nhiên, câu chuyện ấy bắt nguồn cũng từ tư duy “mỳ ăn liền” của những người kinh doanh trong nước. Họ thích lựa chọn con đường tắt để làm giàu. Thay vì chọn học hỏi, đầu tư kĩ thuật nghiêm túc, tuân thủ quy chuẩn chất lượng, cải tiến năng suất để định hình và làm ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh thì họ lại chăm chăm đi nhập hàng bên ngoài, dán nhãn lại rồi đánh lừa người tiêu dùng của mình. Những doanh nghiệp ấy đang góp phần bào mòn niềm tin của những người đã tin tưởng và lựa chọn họ.

    Các cụ ta có câu:

    Cầm vàng mà lội qua sông

    Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

    Danh tiếng 30 năm của Khaisilk là một thứ “bảo bối” mà bất kì doanh nghiệp nào cũng thèm muốn và ao ước. Nhưng rồi, họ đã đánh mất nó chỉ trong phút chốc, không phải là thiệt hại về tài chính mà chính sự tổn thương về niềm tin của người tiêu dùng mới là bài học đau đớn nhất mà công ty đang đối mặt. Có lẽ đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho những ai còn đang mang suy nghĩ “ăn xổi”. Thành công phải dựa vào uy tín chứ không phải những “chiêu trò”.

    Hiểu Minh

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-20-2017, 12:30 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-28-2017, 01:48 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-19-2017, 02:02 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-21-2016, 11:53 PM
  5. Những câu chuyện về lòng dũng cảm
    By giavui in forum Audio Khoa Học Xã Hội
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-07-2014, 04:14 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •