Nguồn gốc ngày lễ Halloween và lý do vì sao trẻ con thường chơi trò 'cho kẹo' hay 'bị ghẹo'


Cứ vào dịp cuối tháng 10 hàng năm, người dân trên khắp thế giới lại sắm sửa đón lễ Halloween với những trang phục hoá trang kỳ dị, chơi trò bói toán, nhúng táo trong chậu nước hay chạm khắc bí đỏ với nhiều hình thù ngộ nghĩnh.



Ảnh minh họa

Halloween hay Hallowe'en (viết tắt của cụm từ All Hallows' Evening), còn được gọi là Allhalloween, All Hallows' Eve hay All Saints' Eve, là một lễ hội kỳ bí được tổ chức hàng năm ở một vài quốc gia vào ngày 31/10 - tương trưng cho bữa tiệc tối Thiên chúa phương Tây cuối cùng trong ngày lễ các vong nhân, còn được biết đến với tên gọi ngày lễ của các thánh thần. Năm nay lễ Halloween sẽ rơi vào ngày thứ 3 trong tuần.

Hiện nay lễ Halloween của Mỹ đều có nguồn gốc từ vùng Celt ở Anh quốc, trải qua nhiều thập kỷ được vun đắp bởi truyền thống người theo đạo Thiên chúa, đức tin của người dân nhập cư cũng như niềm đam mê bất tận với kẹo ngọt.

Câu chuyện đằng sau lịch sử hình thành của lễ Halloween



Ảnh minh họa

Đến nay nguồn gốc thực sự của ngày lễ này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng có một sự thật là Halloween chịu sự ảnh hưởng không chỉ của các nghi lễ Thiên chúa giáo mà còn bởi các tôn giáo khác.

Có ý kiến cho rằng ngày, lễ này bắt nguồn từ nghi lễ Samhain của người Celt, có nghĩa là 'Ngày lễ kết thúc mùa hạ', tượng trưng cho sự kết thúc của một mùa thu hoạch.

Người Gael cho rằng, đó là thời điểm mà ranh giới phân cách người sống và người chết trở nên mong manh nhất, và linh hồn người chết có thể thoát khỏi địa ngục, trở về trần thế và reo rắc tai ương đến mùa màng của người dân. Trong bàn ăn tối người ta luôn để dành chỗ trống để chào đón và an ủi linh hồn người đã khuất. Người Gael còn có tập tục cúng thức ăn thức uống, cũng như đốt lửa trại để xua đuổi tà ma.
Còn nguồn gốc của trò chơi 'cho kẹo hay bị ghẹo' (trick-or-treat) cũng như những trang phục hoá trang kỳ quái lại bắt nguồn từ thế kỷ 16 ở các quốc gia như Ai Len, Scotland và xứ Wales, nơi mà mọi người có tập tục đi gõ cửa từng nhà trong những trang phục khác nhau, hỏi xin thức ăn và đổi lại chủ nhà sẽ được thưởng thức một ca khúc hay một bài thơ do chính người đi xin ăn sáng tác. Nhiều người vận những bộ trang phục đóng giả linh hồn ác quỷ nhằm bảo vệ bản thân khỏi bị các linh hồn người chết nhập vào.

Còn theo đạo Thiên chúa, ngày lễ này sẽ được tổ chức nhiều ngày trước bữa tiệc Vong hồn, được lập ra vào thế kỷ 8 nhằm ngăn chặn các hành động ăn mừng không đúng mực của các tôn giáo khác. Đối với người theo đạo Thiên chúa, đó là lúc mà họ tôn vinh công lao của các thánh thần, cầu nguyện cho những linh hồn không may được siêu thoát lên thiên đường.

Lý do vì sao Halloween lại thường gắn liền với những màn hoá trang kỳ quái?



Ảnh minh họa

Trong ngày Samhain, người Celt thường diện trang phục trắng với khuân mặt đen kịt lại, mục đích là để đánh lừa linh hồn ác quỷ đang hiện hữu trên trần thế vào đêm trước Ngày lễ các Thánh Thần mùng 1/10.

Đến thế kỷ 11, nhà thờ Thiên chúa đã áp dụng phong tục này và gọi với cái tên là 'nhập hồn', đây chính là phiên bản tiền đề của trò chơi 'trick or treat'. Trẻ em sẽ đến gõ cửa từng nhà, cầu nguyện cho linh hồn người thân và bạn bè của chủ nhà, đổi lại chúng sẽ được nhận những chiếc bánh có tên 'bánh vong hồn'. Trang phục có thể ở dạng thiên thần, ác quỷ hoặc thánh thần. Những chiếc bánh vong hồn có hình dạng giống bánh ngọt được trang trí dấu chữ thập ở trên đỉnh bánh, hàm ý rằng khi ăn bánh thì những linh hồn trong đó sẽ được siêu thoát từ ngục tối.

Nhà sử học Nicholas Rogers thuộc trường Đại học York chia sẻ rằng, người ta sẽ hoá trang khi cầu nguyện cho người chết ở Nơi tập hợp các vong hồn. Còn đối với các đám cưới, dàn hợp xướng nam sẽ hoá trang thành trinh nữ. Vì vậy, có thể nói luôn tồn tại việc hoá trang ngược trong buổi lễ mừng Đêm của Vong hồn'.

Đến thế kỷ 19, việc nhập hồn đã được thay thế dần bằng các hình thức hoá trang và bắt chước nhân vật xác ướp, và trẻ con khi đổi kẹo và hoa quả sẽ tổ chức hát hò, đọc thơ hay kể chuyện hài thay vì cầu nguyện.

Trò chơi trick-or-treat vào ngày lễ Halloween



Ảnh minh họa

Cụm từ trick-or-treat (cho kẹo hay bị ghẹo) được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1927, đi kèm với nó là lịch sử truyền thống của người dân nhập cư Châu Âu. Thay vì cải trang để xin kẹo, người ta thực hiện những trò đùa nghịch mang tính hù dọa và gây bất ngờ.
Sau một thời kỳ ngắn bị ngắt quãng do chính sách chia khẩu phần đường mía theo đầu người trong Thế chiến 2, lễ Halloween lại được phổ biến rộng rãi trở lại với trẻ em, lần này được tổ chức ở những vùng ngoại ô được xây mới, đem đến nơi vui chơi an toàn cho trẻ.
Lúc này các trang phục hóa trang trở nên táo bạo và cầu kỳ hơn – vào thời kỳ nữ hoàng Victoria còn trị vì, người ta lấy cảm hứng thiết kế từ chủ đề gothic được mô tả trong văn chương, với những trang phục giống loài dơi, ma quỷ hay các thực thể kỳ dị khác – như xác ướp pharaoh Ai Cập chẳng hạn. Về sau, văn hóa nhạc pop lại có ảnh hưởng lớn đến cách ăn mặc vào dịp Halloween, trước khi được làm gợi cảm hơn vào thập niên 1970.

Việc đi hù dọa người khác trong dịp Halloween được thể trở nên phổ biến hơn, một điều chắc chắn là ai ai cũng đã từng trở thành nạn nhân của những trò chơi này trước khi bắt đầu biết đi chơi khăm người khác. Danh sách các trò chơi có thể được liệt kê dài đến mức vô tận: từ nhảy vụt ra từ bụi cây trong hình hài thây ma hay dọa ma người khác trong lúc họ đang say giấc.


Tại sao vào ngày này người ta lại đi khắc hình lên quả bí ngô?



Ảnh minh họa

Việc khắc hình thù mặt người lên quả bí ngô có nguồn gốc cũng từ lễ hội Samhain mà ra. Người Gael thường khắc hình lên củ cải nhằm trấn dữ ác quỷ cũng như ngăn không cho thần tiên lang thang có chỗ cư ngụ trong nhà.

Ở Mỹ người ta đặt tên cho quả bí ngô hình mặt người này là Jack O'Lantern, lý do là bởi chuyện kể rằng ngày xưa có một anh chàng tên là Jack Bủn Xỉn, một lần nọ anh ta lừa quỷ thần mua cho mình rượu. Do phạm tội phỉ báng mà Jack bị mắc kẹt ở trần thế, chẳng những không được lên thiên đàng mà còn chẳng thể xuống được địa ngục. Khi anh chàng này chết đi, quỷ thần bèn ném cho anh ta một viên than cháy dở làm đèn soi đường, rồi cất nó vào trong một cái củ cải đã khoét ruột.
Sau khi dân Ai Len bắt đầu nhập cư vào Mỹ trong thập niên 1840, ban đầu họ không thể tìm đâu ra củ cải để khoét ruột như cách truyền thống được, cho nên đã quyết định lựa chọn loại quả có sẵn ở địa phương đó là bí ngô để khắc những hình vẽ mặt người kinh dị lên.
Dần dần đến thập niên 1920, việc khắc hình lên bí ngô trở nên phổ biển ra toàn nước Mỹ, và khi nhắc đến lễ Halloween thì ngoài việc hóa trang cũng như chơi trò trich-or-treat, người ta không thể không nhắc đến những quả bí ngô được chạm khắc những hình thù kỳ dị được.




9X Việt hóa trang rùng rợn Halloween


Kienzeratul Spiderum
Baodatviet.vn