Câu chuyện có thật về nhân quả báo ứng: Người con đã mất nhập hồn cảnh báo cha hãy dừng làm việc ác




Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…

Nhân quả báo ứng là quy luật xưa nay không sai lệch. Người làm việc ác tất sẽ chuốc lấy tai họa, không chỉ cho bản thân mà thân nhân gia đình cũng có thể vì đó mà vạ lây. Vậy nên, nhân tâm hướng thiện, từ bỏ việc ác mà quy chính là điều nên làm nhất.

Trong các giáo lý nhà Phật từ xưa đến nay đều cho rằng, con người có luân hồi chuyển kiếp và thiện ác đều có báo ứng. Còn có một loại gọi là hiện tượng “nhập hồn”, chính là người sau khi chết đi, vong linh bám lên thân người khác, miệng của người này sẽ nói theo ý của vong linh kia, hiện tượng loại này tương đối phổ biến. Còn có người sau khi chết đi rồi sống lại, có thể nhớ lại được cảnh tượng mà mình chứng kiến được dưới âm phủ. Ở nước ngoài còn có các nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, lại có một số người thông qua thôi miên mà có thể nhận biết được một ít tín tức từ âm gian.

Dưới đây là vài ví dụ, đều là những sự việc có thật, hơn nữa đã từng làm chấn động ở địa phương nơi phát sinh sự việc. Những ví dụ này cũng chính là những lời khuyên nhủ con người hãy dừng làm việc ác.

Người con chết yểu nhập hồn, cảnh báo cha mình hãy dừng làm việc ác

Hoạt Hải Anh, là ủy viên Ủy ban thanh tra kỷ luật huyện Tán Hoàng tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Tại thị trấn Thành Quan thuộc huyện Tán Hoàng, có chàng thanh niên có tên Đinh Cương Tử, hiền lành, tốt bụng sống bằng nghề sửa chữa xe đạp.

Một ngày, mọi người không hiểu tại sao Đinh Cương Tử, một người vốn làm ăn chân chính, lương thiện, lại bị bắt vào Trung tâm giam giữ của huyện. Tại trung tâm giam giữ, lính canh dùng dây thừng trói tay, xiềng chân, rồi dùng dùi cui điện tra tấn anh. Vào ngày 11/6/2001, Đinh Cương Tử đã bị đánh đập đến chết. Trưa hôm đó, cuồng phong bỗng nhiên nổi lên, thổi quét tung mù mịt khắp mặt đất huyện Tán Hoàng. Những viên cai ngục chột dạ sợ bị mất mạng, bèn mua pháo về đốt giữa trưa, để lấy thêm dũng khí, cho vơi bớt nỗi sợ.

Chiều cùng ngày 11/6, vào khoảng 2h, con trai cả của Hoạt Hải Anh là Hoạt Hằng mới 18 tuổi, đi xe máy không biết vì sao bị tông chết. Người cô của Hoạt Hằng nghe tin liền chạy vội đến nhà Hoạt Hải Anh, vừa vào tới cửa đã gào khóc thảm thiết. Sau đó âm giọng liền thay đổi, lớn tiếng kêu to: ‘Ta muốn tìm cha ta nói chuyện! Ta muốn tìm cha ta nói chuyện! Hãy gọi ông lại đây!”. Thì ra vong hồn của Hoạt Hằng đã nhập lên người cô này.

Hoạt Hải Anh đi đến trước mặt nói: “Con có lời gì nói với ba thì nói đi, ba nghe đây”.

“Ba à, ba sau này đừng bức hại những người tốt nữa. Những người tu theo Pháp Luân Công là những người tốt, Pháp Luân Đại Pháp là Phật Gia, bức hại Pháp Luân Đại Pháp là phạm tội chết. Ba có nghe thấy không?”,từ miệng của người cô phát ra giọng nói của Hoạt Hằng. Hoạt Hải Anh sững sờ không biết phải làm sao, đành im lặng không nói gì.

Hóa ra, Hoạt Hải Anh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, sai khiến cán bộ hương, thôn đến nhà Đinh Cương Tử bắt anh và ép anh ký giấy cam đoan ngừng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện Phật gia vốn bị bắt bớ và bức hại ở Trung Quốc, do chính quyền e sợ số lượng lớn người tham gia luyện tập môn này có thể gây ảnh hưởng đến chính quyền. Nhưng Đinh Cương Tử đã nhất quyết không từ bỏ niềm tin vào các giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn” của mình và đã bị đánh đến chết.

Người cô bị vong hồn Hoạt Hằng điều khiển, túm lấy cổ áo Hoạt Hải Anh và lắc mạnh như muốn liều chết, nhắc lại: “Ba sau này đừng bức hại Pháp Luân Công nữa, bức hại Pháp Luân Đại Pháp là phạm tội chết. Ba có nghe thấy không? Ba có nghe thấy không?”.

Lúc ấy một người bà con đứng bên cạnh Hoạt Hải Anh liền nói với ông ta: “Đến lúc này anh còn không mau trả lời thằng bé đi!”. Hoạt Hải Anh dường như nhận ra điều gì đó, liền nói: “Ba nghe thấy rồi. Được rồi, đi đi … Ba sẽ nghe lời của con”.

Tận mắt chứng kiến người con trai nhập hồn mà cảnh báo mình, Hoạt Hải Anh tự ý thức được rằng, chính vì mình đã làm việc ác, nên con trai mới gặp nạn chết thảm. Đây là nhân quả báo ứng ngay tức thời cho việc làm ác của anh ta.

Sự việc này diễn ra đã làm chấn động cả huyện Tán Hoàng lúc bấy giờ. Bởi vì vào thời điểm đó Pháp Luân Công đang bị bức hại ghê gớm, mọi người đều đang chú ý, đột nhiên lại xảy ra sự việc như vậy, nên cả huyện không khỏi ngỡ ngàng.

Từ đó, thông tin về sự việc nhanh chóng được lan truyền rộng rãi. Hoạt Hải Anh bàng hoàng, thật thà đem sự thật kể hết ra cho mọi người, sau đó còn xin từ chức không làm nữa.


Một bức ảnh mô tả lại cảnh một người tập Pháp Luân Công bị bắt, tra tấn. Thay vì oán trách, họ hướng tới đức tin cao hơn. (Tranh: zhenshanrenart.com)

Làm chuyện ác, sau khi chết nhập hồn cảnh tỉnh đồng nghiệp


Tại Văn phòng tổ chức quản lý thị trấn Cao Kiều, huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông, có một cậu thanh niên tên là Vu Trường Lượng. Lượng mới 27 tuổi, là người thôn Gia Hà cách thị trấn 40 dặm, đã tốt nghiệp đại học và hiện là nhân viên thử việc của ngành công an.

Tiết Thanh Minh năm 2006, Vu Trường Lượng đi đến vùng dân ở sông Thuật thực thi công việc, xong rồi về thôn Vũ Gia Câu la cà uống rượu. Sau đó Vu đi xe máy về nhà, khi đi đến con đường phía Đông thôn Quan Trang thì lao xe vào ven đường, ngã lăn ra đất, đầu bị đập mạnh gần như vỡ thành hai, tử vong tại chỗ.

Mọi người thấy Vu Trường Lượng tuổi còn trẻ mà đã chết thảm, rất lấy làm đáng tiếc.

Hơn 20 ngày sau, trưởng công an thị trấn Trương Vĩnh Tân, chập tối mới về đến nhà, đột nhiên thấy vợ của mình là Lão Phan dáng vẻ khác lạ dị thường. Giọng nói của Lão Phan đột nhiên thay đổi, dùng giọng nói của Vu Trường Lượng nói: “Ta là Vu Trường Lượng, mấy ngày nay phải vất vưởng ở nơi này, không về nhà được, hãy gọi thư ký La, Đậu Trấn Trường đến đây”.

Trương Vĩnh Tân tức giận, nghĩ thầm: “Vu Trường Lượng vốn đã chết hơn 20 ngày rồi, làm sao hắn có thể tới đây mà dọa nạt ta được!”. Sau đó cầm chiếc giày lên đánh vào mặt vợ 3 cái liền. Chỉ nghe Lão Phan vẫn nói giọng của Vu Trường Lượng: “Ông cứ đánh đi, ông không đánh chết cô ấy, thì tôi cũng hành hạ cô ấy đến chết!”.

Việc này khiến Trương Vĩnh Tân sợ hãi, vội vàng gọi thư ký La, Đậu Trấn Trường đến. “Vu Trường Lượng” còn nói: “Còn thiếu Vương Thiểu Ba vẫn chưa tới”. Vương Thiểu Ba chính là chủ nhiệm Văn phòng tổ chức quản lý. Trương Vĩnh Tân nói: “Để tôi đi gọi”.

Trương Vĩnh Tân chưa kịp đi, đã thấy Lão Phan từ từ nhắm hai mắt lại, cầm lấy di động, bấm bấm số, gọi điện cho Vương Thiểu Ba đến gấp.

Vu Trường Lượng lúc ấy bị ngã chết thì đầu bị vỡ, hai mắt cũng bị dập nát. Lão Phan bị hồn nhập, khi bấm số điện thoại mặc dù hai mắt nhắm chặt nhưng vẫn bấm rất thuần thục. Kỳ lạ hơn nữa là Lão Phan không rành về điện thoại, cũng không biết số của Vương Thiểu Ba. Mấy người kia chứng kiến việc này thì đều sợ đến kinh hồn bạt vía.

Sau đó, “Lão Phan” nằm ở trên ghế salon nhắm nghiền hai mắt, nói: “Người ở Văn phòng tổ chức quản lý không phải là người tốt, mặt của tôi bị tông đến biến dạng, cũng không còn nguyên vẹn nữa. Đã nhiều ngày như vậy rồi, cũng không có ai đến thăm hỏi mẹ tôi”.

Vương Thiểu Ba nói: “Tôi có lỗi, là tôi đã không phải, mấy ngày nữa tôi sẽ đến thăm mẹ cậu”. “Vu Trường Lượng’ chỉ tay vào mấy người này nói: “Tôi muốn nói với các ông mấy lời. Các ông mấy năm nay không làm nổi một việc tốt, nếu các ông không chịu hối cải sửa sai, thì tất cả sẽ xong thôi! Ngay cả tôi đây cũng xong rồi!”.

Văn phòng tổ chức quản lý những năm đó đều là tích cực bức hại học viên Pháp Luân Công trong thị trấn, lời nói đó khiến ai ai cũng xanh mặt.


Đức tin vào nhân quả báo ứng, làm điều tốt nhận thiện nghiệp, làm điều xấu phải chịu báo ứng. (Tranh: zhenshanrenart.com)
“Vu Trường Lượng” nói tiếp: “Các ông hãy mau đưa tôi về nhà, nếu không tôi sẽ gọi mẹ tôi tới làm náo động cả nhà các ông”.

Thư ký La vừa nhìn thấy sự tình này liền len lén chạy ra ngoài, rồi vội vàng phái người đi mời thầy cúng đến trừ tà. Trong phòng, “Vu Trường Lượng” liền hỏi: “Thư ký La đi đâu rồi?”. Một người nói: “Đã ra xe về rồi”.

Một lúc sau, thầy cúng được mời tới, vị này dán một lá bùa lên người Lão Phan rồi lôi cô ra bên ngoài. Bỗng nghe “Vu Trường Lượng” lớn tiếng nói: “Ông xem bộ dạng ông đi, xem là thứ gì, hơn 50 tuổi, bị bệnh lao, làm sao chịu nổi một cú đấm của tôi. Giờ ông muốn chơi gì thì chơi đi, muốn ăn uống gì thì ăn đi, muốn xem gì thì xem đi, nếu không thì cũng sắp tiêu rồi. Còn không thì để tôi tiễn ông đi!”. Vị thầy cúng nghe thấy vậy thì mặt mày xám xịt, vội bỏ đi.

Cứ thế làm ầm ĩ cả một đêm, mọi người trong phòng khuyên “Vu Trường Lượng” nhanh về nhà đi, hứa sẽ đưa cậu về nhà. Xe cứu thương bệnh viện được gọi tới, Lão Phan vẫn gồng mình chống cự, mọi người phải vất vả lắm với đưa được cô ấy lên xe. Ngồi trong xe cứu thương, Lão Phan vẫn còn bị hồn nhập, hai mắt vẫn nhắm nghiền.

Thư ký La, Đậu Trấn Trường, Vương Thiểu Ba, chủ tịch công đoàn Vương, Trương Vĩnh Tân, chủ nghiệm Phòng quản lý xí nghiệp Vương Tân Lương … cùng đi về nhà mẹ của Vu Trường Lượng cách thị trấn 40 dặm.

Nhưng mọi người đều không biết đường, Lão Phan lúc này ở trong xe vẫn nhắm nghiền mắt, chỉ dẫn lái xe tường tận đường đi rẽ trái rẽ phải ra sao. Khi xe chạy đến đúng trước cửa nhà, “Vu Trường Lượng” nói: “Dừng lại, tới nơi rồi!”. Cả đám người trong xe đều sững người sợ hãi.

Lúc này có chú ba của Vu Trường Lượng là Vu Đông Ba làm kinh doanh ở huyện Nghi Thủy đến thăm. “Vu Trường Lượng” nói: “Chú ba à, con năm nay đã 27 tuổi rồi, mà vẫn chưa có vợ”. Nghe thấy vậy thì có người cười thành tiếng. “Vu Trường Lượng” nói:“Không được cười, không được cười tôi. Tiết Thanh Minh năm nay tôi cũng không được ăn trứng gà”. “Vu Trường Lượng” bèn bảo chú ba là muốn ăn trứng gà, chú ba cậu chạy nhanh xuống nhà cầm lên 3 quả trứng gà. Còn chưa đi tới nơi, “Vu Trường Lượng” đã nói: “Các ông xem chú ba lấy trứng gà như vậy thì làm sao mà ăn đây?”. Thư ký La nói: “Luộc, nhanh đi luộc đi”. Sau khi luộc chín, ăn hết 3 quả trứng gà, “Vu Trường Lượng” lại nói với chú ba: “Có người đứng ở trên cao đang gọi cháu, là cha của cháu đã tới rồi, đang gọi cháu lên phía trên kia”.

Cha của Vu Trường Lượng từ hơn 10 năm trước đi về vùng phía Nam mua trâu, tại nhà ga Thanh Châu bị mất tích cho đến đó không một chút tin tức.

Vu Trường Lượng vốn là một cậu bé hiền lành, hai mẹ con sống dựa vào nhau, vất vả học xong đại học, không nghĩ rằng lại tìm được một công việc hại người như vậy, khiến cho cậu nay phải rơi vào ác báo.

Xe cứu thương lại chở Lão Phan chạy đến khu nghĩa trang có mộ của Vu Trường Lượng. “Vu Trường Lượng” nói: “Thư ký La, tôi không đủ sức làm cho các ông minh bạch, một trận mưa nhỏ sẽ tiễn tôi đi”. Sau đó quả thực đã có một cơn mưa phùn chừng hơn 10 phút. Đám người có mặt không khỏi tròn mắt kinh ngạc.

“Vu Trường Lượng” miệng nói “Đi rồi, đi rồi”, nói xong lập tức nằm sấp xuống phần mộ của mình. Một lát sau, Lão Phan mới tỉnh lại, mọi người hỏi cô nhưng cô chẳng nhớ điều gì.

Chuyện này được rất nhiều người chứng kiến.

Môn Chấn Lượng – phó chủ nhiệm Văn phòng tổ chức quản lý, người cũng đã ra sức bức hại Pháp Luân Công, có người vợ bị ung thư vú và chết khi tuổi đời vẫn còn trẻ, trước khi lâm chung trong cơn mê tỉnh, cô cũng dặn dò chồng: “Sau này đừng tiếp tục bức hại nữa, học viên Pháp Luân Công đều là người tốt”.

Hai câu chuyện này quả thực đã làm chấn động tới nhân viên công tác ở thị trấn Cao Kiều, khiến cho những người đã từng tham gia bức hại cũng muốn tìm một cơ hội để thoát thân.


Nhân tâm hướng thiện, từ bỏ việc ác mà quy chính là điều nên làm trong đời người. (Ảnh: Sưu tầm)
Nhân quả báo ứng là quy luật xưa nay không sai lệch. Người làm việc ác tất sẽ chuốc lấy tai họa, không chỉ cho bản thân mà thân nhân gia đình cũng có thể vì đó mà vạ lây. Vậy nên, nhân tâm hướng thiện, quy chính từ bỏ việc ác là điều nên làm nhất.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Hà Phương biên tập dựa trên bản dịch của tinhhoa.net