Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai.
Albert Camus
Results 1 to 3 of 3

Chủ Đề: Số phận đau khổ của những người cả đời không cảm thấy sung sướng

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Số phận đau khổ của những người cả đời không cảm thấy sung sướng

    Số phận đau khổ của những người cả đời không cảm thấy sung sướng


    Nghiêm túc đấy! Đó là một chứng bệnh kỳ lạ, khiến cho người bệnh chưa bao giờ trải qua cảm giác thỏa mãn, sung sướng trước bất kỳ niềm vui nào trên cuộc đời này.

    Từ "Pleasure" trong tiếng Anh có thể hiểu là cảm giác vui sướng, hân hoan, vui vẻ. Epicurus - một triết gia Hy Lạp cổ đại rất coi trọng cảm giác này. Ông cho rằng đó là khởi nguồn và kết thúc của một cuộc sống hạnh phúc.

    Nhưng sẽ ra sao nếu cuộc đời bạn không thể cảm thấy vui sướng, hài lòng vì bất kỳ điều gì? Không còn niềm hân hoan khi nhận được nụ hôn đầu; không còn sự thỏa mãn khi giải xong một câu đố, cũng chẳng còn cảm thấy "nổi da gà" khi nghe một bản nhạc yêu thích?



    Những người mắc anhedonia có thể xem như đã chai sạn về mặt cảm xúc.

    Theo quan điểm của Epicurus, đó chắc chắn là một cuộc sống không hạnh phúc. Chỉ có điều, ít ai ngờ rằng trên đời này có tồn tại một chứng bệnh như vậy. Nó được gọi là anhedonia - tạm dịch là hội chứng không niềm vui.
    Về cơ bản, những người mắc anhedonia có thể xem như đã chai sạn về mặt cảm xúc. Họ không còn cảm thấy bất kỳ động lực để kết bạn, khó khăn trong giao tiếp xã hội, thậm chí trở nên hoàn toàn tách biệt.

    Điều gì đã gây ra anhedonia?

    Trải nghiệm hài lòng của tất cả chúng ta được não bộ xử lý, thông qua một khu vực được gọi là hạch nền vỏ não (BG). Khi ấy, khu vực vỏ não trước trán (mPFC) sẽ đóng vai trò điều hướng, cho phép BG sản sinh ra dopamine, qua đó kích hoạt cảm giác hài lòng của chúng ta.
    Trong một nghiên cứu tại ĐH Stanford vào năm 2016, các chuyên gia cho rằng việc vỏ não trước trán hoạt động kém hiệu quả đã khiến chứng anhedonia phát triển. Lý do thường là vì di truyền, nhưng cũng có trường hợp bị chấn thương, hoặc bị stress từ quá sớm cũng khiến anhedonia xảy ra.


    Việc vỏ não trước trán hoạt động kém hiệu quả đã khiến chứng anhedonia phát triển.

    Là một căn bệnh, hay chỉ là triệu chứng của một hiện tượng nghiêm trọng hơn?

    Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Joshua Garfield từ Trung tâm nghiên cứu rượu và ma túy Turning Point (Úc) cho rằng anhedonia thực chất là một triệu chứng của một hiện tượng khác, mà cụ thể hơn là các chứng bệnh tâm lý nghiêm trọng. Có thể là trầm cảm, sang chấn tâm lý hậu chấn thương (PTSD), hoặc chứng tâm thần phân liệt.
    Garfield chia sẻ, những bệnh nhân mắc anhedonia thường được chữa trị theo các chứng bệnh tâm thần họ mắc phải, thay vì tác động trực tiếp đến nó. Nếu như nguyên nhân là vì trầm cảm, người bệnh sẽ được điều trị trầm cảm, và anhedonia sẽ tự hết.
    Tuy nhiên, mọi chuyện có phần phức tạp hơn. Nếu như các yếu tố như di truyền, hoặc di chứng do tai nạn từ nhỏ, nhiều khả năng người bệnh sẽ bị anhedonia mà rất khó chữa trị. Ngoài ra, đôi khi anhedonia xuất phát từ việc người bệnh đã tiếp xúc quá nhiều với cảm giác vui sướng - ví dụ như trường hợp của các con nghiện ma túy.



    Những bệnh nhân mắc anhedonia thường được chữa trị theo các chứng bệnh tâm thần họ mắc phải.

    "Một số trường hợp sử dụng chất gây nghiện cũng tạo ra chứng không niềm vui. Thậm chí đã có giả thuyết cho rằng người mắc anhedonia có xu hướng nghiện ngập hơn, nhưng không có bằng chứng đáng tin cậy".

    Hiện tại theo thống kê từ WHO, có ít nhất 300 triệu người trên Trái đất đang mắc trầm cảm, và hiện chưa rõ anhedonia xuất hiện để khiến căn bệnh của họ trầm trọng hơn, hay họ tự tạo ra chứng bệnh ấy để giải thoát cho bản thân.
    Tất cả cần đến khoa học trả lời, thông qua những nghiên cứu trong tương lai.



    Theo Trí Thức Trẻ

    VietFreeFun



  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Minh họa đáng sợ về 9 chứng bệnh tâm lý khủng khiếp nhất ở con người




    Bệnh tâm lý là những căn bệnh khủng khiếp nhất. Chúng giày vò con người ngày qua ngày, trong khi không nhận được sự nhìn nhận đúng đắn từ xã hội.
    Xét trên một số góc độ, những chứng bệnh liên quan đến thần kinh, tâm lý có lẽ là khủng khiếp nhất. Chúng giày vò con người ngày qua ngày, trong khi bản thân phải cố gắng kiểm soát, sinh hoạt thật bình thường. Để rồi, xã hội nhìn nhận họ như những "kẻ điên".
    Sự thật là ngay đến khoa học cũng chưa thể hiểu hết về não bộ con người, vậy nên khó tránh khỏi ánh mắt lạ lẫm của người dưng.
    Shawn Coss - một freelancer chuyên minh họa có tiếng trong giới nghệ thuật đã thực hiện một bộ hình với ý tưởng từ chính những căn bệnh này, về việc con người ta sẽ cảm thấy như thế nào khi mắc bệnh.
    Hy vọng sau khi xem, bạn sẽ hiểu được chúng là những căn bệnh đáng sợ và có cái nhìn cảm thông hơn với các bệnh nhân không may.

    1. Hội chứng sợ xã hội (Social Anti Disorder)



    Với người mắc hội chứng này, họ cảm thấy mình giống như con mồi, còn người xung quanh là những con thú sẵn sàng xâu xé vậy.

    Đây là một hội chứng thuộc nhóm rối loạn lo âu, khi người bệnh cảm thấy cực kỳ sợ hãi trước những tình huống xã hội thông thường. Họ sợ người lạ, sợ đám đông, sợ tụ tập, sợ phải trả lời... Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác.

    2. Trầm cảm - Major Depressive Disorder


    Cảm giác như có thứ gì đó trói buộc, muốn vùng vẫy mà bất lực.
    Đây là một trong những chứng bệnh tâm lý phổ biến nhất, thường là do não bộ bị rối loạn, gây nên những biến đổi thất thường trong hành vi hàng ngày.
    Người bị trầm cảm dường như luôn cảm thấy chán nản, không thiết tha bất kỳ thứ gì kể cả tình dục. Trường hợp nặng thường biến thành sợ xã hội, thậm chí khiến bản thân có mong muốn tự tử.

    3. Chứng mất ngủ - Insomnia

    Nghe có vẻ không được ấn tượng đúng không? Nhưng kỳ thực, chứng bệnh này khá nguy hiểm.
    Người bệnh vẫn ngủ, nhưng không thể ngủ đủ giấc, có khi chỉ ngủ được 30 phút/đêm. Hệ quả, người lúc nào cũng mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, dễ dẫn đến nhiều căn bệnh tâm lý khác nữa.

    4. Rối loạn Stress sau sang chấn - PTSD


    Sự kiện tâm lý quá lớn xảy ra khiến bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, hoảng sợ tột độ.

    Đây là một dạng rối loạn tâm lý, nhưng được xếp vào nhóm bệnh căng thẳng. Nguyên nhân bắt nguồn từ một sự kiện rất lớn gây tổn thương tâm lý trầm trọng, và vẫn tiếp tục kéo dài dù sự kiện đã kết thúc từ rất lâu.
    Với họ, quá khứ như một thứ gì đó cực kỳ đáng sợ. Bất kỳ thứ gì khiến họ nghĩ về sự kiện đó đều gây mất bình tĩnh, hoảng loạn.

    5. Rối loạn lưỡng cực - Bipolar Disorder


    Giống như một lúc có 2 con người - một "quẩy" hết mình, một đau khổ, cô đơn...

    Hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng - trầm cảm. Đây là chứng bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày nay.
    Người mắc bệnh này có triệu chứng khá dễ nhận biết, khi có sự thay đổi cực kỳ rõ rệt trong hành vi, cảm xúc và tâm trạng. Lúc này họ có thể vui vẻ tột độ, nhưng lúc khác lại buồn bã, chán nản, thậm chí có những hành vi phạm tội hoặc tự sát.

    6. Rối loạn nhân cách ranh giới - Borderline Personality Disorder (BPD)

    Đặc điểm chung của người có BPD bao gồm: hành vi không có kiểm soát, thể hiện sự bất thường trong hành xử, không có giới hạn về cảm xúc.
    Họ có thể đột nhiên khó chịu, rồi giận dữ đến mức tột độ, sợ hãi vô lý với người hoặc sự vật xung quanh. Gần như tương tự với chứng rối loạn lưỡng cực, người bị BPD có thể khen ngợi một người, rồi chửi người ta sấp mặt chỉ sau 1s.
    Ngoài ra, người có BPD thường có xu hướng tự hoại bằng rượu, ma túy, nặng nhất là tự tử.

    7. Chứng tự kỷ - Autism Spectrum Disorder



    Họ suy nghĩ rất nhiều, nhưng không muốn, và cũng không thể chia sẻ với ai.

    Đây là chứng rối loạn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của não bộ, khiến bản thân trở nên thiếu năng lực hành vi và xã hội. Người tự kỷ có rất nhiều suy nghĩ, nhưng thiếu đi khả năng giao tiếp và nói thành lời.
    Nhiều người coi tự kỷ là đặc điểm của thiên tài, nhưng không phải vậy. Sự thật là chỉ một số thiên tài bị tự kỷ, và không có nghĩa người tự kỷ là thiên tài. Khoảng một phần ba người mắc bệnh bị thiểu năng trí tuệ.

    8. Tâm thần phân liệt ảo giác - Paranoid Schizophrenia



    Người tâm thần phân liệt luôn thấy nhiều ảo giác.

    Tâm thần phân liệt là một bệnh lý của não, người bệnh có các biến đổi về hành vi, nhận thức, suy nghĩ bị rối loạn, có thể làm lệch lạc nhận thức về thực tại của họ.
    Họ thường xuyên nhìn thấy ảo giác, hoang tưởng về một thực tại không có thật, có thể tưởng tượng mình là nhân vật chính của một cuốn tiểu thuyết trinh thám nào đó, nơi có người đang hãm hại mình.

    9. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Obsessive compulsive Disorder (OCD)



    Ruột gan người bệnh như bị cào xé, thôi thúc phải thực hiện bằng được mục tiêu.

    Đây là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại, kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể.
    Ví dụ, người bị OCD có thể cực kỳ bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Ruột gan họ như bị cào xé, thôi thúc buộc phải thực hiện hành vi dọn dẹp, chùi rửa, nếu không sẽ ăn không ngon, ngủ không yên.



    Theo Trí Thức Trẻ

    VietFreeFun



  3. #3
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Bệnh trầm cảm - Những điều cần biết và giải pháp đơn giản để phòng chống




    Trầm cảm đang là vấn nạn lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe của con người trên toàn cầu. Căn bệnh trầm cảm gây ra tổn thất nghiêm trọng về con người cũng như làm thất thoát hàng tỷ USD đối với nền kinh tế thế giới.
    Mối nguy hại của trầm cảm đã trở thành chủ đề của Ngày Sức khỏe Thế giới trong năm này và khẩu hiệu của chiến dịch là ''Let's talk'' (Tạm dịch: Hãy nói chuyện đi nào!).

    Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa tuổi, từ tất cả các tầng lớp xã hội đang mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nó gây ra sự đau đớn tinh thần và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, ngay cả những công việc hàng ngày đơn giản nhất, hậu quả của trầm cảm còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ như gia đình, bè bạn và khả năng sinh tồn của họ. Nguy hiểm hơn nữa, trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến tự sát, đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở độ tuổi từ 15-29 tuổi. Vì những nguyên nhân đó, trầm cảm ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và cuộc sống con người ở tất cả các nước.



    Hiện nay, trên thế giới có tới 350 triệu người mắc bệnh trầm cảm.

    Tổ chức Y tế Thế giới đặc biệt chú ý đến ba nhóm vị thành niên và thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là sau khi sinh con) và người cao tuổi (trên 60 tuổi).
    1. Những điều cần biết để phòng chống trầm cảm

    Những người hướng nội dễ bị trầm cảm hơn

    Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống hướng nội có nguy cơ bị trầm cảm và các triệu chứng của bệnh cao hơn so với người khác. Các đặc điểm khác của người hướng nội như sợ hãi hoặc thay đổi tâm trạng có thể dẫn dến trầm cảm nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài. Cô đơn và nghiện Facebook cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.

    Kích thước não bộ có thể dự đoán nguy cơ trầm cảm



    Cô đơn và nghiện Facebook cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.

    Những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thường có chất xám trong não ít hơn, đặc biệt là ở vùng chịu trách nhiệm nhiều chức năng như huyết áp, nhịp tim, chức năng nhận thức, khả năng ra quyết định và cảm nhận. Điều này dẫn đến các rối loạn về xử lý cảm xúc và từ đó gây ra các triệu chứng trầm cảm.

    Quan tâm đến giấc ngủ

    Thực tế là giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Ngoài ra, những người bị rối loạn trầm cảm nặng có nguy cơ gặp rắc rối về giấc ngủ ban đêm và điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

    2. Những giải pháp đơn giản ngăn ngừa bệnh trầm cảm

    Thay vì dùng thuốc, hãy đi du lịch



    Bạn nên dành một vài thời điểm trong năm để tổ chức chương trình nghỉ ngơi dài ngày.

    Theo một số nhà khoa học, trầm cảm là hiện tượng tương ứng với phản xạ ngủ đông của con người, là dạng phản ứng mang tính bản năng của động vật có vú. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi nạn nhân trầm cảm trở nên chậm chạp và buồn bã. Vậy nên, không cần đợi đến khi cơ thể có những dấu hiệu trầm cảm, bạn nên dành một vài thời điểm trong năm để tổ chức chương trình nghỉ ngơi dài ngày.

    Vận động thường xuyên

    Ít vận động khiến não bộ trở nên xơ cứng và ngày càng nhận được ít yếu tố kích thích, vì thế stress và tâm trạng bất an sẽ tích tụ và biến thành các triệu chứng trầm cảm. Những người theo giáo phái Amis ở Mỹ gần như không có ai bị trầm cảm đã chứng minh rằng lao động cơ bắp có lợi thế nào. Cộng đồng dân cư không lớn ở Pensylvania này không chấp nhận cuộc sống hiện đại, họ duy trì cuộc sống như thời ông bà, tổ tiên, chủ yếu tồn tại dựa vào canh tác nông nghiệp lạc hậu và chỉ tạo ra những công cụ cần thiết cho nhu cầu.

    Nhiệt độ lạnh cải thiện sức khỏe



    Tận dụng nhiệt độ thấp là phương pháp mới được áp dụng phổ biến giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng vui vẻ.

    Tận dụng nhiệt độ thấp để chữa bệnh không phải phát minh mới, tuy nhiên thời gian gần đây phương pháp này mới được áp dụng phổ biến giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng vui vẻ. Người bệnh bước vào phòng kín có nhiệt độ cực thấp (từ âm 110 độ C đến âm 160 độ C) trong thời gian 2-3 phút. Sau ca điều trị như vậy, họ thường cảm thấy tinh thần thư thái, thoải mái và phong độ tinh thần này sẽ được duy trì lâu dài.
    Người Mỹ và người Nhật đã áp dụng nhiệt độ thấp để điều trị trầm cảm trên phạm vi rộng. Tuy vậy, liệu pháp nhiệt độ thấp không thể là phương thuốc chính chữa trị căn bệnh rối loạn này. Trong điều kiện gia đình, tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen có thể coi là giải pháp thay thế hữu hiệu.

    Dạo bộ ngoài trời



    Chỉ cần cuộc dạo bộ ngắn ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện trạng thái tình cảm.

    Thông thường chúng ta thường muốn đi ngủ nhiều hơn vào mùa Thu và mùa Đông, đôi khi chán ăn hoặc ăn uống nhiều hơn. Thủ phạm gây ra tình trạng bất thường đó là sự thiếu hụt ánh nắng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Vương quốc Anh, chỉ cần cuộc dạo bộ ngắn ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện trạng thái tình cảm.

    Luyện tập thể chất



    Việc tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày thường phát huy hiệu quả trợ giúp rõ rệt.

    Luyện tập thể thao thường xuyên kích thích cơ thể gia tăng sản xuất endorfin - hormone gây ra cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu đã nhiều ngày mệt mỏi, buồn rầu, chán nản cần cân nhắc và thấu hiểu khi khuyên họ tham gia các hoạt động dễ gây kích thích này. Không nên biến luyện tập thể thao trở thành nghĩa vụ bắt buộc và gánh nặng tinh thần nhưng không thể phủ nhận rằng việc tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày thường phát huy hiệu quả trợ giúp rõ rệt.
    Trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị. Hiểu biết và phòng ngừa trầm cảm sẽ giúp giảm sự kỳ thị liên quan đến tình trạng này và tạo cơ hội để nhiều người mắc bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ.



    Theo Vietnam+

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-09-2017, 12:51 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-22-2017, 12:36 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-12-2017, 01:43 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-08-2016, 01:47 PM
  5. Những kẻ phản bội làm cho cả nước khốn khổ
    By khieman in forum Nhìn Lại Lịch Sử
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-15-2015, 07:54 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •