Không ngờ dân Hà Nội dám nuôi loài thủy quái Amazon này trong nhà

Loài lươn điện sông Amazon có thể giật chết cả một con cá sấu trong tự nhiên, giờ "chui" vào bể nuôi của một người chơi tại Hà Nội, không chỉ 1 con mà thậm chí anh này có đến 3 con.



Và đây là 3 con lươn điện trong bể nuôi của một người chơi tại Hà Nội. Xét về hình dáng, màu sắc thì chúng quá xấu xí, không đáng để nuôi. Song cơ chế phóng điện kỳ lạ của chúng khiến ông chủ thấy hứng thú, quyết mua về



Loài lươn điện thường sinh sống trong các vùng nước ngọt ở xung quanh khu rừng Amazon và những con sống ở Orinoco, nơi có nhiều bùn và thiếu ánh sáng, khiến cho tầm nhìn ở dưới nước bị hạn chế.



Để cảm nhận được môi trường xung quanh, cũng như phân loại con mồi, lươn điện thường xuyên phóng ra các xung điện thấp giống như việc sử dụng một radar để quét, vào khoảng 10 volt



Hàng ngàn tế bào cơ sản sinh điện năng nằm trải dọc cơ thể của con thủy quái. Con lươn điện càng to thì điện năng phát ra càng mạnh. Loài này trưởng thành hết cỡ có thể dài đến 2,5m, nặng 20kg, song thường chỉ cơ thể cần đạt mức 1,8m chúng đã phát ra hiệu điện thế 660 volt nói trên- mạnh gấp 3 lần dòng điện sinh hoạt trong nhà chúng ta, đủ để giết chết mọi sinh vật




Đây là cảnh tượng hiếm có trong thiên nhiên hoang dã khi một con cá sấu trưởng thành định biến con lươn điện đang ngoáy ngó ven bờ thành bữa ăn ngon. Tuy nhiên nó đã mắc phải sai lầm lớn nhất cuộc đời, không thể sửa chữa.



Bị tấn công, con lươn lập tức phóng ra dòng điện mạnh, khiến con cá sấu to xác bị điện giật tức thì. Các cơ bắp co rút, tim, phổi đều bị bóp nghẹt khiến hệ hô hấp và tuần hoàn của con vật nhanh chóng ngừng hoạt động



Chỉ sau vài chục giây, con cá sấu to khỏe đã bị luồng điện mạnh từ con lươn giật chết cứng đờ, chỉ còn cơ chân sau phản xạ vài lần cuối cùng. Có lẽ con cá sấu có tử chiến với hà mã hay sư tử cũng không thể vong mạng nhanh đến thế. Con lươn điện sau đó cũng chết bởi cơ hàm con cá sấu đã khép cứng.



Quay trở lại với những con thủy quái sông Amazon đang hiện diện tại Hà Nội, ông chủ cho biết đã nghiên cứu rất kỹ mới dám đưa chúng về nuôi, nhưng tuyệt nhiên không dám mất cảnh giác




Người dân Nam Mỹ thì vô cùng có kinh nghiệm với loại lươn điện. Như cậu bé này rất khôn ngoan khi không lại gần tiếp xúc với con vật, khi nó xuất hiện bất ngờ trên sân sau trận mưa lớn



Khi bắt buộc phải dùng tay bắt lươn điện, thì ủng và găng tay cao su là những vật dụng không thể thiếu để giữ tính mạng



Cơ chế sinh điện của loài sinh vật này đến nay vẫn đang làm đau đầu các nhà khoa học



Ở Nam Mỹ lươn điện còn được gọi là poraquê, có nghĩa là có thể khiến một ai đó ngủ thiếp đi.



Cận cảnh cái đầu không mấy thân thiện của con vật. Nó thực sự rất xứng với cái danh xưng "thủy quái sông Amazon"