9 lý do vì sao bạn dễ bị bầm tím da




Bất kể loại vết đau do chấn thương nào, như khi bị ngã chẳng hạn, đều có thể là nguyên nhân khiến các ống mao mạch (mạch máu nhỏ) gần bề mặt của làn da bị phá vỡ và rò rỉ các tế bào máu màu đỏ. Điều này gây ra sự xuất hiện màu tím hơi đỏ hoặc “màu đen và xanh” của những vết thâm tím trên da của bạn.

Với tên gọi y học là những vết đụng giập, bầm tím có thể là kết quả từ hầu như bất kỳ tổn thương mạch máu nào nằm trong da của bạn. Khi cơ thể bắt đầu lành lại và chuyển hóa các tế bào máu, thì vết bầm thường sẽ mờ dần đến một màu xanh lá cây, màu vàng, hoặc màu nâu trước khi biến mất hoàn toàn.

Điều hầu như không thể tránh khỏi là bạn sẽ có một lần trong đời bị vết bầm ở da trong một thời gian, nhưng nếu bạn có những vết bầm tím xuất hiện thường xuyên và không thể tìm ra lý do tại sao, thì có thể là có một lý do tiềm ẩn. Rất có thể đơn giản chỉ là bạn vô tình va đụng mạnh tay hay chân và quên lãng, hoặc nó có thể là một cái gì đó khác hoàn toàn.

9 LÝ DO KHIẾN BẠN CÓ THỂ BẦM TÍM DA DỄ DÀNG

1. Tuổi tác

Khi có tuổi, da của bạn sẽ mất một số các lớp mỡ bảo vệ có tác dụng làm lớp đệm chống lại hậu quả khi bị va đập và ngã. Làn da của bạn cũng trở nên mỏng hơn trong khi việc sản xuất collagen chậm đi.(Collagen là những protein liên kết dạng sợi tìm thấy ở biểu bì, xương, sụn, gân và một số mô liên kết khác). Điều này có nghĩa rằng với người có tuổi thì nói chung thường chỉ cần đụng một chút xíu là đã gây một vết bầm chứ không như người đang còn trẻ.

2. Bệnh xuất huyết dưới da

Tình trạng thuộc về mạch máu (vốn phổ biến hơn ở người già) này gây ra hàng ngàn vết bầm nhỏ li ti, thường trên ống quyển của bạn, nhìn từ xa chúng giống như ớt bột cay. Các vết bầm tím là do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ.

3. Rối loạn máu

Những rối loạn máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu có thể gây bầm tím da không rõ nguyên nhân, thường là do máu không đông lại đúng cách. Nếu bạn thường xuyên có vết bầm nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, thì tốt nhất là đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh như vậy, đặc biệt là nếu nó có vẻ xuất hiện một cách đột ngột.

4. Bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường có thể biến đổi màu da thành ngăm đen, thường ở những vùng tại đó da thường xuyên tiếp chạm vùng da khác. Những biến đổi màu này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím, nhưng nguyên nhân ẩn giấu thực ra là do đề kháng insulin.

5. Căng thẳng quá mức trong quá trình tập thể dục

Việc bắt cơ bắp của bạn căng thẳng quá mức, chẳng hạn như có thể xảy ra trong quá trình nâng vật nặng, có thể làm các mạch máu sẽ vỡ và dẫn đến bầm tím. Những vết rách cực nhỏ trong thớ sợi cơ bắp của bạn do tập thể dục cũng có thể gây ra các vết bầm tím. Ngoài ra, nếu bạn tham gia vào các môn thể thao hoặc các bài tập thể dục mạnh mẽ, da của bạn có thể va đập và có các chấn thương nhỏ, chúng là nguyên nhân gây ra vết bầm tím mà ta không nhớ được độ mạnh va đập thực tế lúc đó.

6. Dược phẩm

Các thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu, và các chất chống tiểu cầu làm giảm khả năng đông máu của bạn và khiến cho có nhiều khả năng thâm tím hơn. Những thuốc như aspirin, prednisone, prednisolone, thuốc tránh thai, và những thứ khác cũng có thể làm suy yếu các mạch máu, điều này làm gia tăng khả năng xuất hiện các vết bầm tím.

7. Lịch sử Gia đình

Nếu bạn có các thành viên gần gũi trong gia đình có xu hướng dễ bị thâm tím, thì có nhiều cơ hội bạn cũng sẽ bị như vậy (mặc dù luôn có những biện pháp giúp bạn có thể khắc phục khuynh hướng di truyền tiềm tàng này).

8. Nước da nhợt nhạt


Làn da xanh xao nhợt nhạt cũng không làm cho bạn dễ bị bầm tím hơn, nhưng nó làm cho bất kỳ vết thâm tím nào trên da bạn dễ bị nhìn thấy rõ hơn so với vết bầm tím ở trên người có làn da tối màu hơn.

9. Tác hại từ ánh nắng mặt trời

Trong khi cơ thể của bạn cần phơi nắng thường xuyên để sản xuất vitamin D (và nhận được một loạt các lợi ích khác nữa), thì việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều – đặc biệt là kiểu nắng đến cháy da – có thể khiến da bạn mất đi tính mềm mại và đàn hồi của nó. Điều này làm da dễ bầm tím hơn và dễ nhận thấy hơn.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA BẠN CÓ THỂ LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT KHIẾN DA BẠN DỄ BỊ BẦM TÍM


Lý do tại sao hầu hết mọi người bị bầm tím là các ống mao mạch của họ quá mong manh và về bản chất chúng dễ bị rách vỡ. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng các mao mạch của bạn vẫn mạnh mẽ và linh hoạt là phải đảm bảo bạn có một nguồn các vitamin P tuyệt vời trong chế độ ăn uống. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây.


Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. (Mark Stephenson/iStock)

Thông thường, một chế độ ăn uống toàn diện với nhiều rau hữu cơ và một số loại trái cây đã là quá đầy đủ để cung cấp tất cả các vi chất dinh dưỡng mà bạn sẽ cần để ngăn chặn vết bầm từ tất cả các yếu tố, trừ những chấn thương nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn dễ bị bầm tím, các chất dinh dưỡng sau đây sẽ đặc biệt quan trọng và nếu bạn không nạp chúng đầy đủ thông qua chế độ ăn uống thì việc bổ sung có thể hữu ích :

Rutin

Rutin là một vitamin P được biết là giúp gia cường các mạch máu. Vì lý do này, nó thường được sử dụng cho bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ, cũng như vết thâm tím. Trong thực tế, sự thiếu hụt vitamin P có thể khiến các mạch máu dễ vỡ hơn, đó là lý do tại sao nếu bạn dễ bị bầm tím, bạn có thể sẽ hưởng lợi từ việc dùng rutin.

Trong một nghiên cứu về người có bệnh ban xuất huyết làm biến đổi màu da không ngừng, các tổn thương da đã biến mất hoàn toàn sau bốn tuần điều trị bằng rutin (50 mg hai lần một ngày) và bổ sung vitamin C.

Hesperidin

Loại vitamin P này được tìm thấy trong vỏ cam quýt, cũng được biết đến với việc gia cường các mao mạch. Trong một nghiên cứu về các phụ nữ mãn kinh, những người đã bổ sung hesperidin và vitamin C hàng ngày đã giảm bầm tím.

Vitamin C

Ở những người ít nạp vitamin C, người ta nhận thấy việc tăng vitamin C sẽ làm giảm vết thâm tím. Dùng vitamin C kết hợp với các vitamin P như rutin hoặc hesperidin được khuyến khích, vì chúng có thể cải thiện tính hiệu quả và sự hấp thụ vitamin C. Theo báo cáo của Hệ thống Y tế Đại học Michigan:

“Ngay cả thiếu một lượng nhỏ vitamin C và có thể các vitamin P có thể dẫn đến nhiều vết bầm tím hơn. Những người dễ bị bầm tím có thể được hưởng lợi từ việc ăn nhiều trái cây và rau quả, các nguồn vitamin C và các flavonoid (là nhóm gồm nhiều tế bào sắc tố thực vật ) thông dụng…. Làm giảm xu hướng bị bầm tím của bạn bằng cách dùng kết hợp mỗi ngày ít nhất 400 mg vitamin Cvà 400 mg flavonoid, như hesperidin hoặc rutin”.

10 BIỆN PHÁP THIÊN NHIÊN GIÚP TĂNG TỐC ĐỘ LÀNH VẾT TÍM BẦM

Chìa khóa để tránh vết bầm tím là phải thường xuyên ăn các loại rau và trái cây tươi. Tuy nhiên, nếu bạn đã có một vết bầm tím, luôn có đầy các giải pháp tự nhiên đơn giản mà có thể giúp nó mất đi nhanh hơn. Những giải pháp này bao gồm:



Arnica Rocky Mountain Wild Flower (indykb/iStock)
Hoa dại kim sa trên núi đá (indykb/iStock)

— Dầu kim sa: Những bông hoa và rễ cây kim sa được sử dụng làm thuốc thảo dược trong hàng trăm năm nay. Nó có đặc tính chống viêm và cũng kích thích lưu lượng các tế bào máu trắng, là những tế bào xử lý hiện tượng sung huyết để giúp phân tán thành phần lỏng từ các cơ, khớp nối và các đám da bầm tím. Dầu kim sa được khuyến cáo chỉ xoa đắp từng chỗ (cục bộ) và ở dạng pha loãng, vì nếu dùng dầu kim sa nguyên chất thì cực mạnh và có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng.
— Lá cải bắp: Đối với những vết bầm tím trên mặt thì lấy những lá cải trắng rộng ở mặt ngoài, bẻ sống lá rồi nhúng chúng vào trong nước rất nóng. Sau đó đắp lên vết thâm (nhưng phải đảm bảo chúng không nóng đến mức làm bỏng da khi bạn đưa chúng lên mặt).
— Chườm lạnh: Dùng cách chườm vật lạnh lên vùng da bầm tím cũng giúp giảm sưng phồng và đau đớn. Càng sớm chườm lạnh lên chỗ tổn thương thì càng tốt.
— Nha đam, lô hội (Aloe vera) chất lỏng keo quánh trong suốt tươi mới này lấy được từ cây nha đam có thể giúp nhanh chữa lành vết thương và những chỗ da bị ngứa mẩn.
— Cây họ cúc: Để chế tạo ở dạng thuốc mỡ (sáp), một lượng thật nhỏ hoa hoặc lá cây họ cúc đã sấy khô đun sôi lên (hoặc ¼thìa cà phê nước cốt chắt từ lá) với một lượng thật nhỏ mỡ lợn. Ngay khi hỗn hợp này đã được làm lạnh, đắp nó lên chỗ bầm tím. Hỗn hợp này cũng tốt cho chữa trị bong gân, căng cơ, đau nhức, và mụn nhọt đầu đinh hay sưng do da bị nhiễm trùng
— Cỏ ca ri (cỏ họ đậu có hạt thơm để làm ca ri) : Để chế thuốc đắp, đặt ½ ounce (khoảng 14 g) các hạt cỏ ca ri vò nát vào trong một cái túi vải nhỏ và đun sôi trong nước ít phút. Lấy túi ra và đắp “nước trà” này lên chỗ bầm tím. Để nóng trong giới hạn bạn chịu được (nhưng đảm bảo không làm bỏng da).
— Cây húng tây , cỏ xạ hương vườn: Cho các bộ phận cây xanh này vào nồi nước rồi đun sôi trong 3 đến 4 phút. Đậy kín nồi rồi để yên thêm 2 đến 3 phút nữa. Chà xát hỗn hợp này rồi lấy phần dung dịch cô đặc thêm vào nước tắm của bạn. Ngâm mình trong đó như tắm bình thường
— Hành tây: Đắp hành tây sống, trực tiếp lên vết bầm.
— Cây của vùng St.John: Lấy 10 đến 15 giọt dầu cây của vùng St. John cho vào trong nước rồi phủ hỗn hợp đó lên vùng bị bầm tím.
— Giấm rượu táo: đắp thuốc cao nóng hoặc lạnh làm bằng giấm rượu táo lên các chỗ da bầm tím của bạn.
— Vitamin K: Vitamin K dạng thuốc đắp có thể giúp làm giảm vết bầm tím.

DA KHỎE MẠNH TỪ BÊN TRONG

Có được một chế độ ăn uống lành mạnh như mô tả trong kế hoạch dinh dưỡng của tôi, trong đó tập trung vào các loại thực phẩm hữu cơ sinh học nguyên hạt sẵn có, là chiến lược số một giúp bạn giải độc cơ thể một cách tự nhiên, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da của bạn. Ngoài các mẹo được đề cập ở trên để giúp ngăn ngừa việc da dễ bầm tím, còn có một số loại thực phẩm đặc biệt hiệu quả giúp bạn có được làn da đẹp, sáng sủa, khỏe mạnh, bao gồm:

— Chất béo omega-3 từ động vật
— Rau: Lý tưởng nhất là rau tươi, sạch, hữu cơ và trồng tại địa phương. Nước rau quả tươi cũng tuyệt vời cho làn da của bạn, với các carotenoid, là các chất khiến cho các loại trái cây có màu đỏ, màu cam, màu vàng, và carotenoid cũng xuất hiện trong các loại rau xanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các loại thực phẩm có những sắc tố đậm màu này có thể làm cho khuôn mặt của bạn thực sự trông khỏe mạnh hơn là việc tắm nắng.
— Rau quả lên men thậm chí còn tốt hơn vì các thành phần trong rau được chuyển đổi bởi vi khuẩn và trở thành siêu thực phẩm, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp cân bằng hệ miễn dịch và tiêu hóa.
— Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh, đã được phát hiện là bảo vệ hiệu quả đối với sự hủy hoại từ ánh nắng mặt trời khi được bổ sung hàng ngày. Một số loại kem chống nắng cũng đang bắt đầu sử dụng astaxanthin như một thành phần để bảo vệ làn da của bạn khỏi bị hư hại.


Sống Khoẻ