Người dân Trung Quốc biểu tình: “Xua đuổi Mác – Lê, khôi phục Trung Hoa”



Gần đây những sự kiện lớn liên tục phát sinh ở Trung Quốc, chẳng hạn Ủy viên Bộ Chính trị Tôn Chính Tại bị lập án, tỷ phú Quách Văn Quý đòi lật đổ chính quyền… Đặc biệt là sự kiện biểu tình phản đối chiến dịch “càn quét người lao động cấp thấp” tại Bắc Kinh khiến Trung Nam Hải chao đảo.



Lao động phổ thông hay lao động cấp thấp nhập cư tại Bắc Kinh đang bị chính quyền trục xuất trên diện rộng, nguyên nhân bắt nguồn từ một vụ cháy lớn xảy ra tại Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Ngày 11/12, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc công bố, qua thẩm tra quyết định lập án điều tra cũng như áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương khóa 18, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài vì tình nghi tội nhận hối lộ, công tác điều tra vụ án đang trong quá trình tiến hành.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao “giảm tội” cho Tôn Chính Tài

Tôn Chính Tài vốn được phe Giang Trạch Dân chỉ định là người nối nghiệp đời sau của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bất ngờ ngã ngựa trước Đại hội 19. Sau Đại hội 19, ĐCSTQ đã nhiều lần công khai nói 6 người gồm Tôn Chính Tài, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng có “âm mưu soán đảng đoạt quyền”, là những kẻ có dã tâm chính trị. Cũng từng công khai tuyên bố hạ bệ Tôn Chính Tài là trừ bỏ “tai hoạ chính trị ngầm”.

Những tội danh kể trên đều là những tội nghiêm trọng mà hơn 40 năm gần đây ĐCSTQ không hề dùng đến. Ngoại giới cho rằng, Tôn Chính Tài đã bị liệt vào danh sách nhân vật quan trong của “Tập đoàn chính biến”. Vì vậy có thể sẽ bị xử tù chung thân, thậm chí là tử hình.



Tôn Chính Tài đã bị liệt vào danh sách nhân vật quan trong của “Tập đoàn chính biến”. Vì vậy có thể sẽ bị xử tù chung thân, thậm chí là tử hình. (Ảnh: Theguardian)

Điều đáng chú ý là, khi công bố lập án điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đối với Tôn Chính Tài, chỉ vẻn vẹn liên quan đến tội danh “nhận hối lộ”, ít hơn rất nhiều so với tội danh của những đại lão hổ trước đây.

Cũng có phân tích cho rằng, đối với lão hổ lớn chỉ đề cập đến tội hối lộ đã thành “động tác quen thuộc” của lãnh đạo Bắc Kinh. Đây là cách thức thông qua danh nghĩa phòng chống tham nhũng mà đắc được nhân tâm, một mặt khác là để che giấu những màn đấu đá kịch liệt diễn ra trong nội bộ ĐCSTQ.

Quách Văn Quý muốn “thay đổi, thay thế chính quyền”

Một sự kiện nữa là tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý gần đây đã thông qua hãng thông tấn Pháp AFP lên tiếng rằng, ông đang trong quá trình chuẩn bị chiến lược truyền thông, cuối tháng 12 sẽ hoàn tất nhằm mục tiêu cuối cùng là “thay đổi, thay thế” chính quyền Bắc Kinh.

Bắc Kinh chao đảo



Ngày 11/12, một cuộc biểu tình đã xảy ra ở Bắc Kinh, phản đối chính quyền thủ đô của Trung Quốc “cưỡng chế giải tỏa bạo lực”. (Ảnh: Epoch Times)

Thêm một sự kiện nữa là: Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ đã thực hiện 3 động tác lớn trên toàn thành phố Bắc Kinh, bao gồm càn quét “người lao động cấp thấp”, dỡ bỏ những kiến trúc và biển quảng cáo trái phép trên mặt đường, hạn chế lượng than đã sử dụng trong thành phố Bắc Kinh nhằm giảm ô nhiễm.

Tuy nhiên, những động tác này đã nhận phải sử phản kháng quyết liệt của người dân, và cuối cùng đều phải tạm ngưng giữa chừng.

Đặc biệt là chiến dịch càn quét “người lao động cấp thấp”, chỉ trong một đêm mấy trăm ngàn lao lộng phổ thông đã bị trục xuất khỏi nơi ở của mình tại Bắc Kinh. Sự kiện này đã dẫn đến sự phẫn nộ cực điểm của người dân và biểu tình lớn đã nổ ra ở nhiều nơi trên thành phố Bắc Kinh trong ngày 10/12.



Người biểu tình mang theo biểu ngữ phản đối chính quyền Trung Quốc.

Những tấm biểu ngữ ghi các dòng chữ như “Không có Đảng Cộng sản mới có Trung Quốc mới”, “Chỉ có chính phủ cấp thấp, không có người dân cấp thấp”, “Nhân quyền là cơ bản”, “Xua đuổi Mác – Lê, khôi phục Trung Hoa!”, “Xua đuổi bằng bạo lực”, “Xâm phạm nhân quyền”, “Xua đuổi bằng bạo lực vi phạm nhân quyền”… xuất hiện khắp mọi nơi.


Lê Hiếu