Những mẫu xe siêu hiếm tại bảo tàng ZeitHaus



Bảo tàng xe ZeitHaus (Đức) nổi tiếng vừa có thêm một bộ sưu tập mới gồm 12 mẫu ôtô siêu hiếm của các hãng lớn như General Motors, Volkswagen và Cadillac.



Bản mẫu Porsche V30 (1973): Là một trong 30 mẫu đầu tiên được Volkswagen thiết kế để chạy thử nghiệm trên tổng đoạn đường dài gần 2,8 triệu km. Các mẫu V30 của dòng xe này đều có “cửa tự sát” hậu bản lề, lỗ thông hơi thay vì cửa sổ sau.



Bản mẫu Porsche Type 60 (1938): Porsche Type 60 cũng là một trong những mẫu xe thí nghiệm của Volkswagen. Đây cũng là chiếc xe duy nhất nhà sáng lập hãng, Ferdinand Porsche, sử dụng làm phương tiện di chuyển cho mình.



Volkswagen Type 3 (1970) và Type 4 (1972): Nhằm thâm nhập thị trường Mỹ, Volkswagen thực hiện nhiều cải tiến và trình làng 2 dòng xe trên. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề, các mẫu này đều không được lưu hành chính thức tại Mỹ mà phải qua tay nhà buôn dưới dạng xe tư nhân. Điều đó lý giải độ hiếm của 2 dòng xe trên thị trường.



Lamborghini Countach LP400 (1975): Trong 16 năm sản xuất, chỉ có hơn 2.000 siêu xe này được tung ra thị trường. Với thiết kế tối giản nhưng ấn tượng, mẫu xe này đã dành được nhiều lời khen từ các chuyên gia và người hâm mộ thời đó. Những nét đặc trưng của dòng xe cũng được tìm thấy ở các thế hệ Lamborghini đời sau.



Empi Imp (1968): Bảo tàng Zeithaus thừa nhận rằng nhờ mẫu Empi Imp mà hãng Volkswagen Beetle đã chinh phục thành công thị trường Mỹ tiềm năng cũng như tác động vào văn hóa xe hơi tại đó. Mẫu xe con bọ vượt địa hình này của Beetle tràn ngập thị trường Mỹ vào những năm cuối 1960 và đầu 1970.



Renault 16 (1967): Là mẫu xe tiên phong trong việc kết hợp các yếu tố của một ôtô mui kín và chở hàng. Xe sở hữu thiết kế thời trang và hiện đại so với thời ấy. Renault 16 đã góp phần làm dòng xe ôtô đuôi cong trở nên phổ biến về sau.




Cadillac Model V16 (1930): Dòng xe sử dụng động cơ 16 xi-lanh này được Cadillac sản xuất với số lượng khoảng 4.000 chiếc trong suốt 11 năm lưu hành. Điểm nổi bật của loại động cơ này là 2 trục đều có một trục cơ như nhau, mỗi bên đều có riêng bộ chế hòa khí, ống phân phối và nhiều phụ kiện đi kèm.



Citroen DS (1956): Khi vừa ra mắt, Citroen DSđược xem là chiếc xe tiên tiến nhất trên thế giới. Mẫu Citroen DS 1965 là thế hệ xe đầu tiên sử dụng loại đèn pha đơn nguyên bản. Xe có hệ thống treo thủy khí nén, được hỗ trợ bởi một máy bơm áp suất lấy năng lượng từ động cơ nén dầu thủy lực.



Oldsmobile Toronado (1966): Là mẫu xe đầu tiên sử dụng hệ thống dẫn động cầu trước của người Mỹ kể từ thời Cord 1937. Mẫu Toronado này được xem như biểu tượng, dẫn đầu xu hướng xe trong năm. Oldsmobile Toronado cũng là chiếc xe duy nhất của Mỹ được trao giải “ôtô của năm ở châu Âu”.



Chevrolet Corvette (1953): Thiết kế của xe mang phong cách cổ điển với tổng thể phần thân như một chiếc thuyền lướt sóng. Phần đầu xe gồm bộ lưới tản nhiệt là các khe hút gió lớn. Và toàn bộ phần vỏ xe được cấu tạo bằng sợi thủy tinh phủ sơn trắng rất thanh lịch.



Volkswagen Golf Country (1990). Mẫu xe này tương đối hiếm vì Volkswagen chỉ tung hơn 7.000 chiếc Golf Country ra thị trường trong vòng 2 năm sản xuất. Chiếc ôtô này có thiết kế khá tiên tiến với hệ dẫn động tất cả các bánh, thanh cản ở 2 đầu xe, tấm bảo vệ động cơ và khung phụ bảo vệ vi sai cầu sau xe.



Volkswagen Beetle (1930): Mẫu Beetle này không hề được thiết kế lại. Tính tới nay, số lượng mẫu xe nguyên bản đã được bán lên con số 21 triệu chiếc. Nếu tính tỷ lệ xe sản xuất trên số lần thiết kế, chưa mẫu nào trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới có thể vượt qua nó.