Năm mới học người Nhật cách tiết kiệm tiền đơn giản



Vào dịp cuối năm, mọi người thường có xu hướng nhìn lại một năm qua và đánh giá những gì cần thay đổi. Một trong những điều được quan tâm là tiền bạc. Dưới đây là thủ thuật tiết kiệm tiền đơn giản của người Nhật, tên là kakeibo, giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn trong năm mới.



Sổ tiết kiệm tiền Kakeibo. (Ảnh: Internet)

Kakeibo trong tiếng Nhật có nghĩa là một cuốn sổ gia đình truyền thống. Trong cuốn sổ này, bạn sẽ viết ra kế hoạch chi tiêu chi tiết của bản thân để có thể kiểm soát được ví tiền của mình dễ dàng hơn. Kakeibo khuyến khích mỗi người chúng ta nên nghiêm túc ngồi xuống từ đầu tháng và lên kế hoạch cho chi tiêu bốn tuần tiếp theo.

Đầu tiên, lấy một khoản tiền mặt nhất định từ số lương bạn nhận được và lấy 4 phong bì, tuy nhiên hãy nhớ tiền tiết kiệm nên để lại trong tài khoản không nên rút. Tiếp theo, chia số tiền vào 4 phong bì, viết tên cho 4 nhu cầu cơ bản: sinh hoạt (thực phẩm, đi lại, y tế) – nâng cao (ăn nhà hàng, shopping) – giải trí (sách vở, nhạc, phim) – phát sinh (ma chay, hiếu hỉ, sửa chữa).

Các ứng dụng quản lý ngân sách và bảng tính có thể giúp người ta kiểm soát được tình hình tài chính của mình, nhưng nhà khoa học thần kinh Moran Cerf cho rằng có một cách đơn giản hơn để tiết kiệm tiền: Đó là tạo dựng một cuộc sống dựa trên một lịch trình tài chính.

Ý tưởng tiết kiệm này xuất hiện từ năm 1904. Các chuyên gia cho biết cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì việc viết ra trên giấy sẽ giúp bạn chịu trách nhiệm về chi tiêu của chính mình. Khi tận mắt nhìn vào những gì mình ghi ra, bạn sẽ biết mình đã chi tiêu hợp lí hay chưa. Bạn cũng sẽ nhận ra mình không đạt được mục tiêu tiết kiệm là do đang lãng phí vào những khoản nào.



Cuối mỗi tuần, bạn nên kiểm tra xem mình đã tiêu những khoản nào và trả lời 4 câu hỏi sau. (Ảnh: Internet)

Và hãy trả lời 4 câu hỏi sau:

Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn muốn để dành bao nhiêu? Bạn thực sự tiêu bao nhiêu? Làm thế nào để cải thiện điều đó?

Sau khi trả lời được hết những câu hỏi này, chắc chắn bạn sẽ nắm rõ được mong muốn của bản thân và cải thiện được những khoản chi tiêu lãng phí. Còn nếu không trả lời được 4 câu hỏi này, chắc chắn bạn đã và đang không thực hiện nghiêm túc phương pháp này.

Đặt ra một lịch trình cơ bản cho việc chi tiêu sẽ loại bỏ được những quyết định nhỏ nhặt hơn. Thay vì băn khoăn không biết liệu bạn có đủ khả năng chi trả cho một thứ gì đó từng ngày.

Sổ chi tiêu đang quay trở lại với các gia đình Nhật thời gian gần đây, bởi người ta nhận ra dù cho đang ở thời đại công nghệ nhưng không gì tốt hơn làm việc với các con số là trên những trang giấy. Cuốn sổ này là một cách để bạn đối chiếu mình đang chi tiêu tiết kiệm chưa. Với kakeibo, người ta tin nó giúp bạn cắt giảm chi tiêu 35%.

Chúc Di (t/h)