Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Những luyến tiếc về tình yêu vẫn còn tạo nên hạnh phúc.
Lermontov
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Không chịu làm bài tập hộ bạn, nữ sinh 15 tuổi bị đâm tử vong

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Không chịu làm bài tập hộ bạn, nữ sinh 15 tuổi bị đâm tử vong


    Đừng giành lại mà hãy trả lại đúng tên cho vỉa hè



    Theo kiến trúc thì vỉa hè là một phần của không gian đô thị, không chỉ dành cho người đi bộ như các loa đài vẫn ra rả tuyên truyền mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng. Vỉa hè không thuộc sở hữu cá nhân, càng không phải là nơi để kinh doanh. Thế nhưng thực tế thì sao???


    Đừng giành lại mà hãy trả lại đúng tên cho vỉa hè
    Theo khảo sát của GS Attnote Kim, một chuyên gia Viện công nghệ kỹ thuật Massachusetts Hoa Kỳ (MIT), các hoạt động buôn bán, sinh hoạt và cả đi bộ chỉ chiếm tối đa 40% diện tích vỉa hè, còn 60% là bị chiếm dụng để xe máy.

    Đã có rất nhiều chiến dịch giải cứu vỉa hè được lập ra, trải dài từ Hà Nội đến Tp.HCM. Song chỉ vài tháng vỉa hè lại trở nên nhộn nhạo với hàng loạt dịch vụ ăn theo, từ trông giữ xe, đến mở hàng buôn bán, kê biển quảng cáo, lưu giữ hàng hóa…. từ lấn chiếm, miễn phí đến cả cho thuê. Vỉa hè ngày càng bị bóp hẹp, người đi đường rón rén xuống lề đường, cây xanh cứ bật gốc đổ dần, gạch lát bị bật tung.

    Vỉa hè là kiến trúc công cộng nghĩa là ai cũng được dùng vậy thì sao phải giải cứu? Người ta chê vỉa hè đang nhếch nhác, bởi hàng quán, bởi xâm lấn. Nhưng hãy nhìn rộng ra thế giới. Ở châu Á, không đô thị nào không có hoạt động thương mại trên vỉa hè. Ở đó người đi bộ, người bán hàng rong và người ngồi uống cà phê bình thản như một phần của văn hóa nơi đây. Người đi bộ có thể dễ dàng ghé vào một cửa hiệu nào đó hay mua một ổ bánh mỳ kẹp thịt trên chiếc xe đẩy của người bán hàng rong trên vỉa hè. Mọi hoạt động trên vỉa hè diễn ra sôi động nhưng không quá ồn ào, hỗn độn.

    Khi du khách đến Hà Nội hay Tp.HCM đều rất bất ngờ và thích thú trước nhịp sống sôi động trên các đường phố và trên vỉa hè ở các phố cổ, khu vực hồ Gươm ở Hà Nội, hay khu vực chợ Bến Thành, đường Nguyễn Huệ, Nhà thờ Đức Bà… ở Tp.HCM. Nhịp sống sôi động trên vỉa hè tạo cho đô thị một hình ảnh thân thiện, cởi mở và bình yên.


    Người đi bộ vô tình bị đẩy xuống lòng đường.

    Tuy nhiên, họ cũng hoảng hốt khi nhìn thấy cả con phố cứ nháo nhác như chạy loạn mỗi khi an ninh khu vực đến dẹp vỉa hè, hay mấy anh trật tự phường giằng co cái cân với cô hàng rong. Họ cũng sợ đến tột độ khi bị “đẩy” xuống lòng đường với dòng xe cộ cứ vun vút bay qua mặt vì khu đường dành cho người đi bộ đã không còn. Mà chả cứ người nước ngoài mà nay nay cả dân bản địa cũng hãi, bởi nếu không may xảy ra tai nạn, người bộ hành lại còn bị phạt, thậm chí là tù vì đi không đúng phần đường dành cho mình.

    Ở nước ngoài họ cũng bán hàng trên vỉa hè, sao mọi chuyện đều thấy yên bình và văn minh? Đó là bởi mọi hoạt động đều được quản lý chặt chẽ. Vứt rác hay mẩu thuốc lá, khạc nhổ ra vỉa hè là bị phạt! Hàng quán có thể được kê bàn ghế, che ô dù trong phạm vi nhà chức trách cho phép và phải đóng thuế phần sử dụng (được thuê) này. Tuyệt nhiên không được chiếm dụng vỉa hè trái phép, để xe bừa bãi… bởi nếu có sẽ phạt nặng, thậm chí còn phải ra tòa lãnh án. Một đường phố quy củ đã tạo nên một diện mạo thành phố thân thiện và văn minh.

    Song để làm được điều đó, 80% sự thành công là cùng nhìn về một lợi ích chung. Không tư hữu hóa, không sân sau thì chắc chắn cái không gian công cộng ấy cũng chẳng đến nỗi bị xẻ thịt, băm vằm chia chác.

    Khi có lợi ích nhóm tất sẽ dẫn đến tâm lý chiếm hữu, và rồi thì tranh giành, phe cánh. Nó cũng lý giải phần nào cho thái độ cường hào của một số thành viên giữ an ninh trật tự khu vực hay sự cố chấp ăn thua của người dân.

    Thực ra ở ta cũng không thiếu các điều luật quản lý vỉa hè. Song việc thực thi nó thì còn đang lỏng lẻo. Thậm chí vì những lợi ích cá nhân mà những người được giao quyền thực thi pháp luật lại dung túng cho các hành vi vi phạm. Văn hóa vỉa hè chưa kịp có, nhưng kinh tế vỉa hè thì ai cũng thấy. “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê vỉa hè Hà Nội”, chỉ cần nhìn mấy khu phố cổ là thấy rõ, dù nhà có chật hẹp tối tăm đến đâu họ vẫn bám trụ bởi chỉ cần vác cái ghế ra bày hàng trên vỉa hè cũng bán được dăm bảy trăm mỗi ngày, chỉ cần hộp thuốc ấm trà ngồi góc phố cũng kiếm được vài triệu mỗi tháng, chứ đừng nói hàng phở, quán bia, nhất là các bãi trông giữ xe.

    Chưa hết, mới đây tại Hà Nội và Tp.HCM trên các vỉa hè lại xuất hiện nhưng thanh rào chắn với mục đích chặn đường phương tiện đi trên vỉa hè. Song chiếc rào chắn ấy cũng đang thể hiện sự bất lực của giới chức với tư duy không làm được thì cấm. Bởi thực tế, khi người ta muốn, các xe máy vẫn luồn lách trên vỉa hè, còn những người tàn tật và già yếu lại vất vả vượt qua chướng ngại vật. Lẽ ra rào chắn ở đây phải là những bài học về đạo đức về tinh thần thượng tôn pháp luật và cả về lòng tự trọng của mỗi cá nhân. Để bất cứ ai khi tham gia giao thông từ trong tâm thức đã muốn tuân thủ quy định và nếu vi phạm, các mức phạt sẽ là vô cùng nặng nề.

    Để trả lại tên cho vỉa hè chứ không “giành lại vỉa hè”, cũng cần có những giải pháp cần thiết, hữu hiệu giải quyết được bài toán lợi ích của người dân kiếm sống trên vỉa hè và lợi ích chung của cộng đồng.


    Những thanh rào vô duyên.

    Thay vì “đuổi” hay “rào” thì xác định lại mục tiêu và hạ tầng của mỗi không gian công cộng để trả lại đúng chức năng của vỉa hè mà không tạo nên những xung đột. KTS Phạm Thanh Tùng từng đưa ra gợi ý, dựa vào vị trí, chiều rộng của từng vỉa hè cụ thể để xác định vỉa hè nào đủ tiêu chuẩn làm cả ba chức năng vừa đảm bảo hoạt động đi bộ, bán hàng rong và để xe máy. Vỉa hè nào chỉ cho phép bán hàng rong và cho người đi bộ. Và cuối cùng là vỉa hè chỉ dành cho đi bộ và để xe máy (như vỉa hè 3m).

    Đối với các hộ dân, người bán hàng rong tạo điều kiện để họ đăng ký thuê phần diện tích vỉa hè nếu vị trí đó cho phép để kinh doanh, nhưng tuyệt đối không được xây cất kiến trúc trên vỉa hè. Số tiền thu được từ cho thuê vỉa hè để kinh doanh (bán hàng rong, gửi xe máy) sẽ là nguồn kinh phí để tu bổ, chỉnh trang vỉa hè và hạ tầng tuyến phố.

    Việc sử dụng vỉa hè được làm công khai, minh bạch sẽ không còn “cơ” trở thành mỏ vàng cho một nhóm người giàu bất chính gây hỗn loạn xã hội. Các tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia quản lý vỉa hè của cộng đồng.

    Quan trọng hơn là xây dựng những chiếc rào chắn đạo đức và pháp luật nghiêm minh, hẳn nhiên vỉa hè sẽ được sử dụng đúng chức năng dành cho cộng đồng của nó.

    Hà Vũ

    Nguồn: DocTinNhanh.Net
    Last edited by sophienguyen; 01-14-2018 at 02:05 AM.

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-17-2017, 01:37 PM
  2. Hy hữu 2 chị em cùng tuổi nhưng sinh ra cách nhau tận 18 năm
    By sophienguyen in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-30-2017, 01:18 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-08-2015, 01:29 PM
  4. Cá tầm phóng làm bé gái 5 tuổi tử vong
    By sophienguyen in forum Animals
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-06-2015, 03:00 AM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-08-2014, 01:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •