Người Việt tại Pháp tiếp tục kiên nhẫn biểu tình kêu gọi lật đổ Việt Cộng


Video lần thứ 16, người Việt tại Paris kêu gọi lật đổ chế độ Việt Cộng. Tường thuật ngày 17 tháng 2 năm 2018, tết mậu tuất.



Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25/4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng trị 30 tấn, đến ngày 29/4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. VN dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quốc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.

Cuộc điều tra sau đó cho thấy, nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.

Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân.

Đến ngày 29.7 theo đại biểu quốc hội Trần Công Thuật dân chúng vẫn chưa được câu trả lời của nhà nước là khi nào hoạt động đánh bắt gần bờ được thực hiện trở lại, khi nào có thể ăn cá và hải sản nhờ môi trường biển đã an toàn.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố Formosa hôm 17/5/2017, hơn một năm sau sự cố xảy ra, phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.

Ngoài sự việc cá chết ngoài biển, năm 2016 cũng có nhiều vụ cá chết ở sông hồ khắp ba miền Việt Nam như
sông Bưởi (Tháng 5, Thanh Hóa),
sông Lạch Bạng (Tháng 5, Thanh Hóa),
sông Hinh (Tháng 5, Phú Yên),
sông Đồng Nai (Tháng 6, Biên Hòa),
sông Mã (Tháng 6, Thanh Hóa),
sông Sa Lung (Tháng 6, Quảng Trị),
sông Ấu (Tháng 7, Hải Dương),
sông Chà Và (Tháng 10, Bà Rịa - Vũng Tàu),
Hồ Tây (Tháng 10, Hà Nội), và Hồ Linh Đàm (Tháng 10, Hà Nội).

Đa số nguyên do gây nạn cá chết vẫn chưa rõ nhưng tác hại ô nhiễm môi trường do độc tố là nghi vấn.


ViệtBF