Ngừa loãng xương bằng thực phẩm




Loãng xương là tình trạng các khớp xương bị mỏng đi, giòn và dễ gãy gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Loãng xương có diễn biến âm thầm, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thường ví nó như “kẻ ăn cắp thầm lặng”, hàng ngày lấy dần đi canxi trong xương.



Loãng xương là tình trạng các khớp xương bị mỏng đi, giòn và dễ gãy gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. (Ảnh: Internet)

Khi tuổi cao, quá trình lão hóa của cơ thể bắt đầu xuất hiện, loãng xương là một trong những quá trình đó. Loãng xương là tình trạng các khớp xương bị mỏng đi, giòn và dễ gãy gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Theo nghiên cứu, có tới 50% phụ nữ ngoài 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, nhiều trường hợp bị gãy xương cột sống, xương cổ tay, xương đùi do loãng xương. Ngoài ra, tỷ lệ người bị loãng xương đang ngày càng trẻ hóa, bệnh không chỉ còn bắt gặp ở những người cao tuổi mà những trường hợp bệnh nhân ngoài 30 tuổi đã bắt đầu có biểu hiện loãng xương.

Loãng xương có diễn biến âm thầm, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thường ví nó như “kẻ ăn cắp thầm lặng”, hàng ngày lấy dần đi canxi trong xương. Tới khi các triệu chứng loãng xương bắt đầu xuất hiện rõ ràng là lúc đã có biến chứng, cơ thể người bệnh lúc này đã mất đi khoảng 30% lượng canxi trong xương. Loãng xương là quá trình xảy ra khi cơ thể bị lão hóa. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể do di truyền, còi xương từ nhỏ, chế độ ăn uống thiếu canxi và một vài trường hợp sử dụng thuốc Tây lâu ngày dẫn đến loãng xương.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ?




Loãng xương ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh loãng xương có thể xuất hiện rồi lại biến mất nên nhiều người khá chủ quan. (Ảnh: Internet)

Loãng xương ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh loãng xương có thể xuất hiện rồi lại biến mất nên nhiều người khá chủ quan. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơ thể có những biểu hiện sau đây, lời khuyên là bạn đọc nên tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì nếu phát hiện bệnh sớm thì quá trình điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các dấu hiệu:

– Đau mỏi dọc cột sống, đau các xương dài đặc biệt là tay, chân, mỏi cơ, chuột rút các cơ cũng có thể là biểu hiện của bệnh loãng xương.

– Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế, cơn đau thường lan theo khoanh liên sườn.

– Đau ngực, khó thở, gù lưng, giảm chiều cao.

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, gây chèn ép thần kinh. Loãng xương khiến cho các khớp xương bị giòn và mỏng đi người bệnh rất dễ bị gãy xương như: xương cổ tay, cổ chân, gãy cổ xương, gãy cột sống.. Bệnh làm giảm khả năng vận động, đặc biệt ở những người cao tuổi.

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG SỚM NHỜ BỔ SUNG NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÀY

Các sản phẩm từ sữa



Sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, kem tươi… đều có chứa một hàm lượng canxi, chất béo lành mạnh, mangan, phốt pho, kali, natri và kẽm. (Ảnh: Internet)

Một ly sữa tươi hay các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, kem tươi… đều có chứa một hàm lượng canxi, chất béo lành mạnh, mangan, phốt pho, kali, natri và kẽm. Ngoài ra, vitamin D có trong sữa sẽ giúp xương hấp thu được nhiều canxi và cải thiện hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.





Cá còn là một nguồn canxi dồi dào để giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương từ khi còn trẻ. (Ảnh: Internet)

Không chỉ bổ mắt, bổ não mà cá còn là một nguồn canxi dồi dào để giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương từ khi còn trẻ. Việc bổ sung các loại cá vào trong bữa cơm hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy xương phát triển và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu




Các loại đậu cũng là nguồn thực phẩm dồi dào canxi. (Ảnh: Internet)

Tương tự với các sản phẩm từ sữa, các loại đậu cũng là nguồn thực phẩm dồi dào canxi, chất chống oxy hoá và chất xơ để giúp duy trì mật độ xương chắc khoẻ.

Bắp cải



Trong bắp cải lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, sắt, canxi, phốt pho và kali nên giúp phòng ngừa căn bệnh loãng xương hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Trong bắp cải lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, sắt, canxi, phốt pho và kali nên giúp phòng ngừa căn bệnh loãng xương hiệu quả. Thêm nữa, loại thực phẩm này còn giúp phát triển cấu trúc xương từ bên trong nếu bạn chăm bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Hạnh nhân



Vừa là loại thực phẩm chứa nhiều mangan, vitamin E, đồng, riboflavin lại vừa giúp tăng cường sức khoẻ của xương. (Ảnh: Internet)

Vừa là loại thực phẩm chứa nhiều mangan, vitamin E, đồng, riboflavin lại vừa giúp tăng cường sức khoẻ của xương nên hạnh nhân cũng là một loại thực phẩm cần thiết nếu bạn muốn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương từ khi còn trẻ. Không chỉ phòng ngừa bệnh loãng xương, hạnh nhân còn giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới xương.

Trứng



Trứng là một nguồn protein dồi dào mà bạn có thể bổ sung ngay tại nhà. (Ảnh: Internet)

Ai cũng biết rằng, trứng là một nguồn protein dồi dào mà bạn có thể bổ sung ngay tại nhà. Chẳng những thế, trứng còn dồi dào canxi, chứa nhiều vitamin cần thiết, giàu axit folic, phốt pho và selen nên giúp hỗ trợ bảo vệ xương tối ưu.

Chuối



Trong chuối không chỉ giàu kali mà còn chứa rất nhiều vitamin, natri và sắt nên giúp cơ thể hấp thu nhiều canxi cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo xương luôn chắc khoẻ. (Ảnh: Internet)

Trong chuối không chỉ giàu kali mà còn chứa rất nhiều vitamin, natri và sắt nên giúp cơ thể hấp thu nhiều canxi cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo xương luôn chắc khoẻ.

Qua đó, bạn hãy nhớ chăm bổ sung những loại thực phẩm trên vào các bữa ăn trong ngày để duy trì sức khoẻ xương cũng như ngăn ngừa nguy cơ loãng xương từ khi còn trẻ nhé.

Sức Khoẻ Đời Sống