Sắp tổ chức hôn lễ, Meghan Markle chắc chắn phải nhớ 10 nguyên tắc trang phục này trong đám cưới Hoàng gia




Nếu như muốn tìm hiểu kĩ hơn, thì hãy cùng đi một vòng những đám cưới Hoàng gia đã được tổ chức trước đó nhé!

Ngày 19 tháng 5 tại nhà thờ St George, đám cưới của hoàng tử Harry và Meghan Markle sẽ chính thức được tổ chức, và đây chính là lúc mọi người bắt đầu phải cân nhắc về trang phục cưới của gia đình Hoàng gia này. Nếu như để ý kĩ một chút thì không khó để phát hiện ra một số quy tắc ngầm luôn được tuân thủ trong những ngày trọng đại như thế này, ví dụ như sau 6 giờ chiều thì không được đội mũ mà đó là thời gian để đội vương miện, hoặc không được cởi áo khi xuất hiện trước công chúng vì như vậy sẽ không đúng với phong cách của một quý bà…

Thêm nữa, có một điều chắc chắn đó là sẽ không có quá nhiều những sự đột phá trong phong cách hoặc sự xuất hiện của những chiếc váy diêm dúa lộng lẫy trong ngày này. Lí do là vì đám cưới Hoàng gia luôn được thực hiện theo các nghi thức truyền thống, từ việc trang trí, ban nhạc đám cưới, bó hoa cô dâu, khăn trùm đầu… tất cả đều giống như phong tục đã có cả trăm năm về trước, ẩn chứa rất nhiều những câu chuyện lịch sử thú vị. Nếu như muốn tìm hiểu kĩ hơn, thì hãy cùng đi một vòng những đám cưới Hoàng gia đã được tổ chức trước đó nhé!

Phù dâu đều phải là những bé gái

Cô dâu người Mỹ sẽ không theo truyền thống của dân tộc mình, yêu cầu 14 người bạn thân nhất đưa cô xuống lối đi dành cho cô dâu mới. Thay vào đó, những phù dâu trong đám cưới của cô sẽ là những cô bé gái có mối quan hệ với gia đình Hoàng gia, trong khoảng 10 đến 12 tuổi.

Nhìn lại đám cưới của công nương Kate Middleton, những phù dâu được chọn đa số đều là những cô bé gái nhỏ tuổi có mối quan hệ mật thiết với hoàng tử William. Tuy nhiên, Kate đã phá vỡ truyền thống và đưa cô em gái Pippa của mình trở thành phù dâu lớn tuổi nhất trong lịch sử đám cưới hoàng gia Anh ở độ tuổi 27.



Phù dâu chính không được phép có địa vị cao hơn cô dâu

Ngay cả khi dư luận đã bàn tán rất nhiều về Markle và Middleton như hai công nương thực thụ của Hoàng gia Anh, thì việc Markle mong muốn Kate trở thành phù dâu chính trong đám cưới sẽ là điều chắc chắn không thể xảy ra. Lí do là bởi theo như phong tục của Hoàng gia thì những người có địa vị cao quý hơn sẽ không được phép đi phía sau một thường dân. Đó cũng là lí do vì sao Kate không thể là phù dâu chính trong đám cưới của chính em gái Pippa của mình vào năm 2017.





Bắt buộc phải đội mũ trong nhà thờ

Liệu bạn có bao giờ để ý đến những chiếc mũ rộng vành với rất nhiều những hình thù được phụ nữ Anh sử dụng cho các đám cưới Hoàng gia và những sự kiện trọng đại? Thực ra đó là điều mà họ bắt buộc phải làm khi tới nhà thờ, nơi họ phải mặc những bộ váy dài, che đi bờ vai và cả mái tóc của họ.






Tuy nhiên, có lí do gì khiến những chiếc mũ ấy lại phải cầu kỳ đến vậy? Lí do là bởi chính sự vui vẻ và thú vị của chúng sẽ là dự báo cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc của cô dâu và chú rể. Thiết kế càng tinh tế và phức tạp thì lại càng cho thấy vị thế của người đội trong xã hội. Do đó, cấp bậc càng cao thì việc chọn mũ cũng trở nên cầu kỳ, khó khăn hơn nhiều.

Hoa sim là loài hoa không thể thiếu trong bó hoa cô dâu

Được mệnh danh là "thảo dược của tình yêu", hoa sim được thêm vào bó hoa cô dâu như một biểu tượng truyền thống của Hoàng gia Anh. Việc làm này bắt nguồn từ những năm 1800 khi nữ hoàng Victoria kết hôn với hoàng tử Albert. Sau đám cưới, cô đã trồng cây sim trong khu vườn Hoàng gia. Kể từ đó, mỗi cô dâu Hoàng gia đều mang theo một ít hoa sim từ vườn cây này để thêm vào bó hoa mà mình sẽ mang theo trong ngày cưới. Phong tục này được lưu truyền từ nữ hoàng Elizabeth, công nương Diana cho tới công nương Kate và sắp tới sẽ là Markle.



Chú rể sẽ mặc trang phục quân đội

Cũng bắt nguồn từ đám cưới của hoàng tử Albert, vào năm 1840, chính tại nơi ông kết hôn với nữ hoàng Victoria, ông đã đứng đó và khoác lên mình bộ quân phục. Kể từ ngày này, những chú rể Hoàng gia nguyện mặc quân phục trong đám cưới, từ hoàng tử Philip với bộ đồ chỉ huy hải quân, hoàng tử Charles cũng với đồ chỉ huy hải quân, cho tới hoàng tử William với bộ đồng phục đại tá bảo vệ Ailen.



Đối với hoàng tử Harry, anh đã hoàn thành hai chuyến đi Afghanistan và đã trong quân đội 10 năm với cấp bậc thuyền trưởng, nên có lẽ vào đám cưới sắp tới đó sẽ là bộ trang phục của chú rể mới.



Nhẫn phải làm từ vàng xứ Wales

Theo một truyền thống mới, nhẫn cưới Hoàng gia bắt buộc phải được làm từ vàng xứ Wales. Bắt đầu từ năm 1923, khi George VI và Elizabeth Bowes Lyon sánh bước cùng nhau trong lễ đường, truyền thống này cũng bắt đầu phổ biến.



Cặp cô dâu chú rể sẽ được tặng vàng từ mỏ ở phía bắc xứ Wales, loại vàng được sử dụng để làm nhẫn cho các đám cưới Hoàng gia. Từ vòng của nữ hoàng Elizabeth đến công chúa Margaret, công nương Diana và cả công nương Kate Middleton đều được làm từ chất liệu này.







Chiếc váy sẽ được thiết kế bởi nhà thiết kế người Anh

Tuy rằng đây không phải một quy tắc bắt buộc phải tuân thủ nhưng các cô dâu của tầng lớp Hoàng gia Anh thường chọn nhà thiết kế trong nước để tôn lên tài năng cũng như thúc đẩy nền kinh tế chung của đất nước mình. Bắt đầu từ năm 1840, nữ hoàng Victoria là người đầu tiên từ bỏ các bộ trang phục cưới truyền thống và thay bằng một chiếc váy cô dâu màu trắng được làm từ ren công nghiệp đã thay thế cho ren thủ công ở thời kì trước.

Nữ hoàng Victoria đã khoác lên mình bộ váy cưới của nhà thiết kế người Anh Norman Hartnell, công nương Diana với Elizabeth Emanuel và Middleton với Alexander McQueen.






Sơn móng tay màu trung tính

Có lẽ bạn sẽ hiếm khi thấy Markle xuất hiện với màu móng đậm ngay cả trong ngày cưới bởi trên thực tế, các công nương Anh chỉ được phép sơn những màu sắc rực rỡ tươi sáng khi ở nhà và không tham gia vào các công việc của Hoàng gia. Móng tay với gam màu trung tính là một chuẩn mực để có thể xuất hiện tự nhiên nhất tại các sự kiện chính thức của tầng lớp này, mà đám cưới thì không phải là một ngoại lệ.






Không nên có sự xuất hiện của giày cao gót

Nghe có vẻ kì quặc nhưng đó là một sự thật đã và đang diễn ra trong nội bộ Hoàng gia Anh khi có sự xuất hiện của nữ hoàng Elizabeth. Lí do đơn giản là bởi bà là người ưa chuộng sự thoải mái và không thích sự xuất hiện của những đôi giày cao gót.

Chính vì thế, đây dường như đã trở thành một quy luật bất thành văn của các thành viên trong gia đình Hoàng gia.



Mặc quần tất là điều bắt buộc khi mặc váy

Đây có lẽ cũng là một quy tắc cứng rắn của nữ hoàng Anh mà mọi phụ nữ khi tới nhà thờ đều phải tuân thủ. Đó có thể được coi như một nghi thức mà họ bắt buộc phải làm theo.

Từ những chiếc mũ nhiều hình thù cầu kỳ, những bó hoa sim, cho đến những cô bé phù dâu chỉ mới 10 tuổi, chắc chắn đây sẽ là một đám cưới thú vị đáng để mong đợi đấy!


Nguồn: Bustle