Gần 150 con cá voi chết trên bờ biển Australia




Hôm thứ sáu ngày 23/3 vừa qua, trên bờ biển Vịnh Hamelin tại Australia, đã xảy ra một cuộc mắc cạn lớn của cá voi hoa tiêu vây ngắn và gần 150 cá thể đã chết do điều kiện thời tiết chuyển xấu và mối nguy rình rập từ những con cá mập điên cuồng.
Chỉ có sáu con cá voi sống sót sau một cuộc mắc cạn lớn của cá voi hoa tiêu vây ngắn trên bờ biển Tây Australia.
Người ta tìm thấy khoảng 150 con cá voi trên bãi biển ở Vịnh Hamelin, cách phía nam Perth khoảng 300km.
Một ngư dân địa phương đã phát hiện ra chúng vào hôm thứ sáu. Đã có một nỗ lực giải cứu lớn để đưa chúng trở lại vùng biển sâu hơn.
Tuy nhiên, đến lúc chập tối, hơn 140 con cá voi đã chết, do điều kiện thời tiết chuyển xấu và mối đe dọa về những con cá mập điên cuồng đã gây trở ngại cho nỗ lực giải cứu.
Hơn 100 tình nguyện viên, nhân viên bảo tồn động vật hoang dã và những người khác đã đến hỗ trợ cá voi hoa tiêu vây ngắn, một loài được biết là mắc cạn số lượng lớn.



Bản đồ vùng biển cá voi mắc cạn.

Một du khách phát biểu với cơ quan thông tấn Associated Press: “Tôi chưa từng thấy điều gì như thế này, có quá nhiều cá voi bị mắc cạn”.
Phát ngôn viên của Dịch vụ Động vật hoang dã và Công viên Jeremy Chick cho hay: “Thật không may, phần lớn số cá voi đã mắc cạn ở vùng đất khô từ đêm hôm trước (ngày thứ năm) và không đã không sống sót được”.
Cá voi hoa tiêu vây ngắn thường có kích thước lên tới 5m và sinh sống ở những vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Các nhân viên chức năng cho biết, địa hình bờ biển đầy sỏi đá, thi thể những con cá voi chết vây quanh những con còn sống và vùng biển xấu là những yếu tố gây trở ngại cho những con cá voi còn sống.
Chick cho hay có nguy cơ những con cá voi sống sót quay trở lại bờ và lại bị mắc cạn. “Điều này thường diễn ra trong những cuộc mắc cạn quy mô lớn trước đây”.
Bí ẩn của tự nhiên

Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân khiến cá voi tự mắc cạn.



Lúc chập tối, gần 150 con cá voi mắc cạn đã chết - (Ảnh từ Chính quyền Tây Australia).

Các chuyên gia cho biết việc mắc cạn có thể xảy ra khi cá voi bị ốm hoặc bị thương, hoặc mắc lỗi định hướng, đặc biệt là dọc theo các bờ biển dốc nhẹ.
Một trong những điều phối viên giải cứu phát biểu với Sydney Morning Herald: “Đó là một trong những bí ẩn của tự nhiên. Một khi chúng tiến lên bờ như thế này, tình trạng của chúng sẽ chuyển xấu khá nhanh”.
Đôi khi những loài động vật mắc cạn có thể phát ra các tín hiệu báo lâm nguy thu hút những con cá voi khác, khiến chúng bị mắc cạn.
Vào năm 1996, khoảng 320 con cá heo vây dài đã bị mắc cạn trong lần mắc cạn lớn nhất ở Tây Australia.
Các nhà khoa học đang tiến hành các thí nghiệm đo tác động của tiếng ồn do con người tạo ra



Theo Dân Trí