Đông y chỉ ra một loạt bài thuốc chữa bệnh từ rau ngót cực hay cực dễ áp dụng


Sử dụng những loại cây cỏ, rau ăn có sẵn trong vườn nhà để chữa bệnh kịp thời nên được ứng dụng rộng rãi. Và rau ngót là loại rau hoàn toàn nên được ưu ái như vậy.

Rau ngót – Loại rau ngon của mùa nắng rất giàu dưỡng chất mà chúng ta không ngờ đến

Từ trước đến nay, khi nhắc đến vitamin C là chúng ta thường nghĩ ngay đến cam chanh, nhắc đến chất đạm là nghĩ ngay đến thịt cá. Nhưng có một loại thực phẩm chắc chắn bạn không ngờ được giàu cả hai loại chất này, chính là rau ngót.

Lượng chất đạm trong rau ngót có thể so sánh với các loại đậu xưa nay nổi tiếng giàu đạm, và là loại đạm thực vật quý, hiếm có; còn vitamin C trong rau ngót thậm chí được cho là có hàm lượng còn cao hơn cả trong cam hay ổi. Không chỉ thế, trong rau ngót còn nhiều loại vitamin và muối khoáng quan trọng khác.



Có một loại thực phẩm chắc chắn bạn không ngờ được giàu cả hai loại chất này, chính là rau ngót.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau ngót có tính mát lạnh, vị ngọt, khi được nấu chín sẽ bớt đi tính lạnh.

Rau ngót được chế biến dân dã như nấu canh với hến hoặc thịt nạc hay canh cua rau ngót... vị ngon ngọt, đậm đà… Người ta thường sử dụng rau ngót để phát huy các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, rau ngót rất giàu dưỡng chất mà cơ thể cần. Phân tích thành phần hóa học cho thấy trong rau ngót có 5,3% protein, 3,4% glucide, 2,4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169 mg%), phốt-pho (64,5 mg%), vitamin C (185 mg%). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết, trong 100 g rau ngót có 0,16 g lysin, 0,13 g metionin, 0,05 g tryptophan, 0,25 g phenylalanin, 0,34 g treonin, 0,017 g valin, 0,24 g leucin và 0,17 isoleucin.



Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, rau ngót rất giàu dưỡng chất mà cơ thể cần.

Bài thuốc chữa bệnh dễ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày từ rau ngót

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta gặp phải biến cố, tai nạn không mong muốn. Sử dụng những loại cây cỏ, rau ăn có sẵn trong vườn nhà để chữa bệnh kịp thời nên được ứng dụng rộng rãi. Và rau ngót là loại rau hoàn toàn nên được ưu ái như vậy. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngót mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày là:

- Trị sót nhau sau sinh, sau nạo hút thai: Giã nhuyễn một nắm rau ngót đã được rửa sạch, cho vào nước sôi để nguội, vắt chừng 100ml. Chía đôi và uống cách nhau 30 phút sẽ giúp nhau thai ra khỏi cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng rau ngót giã nhuyễn đắp vào gan bàn chân để chữa sót nhau.



Rau ngót không chỉ là rau ăn thông thường mà còn giúp chữa bệnh hiệu quả.

- Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể mùa hè: Nấu canh rau ngót với hến, ngao ăn sẽ rất mát, lại có vị ngọt đậm đà, mát mẻ dễ ăn. Lưu ý: Người thể hư hàn cần kiêng dùng hoặc nếu dùng thì cho thêm vài lát gừng vào để nấu cùng.

- Nhức xương: Rau ngót đem nấu xương lợn rồi ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp chữa nhức xương hiệu quả.

- Chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước, ít đường để uống nước, bã rau ngót thì đem gói vào vải và đặt lên mũi sẽ giúp chữa chứng chảy máu cam hiệu quả.

- Giải độc rượu: Giã nhuyễn rau ngót, đem vắt lấy nước uống.

- Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.



Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh).

- Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

- Đau mắt đỏ: Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa nám da: Nếu bạn đang cảm thấy phiền toái vì nám da hoành hành thì có thể chữa bệnh nám da bằng cách uống nước rau ngót xay mỗi ngày. Hoặc bạn có thể chữa nám da bằng cách đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.


Nếu bạn đang cảm thấy phiền toái vì nám da hoành hành thì có thể chữa bệnh nám da bằng cách uống nước rau ngót xay mỗi ngày.

Chuyên gia lưu ý, nếu bạn có thai thì dù có thèm cũng tốt nhất là hãy tạm tránh đi cho đến khi con đã chào đời. Tuy bổ dưỡng với phụ nữ, nhưng với những người đang có thai, rau ngót bị cảnh báo là loại thực phẩm nguy hiểm vì có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, trong quá trình nấu rau ngót, chú ý không vò rau kỹ trước khi nấu vì có thể làm mất đi đáng kể lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

Tiểu Nguyễn / Theo Helino