Lễ Phục sinh – Ngày lễ ở phương Tây dự ngôn về Thánh nhân cứu thế đến từ phương Đông


Lễ phục sinh là một ngày lễ quan trọng của người dân Cơ Đốc giáo ở phương Tây. Tuy nhiên, trong tập tục đó lại có rất nhiều điều mang bản sắc của phương Đông. Đây chính là một dự ngôn rằng Thánh nhân cứu thế sẽ phục sinh ở phương Đông.



Thánh nhân cứu thế sẽ phục sinh ở phương Đông. (Ảnh từ Falunart)

Lễ Phục sinh là một ngày lễ rất quan trọng trong Cơ Đốc giáo hiện nay, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn. Tín đồ Cơ Đốc tin rằng lễ Phục sinh tượng trưng sự phục sinh và hy vọng, cũng như kỷ niệm sự tích Chúa Jesus phục sinh 3 ngày sau khi bị đóng đinh trên giá thập tự vào năm thứ 33 SCN.

Ở phương Tây, vật phẩm liên quan đến lễ Phục sinh gồm có thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh. “Bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo” chỉ rõ: Lễ Phục sinh tiếp thu rất nhiều tập tục dị giáo của lễ hội mừng Xuân. Trứng tượng trưng vạn vật phục hồi sức sống vào đầu Xuân, còn thỏ tượng trưng sinh sôi nảy nở và tràn đầy lực sống.

Theo Wikipedia, chữ “Easter” trong tiếng Anh và tiếng Đức nguyên là chỉ “hội Xuân” của dị giáo cổ đại, tức ngày hội mừng Xuân trong thời gian Xuân phân. Bởi vì sau Xuân phân, đêm bắt đầu ngắn đi, quang minh đã chiến thắng hắc ám; sau khi trăng tròn, ban ngày đến tràn ngập ánh sáng khiến người ta liên tưởng đêm đen đã bị ánh mặt trời xua tan.

Theo giới thiệu của từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, nguồn gốc của Lễ Phục sinh là không có quan hệ với Cơ Đốc giáo; rất nhiều phong tục dân gian liên quan tới Lễ Phục sinh, ví như trứng Phục sinh và thỏ Phục sinh, v.v… cũng đều không bắt nguồn từ Cơ Đốc giáo.

Có thể thấy, ngày hội tôn giáo quan trọng kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus lại có nhiều yếu tố phi Cơ Đốc giáo như vậy. Điều này có ẩn ý gì? Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, “tràn ngập mùa Xuân” và “Phục sinh của Thần” là dung hợp cùng nhau, chúng tựa hồ gia tăng một tầng nội hàm.



Sự Phục sinh, tranh vẽ của Hans Rottenhammer, thế kỷ 16. (Nguồn: wikipedia)

Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng Lễ Phục sinh chứa đầy nhân tố phương Đông; đặc biệt là ngày nay khi nhìn lại, chúng ta thấy Lễ Phục sinh tựa như một lời tiên tri vĩ đại mà Thần đã an bài để cấp cho nhân loại. Nó báo trước sự trở về (phục sinh) của Thần trong tương lai, theo đó là thời thịnh thế tốt đẹp tràn ngập mùa Xuân.

Chữ tiếng Anh của Lễ Phục sinh là “Easter”, dịch thẳng thì chính là “người phương Đông”. Và cũng rất trùng hợp, chế định của Lễ Phục sinh cũng tuân theo đặc điểm lịch pháp của phương Đông; Xuân phân, trăng rằm (trăng tròn) đều là khái niệm mùa vụ của người phương Đông, đặc biệt đối với người Trung Quốc là rõ như trong lòng bàn tay.

Với những điều trên, có thể thấy rằng, tập tục lễ Phục sinh (The Easter) cùng với thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh là một dự ngôn về Thánh nhân cứu thế: Chúa Cứu Thế sẽ trở lại là “người đến từ phương Đông” (Easter), tức Thánh nhân cứu thế sẽ phục sinh ở phương Đông; thỏ Phục sinh dự ngôn Thánh nhân thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), nhưng thỏ không đẻ trứng, mà trứng là Gà Vàng (Kim Kê) đẻ ra, trứng Phục sinh hiển nhiên khiến người ta liên tưởng đến trứng gà, mà bản đồ Trung Quốc hiện nay có hình dạng một con gà.

Càng có ý nghĩa hơn khi phát hiện rằng các dân tộc khác nhau trên thế giới đều lưu truyền những lời tiên tri mà gần như đều kể về cùng một câu chuyện.

Các dự ngôn đều đề cập Thánh giả đến từ phương Đông


“Phúc âm Luke”, 17:24: “Vì như chớp lóe sáng từ phương trời này vụt sáng đến phương trời kia thế nào, Con Người sẽ xuất hiện trong ngày của Người cũng thế ấy”.

“Phúc âm Matthew”, 24:27: “Vì như sét chớp ở phương Đông và nhoáng ở phương Tây thế nào, sự hiện đến của Con Người cũng thế ấy”.

“Khải Huyền”, 7:2: “Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống”.

“Đi lên từ hướng mặt trời mọc” ý nói đến từ phương Đông, “ấn của Đức Chúa Trời hằng sống” ám chỉ Cứu Thế Chủ, tức Vĩnh Sinh Thần đến từ phương Đông.

“Isaiah”, 43:5: “Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi; Ta sẽ đem dòng dõi ngươi từ phương Đông về; Ta sẽ nhóm họp con cháu ngươi từ phương Tây trở về”. “Sét chớp ở phương Đông và nhoáng ở phương Tây…”.

Chúng ta biết rằng Đạo của Thần là phát xuất từ phương Đông, sau đó truyền sang phương Tây, truyền khắp thế giới. Vậy vì sao Thần phải nhóm họp người ở phương Tây? Lẽ nào Thần ở phương Đông bị bức hại, hoặc vì nguyên nhân nào đó mà sang phương Tây?

“Tiên tri Nostradamus”: “Người đến từ phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài, Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp, Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết, Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”; “Đợi từ lâu, Ngài sẽ không bao giờ trở lại, Ở Châu Âu, Ngài sẽ xuất hiện ở Châu Á: Người của liên minh với Thần Hermes vĩ đại, Ngài sẽ vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông”.

“Tiên tri của Edgar Cayce”: “Trung Quốc sẽ xuất hiện một loại tín ngưỡng đối với Thần [Phật], Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi tâm linh của toàn nhân loại”.

“Tiên tri thổ dân Hopi”: “Đại biểu của Pahana sẽ đến từ lực lượng thần thánh của phương Đông”.

“Thôi Bối Đồ”: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân”, “Tử Vi tinh minh”.

“Kim Lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn: “đại Mộc lưỡng điều”, “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ”: Thánh nhân cứu thế giáng sinh ở phương Đông thuộc Mộc (trong ngũ hành, Mộc ứng với phương Đông), thời gian giáng sinh là năm Mộc Thỏ, tức năm Tân Mão, hợp lại thành “lưỡng Mộc Thánh nhân”.

“Cách Am Di Lục”: “Kim cưu Mộc thỏ”, “Tử hà Chân Chủ”, “Bạch mã Công Tử”, “Cứu thế Chân Chủ”, “Đạo Thần Thiên Chủ”, “Tây khí Đông lai Thượng Đế tái lâm”, “Nhật quang Đông phương quang minh thế”, “Vô nghi Đông phương Thiên Thánh xuất”, “Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất”, “Đông phương nhất nhân xuất thế dã”, “Mộc thỏ tái sinh bảo huệ sĩ”, “Thánh Thần giáng lâm Kim cưu điểu”, “Bảo huệ Sư Thánh hải ấn xuất”, “Vạn thừa Thiên Tử vương chi Vương”: Đều ám chỉ Đại Thánh nhân (“vương trung chi Vương”) xuất thế ở phương Đông, sinh năm Thỏ, mệnh Mộc.

“Bộ Hư đại sư dự ngôn thi”: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan (tóc đen), Long trương kỳ phục (áo vàng, Phật)”.

“Tây Du Ký”: “Nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn”, “Đông lai Phật Tổ”.


Kinh Phật ghi lại, khi hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở, thì chính là lúc Chuyển Luân Thánh Vương (Pháp Luân Thánh Vương) hạ thế độ nhân. Trong những năm qua, tin tức hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi trên thế giới liên tục truyền rộng, là lời nhắn nhủ từ Thiên thượng tới Thế nhân.

Bảo An, theo chanhkien.org