Bật mí 14 dấu hiệu tâm lý cho thấy “tham công tiếc việc” đã bào mòn nghiêm trọng sức lực thế nào



Có những dấu hiệu bạn nghĩ chỉ dường như thoáng qua, thế nhưng hệ lụy của nó thì lại hết sức đáng lo ngại đấy!

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình chưa thật sự hoàn hảo trong công việc, dù đã hoạt động "hết công suất" và nhận được sự ngợi khen từ mọi người?

Theo các chuyên gia tâm lý học, rất có thể bạn đang mắc phải hội chứng "cháy sạch" (còn có tên gọi là "emotional burnout") từ lúc nào không hay. Đây cũng có thể là một lời giải thích cho vấn đề tử tử học đường ngày một tăng cao nói chung và sự cố đáng tiếc của em H.T.C vào sáng 10/4 tại trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng.

Vì thế, tìm hiểu thêm về hội chứng tâm lý đáng báo động này sẽ giúp bạn có thể "F5" bản thân kịp thời trước những áp lực kinh hoàng từ bản thân nhé.

Hội chứng "cháy sạch" - khi bạn đã thật sự kiệt sức....



Hội chứng "cháy sạch" (emotional burnout) là một giai đoạn tâm lý mà một người đột ngột muốn dừng mọi công việc đang dang dở lại khi đang hoạt động rất hăng say. Tình trạng này thường gặp ở các đối tượng đang có thành tích học tập cao, hoặc công việc đang thăng tiến.

Khi đang trong giai đoạn "cháy sạch", người mắc phải luôn cảm thấy mình "không đủ thời gian để nghỉ ngơi", cảm thấy áp lực từ những việc nhỏ nhất (như mất kết nối khi đang gửi email quan trọng, kẹt xe trên đường đi làm/đến trường...).

Và khi bản thân cảm thấy "không thở được" với stress, đột nhiên họ sẽ cảm thấy kiệt sức và chẳng buồn làm việc gì cả, được biểu hiện qua 14 dấu hiệu sau đây:

1. Bi quan quá mức

Đặc biệt là khi bạn biết rằng chuyện sắp diễn ra chẳng tốt đẹp chi, nhưng lại chẳng muốn làm bất kì điều gì để giải quyết chúng.
2. Gạt bỏ hết mọi thứ từ công việc

Không muốn check mail, để điện thoại ở chế độ im lặng để tránh những cuộc gọi từ người khác (thậm chí, bạn còn muốn họ nghĩ rằng bạn đã "biến mất" khỏi cuộc sống này).

3. Cư xử khác hẳn với thường ngày

Bạn chẳng còn muốn hò hẹn với người bạn thân của mình đi chơi, hoặc khi phải "bất đắc dĩ" đi với họ, bạn sẽ cư xử theo một cách khá tiêu cực so với thường ngày.


4. Không cảm thấy thõa mãn với bản thân

Chẳng hạn như dự định đi xem phim sau giờ làm, nhưng bạn lại hủy kế hoạch chỉ vì không còn thấy hứng thú nữa.

5. Mất ngủ liên tục

Vì tính chất công việc, bạn phải làm việc với các kế hoạch đã lên sẵn. Và bạn chẳng còn sức lực cho sáng hôm sau làm việc.

6. "Não cá vàng" hơn trước

Ngay cả ở những việc quan trọng nhất, bạn cũng có thể quên bẵng chúng đi.

7. Mệt mỏi kéo dài

Từ một người ưa thích tập thể dục, nấu ăn vào mỗi bữa sáng, giờ đây bạn chỉ muốn nằm ì ra, mặc cho chuông báo thức cứ reng inh ỏi.

8. Trở nên tức giận vô cớ


Bạn trở nên "khó ở" với mọi thứ.

9. Vô cảm với mọi việc

Bạn thấy thật sự vô vị khi nhận thấy những chuyện mình đang làm chẳng thay đổi được gì cả.


10. Luôn cảm thấy căng thẳng

Điều này có thể làm bạn "vỡ vụn" trước áp lực bất kì lúc nào.

11. Kết quả học tập/làm việc đi xuống

Những thành quả mà bạn đạt được không còn được tốt như trước, dù cho bạn vẫn bỏ ra chừng ấy thời gian và sức lực.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu thực thể có thể kể đến, như:

12. Dễ ốm hơn

13. Cảm thấy bồn chồn và tim đập nhanh

14. Ăn uống không còn được ngon miệng


Đâu là giải pháp khi bạn mắc phải tình trạng này?

Điều đầu tiên mà bạn phải nhớ đó là ai cũng có giới hạn của bản thân, bạn không thể có 3 đầu 6 tay để có thể đảm đương được quá nhiều việc cùng lúc. Và tất nhiên, chúng ta là con người, cũng có lúc mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi, vì thế hãy:

• Lập thời gian biểu khoa học hơn: ngay cả những khi bận rộn nhất, bạn cũng nên có những khoảng "nghỉ" cho bản thân.



• Tập thể dục, bạn có thể tập luyện các bài tập cardio, hay tập nhẹ nhàng nhiều hơn.

• Khi đang hồi hộp, hãy tập hít thở thật sâu và thở ra đều theo quy tắc đếm 4 - 7 -8 (hít đến hơi nhịp đếm thứ 4, giữ yên đến nhịp 7 và thở ra đều ở nhịp 8).

• Tập massage hoặc đến spa để thư giãn.

• Tâm sự với chuyên gia tâm lý hay với người bạn tin tưởng về vấn đề đang gặp phải.

Không ai có thể "miễn nhiễm" với hội chứng "cháy sạch", nhất là với sự áp lực rất lớn về công việc hay trong học tập như hiện nay.
Bạn không nên tự ép mình quá sức cho công việc, thay vào đó, hãy tự giúp mình cảm thấy thật sự thoải mái với việc mình đang làm bạn nhé!


Theo Brightside