.

Lưới Trời Ai Dệt ?
Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học
Nguyễn Tường Bách





LỜI GIỚI THIỆU


“Vũ trụ là gì, từ đâu mà có” là câu hỏi cổ xưa nhất của loài người. Đó là luậnđề quan trọng nhất của khoa học tự nhiên và triết học mà có lẽ con người sẽkhông bao giờ có một câu trả lời chung cuộc. Lịch sử tư duy của loài ngườicho thấy rằng, khoa học tự nhiên và triết học luôn luôn tìm cách lý giải vấnđề này, đi từng bước từ giản đơn đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh tế. Haingành này cũng luôn luôn hỗ trợ cho nhau, làm tiền đề cho nhau để pháttriển.

Trong thế kỷ thứ hai mươi, khoa học tự nhiên mà chủ yếu là ngành vậtlý đã đến với những nhận thức vô cùng mới mẻ về thực tại vật lý. Người tathấy rằng thực tại vật lý tưởng chừng như độc lập và khách quan nay phảiđược quan niệm như dạng xuất hiện của một thực tại khác, phức tạp hơn,nhiều kích chiều hơn. Ngành vật lý và triết học đứng trước những luận đề vôcùng kỳ lạ và thú vị.

Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phật giáo về vũ trụ và đờingười có những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đềcủa khoa học hiện đại.Ở tập sách này, tác giả Nguyễn Tưởng Bách trình bày lại các chặng đườngquan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoahọc tự nhiên của hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát 2triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi, thuyếttương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng.

Tác giảcho thấy nền vật lý và triết học phương Tây đang tiến đến một luận đề chungvề bản thể học, đó là câu hỏi, thực tại trước mắt chúng ta là gì. Thế nhưng,phần đặc sắc nhất của cuốn sách này là những trình bày của tác giả về tưtưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. Phần này nêu lên những nhậnthức luận của lý thuyết Trung Quán và Duy Thức để trả lời những câu hỏihiện đại của ngành vật lý về bản chất của thực tại vật chất. Trong phần nàyngười đọc sẽ thấy tác giả mạnh dạn nêu những nhận thức và ẩn dụ hết sứcmới lạ của Trung Quán và Duy Thức để cho thấy một sự đồng qui bất ngờvới những tri kiến và giả định của khoa học trong thời đại mới.

Tập sách này nói về các vấn đề phức tạp nhất của tư tưởng nên dĩ nhiên nộidung của nó không đơn giản. Thế nhưng, nếu đọc thử vài chương, người đọcsẽ thấy tác giả rất khéo trình bày các vấn đề khó hiểu của khoa học và triếthọc một cách sáng sủa và dễ hiểu.

Tác phẩm này có ích cho những ai quan tâm đến triết học, khoa học, tưtưởng Phật giáo. Tuy không đi sâu vào những chi tiết của các ngành vật lývà triết học nhưng tác phẩm này có thể cung cấp một cái nhìn chung chonhững ai muốn nghiên cứu các luận đề được nêu lên trong tập sách.Trân trọng giới thiêu cùng bạn đọc.
Nhà Xuất Bản Trẻ






Phần thứ nhất

NHỮNG NGƯỜI KHAI PHÁ MẢNH VƯỜN ĐẦY HOA

Hai ngàn năm trăm năm trước, Heraclitus, một triết gia Hy Lạp, nhìn dòngnước trôi và khẳng định:

“Tất cả đều trôi chảy”.

Cũng trong thời đại đó, Khổng Tử, một thánh nhân phương đông cũng nhìndòng đời và cảm khái:

“Tất cả đều trôi chảy thế này ư”.

Nhận thức rằng “sự vật đang biến dịch” là một kết luận lớn của con người,dù mới nghe qua nó không có gì vĩ đại cả. Đó là một trong những điều chủyếu còn đọng lại sau nhiều suy tư sâu sắc, sau bao nhiêu quan sát và cảmnhận. Liệu có còn những kết luận cốt tủy hơn nữa về cuộc đời thiên hình vạntrạng, trong đó mỗi người một chứng nghiệm một cách riêng biệt? Trên thếgiới với nhiều châu lục, nhiều nền văn hóa, nhiều cách nhận thức, nhiều quytắc lễ nghi khác nhau, ta có thể có những kết luận chung về bản chất của conngười và thiên nhiên hay không.

Những câu hỏi, những vấn đề trên sẽ đến với mỗi người, dù mới đầu chúngxem ra không thiết thực, không bức xúc. Thật ra những băn khoăn đó đều lànhững điều xưa như trái đất, cổ hơn lịch sử. Bao nhiêu thế hệ đã trôi qua trênđịa cầu này, đến rồi đi như những đợt sóng, trong đó luôn luôn có nhiềungười tự vấn, suy tư về những điều cổ xưa đó.

Và cũng vô số người đã trả lời, mỗi người mỗi khác. Vì làm sao khác được,hễ có ý thức là con người biết hỏi, hễ có câu hỏi là có câu trả lời và có nhiềuluận đề không ai giải đáp được một cách chung cuộc vì chúng không giảnđơn, vì mỗi người chứng nghiệm cuộc đời một cách khác nhau.

Trẻ con đến tuổi nào thì bắt đầu “thấy” thể giới bên ngoài, vài tháng tuổi, haiba tuổi hay bốn năm tuổi? Không ai biết đích xác điều đó. Không ai có thểnhớ ngày xưa mình bắt đầu “thấy” những gì và kể từ lúc nào. Thế nhưngđiều chắc chắn là khi ta lớn lên, thấy cha mẹ, thấy anh em, thấy nhà cửaruộng vườn, dần dần thấy thế giới quanh mình. Ta thấy trái chuối vàng trêntay, thấy màu xanh cây lá, thấy bông hoa rực đỏ, thấy dòng nước mềm mại,thấy viên đá cứng nhắc, ta ngửi mùi thơm thức ăn, nghe tiếng nhạc êm đềm.Tất cả những cảm quan đó đến từ thế giới bên ngoài, chúng làm ta vui thích.

Rất sớm, ta cũng đã nhận ra, có thứ làm ta khó chịu, thậm chí đau đớn, nhưlửa làm nóng tay, mặt trời chói mắt, tiếng ồn làm nhức tai điếc óc.

Từ bên ngoài còn có những ấn tượng khác đến với ta. Lời nói êm dịu làm tavui thích, tiếng gắt gỏng làm ta buồn bực. Đến với ta không những chỉ là ấntượng của cảm quan do sự vật cụ thể sinh ra, mà cả những lời nói, tư tưởng,tình cảm có tính chất trừu tượng. Ta dùng mắt để thấy hình ảnh, tai để ngheâm thanh nhưng những điều trừu tượng thì phải cần đến ý thức đề cảm nhậnchúng.

Với thời gian, cuộc đời dần dần trở nên phức tạp. Ta bắt đầu ý thức về chínhcon người mình, đồng thời thấy một thế giới bên ngoài bao bọc ta. Thế giớiđó gồm những gì, ta không thể biết hết, nhưng điều chắc chắn là nó độc lậpvới ta, không theo ý ta, nằm ngoài khả năng kiểm soát. Cây cối, sỏi đá, chimchóc, bàn ghế, tất cả đều là thế giới của ta, chúng vô cùng dễ thương nhưngcó thể rất dễ ghét. Trái cây kia ngon ngọt biết bao, ta thưởng thức nó, nhưngcái dao gọt trái cây có thể làm ta đứt tay chảy máu. Đời ta nằm trọn trongmôi trường thiên nhiên, nó có thể cung ứng phục vụ cho ta, nó cũng có thểgây phiền hà, tùy cách ta hành xử.

Nhưng thiên nhiên, thế giới “khách quan” này từ đâu mà tới, ai sinh ra nó,hẳn nó phải “có sẵn”? Thật ra, không mấy người đặt câu hỏi đó vì lẽ quáhiển nhiên, nó có từ lúc ta chưa sinh, từ lúc toàn bộ loài người chưa hiệndiện và xem ra nó vẫn còn nếu ta không hề biết đến nó, nếu một ngày kialoài người biến mất trên hành tinh này. Đó là lý do tại sao không mấy ngườiđặt câu hỏi tưởng chừng như ngớ ngẩn kia.

Thế nhưng xưa nay vẫn có người tự hỏi, thiên nhiên do đâu mà có; và cụ thểhơn, những gì ta thấy, ta nghe, phải chăng thiên nhiên tự nó như thế thật?Hãy ra vườn và ngắm cỏ cây. Hoa lá rực những màu sắc thật đậm đà, tươiđẹp. Những bông hoa màu đỏ sáng kia, ai cho ngươi màu sắc huy hoàng nhưthế, mặt trời nóng bỏng hay mảnh đất màu mỡ?

Ta vui thích với những màu sắc rực rỡ của hoa và có lẽ ai cũng nghĩ, nhữngmàu sắc đó là tính chất riêng tư của hoa. Mỗi người chúng ta chắc đều nghĩ,có hay không có ta là kẻ quan sát, có ai nhìn ngắm nó hay không để ý đếnnó, hoa vẫn mang màu sắc vàng đỏ đó. Ta nghĩ, màu vàng có thực, màu đỏcó thực. Không, những màu sắc đó không có thực. Ta nhầm, phần lớn chúngta đều nhầm.

Phần lớn chúng ta nghĩ, cặp mắt mình là như những cửa sổ trong suốt, hìnhảnh bên ngoài cứ thế mà truyền lên não. Thị giác chỉ là một bộ phận vô tri,phản ánh trung thực những gì có thật ở bên ngoài. Thậm chí có người, khinghe cấu trúc con mắt như một thấu kính làm đảo ngược hình ảnh lên võngmạc, đã lập tức tự hỏi ai đã “quay ngược” lại hình cho đúng chiều để não bộnhận thức cho “đúng”. Không phải thế, con mắt chúng ta – hay nói đúnghơn, thị giác – không hề thụ động như một cửa sổ, ngược lại nó chủ độngcảm thọ, tưởng tượng, nhận thức, thẩm định… để cho ta một hình ảnh nhấtđịnh.

Có người sẽ sớm phản đối điều vừa nói bằng cách cho rằng, tất cả mọi ngườiđều thấy bông hoa màu vàng, màu đỏ. Thế thì, màu vàng đỏ phải là một cáigì khách quan, độc lập với con người. Ta có thể hỏi, làm sao anh biết màuvàng của tôi giống màu vàng của anh cảm nhận. Đồng ý chúng ta đều thấyrằng hoàng hôn là đẹp, nhưng ai dám bảo đảm cái thấy, cái nhận thức đógiống nhau? Phải chăng mọi sinh vật, thí dụ bướm đang bay dập dìu bênhoa, cũng thấy màu vàng đó như con người đã thấy?

Thật ra màu sắc chỉ là một sự trình hiện. Khoa học đã chứng minh là màusắc mà ta cảm nhận vốn là những sóng điện từ với những tần số nhất địnhmà mắt người cảm nhận chúng như màu sắc. Thế nên màu sắc vàng đỏkhông nằm nơi hoa mà nằm nơi người. Màu sắc không thực có. Sắc màu chỉlà sự cảm nhận của con người. Những suy nghĩ này dễ làm ta phân vân vàkhó chịu. Như thế thì phải chăng thiên nhiên chỉ một màu xám xịt ảm đạm,phải chăng thế giới chẳng có màu sắc nào cả, chỉ có một loạt những sóngđiện từ đang rung động loạn xạ trong không gian? Thiên nhiên sẽ không cònđáng yêu nữa? Con người “tạo ra” màu sắc, phải chăng cái đáng yêu chính làcon người? Vậy thì nếu không có màu sắc thì cái gì là cái khách quan thựccó trong thiên nhiên? Phải chăng là sóng điện từ, chúng có những tần số nhấtđịnh, chúng phải tồn tại độc lập với con người. Ít nhất cũng phải có những gìkhách quan, độc lập với con người, đó phải là thứ sóng điện tử xa lạ nọ.

Cái gì là cái khách quan thực có, đây là vấn đề quan trọng nhất của loàingười, của tư tưởng, của triết học. Ta chưa đi vội vào vấn đề này. Trong giaiđoạn này của cuốn sách, ta hãy tạm cho sóng điện từ là thực có.

Hãy lấy một thí dụ trong một lĩnh vực khác, âm nhạc chẳng hạn. Đối vớimột số người lớn tuổi, âm nhạc của thời đại ngày nay không phải là nhạc.Đó chỉ là một mớ âm thanh hỗn độn, người nghe chỉ thêm căng thẳng mệtmỏi. Nhưng đối với giới trẻ, nó làm vui thích, hưng phấn, nó là nguồn giảitrí cần thiết. Còn thứ âm nhạc của một thời xa xưa, đối với họ, là hết sứcchậm chạp trì trệ, nó chỉ gây thêm chán chường. Thế nên, ai cũng biết, âmnhạc là sự cảm nhận chủ quan.

Thế thì, cái gì có thực sau bức màn cảm nhận đó, phải chăng là một mớ âmthanh mà ngày nay ta biết rằng chúng thực chất chỉ là những sóng không khílan tỏa trong không gian. Hay dở, hưng phấn hay chán chường không hềnằm trong các sóng đó, chúng nằm trong con người. Nhưng có người vẫnnửa tin nửa ngờ, họ cho rằng phải có một thứ nghệ thuật khách quan, nếukhông thì làm sao ai cũng thừa nhận là nhạc Mozart là thiên phú, giọng ca Elvis Presley là tuyệt vời. Đó là cái chung trong sự cảm nhận của chúng ta,của một loài sinh vật mà ta gọi là loài người. Nhưng ta cũng chưa vội vào đềtài này.

Thế nên màu sắc không nằm nơi hoa, tiếng du dương không nằm trong đàn.Cũng thế, vị ngọt của xoài không nằm trong trái, cái nóng lạnh không nằmtrong vật thể. Ta sẽ hỏi, thế thì cái gì là cái có thực, cái gì là cái nằm ngoài,độc lập với con người, dù ta cho rằng tất cả đều chỉ là sự cảm nhận, thì cũngphải có một cái có thực. Nếu không thì mùa đông, tại sao ai cũng mặc áoấm?

Hãy lấy một ẩn dụ cổ điển: Ban đêm có kẻ đi đường, thấy sợi dây nhưngtưởng lầm là con rắn và ù té chạy. Cái gì là cái thực có? Ta sẽ trả lời cái thựccó hiển nhiên là sợi dây, con rắn chỉ là ảo tưởng, không có thực. Thế nhưngnếu con rắn không có thực thì tại sao người kia lại sợ? Con rắn cũng chỉ làsự cảm nhận – ít nhất là trong một phút ngắn ngủi - vì sự cảm nhận đó cũngtương tự như có người nghe thứ âm nhạc nọ ra là một mớ âm thanh hỗn độn.

Hơn thế nữa, mà đây là điều quan trọng hơn: “sợi dây” chẳng qua cũng chỉlà một sự cảm nhận, thực ra nó do một số phần lớn phân tử vật chất hợpthành. Trong giai đoạn này của cuốn sách, cứ cho các nguyên tử là có thực.

Thế thì sợi dây mà ta cho là có thực đó lại không hề có thực, nó chỉ do nhiềuphân tử hợp thành và ta thấy nó là sợi dây. Thế nên sợi dây khác gì con rắn,tất cả đều là sự cảm nhận cả? Hay một sự cảm nhận này “có giá trị” hơn sựcảm nhận khác?

Có thể có độc giả đã bắt đầu mất kiên nhẫn. Không lẽ ta đánh đồng ảo giácvới hiện thực, phải chăng người điên cũng như người tỉnh? Phải chăng cácthứ nguyên tử, phân tử, sóng điện từ, sóng âm thanh…., những thứ mắtngười không nhìn thấy, chỉ chúng mới thực có, còn tất cả là ảo giác. Nhữnggì mà tất cả mọi người đều thừa nhận là có thực, cùng thấy cùng nghe, đã bị“hạ giá” thành cảm nhận chủ quan, còn những điều hết sức xa lạ không ainghe thấy nay được tôn thờ như là thực tại. Có thể chấp nhận được không,những điều “điên rồ” như thế?

Câu chuyện còn rất dài. Thế nhưng điều cần khẳng định là, những gì ta nghethấy đều là sự cảm nhận của con người. Hiện tượng xuất hiện quanh ta làcảm nhận của ta. Sau bức màn hiện tượng đó là những gì, thực tại độc lậpnào nằm nơi đó, nó hoạt động theo quy luật nào, ta có thể nhận thức được nó 7hay không? Đó là những câu hỏi sâu xa nhất, thú vị nhất mà hôm nay chúngta không phải là người đầu tiên nêu lên. Dựa trên sử sách còn truyền lại,chúng ta biết những người đầu tiên trong nền văn minh của loài người đã đặtvấn đề này một cách hệ thống cách đây khoảng hơn hai ngàn năm trăm năm,tại phương Đông cũng như phương Tây. Đến nay, chưa có câu trả lời nàothuyết phục được tất cả mọi người.


Kính mời mở link đọc tiếp cả cuốn:

http://ndclnh-mytho-usa.org/Email%20...ng%20Bach).pdf





.