Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Một khoảnh khắc hạnh phúc là một niềm vui bất diệt.
Figuiere
Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12
Results 11 to 13 of 13

Chủ Đề: Là Bóng Hay Là Hình

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,255
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết

    Là Bóng Hay Là Hình

    Là Bóng Hay Là Hình

    Tác giả :Fyodor Dostoevsky

    Dịch giả: Đinh Đắc Phú



    Lời dịch giả



    Trong một bức thư gởi cho Mikhail, một người anh, vào tháng 11.1845. Dostoievki đã viết: "Tôi tin là tiếng tăm của tôi đã lên đến tột đỉnh". Lời ấy biểu lộ niềm kiêu hãnh của một nhân tài tự nhìn rõ vóc dáng lớn lao của mình đang vươn cao trên vòm trời văn hóa quê hương: nước Nga, vào lúc mà nền văn học già nua đang kỳ phát khởi lạ lùng của những công trình trường thiên bất hủ, thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20: những công trình đã mô tả kiếp người khắc khoải trong đa mang tâm sự, lao đao trong xã hội trầm luân.

    Niềm kiêu hãnh của Dostoievski giá trị như một lời tiên tri, vì dù rằng khi vừa ra đời, tác phẩm "Là Bóng hay là Hình" đã không được giới phê bình niềm nỡ đón mừng, thì càng về sau, tác phẩm này, và nói chung văn nghiệp của Dostoievski, càng được văn giới Nga, Âu Châu, và cả thế giới ân cần ngưỡng mộ.

    Được xuất bản vào năm 1846, "Là Bóng hay Là Hình" vẫn là hình ảnh con người trong trong cái nhìn lạ lùng của Dostoiesvski, ném ánh mắt tinh tế vào tận nẻo thâm cùng của tâm hồn con người, những tâm hồn độc đáo, bất thường, bệnh hoạn.

    Golyadkin, nhân vật của câu chuyện, và "cái bóng sống thực" của y, cho ta thấy sự hoảng hốt ngỡ ngàng của con người về chính mình: rất gần mà rất xa, thân thiết mà hận thù, thật một mà quả hai, rất hai nhưng chỉ là một. Nhưng mỗi chàng Golyadkin là một mẫu người: Nếu Golyadkin là một tích lũy của những dồn nén ẩn ức, thì Golyadkin hai là sự giải tỏa những ẩn ức dồn nén đó: nếu Golyadkin một là con người trong sạch (theo cái nghĩa gần như sơ khai, nguyên thủy) thì Golyadkin hai là một người tạo ra bởi những giả dối của xã hội văn minh. Và tâm hồn què quặt của Golyadkin là bãi chiến, là sự giằng co giữa hai con người đó.

    Nhưng trong cuộc chiến này không bên nào có thể tiêu diệt hoàn toàn đối thủ của mình.

    Không phải chỉ Dostoievski là người duy nhất mô tả tâm lý bằng phường cách quái lạ này, trong câu chuyện chập chờn, không hề có một phân định giữa ảo tưởng và thực tế, chập chờn như những giấc ngủ mê sảng của Golyadkin, nhưng nhân vật của ông có một sắc thái riêng, vừa huyền hoặc, vừa triết lý.

    Nhân vật William Wilson của Poe chẳng hạn, không thể hòa hợp với cái "bóng sống" của mình như Golyadkin, đến như những nhân vật Jekyll và Hyde của Stevenson thì lại quá cách biệt, xa xôi.

    Giới thiệu tác phẩm "là bóng hay là hình" qua Việt ngữ, chúng tôi hy vọng đã mở được một cánh cửa theo một phương vị thích hợp, để từ đó độc giả Việt Nam có thể nhìn được một mẫu hương sắc và tiêu biểu nhất cho một cánh rừng bao la: văn nghiệp Dostoievski.

    Chúng tôi cũng tiếc là đã phải dịch tác phẩm này căn cứ trên bản Anh ngữ của Andrew R. Mac Andrew, do đó dầu đã cố gắng dịch sát vẫn khó có thể tránh được một khoảng cách với nguyên tác Nga ngữ, một ngôn ngữ mà người Nga vẫn tự hào là gồm đủ nét hùng vĩ của tiếng Anh, diễm lệ của tiếng Pháp, âm điệu của tiếng Ý và quý phái của tiếng Tây Ban Nha.

    Dịch giả



    Chương 1
    Cũng đã ngót tám giờ sáng lúc Yakov Petrovich Golyadkin, một viên chức nhà nước cấp nhỏ thức giấc sau một giấc ngủ khá lâu. Chàng ngáp dài, duỗi mình rồi cuối cùng mở mắt ra. Chàng nằm bất động trên giường trong vài phút, như chưa biết là mình đã thức hay vẫn còn đang ngủ, và những gì chung quanh là thật hay chỉ là nhũng giấc mơ lộn xộn kéo dài. Tuy nhiên chàng cũng nhận ra ngay là chàng đang trở về với cái cảm giác hàng ngày rõ ràng minh bạch hơn. Chàng nhận ra bức tường xanh rêu dơ bẩn, đầy bồ hóng và bụi bậm trong căn phòng, những ngăn tủ và bàn ghế bằng gỗ đào hoa, chiếc ghế nệm dài phủ vải dầu đỏ có hoa xanh, và cuối cùng bộ đồ chàng đã vội vã cởi ra đêm trước nằm một đống nhàu nát trên ghế. Sau hết cái u ám ảm đạm của một ngày mùa thu qua khung cửa sổ xanh xao hắt vào trong phòng chàng khó chịu đến nỗi Golyadkin không thể không biết là chàng không còn ở trong một nơi huy hoàng đầy sữa và mật nữa, mà đang ở trong một phòng trên lầu tư của tòa nhà khá lớn trên đường Six Shop ở Petersburg.

    Nhận ra điều đó, chàng rùng mình nhắm mắt lại, như là tiếc nuối giấc mơ đã mất và đang cố tìm lại nó trong một thoáng. Nhưng một phút sau chàng nhảy ra khỏi giường, như vừa nghĩ ra được điều gì tự nãy giờ những tư tưởng rải rác, chưa kiểm soát được của chàng còn đang tìm kiếm. Đứng dậy rồi, chàng bước đến bên chiếc gương soi nhỏ trên ngăn tủ. Dầu vẻ mặt ngái ngủ với đôi lông mày thưa thớt của chàng phản chiếu trong gương không có gì quyến rũ, chàng vẫn có vẻ hài lòng. Chàng nói thầm:

    "Nếu hôm nay không phải là ngày tốt, hoặc có gì không đẹp xảy đến cho mình, chẳng hạn như bỗng nhiên nổi lên một cái nhọt, hay gì gì đó... ồ, mọi sự rồi sẽ tốt đẹp hết mà".

    Bằng lòng với ý nghĩ đó, chàng đặt gương soi vào chỗ cũ. Và dầu đang mặc đồ ngủ, chàng cũng chồm ra khỏi cửa sổ, chăm chăm nhìn ra sân trước mặt. Hình như chàng đã tìm ra được điều gì đó, vì trông mặt chàng sáng lên với nét tự mãn.

    Rồi Golyadkin nhìn ra đằng sau bức tường ngăn, nơi phòng của Petrushka, tên giúp việc của chàng. Thấy Petrushka không có đấy, chàng nhón gót chạy đến bàn, mở hộc bàn, lục lọi và đem ra một chiếc túi màu xanh đã sờn nhét dưới một mớ giấy tờ đã ngã màu và vài thứ đồ lặt vặt khác. Chàng cẩn thận mở túi nhìn vào. Một mớ tiền xanh, đỏ đủ màu. Golyadkin mỉm cười, đặt chiếc túi mở trên bàn và xoa tay sung sướng. Rồi chàng đổ mớ tiền ra ngoài, và là lần thứ một trăm từ ngày hôm kia, chàng đếm tiền, trang trọng giữ từng tờ giữa ngón trỏ và ngón cái.

    "Bảy trăm năm chục roubles tiền giấy" chàng nói, nửa thì thầm "Một món tiền đáng kể" giọng chàng run lên vì sung sướng "Ai cũng muốn được chừng này tiền. Mình chưa gặp người nào cho là món tiền thế này là vô giá trị. Có tiền thế này... mua tiên cũng được... nhưng thằng Petrushka đâu rồi kìa?".

    Chàng nhìn qua vách lần nữa. Petrushka vẫn không có đấy, nhưng ấm nước đang thở phì phò giận dữ trên sàn, như muốn nói gì đó với Golyadkin bằng cái ngôn ngữ phức tạp của nó, chẳng hạn: "Ông nhắc tôi ra đi, tôi sôi đây. Tôi sẵn sàng rồi đây".

    "Thằng khốn Petrushka trốn đâu rồi?" - Golyadkin nghĩ - "Cái con vật lười biếng đó cũng đủ khiến người ta điên lên được".

    Chàng giận dữ bước ra lối ra vào dẫn đến sân. Mở cánh cửa cuối lối đi, chàng thấy gã người làm đứng giữa một đám gia nhân khác. Petrushka đang hùng hồn gì đó, và cả bọn đang lắng tai nghe.

    Golyadkin tỏ vẻ không thích đề tài câu chuyện hay việc đang xảy ra. Chàng bực bội ra lệnh cho Petrushka trở vào. Bước vào phòng, chàng nghĩ: "Thằng cục súc đó có thể làm bất cứ việc gì với nửa kopeck, ngay cả bán chủ của nó đi. Dám chắc là nó cũng đã bán mình với giá không đầy một kopeck rồi..."

    Chàng hỏi.

    - Chuyện gì vậy?

    - Họ đang phát đồ cho người làm, thưa ông.

    - Mặc vào rồi đến đây.

    Petrushka mặc bộ đồ vào, cười ngu ngốc, bước vào trong phòng chủ. Trông nó thật kỳ cục: mặc bộ đồ xanh viền chỉ vàng, rõ ràng là cắt cho người cao hơn nó cả thước, trên tay cầm một cái nón cũng viền chỉ vàng với lông chim, bên sườn lủng lẳng một thanh gươm bao da, nhưng lại đi chân đất giống ở nhà.

    Golyadkin quan sát Petrushka, coi bộ vừa ý. Trông thì biết ngay là bộ đồ được mướn để dành cho một dịp nghiêm trọng đặc biệt nào đó. Trong khi đó Petrushka cũng nhìn chủ với vẻ chờ đợi khiến Golyadkin đâm ra bối rối. Chàng hỏi :

    - Sao, có xe chưa?

    - Xe có đây rồi, thưa ông.

    - Trọn ngày?

    - Vâng, và khoảng 25 roubles.

    - Còn giày? Họ mang tới chưa?

    - Thưa rồi.

    - Đồ ngốc! Mày không nói: "Thưa ông, họ đã đem đến rồi" được sao? Mang đến đây!

    Golyadkin hài lòng thấy đôi giày vừa vặn. Chàng sai Petrushka đem nước nóng để rửa mặt và cạo râu, cùng mang trà lại. Chàng cạo râu rất kỹ, nhắp vài ngụm trà, và mặc đồ. Chàng mặc chiếc quần mới vào, cùng một sơ-mi gắn nút đồng, thêm một áo chẽn có những bông sáng trông rất bắt mắt. Chàng thắt chiếc cà-vạt lụa đủ màu và sau cùng khoác bộ lễ phục mới, chải cẩn thận. Lúc mặc đồ, thỉnh thoảng chàng nhìn xuống đôi giày một cách trìu mến, và nhấc chân lên như chiêm ngưỡng kiểu giày, thì thầm gật gù tự tán thưởng mình.

    Sáng nay thật sự chàng không để ý đến điều gì khác, không cảm nhận thấy những cái nhăn mặt cùng nụ cười mỉa mai của Petrushka khi giúp chàng thay y phục.

    Khi đã mặc đồ xong và sẵn sàng rồi, Golyadkin bỏ bọc tiền vào túi nhìn Petrushka lúc đó cũng đã mang giày xong. Không còn gì khác, Golyadkin háo hức bước xuống lầu.

    Một cỗ xe màu xanh nhạt có tay bọc chạy đến bậc cửa trong tiếng leng keng. Petrushka nháy mắt với gã đánh xe, với những người đi đường rồi đỡ chủ lên xe, và như để khỏi phải phá lên cười một cách ngu ngốc, y la lớn "chạy" và nhảy lên bậc xe. Chiếc xe leng keng ồn ào chạy về hướng đại lộ Nevsky.

    Lúc xe chạy ra khỏi cổng, Golyadkin xoa hai tay mạnh vào nhau, bật cười giống như một tên ba trợn đang vui sướng vì vừa chơi khăm được ai. Nhưng cái bộ tịch vui vẻ đó mất ngay. Gương mặt Golyadkin có vẻ khác lạ. Không kể gì thời tiết xấu và ướt át, chàng hạ cửa xe xuống, quan sát người đi đường. Mỗi khi thấy ai nhìn chàng lại làm bộ nghiêm nghị. Khi xe rẽ từ đường Liteinaya đến đại lộ Nevsky, Golyadkin giật mình, có vẻ khó chịu như bị ai dẫm lên chân, và chàng chui vào trong xe coi bộ sợ hãi.

    Điều làm chàng khó chịu đó là chàng bắt gặp tia mắt của hai viên chức cùng làm một sở với chàng. Golyadkin thấy họ có vẻ ngạc nhiên khi thấy một đồng sự như vậy, có người còn chỉ vào chàng. Rồi Golyadkin tưởng như người kia gọi mình. Nhưng tiếng gọi loãng mất trên đường, nên chàng làm ngơ không trả lời.

    Chàng nghĩ :

    "Mấy thằng con nít ngu, đi xe này có gì lạ đâu? Cần xe thì thuê, đâu có gì vô lý? Bọn con nít bẩn thỉu đáng ăn roi. Chúng nó chỉ biết vừa lãnh lương vừa nghĩ đến các trò chơi thôi. Mình có thể cho chúng nó biết như vậy, nhưng có gì đâu mà phải...".

    Tư tưởng của chàng bị ngắt ngang. Chàng há hốc mồm, sợ hãi. Một cặp song mã giống Kazan kéo một cỗ xe sáng loảng đang vượt qua chàng ở bên phải.

    Người ngồi trong xe tình cờ thấy được Golyadkin khi chàng vô ý thò mặt ra ngoài xe, và có vẻ ngạc nhiên, cố chồm ra ngoài để nhìn vào trong góc tối nơi người hùng của chúng ta đang co ro. Đó là Andrei Filipovich, trưởng phòng của Golyadkin, nơi chàng làm việc với chức phụ tá cho viên thư ký trưởng.

    Thấy Andrei Filipovich đã nhận ra mình, bắt gặp cặp mắt tròn xoe của ông ta, và hết chỗ trốn, Golyadkin vô cùng ngượng ngập. "Có nên cúi chào ông ta không? Có nên nhìn ông ta không? Nhận là mình, hay cứ giả vờ như ai khác giống hệt mình, rồi làm mặt lạ?".

    Golyadkin tự hỏi với vẻ khổ sở khó tả: "Đúng rồi, không phải mình, thế là xong". Chàng nghĩ như vậy, khi đôi mắt dán vào Andrei Filipovich và lấy tay dở nón chào ông ta.

    "Tôi... tôi... thưa ngài, không có gì...". Chàng lắp bắp: "Thật thì... không phải tôi... vâng, như vậy đó".

    Tuy nhiên cỗ xe đã vượt qua và đôi mắt của vị trưởng phòng không còn ám ảnh chàng nữa. Nhưng mặt Golyadkin vẫn còn đỏ. Chàng mỉm cười:

    "Mình đúng là thằng ngu mới không chào ông ta. Song mình phải có vẻ cứng cỏi hơn, nghiêm nghi hơn. Chỉ cần nói với ông ta: ‘Thưa ngài, tôi cũng được mời cơm tối’, như vậy thôi".

    Rồi nhớ lại là mình đã không làm được như vậy, người hùng của chúng ta thấy máu nóng bốc lên. Chàng nhíu cặp lông mày, nhìn vào một góc xe với cái nhìn thách thức đe dọa như thể muốn đốt kẻ thù thành tro bụi. Rồi hứng quá chàng giật cương của người đánh xe, ra lệnh cho y quay trở về đường Liteinava. Chàng thấy cần phải gặp Christian Ivanovich, bác sĩ riêng của mình, cho ông ta biết vài chuyện lý thú, như vậy chắc là thích hơn, dầu chàng chưa quen biết vị bác sĩ này cho lắm. Chàng chỉ mới gặp ông ta một lần, khoảng đầu tuần trước, để hỏi ý kiến ông về việc này nọ - Hơn nữa, người ta thường nói là bác sĩ cũng như linh mục, đối với ông ta mà còn giấu diếm thì thật rõ ngu, vì bổn phận của ông ta là phải biết rõ bệnh nhân.

    Golyadkin bảo dừng trước một tòa nhà năm tầng trên đường Liteinaya và khi bước xuống, chàng nghĩ: "Có nên không? Có phải lúc không?"

    Nhưng khi chàng bước lên bậc thang, thở hổn hển và cố gắng làm dịu bớt quả tim đập thình thịch, một thói quen mỗi khi vào một thang lầu lạ, chàng quyết định: «Ồ có gì đâu, chuyện này là chuyện của ta, đâu có gì sái quấy. Nếu ta giấu diếm thì thật là ngu. Ta cứ giả vờ như tình cờ đi ngang và ghé vào đây. Bác sĩ sẽ không thấy gì là kỳ cục hết...».

    Golyadkin suy luận như vậy và lên đến tầng thứ nhì, đứng trước cửa phòng số 5, trên đó có tấm bảng với hàng chữ :

    CHRISTIAN IVANOVICH RUTENSPITZ

    Bác sĩ Y Khoa và Giải Phẫu

    Người hùng của chúng ta sửa bộ nghiêm nghị nhưng vẫn có một chút thân thiện, trước khi kéo chuông cửa. Trước khi thật sự kéo, chàng tự hỏi: "Mình có nên đến vào hôm khác không, vì dù sao cũng không có gì gấp gáp..." Nhưng khi nghe tiếng chân bước lên thang, chàng vội vã quyết định rằng một khi đã có mặt tại đây thì phải tiến tới. Và chàng quả quyết kéo chuông.
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  2. #11
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,255
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Chương 11
    Golyadkin gần như muốn hụt hơi, chàng chạy như bay theo kẻ thù đang trốn tránh. Một sức mạnh tràn ngập trong người chàng. Tuy nhiên, Golyadkin cũng biết chỉ cần một con muỗi nhỏ, nếu có thể tìm ra ở Petersburg lúc này, cũng đủ sức dùng đôi cánh hất văng chàng. Chàng biết mình đang chán nản yêu đuối lắm, và chỉ chạy được bởi một sức mạnh bên ngoài đẩy tới dầu cho đôi chân vẫn hoạt động không ngừng. Song chàng lại nghĩ thầm "Biết đâu đó? Có khi rồi lại tốt đẹp thì sao?". Chàng tưởng như hụt hơi vì chạy nhanh quá "Nhưng dầu tốt đẹp hay không, ta cũng đã bại, chắc chắn là vậy rồi. Ta thua, việc đó đã như được ký và đóng dấu rồi".

    Nhưng lúc chàng nắm được chéo áo kẻ thù khi hắn nhớm bước chân vào xe, chàng cũng có cảm giác như sống lại, như đã thắng một trận chiến cam go.

    - Ông, ông - Chàng kêu lên lúc chụp được tên Golyadkin đốn mạt kia - Mong rằng ông...

    - Đừng, tốt hơn là đừng mong đợi gì cả. - Kẻ thù của chàng điềm nhiên trả lời, một chân đặt lên bậc, chân kia còn để ngoài không khí và đang cố chui vào xe. Hắn vừa phải giữ thăng bằng vừa tìm cách gỡ ra khỏi Golyadkin.

    - Yakov Petrovich, tôi cần nói với ông. Chừng mười phút thôi!

    - Xin lỗi, tôi không có thì giờ...

    - Hiểu giùm tôi, Yakov Petrovich, làm ơn... cho tôi một dịp bày tỏ, Yakov Petrovich, xin hãy vì Chúa. Một phút thôi...

    - Này bạn, bạn không biết là chỉ vì tôi không có thì giờ sao? Kẻ thù của Golyadkin vờ lấy giọng thân thiết - Tôi sẽ rất hân hạnh bất cứ lúc nào khác. Thật đấy, nhưng bây giờ thì hoàn toàn không được.

    Người hùng rủa thầm "Đồ bần thỉu!" và khổ sở kêu lên :

    - Yakov Petrovich, phải hiểu là tôi không hề oán ông. Đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của những đứa xấu bụng. Phần tôi, tôi muốn... Nghe đây, ông hãy theo tôi rồi tôi sẽ nói thật hết cho ông. Vào quán cà-phê kia có được không? Tôi cam đoan mọi việc sẽ được giải thích rõ ràng. Đúng, Yakov Petrovich, mọi ngộ nhận sẽ được sáng tỏ...

    - Bạn muốn cùng đi đến quán cà-phê? Cũng được, tôi không phản đối, nhưng với một điều kiện, bạn trẻ, tôi muốn được giải thích đầy đủ.

    Golyadkin thứ nhì bước xuống xe, thản nhiên vịn vai người hùng của chúng ta như một bạn cố tri, hắn nói :

    - Yakov Petrovich, bạn muốn tôi chui vào ngõ ngách nào cũng được. Thật khó từ chối được bạn điều gì.

    Hắn lăng xăng, vẫn cứ giả dối bên cạnh chàng.

    Quán nước hai chàng Golyadkin vào là một quán nằm xa những phố chính và giờ đó đã vắng. Một người đàn bà Đức khá bự xuất hiện sau quày rượu khi nghe chuông. Golyadkin thứ nhứt và tên bạn quỷ quyệt bước vào phòng thứ nhì, ở đó một cậu bé mặt bí xị, tóc hớt cua đang khổ sở với mấy đốm lửa trong lò, cố làm cho ngọn lửa cháy lên. Golvadkin thứ nhì gọi sôcôla nóng.

    - Mụ Đức đó trông còn ngon đấy chứ, phải không? Sao?

    Golyadkin thứ nhì liếc sang Golyadkin thứ nhất đang đỏ mặt lặng thinh.

    - Ồ, xin lỗi, tôi quên mất, tôi biết sở thích bạn mà - Hắn tiếp tục - Bạn thích những phụ nữ Đức gầy hơn. Đúng, công nhận là họ coi cũng được lắm. Bạn cũng như tôi, Yakov Petrovich ạ, chúng ta đều mềm lòng trước những cô gái mảnh khảnh mà lôi cuốn. Chúng ta thuê nhà của họ, làm hư cả luân lý của họ, viết thư hứa hẹn với họ. Chúng ta sẽ làm những thứ đó, đồ Faublas, đồ đểu cáng!

    Rõ ràng Golyadkin thứ nhì đang ám chỉ ai đó vẻ mặt hí hửng ngó Golyadkin thứ nhất. Nhưng thấy Golyadkin thứ nhất vẫn còn ngu ngốc chưa hiểu ra vì mình vẫn còn bóng bẩy màu mè, hắn quyết định đổi chiến lược sang công khai gây hấn. Sau câu nói đó hắn đưa tay vuốt ve trên vai người hùng của chúng ta, rồi chưa hài lòng, hắn đùa nghịch những trò không thể chấp nhận với một kẻ đứng đắn. Hắn tái diễn cái trò hôm trước, tay dí vào má Golyadkin thứ nhất. Golyadkin thứ nhất nổi giận và... ngồi im. Dĩ nhiên là chỉ khi đó thôi.

    - Tất cả đều do những kẻ thù của tôi bày đặt.

    Chàng cũng đành phải nói với giọng run run, cố dằn lòng và lo lắng liếc ra phía cửa. Chàng thấy Golyadkin thứ nhì đang cao hứng quá độ, sẵn sàng làm bất kỳ chuyện gì cho dầu không thích hợp với những nơi công cộng và nói chung là không thích họp với hạng thượng lưu.

    Golyadkin thứ nhì trả lời câu nói của Golyadkin thứ nhất :

    - Cứ cho là vậy, nêu bạn muốn.

    Hắn đặt cái ly vừa uống hết xuống mặt bàn :

    - Tuy nhiên tôi cũng chẳng có thì giờ nhiều. Vậy cho tôi rõ, Yakov Petrovich, lúc sau nàv bạn sống ra sao?

    Golyadkin thứ nhất đã trở lại bình tĩnh :

    - Tôi cam đoan một điều với ông, Yakov Petrovich, là tôi chưa bao giờ là kẻ thù của ông.

    - Ồ... Petrushka thế nào? Phải tên hắn như vậy không? Đúng rồi. Hắn ra sao? Cũng thế?

    - Vâng, cũng thế - Golyadkin thứ nhất hơi lạ - Yakov Petrovich, tôi không rõ lắm, nhưng ở cương vị tôi, thành thực và tự trọng... không, ông phải hiểu như vậy...

    - Đúng rồi, cũng như bạn biết bạn vậy. - Golyadkin thứ nhì nhỏ nhẹ, cố làm ra buồn rầu vì ăn năn và trắc ẫn - Chúng ta đang gặp khó khăn, Yakov Petrovich ạ, và tôi tìm đến bạn như một chứng nhân, bạn là người thông minh chắc bạn sẽ phán xét đúng đắn - Golyadkin thứ nhì đang ve vuốt Golvadkin thứ nhất - Bạn cũng biết cuộc đời không là trò chơi.

    Hắn làm như một người uyên bác dư sức thuyết về một đề tài rộng lớn như vậy.

    Người hùng của chúng ta cảm động đáp :

    - Phần tôi, đừng nói quanh co gì, thành thật và cởi mở mà nói thì tôi chắc chắn với ông là tôi rất ngay tình, đó chỉ là những hiểu lầm mà thôi, và chuyện gì cũng có thể xảy đến. Sự phán xét của xã hội, quan niệm của một số đông có đầu óc nô lệ... tôi nói chuyện gì cũng có thể xảy đến là vậy. Còn nữa, nếu đứng đắn và cao thượng mà nhận xét, thì tôi không xấu hổ nói rằng mình đã lầm lẫn. Tôi vui lòng nhận như vậy. Ông cũng biết một người thông minh và cao cả là như thế nào. Tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả.

    Chàng kết luận một cách khí khái.

    Golyadkin thứ nhì thở dài :

    - Đó cũng do định mệnh mù quáng... Nhưng thôi bỏ qua đi. Hãy nói chuyện gì vui và có ích hơn, chẳng hạn về các đồng sự của chúng ta. Thật tình mà nói từ dạo đó đến nay chúng ta chưa có dịp nói chuyện với nhau. Cũng không phải bởi tôi, Yakov Petrovich.

    - Cũng không phải tôi nữa - Người hùng hấp tấp - Tự lòng tôi bảo tôi là không phải lỗi tôi. Thôi hãy đổ lỗi cho định mệnh vậy.

    Giọng Golyadkin thứ nhất đã yếu đi, bắt đầu run. Gã Golvadkin đáng ghét kia vẫn ngọt ngào :

    - Mọi việc thế nào? Sức khỏe bạn ra sao?

    Người hùng cũng cố sức lấy giọng ngọt ngào như vậy :

    - Có ho đôi chút.

    - Bạn nên cẩn thận. Lúc này đang có dịch cúm đấy, dễ bị sưng phổi lắm. Nói thật tôi có mặc áo lót dày đấy.

    Người hùng im lặng một lúc rồi nói :

    - Yakov Petrovich, bạn vừa nói là rất dễ bị sưng phổi. Đúng vậy, bây giờ tôi thấy mình sai lầm quá. Tôi vẫn thấy bồi hồi mỗi khi nhớ lại những lúc sung sướng bên nhau trong căn nhà nghèo hèn nhưng dám nói là rất hiếu khách của tôi.

    Golyadkin thứ nhì trách móc :

    - Dầu đó không hẳn là những gì bạn đã viết trong thư.

    - Thì tôi nhận là tôi quấy. Bây giờ tôi đã biết rồi, tôi thật xấu hổ khi nhìn thẳng vào mắt ông. Ông không thể tưởng tượng ra tôi xấu hố thế nào. Xin cho tôi lại bức thư đó, tôi xé ngay tại đây, trước mặt ông. Hay nếu không được, xin ông cứ xem như nó có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với những gì nó nói. Tôi đã lầm. Xin thứ lỗi cho tôi. Tôi thật bậy quá.

    Người bạn giả dối của Golyadkin bâng quơ :

    - Bạn đang nói gì vậy?

    - Tôi nói là tôi đã nghĩ quấy về ông. Nhất định là vậy...

    Golyadkin thứ nhì khô khan :

    - Đủ rồi, cũng may là bạn lầm.

    Người hùng hăm hở của chúng ta lại tiếp tục, không để ý đến sự thay đổi trên mặt bạn :

    - Yakov Petrovich, tôi nghĩ là khi mà trời sinh ra hai người giống nhau...

    - À ra thế! Tên vô tích sự Golyadkin thứ nhì nhổm dậy lấy nón. Không hay là mình bị lừa, Golyadkin thứ nhất cũng tươi tỉnh đứng dậy, vẫn ngây thơ tìm cách làm vui với hắn để tìm lại tình bạn.

    Golyadkin thứ nhì bỗng hét lớn làm chàng giật mình :

    - Thôi chào Ngài!

    Người hùng giật nẩy người, thấy Golyadkin có vẻ nghiêng ngả, vội đưa tay ra cho hắn. Nhưng Golyadkin đã làm một việc không ai ngờ được. Hắn bốp hai ngón tay của chàng, rồi lại tái diễn cái trò bỉ ổi trước. Đã quá sức chịu đựng rồi.

    Golyadkin cho chiếc khăn vừa dùng để lau mấy ngón tay vào túi và lủi ngay vào phòng bên cạnh như cái thói quen xấu xa của hắn. Golyadkin thứ nhất nhảy bổ theo. Hắn đang tựa bên quầy, ăn bánh như không có gì xảy ra. Trông hắn có vẻ thánh thiện lắm. Hắn đang tâng bốc người đàn bà sau quầy. Mất tự chủ, người hùng của chúng ta định nhào tới nhưng kịp nghĩ lại: "Không nên làm thế trước mặt đàn bà...".

    Golyadkin thứ nhì lại đùa một cách hạ cấp. Chắc hắn nghĩ là sự nhẫn nhục của Golyadkin thứ nhất là vô giới hạn :

    - Sao, nàng cũng không tệ lắm chứ, phải không bạn?

    Mụ đàn bà Đức nhìn chăm chăm vào hai ông khách với cặp mắt ti hí. Rõ là mụ ta không hiểu tiếng Nga, bởi mụ còn cười duyên với họ nữa. Golyadkin thứ nhất quá giận cái trây trúa của Golyadkin thứ nhì. Chàng không dằn nổi, nhảy bổ đến kẻ thù như muốn xé tan hắn ra rồi bỏ mặc đó. Nhưng Golyadkin thứ nhì vẫn tinh ranh tránh khỏi. Hắn đã đến bên cửa. Dĩ nhiên sau khi đã hết sững sờ vì bất ngờ, Golyadkin thứ nhất nhào theo kẻ lăng mạ mình lúc y đang chui vào chiếc xe của tên đánh xe cùng một bọn. Mụ Đức mập thấy hai ông khách bỏ chạy lật đật kéo chuông inh ỏi. Người hùng quay lại và vội vàng ném cho mụ ta tiền phần chàng và cả phần của tên vô liêm sỉ bỏ đi mà không chịu trả kia, và tiếp tục đuổi theo chẳng cần tiền thối. Dù bị trì hoãn chàng vẫn bắt kịp hắn vào phút chót. Bám vào cây gạt bùn của chiếc xe với tất cả sức mạnh, người hùng của chúng la bị kéo xệch trên đường, cố tìm cách trèo lên trong khi Golyadkin thứ nhì cũng cố sức ngăn lại. Tên đánh xe la hét thúc giục con ngựa. Ngựa ngậm chặt mõm thiếc, lồng lộn lên, và cứ ba bước lại đá tung lên theo cái thói quen của nó. Cuối cùng Golyadkin thứ nhất cũng leo được lên thành xe. Chàng đối diện với kẻ thù, tay nắm cổ áo choàng lông của hắn, và đâu lưng lại với tên đánh xe.

    Cả hai cứ như vậy, lặng lẽ, trong một lúc. Người hùng thấy khó thở. Chàng bị sốc dữ, và sợ gãy cổ. Lại thêm tên lì lợm kia chưa chịu thua, vẫn tìm cách hất chàng xuống bùn. Thời tiết lại xấu tệ, tuyết rơi dầy đặc, chui vào cổ áo chàng Golyadkin thật lúc đó đã bung ra. Tuyết quá dầy, không thể thấy xa hơn vài thước, nên người hùng không hiểu xe đang nhắm hướng nào, đang chạy trên đường nào. Nhưng chàng có một cảm giác quen thuộc lắm, và cố tìm cách nhớ lại xem có phải mình đã có linh tính trước, hay là đã mơ thấy chuyện này trong giấc mơ đêm qua không.

    Rốt cuộc sự khổ sở đó lại hành hạ chàng, vẫn sát vào kẻ thù tàn nhẫn, chàng cố la lên nhưng tiếng kêu nghẹn trên môi... Có một giây phút Golyadkin thứ nhất bỗng quên mất chuyện đang xảy ra và yên trí là chẳng có gì, chẳng thành vấn đề mà có lẽ chỉ là một việc khó giải thích, có cưỡng lại cũng vô ích.

    Nhưng chính vào lúc chàng nghĩ không có chuyện gì cả, một cú sốc bất ngờ thay đổi tình thế. Golyadkin rơi từ xe xuống, lăn trên mặt đất như bao bột, hết cả nhuệ khí. Khi nhổm dậy chàng thấy đã đến nơi. Chiếc xe ngừng một nơi chàng nhận ra ngay là sân nhà Olsufy Ivanovich.

    Chàng thấy ông bạn của mình chạy vào, có lẽ lên phòng của Olsufy Ivanovich. Golyadkin cuống cuồng định chạy theo nhưng đứng lại kịp. Chàng trả tiền xe rồi quay lưng chạy thục mạng. Tuyết vẫn rơi dầy, bầu trời tăm tối, ẩm thấp. Chàng không chạy, phải nói là chàng bay, va hết người này đến người kia, đàn bà trẻ nít gặp trên đường nghe đủ tiếng la hét tru tréo ở chung quanh, ở phía sau. Nhưng chàng vẫn như không biết đến, không đếm xỉa đến. Mãi đến cầu Semyonovsky chàng mới tỉnh người ra vì va phải hai bà bán hàng rong ngoài đường. Chàng nghĩ thầm: "Cũng chưa có xong, nhưng chắc là không hề gì" và đút tay vào túi hy vọng tìm được đồng rouble bạc để dàn xếp những cái bánh gừng, táo, đậu phọng và mọi cái lỉnh kỉnh kia.

    Lúc lục lọi chàng sờ trúng bức thư Pisarenko đã đưa trước đó, bức thư như mọi tia sáng rọi vào đầu chàng. Sực nhớ gần đây có một quán nhỏ, chàng hấp tấp đến đó, bước vào và ngồi vào bàn có ngọn đèn. Chàng không biết gì đến chung quanh, cả người bồi bàn đang chờ, bóc niêm và đọc bức thư làm chàng choáng váng.

    "Gởi con người đại lượng đang khổ vì tôi và yêu dấu suốt đời trong lòng tôi.

    Tôi đang đau khổ, đang bị đầy đọa. Hãy cứu tôi! Cái tên mưu mô vu khống đó, cái tên lừng danh vì những ý định độc địa đó đã kéo tôi vào bẫy của hắn và tôi đã phải chịu. Tôi đã bị thua thiệt. Nhưng hắn đã ruồng bỏ tôi, trong khi chàng... họ đã ngăn cách chúng ta, đã ém đi mọi thư từ tôi gởi chàng, tất cả đều do bởi cái tên vô luân đó, cái tên đang lợi dụng một lợi điểm lớn lao: sự tương tự với chàng. Có nhiều trượng hợp phải lấy lòng mọi người bằng khôn khéo, tình cảm và bằng đức tính hoàn hảo nữa.

    Tôi đang bị dày vò! Người ta đang tìm cách gả bán tôi, người chủ mưu là cha tôi, nghị viên Olsufg Ivanovich, người vẫn muốn tôi nhập vào giới thượng lưu bằng cách đó. Nhưng tôi vẫn tìm đủ cách chống lại.

    Hãy thuê một cỗ xe và đợi tôi nơi cửa sổ nhà tôi đúng chín giờ tối nay, chúng tôi lại sắp có một buổi dạ vũ. Viên sĩ quan đẹp trai cũng có đến. Tôi sẽ chạy ra rồi chúng ta trốn đi.

    Chàng cũng nên biết còn nhiều ty sở khác của chánh phủ cần nhân viên. Dù sao, cưng cũng nên nhớ là sự vô tư sở dĩ mạnh là bởi nó vô tư. Thôi xin chào. Nhớ đợi tôi nơi cửa. Tôi sẽ ngả vào vòng tay che chở của chàng lúc đúng hai giờ sáng.

    Mãi mãi là của chàng,

    Klara Olsufievna"

    Golyadkin ngẩn người. Mặt chàng trắng bệch như chiếc khăn, chàng bị khích động dữ dội, lo lắng đi tới đi lui trong phòng, tay khư khư bức thư. Nhưng bậy một nỗi là chàng đã làm cả phòng chú ý dầu chỉ vì vô tình. Có lẽ tại quần áo xốc xếch và bộ tịch khác người: chân tay múa may, mồm lảm nhảm những tiếng vô nghĩa. Chừng ấy đủ để mọi người nghĩ thế nào về chàng. Người bồi bàn cũng nhìn chàng ngờ vực.

    Bình tĩnh lại đôi chút, Golyadkin thấy mình đang đứng giữa phòng, đang thộn mặt ra nhìn một ông lão coi bộ đáng kính vừa đọc kinh tạ ơn khi ăn xong và bây giờ cũng đang nhìn lại chàng.

    Golyadkin ngó quanh và nhận thấy mọi người đang nhìn chàng, nghi ngờ và bất thân thiện.

    Bỗng có một sĩ quan lục quân hỏi lớn tờ Police Gazette. Golyadkin giật mình cúi xuống và đỏ mặt thấy áo quần mình lôi thôi đến độ khó tha thứ dầu là ở nhà, huống hồ một nơi công cộng thế này. Quần và giày chàng phía bên trái lấm lem những bùn, dây giày sút ra, áo choàng rách nhiều nơi. Với vẻ mặt biết lỗi người hùng của chúng ta trở lại bàn, thấy người bồi bước đến bên mình, mặt lạnh lùng cương quyết. Chàng chán nản, bối rối, nhìn những đĩa đồ ăn thừa ai đó vừa ăn xong, nhìn chiếc khăn trải bàn bẩn thỉu, dao nĩa đầy những mỡ trước mặt, tự hỏi: "Ai ăn vậy? Ta ăn mà không hay. Sao lại như thế được nhỉ?"

    Golyadkin ngẩng đầu lên bắt gặp cái nhìn của người bồi bàn đang định nói gì đó.

    Chàng run run hỏi :

    - Bao nhiêu tất cả, bạn?

    Cả phòng phá ra cười. Tên bồi bàn cũng phải nhăn mặt. Golyadkin biết mình lại hố to. Chàng ngượng nghịu cho tay vào túi tìm khăn hay gì đó chẳng biết. Nhưng trước sự ngạc nhiên của chàng và trong cái thích thú của mọi người, thay vì rút ra chiếc khăn tay chàng lại rút ra lọ thuốc Christian Ivanovich đã cho khoảng bốn hôm trước. "Mua thuốc ở cùng một nhà bào chế", giọng vị bác sĩ văng vẳng khiến Golyadkin bỗng rùng mình sợ hãi. Chàng đánh rơi lọ thuốc. Một chất nước nâu sậm tối tăm đập vào mắt chàng. Chàng kêu khẽ, bước sang bên để tránh thứ nước tung tóe đó. Chân tay chàng lẩy bẩy, mồ hôi rịn ra trên trán và hai bên thái dương.

    Chàng kêu lên :

    - Sinh mạng ta đang bị đe dọa!

    Cả phòng náo loạn. Golvadkin bị vây vào giữa. Mọi người sôi nổi, có người an ủi chàng. Nhưng người hùng của chúng ta như câm như điếc, bất động. Chàng thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

    Rồi bỗng như bị ai đẩy, chàng chạy ra khỏi quán, xô vẹt những người ngăn chận. Chàng nhảy lên chiếc xe gặp trước tiên và về nhà trong tình trạng mê sảng đó.

    Nơi lối vào phòng, Golyadkin gặp tên gác cổng Mikhayev. Tay phải y cầm bức thư có khuôn dấu nhà nước.

    Người hùng đã kiệt sức nói với giọng yếu ớt mệt mỏi :

    - Tôi biết rồi. Đây là tờ thông báo chính thức.

    Thật ra đó là bức thư bảo Golyadkin giao những giấy tờ đang làm cho Ivan Semyonich. Golyadkin cho người đưa thư mười kopecks và trở về phòng. Chàng thấy Petrushka đang thu dọn những thứ lặt vặt của hắn, đúng là đã định bỏ Golyadkin đi làm cho Karolina Ivanovna, người đã dụ y đến thế cho Estafy.
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  3. #12
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,255
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Chương 12
    Petrushka ngông nghênh bước vào phòng Golyadkin. Mặt hắn vênh váo, ra cái điều có quyền. Hắn không có vẻ một gia nhân, và cho dầu vẫn là gia nhân đi chăng nữa, ít ra cũng không phải là gia nhân của Golvadkin.

    Người hùng cất tiếng :

    - Sao bạn, mấy giờ rồi?

    Petrushka không đáp, bước ra sau vách ngăn, trử lại với bộ tịch kènh kiệu cho biết đã gần bảy giờ rưỡi.

    - Thôi được. Vậy thì... hình như đây là buổi gặp gỡ cuối cùng giữa chúng ta?

    Petrushka im lặng.

    - Vậy thì coi như chuyện gì cũng bỏ qua. Tao muốn hỏi thật mày vừa đi đâu về?

    - Vừa đi đâu về à? Tôi đi thăm những người tử tế, thưa ông.

    - Tao biết. Tao cũng rất hài lòng về cách làm việc của mầy. Tao sẽ viết một thư giới thiệu với hảo ý. Mầy sắp đi làm cho họ?

    - Thì cũng như ông biết, có bao giờ học cái xấu từ nơi một người tốt đâu?

    - Tao biết. Và cũng bởi lúc này hiếm người tốt, mầy cũng nên an phận làm cho họ. Họ thế nào?

    - Thưa ông, họ thế nào à? Nhưng có điều chắc chắn là tôi không thể giúp việc cho ông nữa.

    - Tao biết. Tao phục mày ở điểm đó. Tao luôn luôn biết phục những người tốt cho dầu họ có là tôi tớ hay là gì đi nữa.

    - Đương nhiên. Người như chúng tôi cũng biết cải tiến vậy chứ. Tôi biết ông sẽ khó khăn khi không có người.

    - Đúng vậy. Tao biết... Bây giờ tao trả tiền và viết thư giới thiệu. Tao muốn ôm mầy trước khi mình chia tay.

    Xong xuôi rồi, Golyadkin nghiêm nghị nói :

    - Bây giờ tao hỏi mầy lần cuối. Mày thấy nhiều khi ở lầu đài tráng lệ cũng thấy buồn bực như thường, phải không? Tao lúc nào cũng tốt với mày.

    Chàng ngừng một lát, thấy Petrushka vẫn im lặng lại tiếp tục :

    - Lúc nào tao cũng tốt với mầy... Tao còn bao nhiêu quần áo?

    - Có đây. Sáu sơ mi, ba đôi vớ, bốn áo ngắn, một áo lót len, hai bộ đồ lót... Ông biết là tôi không hề... Với tôi, đồ đạc của chủ là thiêng liêng. Có lẽ tôi với ông... Ông cũng biết... Nhưng tôi không hề phạm những lỗi như vậy.

    - Tao tin mày nhưng không phải tao có ý đó. Mày cũng thấy là...

    - Tôi biết. Ông đã nói rồi. Hồi còn giúp cho tướng Stolbnyakov, lúc ổng bị đổi đi Saratov ổng cũng mang tôi đi. Ổng có cơ sở tại đó.

    - Không, không phải chuyện đó. Đừng nghĩ lang bang...

    - Tôi biết, nhưng như ông thấy hạng người như tôi thường hay bị rẻ rúng, nhưng dám nói là tôi làm đâu cũng được lòng, tôi đã giúp việc cho bộ trưởng, nghị viên, tướng tá, bá tước... còn làm cho ông hoàng Svinchatkin, đại tá Pereborkin, tướng Nedobarov, đã cùng đi với họ...

    - Phải, phải, được rồi, tao cũng sẽ đi như các ông chủ của mầy. Mỗi người phải đi con đường riêng, không ai biết. Giúp tao thay đồ và sắp xếp áo quần mùng mền.

    - Thưa ông, có cần bó lại một bó không?

    - Phải đấy, vì ai biết việc gì sẽ xảy đến. Bây giờ làm ơn đi gọi giùm chiếc xe.

    - Đi gọi xe?

    - Ừ, gọi chiếc càng rộng càng tốt, vì tao cần lâu. Nhưng đừng có nghĩ gì.

    - Thưa ông, phải chăng ông sắp đi xa?

    - Tao cũng không biết. Có nên nhét khăn quàng cổ vào bọc không đây? Thôi tùy mầy.

    - Ông đi ngay?

    - Đúng, đi ngay. Phải đi.

    - Tôi hiểu rồi. Tôi cũng thấy cảnh này trong đơn vị hồi tôi còn đi lính. Một ông trung úy. Ổng mang theo cô gái của ông điền chủ...

    - Mang cô ta đi? Sao vậy?

    - Ổng mang cô đó đi rồi làm lễ cưới ở làng bên. Họ đã sắp đặt trước rồi. Người ta đuổi theo, nhưng ông hoàng quá cố đã che chở họ và mọi chuyện yên thấm.

    - À, cuối cùng họ lấy nhau. Nhưng sao mầy biết chuyện đó?

    - Chuyện gì lại không biết? Chúng tôi biết rõ mọi người, không ai có thể nói với lương tâm là mình không hề phạm lỗi. Tôi nói với ông cái này, với tư cách một tôi tớ trung thành rằng ông có một kẻ thù. Ông có một kẻ ganh ghét, rất nguy hiểm. Nói ra để ông rõ.

    - Mầy rất tốt. Nhưng tao biết rồi, biết rõ là khác. Theo ý mầy tao phải làm gì?

    - Nếu thật ông muốn hỏi tôi, muốn biết ý kiến tôi thì tôi nhắc lại ông là ông cần gối mền cho một cái giường đôi, và một áo choàng phụ nữ. Bà ở dưới lầu có cái áo choàng đẹp muốn bán, đẹp thật đấy, cổ áo bằng da chồn viền sa tanh, ông nên xuống xem ngay.

    - Được rồi, đồng ý. Tao tin mầy, dầu có lẽ cái áo choàng đó... Thôi được, nhưng nhanh lên. Nhanh lên, tao mua cái áo đó ngay. Gần tám giờ rồi, nhanh lên!

    Petrushka bỏ mặc gói mùng mền chưa buộc chạy ra khỏi phòng.

    Golyadkin lại lấy thư ra nhưng không tài nào đọc được. Chàng ôm mặt sung sướng, tựa vào tường, không biết phải làm gì. Một cảm giác lạ lùng xâm chiếm chàng. Đợi lâu không thấy Petrushka hay áo choàng gì cả, chàng quyết định đi xem. Vừa mở cửa phòng chàng nghe tiếng ồn ào, tiếng nói chuyện từ dưới lầu. Mấy bà hàng xóm đang bàn cãi với nhau. Chàng nghe có tiếng Petrushka và những bước chân đang đi lại.

    - Trời ơi!

    Golyadkin chán nản kêu lên, xoắn hai tay vào nhau. Cả phố sắp đến đây.

    Chàng vội lùi vào phòng, buông mình lên giường, úp mặt vào gối. Như vậy một phút vẫn chưa thấy Petrushka trở lại, chàng lại ngồi dậy mang giày, khoát áo, đội nón, nhặt túi và tất tả đi xuống lầu.

    Gặp Petrushka nơi thang lầu, chàng lí nhí :

    - Không, không cần gì nữa. Tao... Tao sắp đặt xong rồi. Khỏi cần mầy. Có thể rồi đây mọi việc sẽ tốt đẹp.

    Ra khỏi nhà, chàng băng qua sàn chạy ra đường. Chàng thấy hơi lo, không biết làm gì giữa cái lúc cuống quít thế này.

    Chàng đi giữa đường phố, không hiểu đi về hướng nào, tự kêu thầm: "Trời ơi, ta làm gì đây? Sao thế này? Ai cần ta nhỉ? Nếu không có chuyện này chắc chắn mọi việc êm thấm rồi. Không thì ta đã bị mất ngón tay rồi. Thực tình ta biết lẽ ra phải thế này, ta phải bảo hắn: ‘Thưa ông, không nên làm như vậy. Chúng ta không quen với cái lối đó. Sự lừa bịp không ích gì cho tổ quốc, và bởi sự cố gẳng qua mặt kẻ khác là một chuyện vô ích, ông là một cá nhân vô dụng, tôi muốn ông biết như vậy’. Phải như vậy, nhưng... Không, thật ra thì không... Ta đang lảm nhảm gì vậy? Điên rồi chăng? Ta chỉ là thằng ngu tự làm hại mình... Đồ khốn, sao có thể thế được? Ta đang đi đâu đây? Đang định làm gì đấy? Ích lợi gì không. Golyadkin, mày có làm được gì không, đồ không xứng đáng, đồ vô tích sự, đồ liệt bại? Bây giờ sao đây? Nàng đang đợi mày đem xe đến tận cửa, vì các cô gái quyền quý thường sợ không có xe phải lội nước. Ai nói gì được? Thật là một cô gái đài các! Họ ca tụng cô lắm đấy! Ta đã biết những cái dễ ghét thường do không được dạy dỗ đàng hoàng mà ra! Đúng thế, cũng do chuyện đi ngược lại cái nguyên tắc vốn đã lỏng lẻo. Thay vì lúc cô ta còn bé phải lấy roi mà đánh, họ lại nuông chiều nàng, chính lão già cũng cưng nàng quá, cứ bảo là nàng đẹp, đáng yêu, và lão sẽ chọn một bá tước làm chồng nàng! Nhưng bây giờ nàng đã lật tẩy cho họ xem như muốn nói là ‘Xem này, xem tôi đang giữ con bài gì đây’! Và thay vì giữ nàng ở nhà, họ lại gởi nàng vào trường của con mụ Pháp di cư Falbalas, bây giờ để cho họ đi chiêm ngưỡng kết quả của cái dạy dỗ đó! ‘Đem xe đến chờ tôi nơi cửa sổ, hát cho tôi nghe bản dạ khúc Tây Ban Nha diễm tình đó! Vì tôi đang chờ chàng và biết là chàng cũng yêu tôi. Vậy chàng hãy đến, chúng mình cùng trốn đi và sẽ sống trong túp lều tranh’. Cô bé ơi, đâu có như vậy được, để tôi cho cô hay đem một cô gái nhà lành, ngây thơ khỏi nhà cha mẹ là một việc phạm pháp. Hơn nữa, có được gì đâu? Sao cô không lấy ai đó muốn cưới cô và chấm dứt cái vụ này đi? Tôi là một viên chức nhà nước có thể bị mất việc, còn dám bị ra tòa là khác, nếu cô không biết thì cho cô hay vậy đó.

    Chính là do con mụ Đức đó mà ra. Mọi rắc rối đều do mụ ta cả. Mụ ta là người châm lửa đốt rừng. Vì có một kẻ bị chúng lừa. Andrei Filipovich còn bịa chuyện kẻ đó đã có vợ nữa. Nhưng sao Petrushka lại dây dưa vào? Hắn làm gì? Tên khốn đó nhờ nơi hắn cái gì? Cô bé ơi! Rất tiếc là khó có thể... Chính cô là đầu dây mối nhợ của bao rắc rối chứ chẳng phải con mụ Đức đó, mụ ta dù sao cũng là người tử tế. Chính do cô, cô ơi! Đang có người bị đày đọa, ngơ ngác không biết phải làm gì đây. Làm sao nói đến hôn nhân trong những điều kiện như vậy? Rồi sao đây? Ta muốn biết rồi sẽ thế nào?"

    Golyadkin không nghĩ đến những cái chán nản này nữa, và thấy mình đang ở một nơi trên đường Liteinaya. Trời vừa tuyết vừa mưa. Y như cái đêm khủng khiếp khó quên, cái đêm khởi đầu mọi phiền muộn của Golyadkin. Chàng nghĩ thầm: "Thời tiết này mà nói chuyện đi xa. Có mà chết... Làm sao tìm được xe đây? Chấm đen nơi ngả tư là gì vậy? Để đến xem thử..."

    Chàng tất tả chạy đến cái chấm mà chàng nghĩ là một cỗ xe. Không, ta sẽ làm thế này: trở lại quỳ xuống xin tha thứ. Sẽ nói đại khái "Thưa Ngài, tôi đặt đời tôi trong tay Ngài". Rồi ta sẽ nói tất cả những việc phạm pháp đó, rồi bảo "Tôi tìm đến Ngài như tìm tới một người cha, xin đừng để tự ái, danh dự, tên tuổi tôi bị khinh khi. Hãy giúp tôi thoát tay tên quỷ quyệt... Hắn khác, tôi khác, tôi thề là tôi luôn giữ đúng cương vị của mình, và tôi luôn luôn chăm lo công việc. Xin Ngài tin tôi. Tuy nhiên tôi không thể như hắn, vậy xin Ngài cho ngừng ngay cái trò bắt chước lố lăng đó đi để khỏi thành cái lệ". Thượng cấp dĩ nhiên rất khuyến khích chúng ta đến với họ như đến với một người cha. Về mặt này thái độ của ta còn anh hùng nữa là khác. Đến nói là "Ngài là cha tôi, tôi giao phó định mạng tôi trong tay Ngài, tuyệt đối nghe theo quyết định của Ngài".

    - Gì đó, phải xe không?

    - Ông cần xe?

    - Tôi cần xe cho cả buổi tối.

    - Ông đi bao xa?

    - Tôi thuê cả buổi tối, đi bất kỳ nơi đâu.

    - Ông định ra khỏi thành phố?

    - Có thể lắm. Tôi chưa biết nên không nói chắc được. Có thể là sau rốt mọi sự sẽ tốt đẹp.

    - Dạ, tôi cũng mong như vậy cho tất cả mọi người.

    - Cám ơn bạn. Vậy bạn có bằng lòng không?

    - Ông muốn thuê tôi ngay?

    - Phải, ngay lập tức... chắc là nơi đầu tiên bạn phải đợi tôi... Nhưng tôi tin là không lâu đâu.

    - Nếu thuê cả buổi tối thì không thể dưới sáu roubles. Thời tiết như thế này...

    - Được rồi, cám ơn bạn, bạn khỏi lo. Bây giờ đưa tôi đến đó.

    - Mời ông lên, để tôi sửa lại cho ngay ngắn. Mời ông ngồi. Bây giờ ông muốn đi đâu?

    - Đến cầu Izmailovsky.

    Người đánh xe lên chỗ của mình, khó nhọc lắm mới kéo nổi cặp ngựa gầy trơ xương ra khỏi máng gỗ đựng cỏ, và xe khởi hành. Nhưng bất ngờ Golyadkin giật lấy dây và bằng giọng khẩn khoản bảo tên đánh xe quày ngựa lại đi ngả khác thay vì đến cầu Izmailovsky. Gã đánh xe theo lệnh, và lát sau chiếc xe dừng lại trước tư dinh Bộ trưởng.

    Golyadkin bước xuống, dặn dò người đánh xe đợi chàng, rồi bước vào nhà, hồi hộp chạy lên lầu kéo chuông, cửa mở, và người hùng thấy mình đang ở lối dẫn đến phòng ông Bộ trưởng.

    Golyadkin hỏi người gia nhân ra mở cửa :

    - Có Ngài Bộ trưởng ở nhà không?

    Người này nhìn chàng nghi ngờ :

    - Ông muốn chi?

    - Tôi là Yakov Golyadkin. Tôi là nhân viên của Bộ. Tôi đến để... để cắt nghĩa... để...

    - Khoan đã, ông không thể vào như vậy.

    - Bạn, tôi không chờ được, chuyện gấp lắm không thể trì hoãn được.

    - Ai gởi ông đến? Ông có đem giấy tờ hay gì đó không?

    - Không, bạn. Tôi đến có chuyện riêng. Làm ơn báo là tôi đến. Tôi đến giải thích một điều. Tôi sẽ đền ơn bạn.

    - Thưa ông, không thể được. Ngài đang bận tiếp khách. Sáng mai mười giờ ông hãy đến.

    - Bạn nên đi báo đi. Tôi không chờ được. Có gì bạn phải chịu trách nhiệm đấy.

    - Gì thế? Bộ mầy sợ mòn đế giày sao? - Một người khác ngồi trên ghế đấu tự nãy giờ bỗng xen vào - Đi báo ông ấy đi.

    - Đâu có phải tao sợ mòn đế giày. Ổng không tiếp khách ngoài buổi sáng.

    - Cứ đi đi. Không bị cắt lưỡi đâu.

    - Dĩ nhiên tao có thể đi báo mà không bị cắt lưỡi, nhưng mầy biết là chúng ta không được như vậy. Thôi được, vào đi.

    Golyadkin tiến vào phòng thứ nhất ngoài lối vào. Chàng nhìn đồng hồ đặt trên bàn. Tám giờ rưỡi. Chàng thấy hơi khớp, đã tính chuồn đi thì tên hầu cao lêu khêu đã đứng trước cửa vào phòng và báo tên Golyadkin với giọng thật lớn. Golyadkin đâm lo: "Thằng đó la to quá. Tại sao hắn không nói nhỏ với ông Bộ trưởng là ta chỉ xin ông ta một phút thôi... Bây giờ hắn làm hỏng hết, bao nhiêu cố gắng của ta thành vô ích. Thôi đừng thèm nghĩ nữa..."

    Golyadkin cũng chẳng có thì giờ nghĩ ngợi vì tên hầu đã bước lại bảo chàng: "Xin theo tôi". Hắn đưa Golyadkin vào phòng khách.

    Thoạt bước vào Golyadkin không thể thấy gì cả. Như là đã lòa dù vẫn có cảm tưởng trước mình có hai ba người gì đó. Chàng nghĩ: "Chắc là khách".

    Cuối cùng chàng nhận ra ngôi sao sáng chói trên bộ áo đen của ông Bộ trưởng, rồi chàng thấy rõ dần dần, thấy rõ hết.

    Một giọng quen thuộc vang lên :

    - Gì đó?

    - Thưa Ngài, tôi là Yakov Golyadkin. Tôi làm trong Bộ.

    - Sao?

    - Tôi đến để giải thích...

    - Giải thích cái gì? Anh muốn nói gì?

    - Thưa ông Bộ trưởng, giải thích một vài việc.

    - Nhưng anh là ai?

    - Thưa Ngài, tôi là Yakov Golyadkin, làm trong Bộ.

    - Anh muốn gì nơi tôi?

    - Tôi muốn thưa với Ngài, tôi xem Ngài như cha tôi vậy, tôi đứng ngoài... Thưa Ngài, tôi xin Ngài bảo vệ tôi.

    - Nhưng chuyện gì mới được chứ?

    - Thưa Ngài, như Ngài đã biết...

    - Biết cái gì?

    - Tôi nghĩ là... đối với tôi, rất đáng xem cấp trên như cha mẹ. Tôi xin Ngài che chở cho tôi, tôi van Ngài. Khóc mà van Ngài, t... tôi... t... in rằng... rằng n... nỗ... lu... lực đó ph... phải được kh... khuyến khích.

    Ông Bộ trưởng quay lưng lại phía Golyadkin lúc đó không còn nhìn thấy gì qua màn lệ. Chàng thấy tức ngực, khó thở. Chàng cũng không biết mình đang làm gì và thấy xấu hổ buồn bực ghê gớm. Chỉ có Trời biết chuyện gì sẽ xảy ra.

    Khi đã bình tĩnh lại đôi phần, Golyadkin thấy ông Bộ trưởng đang nói chuyên với những người khách, hình như đang bàn cãi sôi nổi chuyện gì đó. Rồi Golyadkin nhận ra một người khách. Đó là Andrei Filipovich. Chàng không biết người kia, dầu trông cũng quen lắm. Một người đứng tuổi, cao lớn, bộ râu rìa rậm xám, đôi mắt cương quyết. Cổ ảo được điểm xuyết rực rỡ, điếu xì-gà trên môi, ông ta phì phà mà vẫn không xê xích điếu thuốc mỗi khi gật đầu, và thường liếc nhìn Golyadkin.

    Golyadkin luống cuống nhìn tránh đi và nhận ra một người khách đặc biệt nữa. Nơi phía cửa mà chàng cứ ngỡ là tấm gương, chàng thấy HẮN. Quý vị biết là ai rồi. Một người quen biết rất kỹ với Golyadkin. Golyadkin thứ nhì ngồi trong phòng nhỏ dang hí hoáy viết gì đó, nhưng giờ thì đã bước tới với chồng giấy tờ trên tay. Hắn đến bên ông Bộ trưởng và trong lúc chờ vị này lưu ý tới, hắn tìm cách chen vào cuộc nói chuyện, và đến ngồi phía sau Andrei Filipovich, khói xì-gà của người lạ che khuất hắn với Golyadkin.

    Golyadkin thứ nhì có vẻ say mê cuộc nói chuyện, mặt hắn chăm chú, thỉnh thoảng lại gật gù, mắt vẫn nhìn ông Bộ trưởng, rồi nhìn mọi người như khẩn khoản muốn xin được góp lời.

    Golyadkin bước tới một bước, nghĩ thầm: "Đồ bỉ ổi".

    Lúc đó ông Bộ trưởng xoay lại phía Golyadkin bảo chàng.

    - Được rồi, về đi, tôi sẽ xét lại trường hợp của anh. Để kêu người đưa anh ra.

    Nói đến đây ông ta liếc sang người lạ có râu, người này gật đầu đồng ý.

    Golyadkin thấy ngay là mình bị ngộ nhận. Chàng nghĩ: "Phải tìm cách khác. Phải tự giải thích. Thưa ông Bộ...". Lúc chàng cúi mặt chàng bỗng ngạc nhiên thấy có những đốm trắng trên giày vị Bộ trưởng "Bộ giày ông ta đứt chỉ à?" Chàng tự hỏi, nhưng nhận ra không phải vậy, mà chỉ là ánh sáng phản chiếu.

    Golyadkin lại suy nghĩ: "Đó gọi là lung linh, nhưng chỉ các nghệ sĩ mới hay dùng tiếng đó, người khác gọi là chiếu".

    Chàng ngẩng lên, thấy đã đến lúc phải nói nếu không sẽ hỏng hết, và lại bước tới một bước, chàng lên tiếng :

    - Thưa ông Bộ trưởng, tôi nói là làm sao có thể đi được khi giữa thời đại chúng ta vẫn còn lừa gạt.

    Vị Bộ trưởng không trả lời. Ông ta lạnh lùng kéo dây chuông.

    Người hùng lại bước thêm bước nữa, tiếp tục :

    - Hắn là một kẻ tàn tệ, đáng khinh, thưa Ngài - Chàng đã thấy rét, nhưng vẫn làm gan chỉ vào tên nọ lúc hắn đang lăng xăng quanh vị Bộ trưởng - Đó, như thế đó, tôi định nói về một người như thế đó.

    Những lời của Golyadkin gây nên cảnh hỗn độn. Andrei Filipovich và người có râu luôn luôn gật gù, ông Bộ trưởng hối hả kéo chuông gọi người hầu, và Golyadkin thứ nhì bước đến.

    Hắn nói với vị Bộ trưởng :

    - Thưa Ngài, xin Ngài cho tôi được phép trình bày.

    Giọng hắn đầy tự tin. Hắn quay sang Golyadkin.

    - Thưa ông, bây giờ tôi hỏi ông, ông cho là ông đang ở đâu đây, và trước mặt những vị như thế này, ông nói thế để làm gì?

    Mặt hắn đỏ lên vì khích động và giận dữ đến nỗi nước mắt ứa ra.

    Tên hầu bỗng xuất hiện và hô lớn :

    - Có ông bà Bassavrukov!

    Golyadkin ngẫm nghĩ: "Tên nghe rõ là quý tộc. Chắc gốc Ukraine".

    Ngay lúc đó chàng thấy một bàn tay thân mật đặt sau lưng, và một bàn tay nữa cũng để sau lưng. Tên đáng khinh bỉ kia đang xum xoe dẫn đường phía trước, và chàng thấy mình bị đẩy về phía cửa. Khi đứng ở lối ra vào, giữa hai tên hầu và cái tên như là song sinh với mình, chàng nghĩ: "Giống như lúc ở nhà Olsufy Ivanovich".

    - Cái áo choàng! Đưa cái áo choàng cho bạn thân của tôi! Cái áo của bạn thân nhất của tôi, đưa đây ngay!

    Tên khốn nạn kia ví von, lấy đồ đạc từ tay tên hầu ném lên đầu Golyadkin, đùa nghịch một cách khả ố. Golyadkin cố gỡ đống đồ che cả mặt mũi, giữa tiếng cười của bọn gia nhân. Rồi thấy mình đã ra ngoài. Và cuối cùng ở dưới chân thang với cả bọn.

    Golyadkin thứ nhì hét vào mặt Golyadkin thứ nhất :

    - Thôi chào Ngài!

    Người hùng điên lên :

    - Đồ quỷ quyệt!

    - Cũng được, rồi có sao không?

    - Đồ tồi bại!

    - Được rồi, tồi bại. - Golyadkin thứ nhì vẫn lì lợm nhìn thẳng vào mặt Golyadkin thứ nhất như muốn bảo chàng cứ việc tiếp tục.

    Người hùng của chúng ta điên tiết lên, bỏ đi.

    Chàng bấn loạn đến nỗi không biết ai đã đỡ mình lên xe, và mãi đến lúc gần đê Fontanka mới lại hồn một chút "Ủa, phải đến cầu Izmailovsky mà". Chàng đoán thầm như vậy, cố nhớ lại mọi chuyện nhưng không tài nào nhớ được gì vì khủng khiếp quá... Lúc xe chạy về hướng cầu Izmailovsky chàng nghĩ thầm: "Thôi, chẳng cần để ý nữa".
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  4. #13
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,255
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Chương 13
    Thời tiết có vẻ dễ chịu. Tuyết rơi mỏng dần rồi dứt hẳn. Bầu trời xuất hiện với những vì sao nằm rải rác đó đây. Tuy vậy vẫn còn ẩm thấp lầy lội, nhất là với Golyadkin khi chàng đang thấy khó thở. Áo choàng của chàng ướt đẫm, nặng chịch, như bó cả người chàng vào trong một cái bọc ẩm, làm cho đôi chân đã yếu sẵn của chàng càng nặng thêm. Chàng rùng mình như bị cả bầy kiến cắn, cái mệt mỏi làm một thứ mồ hôi lành lạnh, nhớp nháp chảy ra từ trong người chàng khiến Golyadkin quên cả việc lặp lại câu nói ưng ý của chàng về - ai biết? - về sự tốt đẹp vào phút chót của mọi việc. Tuy vậy, người hùng vững vàng của chúng ta tự trấn an: "Nói cho cùng thì cũng không đến nỗi nào" khi vuốt nước trên mặt, những giọt nước đang chảy thành vòng quanh vành nón đã ướt đẫm. Tự trấn an rồi, người hùng ngồi xuống trên khúc gỗ khá lớn bên cạnh đống củi trong sân nhà Olsufy Ivanovich.

    Những bản dạ khúc Tây Ban Nha, những nấc lụa thang nhung dĩ nhiên không được chàng nghĩ đến rồi. Chàng đang nghĩ đến một xó xỉnh nào đó, không cần phải ấm áp lắm, miễn sao kín đáo và an toàn. Chàng cũng đang mơ ước đến cái xó ở lối vào phía sau nhà Olsufy Ivanovich, nơi chàng đã đứng suốt hai tiếng đồng hồ giữa tủ chén và những tấm sáo cũ mèm, giữa những thứ rơm rác thừa thãi. Điều này không đáng ngạc nhiên bởi lần này Golyadkin cũng đã chờ trong sân nhà Olsufy Ivanovich hơn hai tiếng rồi. Nhưng cái xó đó bây giờ hẳn đã nhiều trở ngại hơn hồi đó. Trở ngại trước nhất là một khi đã khám phá ra chỗ ẩn núp này người ta thế nào cũng tìm cách để chàng khỏi lại chui vào đó. Thứ nhì, chàng phải ở đây đợi ước hiệu của Klara. Vì nàng cho là cần phải có ước hiệu "Như vẫn thường phải làm... Trước chúng ta người ta đã làm thế và sau chúng ta người ta cũng sẽ làm thế".

    Golyadkin nhớ lại một vài tác phẩm chàng đọc đã khá lâu trong đó vai nữ chính, cũng trong một hoàn cảnh tương tự, làm dấu hiệu cho chàng Alfred của nàng bằng cách cột một giải khăn hồng nơi cửa sổ. Nhưng dĩ nhiên với cái khí hậu ấm ướt của Petersburg và nhất là trời đang tối như mực thế này thì giải màu hồng không thể xài được.

    Người hùng nghĩ thầm: "Ta nên lặng thinh và thận trọng chờ ở đây, không nên lên đó" và tìm cách ngồi đối diện với cửa sổ, bên đống củi.

    Có nhiều người không biết là ai đang bước qua sân, ngoài những người đánh xe. Lại còn có tiếng ồn ào của xe ngựa, tiếng ngựa thở phì phì. Dầu vậy đây cũng là chỗ đợi thuận tiện.

    Chàng không biết đã có bị ai theo dõi chưa nhưng cái xó tối của chàng coi bộ yên ổn lắm. Không ai thấy, trong khi chàng có thể quan sát hết. Các cửa sổ nhà Olsufy Ivanovich sáng choang như cũng đang có khách bên trong. Nhưng Golyadkin không nghe thấy tiếng nhạc. Chàng nhún vai, nghĩ thầm: "Vậy ra không phải dạ vũ. Chỉ đãi khách thôi. Nhưng có phải đêm nay không. Hay nàng lộn ngày? Chuyện gì cũng có thể xảy ra... Bức thư đó... có lẽ viết ngày hôm qua mà mình không nhận được đúng lúc vì thằng ngu ngốc Petrushka còn la cà đâu đó... Trừ phi được viết ngày hôm sau... không, ta muốn nói là, trừ khi ta theo chuyện này, đợi với chiếc xe và tất cả, thì chỉ có thể là ngày hôm sau thôi".

    Golyadkin thấy lạnh, thọc tay vào túi tìm lá thư xem lại. Nhưng chàng rất đỗi ngạc nhiên vì không có thư từ gì trong túi cả.

    Chàng kêu lên :

    - Sao vậy kìa? Ta để đâu rồi? Mất rồi sao? Bậy quá... nếu nó lọt vào tay kẻ thù thì sao? Có lẽ như vậy rồi. Trời ơi, chuyện gì sẽ xảy ra đây? Sao cuộc đời chó má thế?

    Golvadkin chợt nghĩ có thể tên Golyadkin đáng ghét kia đã ném áo choàng lên người chàng để nhân cơ hội đoạt bức thư mà có lẽ hắn đã nghe ngóng đâu đó. Chàng nghĩ: "Có lẽ hắn sẽ... Còn bằng cớ... Ai cần gì bằng cớ?"

    Sau cơn chấn động làm chàng như tê cóng vì khủng khiếp, máu đồn lên mặt, chàng gầm lên như con thú bị thương, hai tay ôm lấy đầu, ngồi phịch xuống miếng ván lớn và nghiến răng, nghĩ ngợi. Nhưng ý tưởng không thể thành hình. Thay vào đó, trong đầu chàng lại hiện lên những khuôn mặt, những biến cố khi mơ hồ, khi rõ rệt, tất cả lẫn vào một điệu nhạc ngu ngốc... Chàng khổ sở vô cùng. Trong một lúc dịu xuống, chàng nghĩ: "Chúa ơi, xin hãy cho con sức mạnh để chịu đựng cơn xoáy vô cùng này. Con chắc chắn đã thất bại, đã bị hất ra rồi, không nói gì khác được. Trước hết, con mất việc, chắc chắn là thế. Phải chi mọi việc êm xuôi... chắc mình có tiền tẩm bổ, có một căn phòng khác đâu đó, mua ít đồ đạc... Dĩ nhiên sẽ không có Petrushka nữa, nhưng mình vẫn có thể sắp xếp đâu cần thằng ngốc đó. Chẳng hạn đi ở trọ. Có thể đi về bất cứ lúc nào, khỏi phải nghe Petrushka cằn nhằn. Ở trọ khỏe điểm đó. Nhưng dầu có tốt đẹp gì cũng đừng để bận tâm. Lúc nào mình cũng nghĩ sang chuyện khác..."

    Chàng lại nhớ lại tình trạng hiện tại, lại ôm đầu.

    Một giọng nói vang lên phía trên Golyadkin :

    - Thưa ông, ông muốn chờ bao lâu nữa?

    Golyadkin giựt mình nhìn lên, thấy người đánh xe cũng ướt đẫm, run lập cập. Hắn nóng ruột vì không có việc gì làm nên tìm tới đống củi nơi ông khách thuê xe đang ẩn nấp.

    - Không lâu đâu bạn. Một tí nữa thôi.

    Người đánh xe càu nhàu bỏ đi.

    Golyadkin nghĩ thầm, đôi mắt đã nhòa lệ:

    "Hắn cằn nhằn cái gì? Không phải ta thuê hắn cả buổi tối sao? Ta có quyền mà. Hắn được trả tiền công cho cả buổi tối, vậy hắn không thể nói gì được dầu ta có bắt hắn đứng đây suốt buổi. Mọi việc là do nơi ta, lúc nào muốn đi thì đi, vậy thôi. Còn chuyện ta ở sau đống củi này đâu có gì là lạ, đâu có gì đáng nói. Nếu ta muốn đứng sau đống củi thì ta đứng. Đâu có phải phạm pháp! Cô bé ơi! Đúng như vậy nếu cô muốn biết sự thực! Tôi cũng cho cô hay là trong thời đại chúng ta không ai lại đi sống trong túp lều cả. Cô bé ơi, cũng xin nhắc cô rõ là dù sống trong thời đại kỹ nghệ cô cũng không thể bỏ qua vấn đề nết hạnh được, như cô đã chứng minh một cách tai hại... cô muốn tôi thành một thư ký tòa án và sống trong một túp lều trên bãi biển? Cho cô hay, không có ông ký tòa án nào trên bãi biển hết, và họ sẽ không nhận tôi dù chỉ làm một thư ký quèn. Thí dụ tôi cô xin làm thư ký đi nữa, và xin được che chở thì cô bé ơi, ở đó họ đã có quá nhiều thư ký rồi, và cô hãy nhớ là không phải cô đang ở trong cái trường của bà đầm di cư Falbalas, nơi cô hấp thụ một nền giáo dục có cái hậu quả mà cô đang chứng minh một cách tai hại hôm nay đây đâu nhá! Nết hạnh, thưa cô, là ở nhà, kính nể cha mẹ, và chưa phải lúc thì đừng có nghĩ đến những cậu trai đến tuổi lấy vợ. Những cậu trai đó sẽ đến khi thuận tiện. Mọi việc là như vậy đó. Dĩ nhiên cô phải có đôi chút tài riêng, chẳng hạn biết chơi dương cầm, biết nói tiếng Pháp, biết qua lịch sử, địa lý, thánh kinh, toán học. Và cả chuyện nấu nướng, vì mọi cô gái tự trọng đều phải biết phải làm thế nào trong nhà bếp. Nhưng cô sẽ ra sao? Đầu tiên, cô bé xinh đẹp ơi, họ không để cho cô đi đâu. Họ theo bắt cô lại, nhốt cô vào nhà tu kín. Rồi cô muốn tôi làm gì nữa? Muốn tôi làm như trong mấy quyển tiểu thuyết ngu ngốc, ngó sững vào vách đá ngăn cô và tôi, để rồi cuối cùng chết cả lũ như trong mấy quyển sách, mấy bài thơ dở ẹt kia chăng? Tôi thân ái mà thưa với cô là trước hết câu chuyện không phải như vậy. Chính cô mới đáng bị đòn, cả cha mẹ cô nữa, vì đã để cho cô đọc mấy quyển sách Pháp, bởi vì không bao giờ có gì hay ho trong mấy quyển sách Pháp cả. Chỉ là thuốc độc, cô bé ơi, chết người đó! Trừ trường hợp có thể cô cho là chúng ta sẽ trốn được và sống trong mái lều ngoài biển, thủ thỉ thương yêu nhau, hạnh phúc và thỏa nguyện, rồi có con nối dõi, rồi cô trở về với cha cô và nói đại khái là: "Cha ơi, tụi con đã có con, cha làm ơn xét lại và tha thứ". Không đâu cô bé ơi! Lần nữa tôi đoan chắc với cô là câu chuyện không như thế đâu. Trước hết không có chuyện thủ thỉ yêu đương, vậy đừng tính chuyện đó nữa! Hỡi cô bé, ngày nay một bà vợ phải biết làm vừa lòng chồng về mọi mặt. Về chuyện âu yếm, thì chúng ta sẽ không chú ý đến nhiều trong thời đại kỹ nghệ này... Đúng, cái thời của Jean Jacques Rousseau đã qua rồi. Ngày nay, lấy ví dụ, một người chồng vừa đi làm về, đói bụng hỏi "Có cơm chưa cưng? Có rượu không hay một miếng chả cá không?" Tức thì cô phải có rượu, có chả cả sẵn sàng, tôi cho biết trước vậy đó. Trong khi ăn anh ta cũng sẽ chẳng thèm liếc cô, nhiều khi còn nói thế này: "Mèo con, sao không xuống bếp lo bữa chiều đi". Có thể một tuần anh ta hôn cô một lần, mà có hôn cũng chẳng thích thú gì... Đúng đó, chuyện chúng ta sẽ như thế, cô bé thân mến ơi! Và như tôi đã nói, khi chồng cô hôn cô, có thể đầu óc anh ta để đâu đâu, và với chúng ta nếu tiếp tục thì có thể như vậy, và cô phải biết ngay từ bây giờ... Mà sao tôi lại nói đến những chuyện này? Tại sao cô lại kéo tôi vào những ý nghĩ viển vông như vậy? Thật lố bịch khi ta phải là "Khổ vì cô ta, luôn luôn yêu dấu của cô ta" và gì gì đó nữa. Trước hết, cho cô rõ, tôi không phải là người đeo đuổi cô, vì tôi không giỏi nịnh đầm, không giỏi nói năng hoa mỹ với các cô các bà về mọi cái nhảm nhí và cũng phải nhận là tôi chẳng có nét gì đặc biệt lắm. Nhưng cô sẽ không tìm thấy nơi tôi sư giả dối hay khoác lác, tôi muốn nói với cô như vậy, thành thật mà nói. Tôi chỉ có một bản chất thẳng thắn và bình dân. Tôi cũng không có mưu mẹo này kia, tôi rất hân hạnh về điều đó. Phải, tôi kiêu hãnh được ở trong số những người tốt, không mang mặt nạ mà chỉ để mặt thật, tôi cũng cho cô biết là...".

    Golyadkin bỗng giật mình. Bộ râu đỏ của người đánh xe lại xuất hiện sau đống củi.

    Golyadkin rên rỉ, run lên :

    - Tôi tới ngay, bạn.

    Gã đánh xe gãi cổ, sờ râu, bước tới nhìn chàng nghi ngờ.

    - Tôi tới ngay, một phút thôi... Bạn thấy đó, tôi phải... Một giây thôi bạn à, như thế này...

    Gã đánh xe tới bên chàng, giọng quả quyết :

    - Coi bộ ông không đi nữa.

    - Có chứ, đi ngay. Tôi chỉ đang đợi...

    - Thưa, tôi biết, nhưng mà...

    - Bạn cũng thấy đó... Ờ, bạn ở làng nào đến?

    - Tôi làm thuê cho một điền chủ.

    - Họ có tử tế không, những điền chủ đó?

    - Cũng được, thưa ông.

    - Ở lại đây chút. Bạn ở Petersburg đã lâu phải không?

    - Thưa ông, tôi đánh xe đã được một năm.

    - Bạn có thấy thích không?

    - Thưa, có.

    - Chắc rồi. Tôi khuyên bạn nên cám ơn Chúa. Bạn nên làm cho một người tử tế. Lúc này người tử tể thật cũng hiếm, một người tử tế sẽ cho bạn áo quần đàng hoàng, cho bạn ăn uống, vì người tử tế là như vậy. Đôi lúc bạn còn thấy những giọt lệ có thể làm mòn vàng, và ngay bây giờ bạn cũng có thể thấy một ví dụ đau khổ về điều đó...

    Gã đánh xe áy náy nhìn Golyadkin. Gã quyết định :

    - Thôi được, tôi sẽ chờ một chút nữa. Nhưng bao lâu đây?

    - Thôi, tôi không chờ nữa. Bạn nghĩ sao? Tôi tin ở bạn. Tôi không chờ nữa đâu.

    - Vậy ông tới ngay?

    - Không, tôi trả tiền bạn. Bao nhiêu đây?

    - Thưa, ông cứ trả theo số tiền đã thỏa thuận. Tôi chờ cũng lâu rồi, và chắc ông cũng không muốn thành ra không đẹp.

    - Được rồi, của bạn đây, người anh em!

    Golyadkin trả người đánh xe sáu roubles bạc. Chàng nhứt định bỏ đi ngay vì mọi sự đã xong rồi. Chàng cho xe đi, và chẳng còn gì luyến lưu nữa. Chàng rời khỏi sân bước ra đường quẹo phía trái rồi bắt đầu cắm cổ chạy.

    "Biết đâu rồi đây mọi sự sẽ tốt đẹp". Chàng nghĩ "Đồng thời có vẻ như ta đã tránh được rắc rối" và một niềm an ủi lớn lao đến với Gotyadkin "Nếu mọi việc đã được sắp đặt" chàng lặp lại tuy không mấy tin tưởng "Có lẽ ta đã cố gắng... Mà thôi, ta nên tìm cách khác... Trừ phi tốt hơn hết là..."

    Cứ thế, vừa do dự, vừa nghi ngờ, băn khoăn không biết phải làm gì với chuyện này, Golyadkin đến cầu Semyonovsky, tới đây bỗng chàng nảy ra quyết định thích hợp tối hậu là quay trở lại.

    "Như vậy là tốt nhứt. Nên tìm cách khác. Sẽ làm như kẻ đứng ngoài, một người bàng quan, không hơn gì, dẫu chuyện gì xảy ra cũng không phải lỗi ở ta. Như vậy là hơn!"

    Quyết định như vậy, người hùng lại trở lui, tự phục mình đã nảy ra ý làm một kẻ ngoại cuộc, hay ít nhứt cũng không dính dáng đến câu chuyện này.

    "Đó là cách tốt nhất - mầy có thể biết hết mà không ai quy trách nhiệm gì cho mầy được. Quá hay!"

    Nói cách khác, đó là một việc chắc chắn không hề liều lĩnh. Có câu trả lời rồi, chàng yên tâm ẩn bên đống củi và nhìn lên những cửa sổ sáng choang. Nhưng lần này chàng không phải đợi lâu.

    Hình như trong nhà có gì lộn xộn. Mấy khuôn mặt hiện ra, màn vén lên, mọi người xúm xít bên cửa sổ nhìn ra sân tìm tòi gì đó. An tâm nấp sau đống củi, Golyadkin tò mò nhìn cảnh nhốn nháo đó, ngóng cổ lên mà vẫn ẩn vào cái bóng của đống củi. Nhưng một việc làm chàng giựt mình, suýt nữa té xuống vì khủng khiếp. Họ không tìm ai khác hơn là chàng, Golyadkin. Vâng, họ đang nhìn về phía chàng. Chạy ra ngoài là không ổn rồi, thế nào họ cũng thấy.

    Golyadkin như tê cóng, nép sát vào đống củi và lúc đó mới thấy cái bóng phản phúc kia không che hết chàng.

    Chàng chỉ muốn lủi như chuột vào khe hở giữa hai khúc gỗ, thu mình trong đó, yên lặng và nhẫn nại. Nhưng không được. Chàng đành khổ sở trố mắt nhìn lên. Chàng chỉ có thể làm như thế thôi.

    Cảm giác xấu hổ châm chích chàng. Họ đã thấy, nhận ra chàng, họ đang chỉ trỏ, gật gù, ra dấu bảo chàng lên. Chàng nghe tiếng cửa sổ mở ra và nhiều giọng cùng gọi mình.

    "Tại sao không đánh đòn mấy cô gái đó khi các cô hãy còn nhỏ?" Golyadkin lảm nhảm mà không biết mình đang nói gì.

    Rồi HẮN (rõ là ai rồi), không nón, không áo choàng, bước ra khỏi nhà, nhảy nhót, lả lướt, rất là khả ố tỏ sự hài lòng đã tìm ra Golyadkin. Hắn líu lo :

    - Yakov Petrovich, bạn đang làm gì ở đây? Coi chừng bị cảm đấy. Mời bạn vào nhà.

    Người hùng đáp, giọng nhẫn nhục :

    - Thôi, cám ơn, tôi không sao đâu.

    - Không, Yakov Petrovich, bạn không ở đây được đâu. Họ đang mong bạn đấy. Họ đang đợi chúng ta. Họ bảo tôi: "Làm ơn đem giúp Yakov Petrovich vào trong". Bạn thấy chưa?

    - Không, Yakov Petrovich, tốt hơn để tôi đi về nhà. Tôi muốn vậy.

    Người hùng trả lời mà cảm thấy vừa như ngồi trên lửa vừa lạnh tê vì hoảng sợ và xấu hổ.

    Con người khó ưa kia lại ríu rít :

    - Không, không có được đâu. Đi nào!

    Và hắn chụp tay Golyadkin, đẩy chàng qua sân hướng vào nhà. Golyadkin không muốn theo, nhưng nếu phản kháng và đẩy sang hướng khác thì trông kỳ quá, nên chàng đành đi. Nói là chàng đi cũng hơi sai, bởi chàng không biết rõ chuyện gì đang xảy ra cho mình. Nhưng điều này có ăn thua gì đâu.

    Trước khi có thì giờ tỉnh người và sửa lại quần áo, chàng đã thấy mình đứng giữa phòng khách rồi. Mặt tái nhợt, tóc rối bù, thần trí hoang mang, chàng ngơ ngác nhìn quanh và hoảng hốt thấy phòng đầy khách. Mọi người, có cả các bà các cô, đang vây quanh chàng, lấn ép chàng rồi vác chàng lên vai. Chàng thấy đang được đưa đến hướng nào đó.

    "Chắc không bị tống ra cửa đâu" Golyadkin nghĩ thầm. Chàng nghĩ đúng. Không phải ra cửa mà đến ghế của Olsufy Ivanovich, ngồi gần đó là Klara, mặt xanh xao tiều tụy, rầu rĩ trong bộ đồ sặc sỡ. Golyadkin thấy ngay những bông hoa màu nhạt trên mái tóc huyền của nàng. Có vẻ hợp lắm. Vladimir Semyonovich đứng bên cạnh, mặc áo choàng đen với ve áo may theo kiểu thật mới. Golyadkin được đưa đến ghế của Olsufy Ivanovich. Một bên là Golyadkin thứ nhì mà chàng vui mừng nhận thấy y có vẻ tử tế đàng hoàng, bên kia là Andrei Filipovich với bộ mặt nghiêm nghị.

    Golvadkin tự hỏi: "Chuyện gì vậy kìa?" Nhưng lúc thấy mình được đưa đến trước Olsufy Ivanovich, một ý nghĩ thoáng qua đầu chàng: Nếu họ bắt được lá thư đó? Và chàng khổ sở đứng lại trước Olsufy Ivanovich. "Làm gì đây?" Chàng tự hỏi "Tốt nhất là gan lỳ, nghĩa là thẳng thắn, không để mất vẻ đàng hoàng. Sẽ nói cho ông ta rõ chuyện như thế này, thế nọ..."

    Nhưng mọi việc hình như xảy ra theo cái lối người hùng vẫn sợ nó xảy ra. Olsufy Ivanovich ân cần tiếp Golvadkin, và dầu không đưa tay cho chàng bắt, ông ta cũng liếc chàng, gật cái đầu bạc với điệu bộ tuy buồn bã nhưng cũng khá tử tế. Hay ít ra là như vậy theo Golyadkin. Golvadkin còn nghĩ là chàng thấy giọt lệ trong đôi mắt đã mờ của ông. Lúc ngẩng lên chàng cũng nghĩ là đã thấy khóe mắt Klara ướt lệ, cả mắt của Vladimir Semyonovich nữa. Golyadkin thật tình thấy cái im lìm, nghiêm nghị của Andrei Filipovich cũng giá trị bằng những tình cảm ướt át của mọi người, chẳng hạn như của một thanh niên trông giống một nghị viên đang thổn thức kia.

    Dĩ nhiên có thể là tất cả những cái đó chỉ như vậy với Golyadkin thôi bởi chính chàng đang khóc và thấy những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên má.

    Cảm thấy hòa hợp với mọi người, lòng rạt rào thương cảm không chỉ Olsufy Ivanovich và các khách khứa mà còn cả cái tên giống như song sinh nguy hiểm của chàng, mà lúc đó không còn nguy hiểm hay song sinh gì nữa, nhưng là một người dễ thương vô cùng, Golyadkin đã định phủ phục trước Olsufy Ivanovich. Nhưng vì quá xúc cảm chàng không thể bày tỏ gì được, và thay vì nói nên lời chàng chỉ biết đặt tay lên quả tim.

    Andrei Filipovich muốn tránh cho ông cụ khỏi xúc động thái quá, kéo Golyadkin sang một bên, đứng biệt lập. Tươi cười ấp úng vài tiếng, hơi bối rối nhưng rất dịu dàng, người hùng tiến về các khách khứa. Họ để chàng đi qua, nhìn theo chàng với sự tò mò lẫn một cảm tình kín đáo. Chàng mơ hồ nghe tiếng họ theo chàng từng bước, nghe họ xì xào mỗi cử chỉ của chàng, nghe họ thầm thì, có vài người lắc đầu. Golyadkin muốn biết họ đang thầm thì nhìn ngó cái gì. Chàng nhìn lui và thấy Golvadkin thứ nhì bên cạnh. Chàng cầm tay hắn kéo hắn đến một góc, xin hắn hãy buông tha chàng trong những lúc quan trọng từ nay. Golyadkin thứ nhì nghiêm trang gật đầu, siết chặt tay Golyadkin thứ nhất. Lòng người hùng rộn lên những cảm xúc, dầu đang muốn ngạt thở trước bao cặp mắt đổ dồn về mình. Thấy một nghị viên mang tóc giả đang nhìn chàng với cái nhìn xoi mói không chút cảm tình, Golvadkin định đến trước ông ta tươi cười giải thích... nhưng việc đó không xảy ra. Chàng bỗng thấy yếu hẳn đi.

    Khi đã tỉnh, chàng thấy mình đang quay cuồng giữa vòng người. Thình lình có tiếng gọi chàng từ phòng khác rồi khắp nơi vang lên tiếng la gọi. Một sự hỗn độn. Mọi người đổ xô về phía cửa phòng khách. Người hùng bị lôi kéo đi và bỗng thấy đứng gần người mang tóc giả với cặp mắt dữ tợn. Người đó chụp lấy tay Golyadkin, đặt chàng ngồi xuống ghế trước ghế của Olsufy Ivanovich, còn cách cũng khá xa.

    Người trong phòng ngồi thành vòng tròn quanh Golyadkin và Olsufy Ivanovich. Tất cả im lặng, trang nghiêm theo dõi Olsufy Ivanovich. Họ chờ một chuyện gì đây. Chàng thấy Golyadkin thứ nhì và Andrei Filipovich ngồi gần ghế ông cụ, chăm chú nhìn người mang tóc giả. Im lặng kéo dài. Hạ đang chờ gì đó.

    Người hùng của chúng ta ngẫm nghĩ: "Giống như cảnh một gia đình có người sắp đi xa. Họ sẽ đứng dậy đọc kinh chúc lành cho người đi".

    Thình lình giữa cử tọa xảy ra một việc lạ lùng làm tư tưởng Golyadkin bị cắt đứt. Chuyện chàng đang muốn biết đã xảy ra.

    - Ông ta đến kia, ông ta đến kia.

    Đám khách khứa la lên.

    "Ai đến?" Câu hỏi thoáng qua trong đầu, Golyadkin rùng mình, thấy một cảm giác kỳ lạ. Người nghị viên tóc giả nhìn Andrei Filipovich nói: "Đã đến lúc rồi". Andrei Filipovich nhìn Olsufy Ivanovich và Olsufy Ivanovich nghiêm nghị gật đầu.

    Vị nghị viên đội tóc giả kéo Golyadkin lên; "Đứng dậy". Tất cả đều đứng lên. Vị nghị viên giữ tay Golyadkin thứ nhất và Andrei Filipovich giữ tay Golyadkin thứ nhì, đẩy họ lại gần nhau, trong khi mọi người chăm chú theo dõi. Người hùng của chúng ta bối rối nhìn quanh, những người quanh chàng lập tức nhắc chàng bằng cách chỉ về Golyadkin thứ nhì. Golyadkin thứ nhì đang đưa tay ra.

    "Họ muốn giảng hòa chúng ta". Golyadkin thứ nhất cảm động và ân cần chìa tay ra cho Golyadkin thứ nhì. Chàng lại đưa má ra, Golyadkin kia cũng làm như vậy.

    Bỗng Golyadkin thứ nhất chợt thấy tên hạn phản phúc kia nhe răng một cách đều cáng. Hình như hắn đang nhìn những người chứng kiến một cách ngụ ý. Có một vẻ gì nham hiểm đe dọa qua cách biểu lộ của hắn. Vâng, đó là cách biểu lộ của tên phản Chúa Judas khi hắn hôn chàng. Chuông bắt đầu đổ vào tai Golyadkin thứ nhất, tấm màn đã rơi xuống, chàng có cảm tưởng một bầy Golyadkin giống nhau y hệt đang nhảy vào từ mọi cửa... Nhưng quá trễ - chiếc hôn giả dối đã vang lên và...

    Một việc bất ngờ xảy ra, cửa chính dẫn đến phòng khách bật mở và một người xuất hiện. Golyadkin như bị gáo nước lạnh tạt vào mặt, dầu đã biết điều này sẽ xảy ra y như bây giờ. Người lạ rất nghiêm nghị tiến đến bên Golyadkin. Gương mặt này Golyadkin biết quá rõ. Chàng vẫn gặp luôn, ngay cả bữa đó nữa. Người lạ cao và bự con, mặc áo choàng đen có điểm xuyết, gương mặt đóng khung giữa hàm râu rậm. Chỉ thiếu điếu xì-gà là đủ bộ. Nhưng chính đôi mắt ông ta, như chúng ta đã nói, là làm cho Golyadkin tê người đi vì sợ hãi.

    Cái kẻ khủng khiếp đó đàng hoàng và nghiêm nghị bước đến bên người hùng đáng thương của chúng ta đang đưa tay về phía ông ta. Người lạ nắm lấy bàn tay đó bước ra khỏi phòng, kéo Golyadkin theo sau.

    Golyadkin nhìn quanh, cuống cuồng và khổ sở. Chàng nghe một giọng đáng ghét cất lên :

    - Thưa bác sĩ, đây là Yakov Petrovich Golyadkin, một người quen biết đã lâu của ông.

    Golyadkin quay lại, thấy cái tên tồi bại, tên đáng khinh giống chàng. Mặt hắn có vẻ khoái trá, tàn độc, sỗ sàng. Hắn xoa tay đắc chí, lăng xăng làm đủ trò. Giống như nhảy vũ điệu chiến thắng. Rồi hắn chồm tới trước, bợ chiếc đèn từ tay một gia nhân, dẫn đường cho Christian Ivanovich và Golyadkin. Người hùng của chúng ta nghe rõ mọi người đang kéo theo, chen lấn ra cửa, xô đẩy nhau, chàng lại nghe một điệp khúc rất rõ tất cả lặp đi lặp lại "Không có gì cả đâu" để trấn an chàng: "Đừng lo, Yakov Petrovich, bạn đang ở bên cạnh một người bạn xưa của bạn, bác sĩ Rutenspitz. Bạn chắc còn nhớ ông ta, Christian Ivanovich đấy".

    Rồi họ đi ra khỏi phòng, đến thang lầu sáng choang, nơi đó có một đám đông tụ tập. Đi xuống lầu, cửa ra sân mở rộng, Golyadkin thấy mình ở đó, trơ trọi với bác sĩ.

    Một cỗ xe với bốn con ngựa thở phì phò giận dữ đợi sẵn đó. Golyadkin thứ nhì nhảy ba bậc một xuống lầu, mặt tươi cười. Hắn tự ra mở cửa xe.

    Vị bác sĩ lạnh lùng mời Golyadkin thứ nhất lên xe, dầu thái độ đó thật sự không cần lắm vì lúc đó cũng có nhiều người tình nguyện giúp người hùng lên xe rồi.

    Trái tim Golyadkin như chùng xuống, chàng nhìn đằng sau, thấy thang lầu sáng choang đông nghẹt người, những cặp mắt tò mò nhìn chàng. Có cả Olsufy Ivanovich ngồi trên ghế vừa được mang xuống, theo dõi kỹ càng mọi diễn tiến với vẻ hài lòng. Mọi người chờ đợi. Khi Golyadkin quay đầu về phía họ, có tiếng xầm xì nóng nảy nổi lên.

    - Mong là không có gì tai hại trong tiệc này, không hại gì đến địa vị của tôi.

    Người hùng bấn loạn của chúng ta cố nói nhưng những lời của chàng khiến cho bao nhiêu người đang theo dõi ngẩng đầu lên tỏ vẻ phản đối. Nhưng chàng không sợ gì cả.

    Nước mắt Golyadkin trào ra.

    - Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng. Tôi hoàn toàn giao phó tôi cho... Christian Ivanovich.

    Chàng vừa nói đến đó, có tiếng la khoan khoái từ những người bên cạnh chàng rồi những người đứng đàng xa kia cũng hưởng ứng. Christian Ivanovich và Andrei Filipovich cầm tay Golyadkin, đẩy chàng vào xe, trong khi cái tên giống chàng, vẫn với cái bộ phản phúc của hắn, đi phía sau. Golyadkin nhìn mọi người lần chót, và như chú mèo con bị liệng vào thùng nước đá, nếu quý vị cho phép một sự so sánh, leo lên xe. Christian Ivanovich theo sau, ngồi cạnh chàng, cửa xe đóng sầm, ngọn roi trên tay người đánh xe veo véo rít lên, bầy ngựa lồng lộn và kéo cỗ xe chạy đi. Mọi người như thụt lùi lại sau Golyadkin, tiếng la hét của những kẻ thù đuổi theo chàng như một điệp khúc từ biệt. Lúc đầu chàng còn thấy những khuôn mặt mờ ảo sau cửa xe, dần dần những khuôn mặt đó biến mất. Chẳng bao lâu họ đã bỏ xa tất cả, trừ cái tên song sinh đáng ghét kia của Golvadkin, một tay thọc vào túi quần, đang phi ngựa theo, hết đập vào sườn xe bên phải lại đập sang bên trái, có lúc chộp lấy cửa xe, chồm người lên hôn từ biệt Golyadkin. Rồi hắn cùng thấm mệt, thưa dần trò đập vào xe, và biến mất như những người khác.

    Golyadkin thấy trái tim đau nhứt vô cùng. Máu dồn lên đầu làm tim đập mạnh. Chàng thấy khó thở, tìm cách mở nút cổ áo để ngực trần, cho tuyết, giá lạnh lùa vào, rồi chàng lại thiếp đi...

    Tỉnh dậy, chàng thấy đang được đưa đi trên một con đường xa lạ ngang qua một khu rừng tăm tối. Khung cảnh thật hoang vu trơ trọi. Bỗng chàng sợ đến tê người. Hai đốm tóe lửa, hai con mắt đang nhìn chàng trong bóng tối, đôi mắt nham hiểm của quỷ Satan. Không phải Christian Ivanovich. Ai vậy? Chính là Christian Ivanovich, nhưng không cùng một Christian Ivanovich. Đó là Christian Ivanovich khác, một Christian Ivanovich dễ sợ.

    - Bác sĩ, Christian Ivanovich, tôi... Tôi chả có sao cả.

    Chàng lúng túng run rẩy, mong cái mềm mỏng phục tòng của mình sẽ làm dịu bớt con người Christian Ivanovich đáng sợ kia đi.

    Christian Ivanovich nghiêm khắc trả lời, ghê rợn như một ông tòa tuyên án :

    - Anh sẽ được cấp một chỗ ở, với lửa, củi đốt, và việc làm xứng đáng hơn với anh.

    Người hùng của chúng ta kêu lên, ôm lấy đầu. Trời ơi, chàng đã cảm thấy việc này đến từ lâu lắm.


    Hết
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12

Chủ Đề Tương Tự

  1. Là Bóng Hay Là Hình
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-03-2018, 07:48 PM
  2. Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
    By sophienguyen in forum Thông Tin Y Học
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-18-2018, 01:15 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-09-2018, 12:05 PM
  4. Ý vắng bóng Cúp bóng đá thế giới 2018
    By sophienguyen in forum Thể Thao
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-15-2017, 01:01 AM
  5. Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
    By sophienguyen in forum Thông Tin Y Học
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-19-2017, 12:14 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •