Trung Quốc, Hồng Kông là hai nguồn hàng giả lớn nhất thế giới



Trung Quốc vẫn là nguồn hàng giả lớn nhất nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU), báo cáo của European Communism ngày 27/9 cho biết.


Hơn 31 triệu sản phẩm đã bị các quan chức hải quan EU tịch thu vào năm 2017, trong đó 73% có nguồn gốc từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo một báo cáo thường niên được công bố bởi European Communism vào ngày 27/9.

Nếu là hàng thật, tổng giá trị những hàng hóa này có thể lên đến 580 triệu Euro (15.518,9 tỷ VNĐ), The Epoch Times đưa tin.



Các loại kính đeo mắt với những nhãn hiệu "xịn" được bay bán đầy mặt đường.


Loại mặt hàng bị làm giả nhiều nhất là sản phẩm thực phẩm (24%), tiếp theo là đồ chơi và thuốc lá, lần lượt là 11% và 9%, mặt hàng quần áo bị tịch thu chỉ chiếm 7%.

Cũng theo báo cáo, Hồng Kông ở vị trí thứ 2 trong danh sách nguồn cung hàng giả, với khoảng 10% sản phẩm giả, nguồn cung lớn thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ, với gần 5% tổng số.

Hồng Kông và Trung Quốc được ghi nhận là hai nguồn xuất khẩu lớn nhất cho mặt hàng điện thoại di động và phụ kiện, đĩa CD và DVD, và văn phòng phẩm như hộp mực, mực in, nhãn, thẻ và nhãn dán.



Viagra loại thuốc dễ bán nên bị làm giả rất nhiều. AFP



“Liên minh Hải quan của EU có trách nhiệm đi tiên phong trong việc bảo vệ công dân trước hàng giả, hàng nhái và các mặt hàng có tính nguy hiểm cao”, ông Pierre Moscovici, báo cáo trích lời Cao ủy EU về các vấn đề kinh tế và tài chính cho biết.

“Dừng nhập khẩu hàng giả vào EU cũng giúp hỗ trợ công ăn việc làm và phát triển nền kinh tế nói chung. Liên minh châu Âu ủng hộ sở hữu trí tuệ và sẽ tiếp tục chiến dịch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cũng như bảo vệ doanh nghiệp khỏi các hành vi xâm hại quyền lợi của họ”, ông Moscovici bổ sung.

Ngoài châu Âu, thị trường Mỹ là một trong những điểm đến quan trọng của hàng giả. Theo một báo cáo năm 2017 về việc thu giữ hàng giả của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, tổng giá trị hàng giả có xuất xứ từ Hồng Kông và Trung Quốc bị thu giữ bởi các nhân viên hải quan là khoảng 940 triệu USD nếu đó là hàng thật.

Kinh tế Đức thiệt hại khoảng 30 tỷ euro (khoảng 36,7 tỷ USD) mỗi năm vì hàng giả, theo một báo cáo của Deutsche Welle.

Chỉ tính riêng năm 2016, các quan chức hải quan châu Âu đã thu giữ hơn 41 triệu sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, ước đạt giá trị 670 triệu euro (khoảng 820 triệu USD), theo Aktion Plagiarius, Trung Quốc là nước xuất xứ hàng đầu cho những hàng hóa đó.

Washington đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc là chủ nghĩa bảo hộ lâu đời và kẻ trộm khổng lồ đối với sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ.

Trong tháng Bảy, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã công bố một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU, trong đó cả hai bên sẽ “hành động hướng tới không thuế, không có hàng rào phi thuế quan, và không trợ giá đối với hàng hóa công nghiệp không tự động” theo một tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo.

Minh Hạnh ( DKN )
5-10-2018