Dự án 10.000 tỷ chống ngập “mắc cạn”, ai đã “ăn ốc” bắt dân “đổ vỏ”?


Đã 6 tháng trôi qua sau khi dự án chống ngập 10.000 tỷ chính thức “bất động”, đến nay vẫn chưa thấy phía TP.HCM lẫn chủ đầu tư dự án là Trung Nam Group có bất kỳ dấu hiệu ấn nút khởi động. Số phận của dự án ngốn tới 10.000 tỷ cũng lênh đênh như hàng triệu người dân thành phố mỗi lần thành phố rơi vào cảnh ngập lụt. Rốt cuộc, 10.000 tỷ đã trôi đi đâu, phải chăng có kẻ đã “ăn ốc” bắt toàn dân thành phố phải “đổ vỏ”?

Năm 2016, dự án “giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu” 10.000 tỷ đồng được khởi công cùng những tuyên bố đanh thép từ nhà đầu tư là công ty TNHH Trung Nam (Trung Nam Group) khiến hàng triệu người dân cảm thấy khấp khởi vui mừng.


Một dự án khủng được quảng cáo sẽ có tới 6 cống ngăn triều và 3 trạm bơm, một tuyến đê xung yếu ngăn không cho triều xâm nhập vào trung tâm Thành phố dài trên 60 km. Trung Nam Group đã reo rắc một niềm hy vọng cho người dân về một viễn cảnh đường sá khô ráo , sạch đẹp, không còn phải lội bì bõm, thậm chí là trôi mất xác ở TP lớn nhất nước. Thế nhưng, đó mãi là giấc mơ hão huyền không có thực!

Ngay từ khi dự án này manh nha, Trung Nam Group đã “thòm thèm” miếng đất vàng rộng 20.000m2 tại vị trí đắc địa ở quận 7 theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng). Tuy nhiên, trước tình trạng ngập lụt nặng nề diễn ra triền miên ở TP, Thủ tướng khi đó đã chỉ đạo đồng ý cho UBND TP.HCM thanh toán bằng tiền tươi (ngân sách) đối với phần chênh lệch quỹ đất và được áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư để triển khai. Tức không cần thông qua đấu thầu, Trung Nam Group đã nhiễm nhiên được chọn bất kể khi đó vốn điều lệ của công ty này chỉ vỏn vẹn 3.000 tỷ đồng, chưa kể còn lọt danh sách nợ xấu ở ACV chỉ với 50 triệu đồng mà không trả nổi. Hẳn đã có chuyện “đi đêm” để một doanh nghiệp “yếu tài chính” như Trung Nam Group dễ dàng “nắm” cả dự án khủng trị giá 10.000 tỷ?

Kết quả hiển nhiên dễ thấy: Tới tháng 4/2018, phía Trung Nam Group tuyên bố dừng dự án vì THIẾU VỐN. Đến tháng 9/2018 khi bị Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt, thuộc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) vạch trần thủ đoạn tri trá của Trung Nam Group khi THAY THÉP NHẬT BẰNG THÉP TRUNG QUỐC, Trung Nam Group và TP.HCM lại đổ lỗi cho việc “treo cẩu” dự án chống ngập cho bên tư vấn giám sát hợp đồng.


Chủ đầu tư dự án 10.000 tỷ: ‘Dùng thép Trung Quốc để tối ưu thiết kế’


Người đứng đầu Công ty Trung Nam cho rằng Công ty Meinhardt đã “vu” cho chủ đầu tư tự ý thay đổi vật liệu thép và cố tình lờ đi hồ sơ điều chỉnh của tư vấn thiết kế, đưa những thông tin sai lệch, tạo dư luận xấu. Thậm chí, Trung Nam Group còn cho báo chí đào mộ những thông tin xấu gây bất lợi cho Công ty Meinhardt rằng đơn vị này đang nợ hơn 33,6 tỷ đồng tiền thuế. Phải chăng bị Công ty Meinhardt vạch mặt, Trung Nam Group vội vàng chơi trò đổ vấy, bôi nhọ Công ty Meinhardt để che lấp hành vi mua thép Trung Quốc với giá cao hơn gấp đôi so với thép Nhật (giá thép dội lên từ 247 tỷ lên 514 tỷ đồng)?

Thậm chí, một số nhân viên của Công ty Meinhardt còn nhận được những lời đe dọa từ các đối tượng xã hội khiến họ phải làm việc trong trạng thái bất an và đã có trường hợp xin nghỉ việc vì không chịu được sức ép đe dọa… Có lẽ việc đưa ra ánh sáng những sai phạm của Trung Nam Group đã khiến Meinhardt rơi vào cảnh “sống dở chê.t dở”?

Cần lưu ý ở chỗ, chỉ cần thay đổi thép Nhật bằng thép dỏm của TQ đã giúp Trung Nam Group hốt không 267 tỷ đồng. Khi được hỏi về hành động mờ ám này, Trung Nam Group lại “đá bóng” sang cho Sở NN-PTNN “việc thay đổi đã nhận được sự phê chuẩn của Sở NN-PTNN”. Sở NN-PTNN đứng ra bênh vực “Các loại vật liệu thép được đơn vị tư vấn thiết kế… có các chỉ tiêu cơ, hóa tính tương đương với thép được thay thế”. Ủa tương đương vậy sao không chọn thép Nhật rẻ hơn mà lại chọn thép TQ có giá đắt gấp đôi? Muốn chấm mút thì cũng phải khéo léo hơn chứ lồ lộ như vậy dân họ cười cho!



Sau suốt một thời gian dài trì trệ, cuối cùng dự án này cũng bị Kiểm toán nhà nước vạch trần những sai phạm nghiêm trọng của nó: Lựa chọn nhà đầu tư BT (Trung Nam Group) chưa đáp ứng đầy đủ năng lực theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Công tác lập, thẩm định, và phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án đã xảy ra sai sót…làm tăng tổng mức đầu tư số tiền hơn 402 tỷ đồng; … Kết quả: Kiểm toán Nhà nước yêu cầu xử lý tài chính số tiền hơn 691,73 tỷ đồng đối với Trung Nam Group.

Đáng chú ý, KTNN còn chỉ đích danh sai phạm của UBND TP.HCM: “UBND TP đã chấp thuận tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất là 16%/tổng vốn đầu tư của Dự án, tăng 1% so với tỷ lệ trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt (15%)”. Vậy 1% dôi ra đó trôi về túi của ai, chắc ai cũng hiểu?

Một dự án mà cả UBND TP lẫn doanh nghiệp đều chỉ chăm chăm chấm mút thì liệu đến bao giờ mới hoàn thành? Tiền thì đã nuốt, nhưng số phận của cái dự án dở dang ấy vẫn còn đang “treo lơ lửng” không có hồi kết. Doanh nghiệp thì kêu THIẾU VỐN, Tư vấn giám sát thì bị ĐE DỌA, người cầm trịch ở giữa là TP lại DÙNG DẰNG, khiến dự án không thể nhúc nhích. Hệ quả ai gánh?

Chẳng cần bão, chỉ cần một trận mưa rào, 9 triệu người dân thành phố lại gồng mình lên gánh chịu những cơn “hồng thủy”. Kẹt xe, bệnh tật vì nước bẩn, người chê.t trôi,… cuộc sống của hàng triệu người dân bị đảo lộn chỉ vì một trận mưa. Liệu có đáng? Bỏ ra 10.000 tỷ tiền của dân chỉ để cho bọn “trục lợi” ngụp mặt húp, đến khi không còn gì để đớp thì “bỏ con giữa chợ”, dân có chịu được không, có căm phẫn không?

Mai Phương
Bão Lửa -28/11/2018