Dân phải gánh hàng trăm nghìn tỷ nợ công để “bảo toàn” sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất của nhóm lợi ích?



Mấy hôm nay, các ĐBQH rộn ràng thảo luận về việc đào đâu ra kinh phí gần 350 nghìn tỷ đồng để làm sân bay Long Thành trong bối cảnh ngân sách chẳng còn là bao, nợ công thì bị tàn phá bới những dự án “chỉ có đổ tiền vào” chứ không có rút ra. Giải pháp mà các vị ấy “gật gù” đồng ý là mượn tiền của Trung Quốc – thằng giặc đang lăm le bờ cõi Việt Nam, đang nhòm ngó ngành hàng không của ta để làm dự án. Và tất nhiên các vị ấy đều biết “cái giá” phải trả để dùng tiền Tàu Cộng đâu có rẻ, cứ nhìn bài học Cát Linh Hà Đông, rồi hàng chục dự án kinh tế của các “quả đấm thép” đang chết chìm trong đống nợ nần, chuẩn bị gán tài sản, bán đất để trả nợ thì biết. Thế mà không hiểu sao, phần lớn quan Nghị lại đồng tình?

Âm mưu “dời Tân Sơn Nhất về Long Thành” sẽ đạt được những mục tiêu ‘một ăn ba’ nếu thành công: ‘xả hàng’ đến 5.000 ha đất xung quanh sân bay Long Thành với giá trên trời, ăn đậm ODA vay từ Trung Quốc và ‘hô biến’ đất vàng sân bay TSN.


Nhóm lợi ích đang đẩy mạnh chiến dịch đầu tư xây dựng sân bay Long Thành càng sớm càng tốt. Khi được hỏi đến vấn đề “đầu tiên – tiền đâu?” thì các vị ấy tỉnh như ruồi: Tiền vay Trung Quốc chứ đâu?. Khi hỏi đến tiền đâu để trả nợ, các vị ấy tiếp tục bơ và vẽ ra những điều tốt đẹp mà sân bay Long Thành mang lại cho dân, cho đất nước. Thế nhưng, các vị ấy lại chẳng nói cái lợi ích lớn nhất mà Long Thành mang đến cho chính nhóm lợi ích: xả hàng hơn 5.000 hecta đất xung quanh sân bay Long Thành với giá trên trời, ăn đậm ODA vay từ Trung Quốc (có tiết lộ lên đến 30-50%), và phù phiếm đất vàng sân bay Tân Sơn Nhất thành một khu phức hợp giải trí có giá trị hàng chục tỷ đô, ăn sống tài nguyên đất nước chỉ bằng vài văn bản chuyển nhượng…

Vào tháng 3/2017, một bài viết trên Facebook Chống quan tham còn nêu ra một khả năng cực kỳ đáng lo ngại: một khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động và toàn bộ hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về sân bay Long Thành, 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ rơi vào tay đại gia Dương Công Minh, biệt danh là Minh Xoài. Dù chưa biết khả năng này có xảy ra hay không, nhưng những gì mà người ta biết về đại gia Dương Công Minh có thể gây ra mối nghi ngờ và sợ hãi đến mất ngủ về nhân vật này.


Hiện tượng rõ ràng nhất là ông Minh đã chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất từ nhiều năm qua. Dự án sân golf cũng do Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ đồng….

Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí theo một nhà báo có thâm niên trong ngành hàng không, chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm “đầu độc” người dân TP HCM bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm. Những điều này cho thấy, quyền lực của nhóm ăn đất sân bay này quả nhiên không hề đơn giản. Thậm chí, chúng đứng trên luật pháp, và cả hiến pháp Việt Nam để trục lợi.

Thế thì, người ta xây gì trong sân bay? Bất chấp dân chúng chen lấn tại các cửa ngõ sân bay, máy bay kẹt từ trên trời xuống dưới đất thì bên trong sân golf “tận dụng đất” này, ngay sát vòng lượn của máy bay, Chủ đầu tư Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh đã “dựng lên” khu chung cư cao tầng với hàng ngàn căn hộ, trung tâm thương mại và khách sạn chuẩn 5 sao, cũng như khu biệt thự sang trọng với khoảng 54 căn. Chưa kể cụm trường mẫu giáo, cấp 1, 2 nhằm đáp ứng chỗ học cho các hộ dân trong dự án và khu vực.



Nếu như có ý định trả lại đất, người ta đã không xây căn hộ chung cư cao cấp ngay trong lòng sân golf thế này



Để tăng sức hấp dẫn cho dự án, chủ đầu tư còn ưu ái thêm những chiếc máy bay đang chuẩn bị cất/ hạ cánh trên đường băng cho sinh động


Nếu như chỉ là “tận dụng đất” thì tại sao lại có hẳn 8 lô chung cư với 1.000 căn hộ, 54 căn biệt thự cao cấp, khách sạn 5 sao? Tại sao sân bay thì chật hẹp, không có chỗ để di chuyển, máy bay xếp hàng chờ hàng tiếng đồng hồ thì ở phía bên kia hàng rào người ta lại chuẩn bị những cao ốc chọc trời, biệt thư cao cấp, trường học, khách sạn 5 sao để phục vụ cho giới đại gia, mà khu đất này vốn trước kia thuộc về sân bay TSN do “đất dư” nên cho tư nhân mượn tận dụng. Nghe có hài hước, đau đớn quá không? Ai đã cấp phép thông qua dự án này?

Với 54 biệt thự, 1 khách sạn 5 sao cho thuê, riêng cụm 8 tòa chung cư Airport Tower view cao 12 tầng với hàng ngàn căn hộ cao cấp, nằm trong sân golf Tân Sơn Nhất, thuộc phần đất quốc phòng (công thổ quốc gia), cách đường băng sân bay vài trăm mét đã được mời chào công khai qua hợp đồng “mua đứt bán đoạn” trên mạng truyền thông như sau:




Vậy là dù sân bay Long Thành chưa mọc lên thì nhóm lợi ích đã kịp “ăn” mấy trăm hecta đất vàng sân bay Tân Sơn Nhất để bức tử sân bay sầm uất bậc nhất Việt Nam này, rồi kịp cắm lên đó hàng trăm căn biệt thự triệu đô, khách sạn 5 sao hoành tráng, hàng nghìn căn hộ bán đứt cho dân để loại trừ khả năng “nhổ bỏ” được các công trình này. Tiền đã vào túi các đại gia và nhóm lợi ích thì “nhả ra” là một yêu cầu bất khả thi.

Thôi thì, dân phải chịu khó gánh thêm khoản nợ vài trăm nghìn tỷ đồng để nhóm lợi ích xây sân bay Long Thành. Số phận Tân Sơn Nhất đã được định đoạt, không khác gì hàng trăm mảnh đất quốc phòng, đất công sản trên đất nước này dần rơi vào túi quan tham, các nhóm lợi ích và đại gia BĐS. Trên đất nước này, chỗ nào “thơm” đều dành cho các đại gia, cán bộ; còn chỗ nào “thúi” thì được ưu tiên dành hết cho dân. Luôn luôn là thế!


Bão Lửa