Trung Quốc tra tấn người dân rồi lấp liếm đưa đến khu vực dành cho người nhiễm COVID-19





Công an Trung Quốc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc sau ngày 20/7/1999 (ảnh: minghui.org).

Ông Công Phong Cường ở Trung Quốc bị tra tấn đến mức mất ý thức, rồi bị đưa đến khu cách ly dành cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 để che giấu vụ việc.

Theo Minghui.org, ông Công Phong Cường (Gong Fengqiang), 48 tuổi ở huyện Yilan, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã bị bắt phi pháp vào ngày 27/12/2019. Ông là người tập Pháp Luân Đại Pháp.

Trong khi bị giam giữ, ông bị tra tấn đến bất tỉnh. Sau đó để che đậy vụ việc, ông đã bị đưa đến khu cách ly dành cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19. Hiện tại, không ai được vào thăm.

Trong hơn 20 năm qua, kể từ năm 1999 khi chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, ông Cường đã bị đuổi việc, bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai năm vào năm 2001 và nhận án tù 5 năm vào năm 2007. Ông bị suy sụp tinh thần và mất thính lực sau khi bị bức thực, bị đánh và không được dùng nhà vệ sinh trong trại giam.

Khi được tạm trả tự do vì sức khỏe quá yếu vào tháng 12/2008, ông bị mất trí nhớ và không thể nhận ra người thân. Ông không thể tự nói chuyện, ăn, hoặc tự chăm sóc bản thân. Ông thường xuyên bị ngất. Nước tiểu của ông có màu trắng đục, bị đau ngực liên tục và khó thở. Ông cũng bị đổ mồ hôi thường xuyên đến nỗi ướt đẫm giường và quần áo.




Ảnh trái: ông Cường trong bức ảnh cưới. Ảnh phải: một tháng sau khi ra tù (ảnh: minghui.org).

Sau khi sức khỏe phục hồi, ông Cường và gia đình liên tục bị cảnh sát quấy rối. Vào ngày 27/12/2019, ông Cường lại bị bắt giữ sau khi vợ ông mới qua đời được 20 ngày. Bà vợ bị ngã dẫn đến tử vong khi bà cố gắng trốn thoát khỏi sự bắt bớ của cảnh sát. Bà cũng là người tập Pháp Luân Đại Pháp.

Trước đó, Tổ chức nhân quyền Freedom House vào năm 2017 có báo cáo mô tả mức độ đàn áp những người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc là “rất tàn bạo”. Chiến dịch đàn áp đã được đưa ra vào ngày 20/7/1999 bởi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, do lòng đố kỵ khi số người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc ở thời điểm đó rất lớn, vào khoảng 100 triệu người.

Báo cáo cho biết cuộc đàn áp đã mang lại nhiều lợi ích cho một số quan chức Trung Quốc, thông qua lao động cưỡng bức, tống tiền gia đình (nếu họ muốn người thân được giảm án tù hoặc được trả tự do) và tiền bán nội tạng.

Nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã được nhiều hãng truyền thông đưa tin rộng rãi trong những năm qua, đặc biệt vào tháng 6/2019, khi một tòa án độc lập ở Anh Quốc đưa ra phán quyết khẳng định chính quyền Trung Quốc đang giết hại những công dân vô tội để lấy nội tạng cho ngành cấy ghép siêu lợi nhuận.

Chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc họ bảo trợ cho hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức, tuy nhiên không đưa ra được bằng chứng hay giải thích nào để bác bỏ các báo cáo điều tra quốc tế trong những năm qua về vấn nạn này.

Trong khi giới chức Bắc Kinh đang lấp liếm những điểm bất thường về ngành cấy ghép tạng, thì đất nước Trung Quốc đang trải qua một trận đại ôn dịch chưa từng có. Virus COVID-19 tính đến ngày 13/2 đã làm tử vong 1.365 người.


Số người chết thực tế có thể còn cao hơn vì nhiều nguồn tin cho rằng chính quyền Trung Quốc đang tìm cách che giấu mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh COVID-19.


DKN