Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Muốn được hạnh phúc đến mức độ nào, ta phải có đau khổ đến mức độ đó.
Edgar Poe
Trang 6 / 6 ĐầuĐầu ... 456
Results 51 to 59 of 59

Chủ Đề: Lưới Điện Tử Thần

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose Lưới Điện Tử Thần

    Lưới Điện Tử Thần

    Tác giả :Jeffery Deaver

    Người dịch: Đinh Minh Hương





    Jeffery Deaver được vinh danh là một trong những tác giả ăn khách nhất thế giới. Tiểu thuyết của ông đã xuất hiện trong danh sách những tiểu thuyết bán chạy nhất của tờ New York Times, Times of London, Sydney Moming Herald, Los Angeles Times và Corriere della Sera của Ý. Sách của ông xuất bản tại một trăm năm mươi quốc gia và được dịch ra hơn hai mươi lăm ngôn ngữ.

    Ông đã đạt được nhiều giải thường cao quý cho các tác phẩm xuất sắc của mình. Các cuốn sáchThe Bodies Left Behind, The Broken Window(đã được BachvietBooks xuất bản tại Việt Nam với tựaDữ liệu tử thần) đều được Hiệp hội các nhà văn viết truyện kinh dị quốc tế bầu chọn là cuốn sách của năm. Ông đã ba lần chiến thắng giải thưởng Ellery Queen Readers Award dành cho truyện ngắn xuất sắc nhất. CuốnThe Cold Moon(được BachvietBooks xuất bản tại Việt Nam với tựaTrăng lạnh) đã được Hiệp hội tác giả truyện kinh dị Nhật Bản và tạp chí Kono Mystery Wa Sugoi bầu chọn là cuốn sách của năm. Thêm vào đó, Hiệp hội sách viễn tưởng phiêu lưu Nhật Bản đã trao giải Grand Prix cho cuốn The Cold Moon và Carte Blanche

    Gần đây ông đã lọt vào danh sách đạt giải thưởng ITV3 dành cho những tác giả truyện kinh dị xuất sắc nhất thế giới. Ngoài ra ông còn được đề cử cho giải thưởng Anthơny, giải thưởng Gumshoe và giải Edgar lần thứ 7 của Hiệp hội các nhà văn viết truyện bí ẩn của Mỹ. Nhiều cuốn sách của ông đã được chuyển thể thành phim (A Maiden” s Grave, The Bone Collector- được BachvietBooks phát hành tại Việt Nam với tựaKẻ tầm xương, The Devil” s Teardrop- được BachvietBooks xuất bản tại Việt Nam với tựaGiọt lệ quỷ).

    Với vốn hiểu biết phong phú và kinh nghiệm sống của mình, Jeffery Deaver cũng là diễn giả thường xuyên ở hàng trăm hội nghị văn Chương trên toàn thế giới, bao gồm Liên hoan sách quốc tế Edinburgh, Liên hoan văn học Emirates, Hội nghị các cây viết quốc tế xuất sắc...

    Lưới điện tử thần(The Buming Wire) là tác phẩm thứ chín trong series tiểu thuyết trinh thám về thám tử tài ba Lincoln Rhyme của Jeffery Deaver. Cuốn sách đánh dấu sự trở lại của Lincoln Rhyme trong hành trình lần theo dấu vết của tên tội phạm với cách lựa chọn vũ khí khiến cả New York phải tê liệt trong nỗi khiếp sợ, đồng thời tiếp diễn cuộc đấu trí dai dẳng giữa anh và tên tội phạm khét tiếng Thợ Đồng Hồ đã mấy lần thoát khỏi tay anh.

    ° ° °

    Một thứ vũ khí vô hình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi. Không có nó, xã hội hiện đại sẽ rơi vào trì trệ. Đó chính là mạng lưới điện. Kẻ giết người đã lợi dụng mạng lưới điện ấy và lái những tia hồ quang điện cực lớn với điện áp cao cùng luồng nhiệt thiêu đốt đến nỗi sắt thép phải tan chảy, còn nạn nhân của hắn thì bốc cháy. Hoặc hắn sẽ đấu nối lại vài đường dây điện trong văn phòng hoặc nhà một ai đó để ngay cả bồn tắm, chậu rửa bát, bàn phím máy tính hay thậm chí một chiếc đèn bàn đom giản cũng có thể giết người.

    Khi cuộc tấn công kinh hoàng đầu tiên xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, biến một chiếc xe buýt thành một đống kim loại nóng chảy, giới quan chức ngay lập tức lo sợ về nguy cơ khủng bố. Lincoln Rhyme, cùng những cộng sự của mình, được yêu cầu đảm trách vụ việc.

    Nhưng những vụ tấn công vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thành phố New York với tốc độ đáng sợ, và khi những lá thư yêu cầu kinh hoàng bắt đầu xuẩt hiện, nhóm điều tra buộc phải làm việc một cách tuyệt vọng, chạy đua với thời gian cùng những bằng chứng pháp y ít ỏi một cách đáng bực mình để cố tìm ra kẻ giết người. Hay liệu đó cỏ phải kẻ giết người... ?


    Ba mươi bảy tiếng đồng hồ trước Ngày Trái đất

    I. NGƯỜI KHẮC PHỤC SỰ CỐ
    "Tính từ cổ trở xuống, người ta chỉ đáng giá vài đô la mỗi ngày. Nhưng từ cổ trở lên, người ta đáng giá với bất cứ thứ gì trí óc người ta mang lại được."

    THOMAS ALVA EDISON


    Chương 1
    Ngồi trong trung tâm điều khiển thuộc khu Liên hợp Điện lực và Chiếu sáng Algonquin trải dài trên bờ sông Đông ở quận Queens của New York, nhân viên giám sát ca sáng chau mày nhìn dòng chữ màu đỏ đang nhấp nháy trên màn hình máy tính.

    Sự cố nghiêm trọng.

    Bên dưới dòng chữ là những chữ số đứng im, biểu thị thời gian chính xác: 11: 20: 20: 003 sáng.

    Ông ta đặt chiếc cốc giấy đựng cà phê xuống, nó màu trắng và xanh lam in hình vẽ cứng nhắc các vận động viên Hy Lạp. Rồi ông ta ngồi thẳng lưng trên chiếc ghế xoay kêu cót két.

    Nhân viên của trung tâm điều khiển thuộc công ty điện lực này, mỗi người ngồi trước một máy trạm cá nhân, giống như nhân viên điều khiển không lưu vậy. Căn phòng rộng lớn với đèn đóm sáng trung, và chi phối không gian là một màn hình phẳng khổng lồ, báo cáo tình hình hoạt động của lưới điện Liên kết Đông Bắc cung cấp điện cho cả New York, Pennsylvania, New Jersey lẫn Connecticut. Kiến trúc và bài trí trong trung tâm điều khiển khá hiện đại, nếu hiện tại là năm 1960.

    Người kỹ sư giám sát nheo mắt ngước nhìn màn hình hiển thị điện năng chuyển về từ các nhà máy phát điện trên khắp đất nước: các tua-bin hơi nước, các lò phản ứng hạt nhân, đập thủy điện trên thác Niagara. Ở một phần nhỏ xíu của đĩa mì sợi mô tả các đường điện này, có cái gì đó đang trục trặc. Một vòng tròn màu đỏ đang nhấp nháy

    Sự cố nghiêm trọng...

    "Có vấn đề gì nhỉ ?" Người kỹ sư giám sát hỏi. Đó là một người đàn ông tóc muối tiêu, phần bụng săn chắc dưới lớp áo sơ mi cộc tay màu trắng, và ba mươi năm kinh nghiệm trong ngành điện lực, ông ta gần như tò mò. Mặc dù thi thoảng vẫn có đèn báo sự cố nghiêm trọng, nhưng những sự cố nghiêm trọng thực sự rất hiếm khi xảy ra.

    Một kỹ thuật viên trẻ đáp, "Có thông báo sập điện toàn bộ. Trạm MH-12"

    Tối tăm, bụi bặm và không người điều khiển, Trạm 12 của Liên hợp Algonquin nằm ở khu Harlem - MH là ký hiệu cho Manhattan - là một trạm chính trong khu vực. Nó tiếp nhận dòng điện 138.000 volt và cho dòng điện chạy qua các máy biến áp, giảm xuống còn mười phần trăm, được chia ra, rồi tỏa đi theo đường dây.

    Một thông báo nữa xuất hiện.

    MH-12 gián tuyến. MH-17, MH-10, MH-13, NI-18 cung cấp điện cho khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng.

    "Chúng ta phải chuyển đường tải." Ai đó kêu lên một cách thừa thãi.

    Khi Trạm 12 sập, máy tính tự động đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách chuyển điện từ những trạm khác đến.

    "Không để mất đồng bộ, không để sụt áp." Một kỹ thuật viên khác kêu to.

    Điện trên lưới điện cũng giống như nước chảy vào nhà qua đường ống chính duy nhất, sau đấy chảy ra qua nhiều vòi. Khi một vòi bị khóa, áp lực ở các vòi khác tăng lên. Điện cũng giống như vậy tuy nó chuyển động nhanh hơn nước nhiều, gần bảy trăm triệu dặm mỗi giờ. Và vì nhu cầu về điện của thành phố New York rất lớn, điện áp - tương đương áp lực nước - ở các trạm gánh thêm phụ tải sẽ tăng lên.

    Nhưng toàn bộ hệ thống được thiết kế là nhằm giải quyết những tình huống như thế này, và các đồng hồ chỉ điện áp vẫn hiển thị màu xanh lá cây.

    Tuy nhiên, điều khiến người kỹ sư giám sát băn khoăn là tại sao aptomat ở Trạm 12 lại sập.

    "Cử một thợ sửa chữa đến Trạm 12 đi. Có thể là đứt cáp. Hay chập..."

    Vừa lúc ấy, chiếc đèn đỏ thứ hai bắt đầu nhấp nháy.

    Sự cố nghiêm trọng.

    NJ-18 gián tuyến.

    Một trạm biến áp khu vực nữa, ở gần Paramus, New Jersey, lại sập. Đó là một trong những trạm gánh thêm phụ tải cho Trạm 12.

    Người kỹ sư giám sát bật một tiếng nửa như cười nửa như ho. Ông ta chau mày bối rối. "Cái quái quỷ gì đang diễn ra vậy ? Phụ tải vẫn ở dung sai cho phép mà."

    "Tất cả các thiết bị cảm biến và đèn báo đều đang hoạt động." Một kỹ thuật viên nói to.

    Người kỹ sư giám sát nhìn chằm chằm lên màn hình, chờ đợi bước logic tiếp theo: Nó cho biết trạm - hoặc những trạm - mới nào sẽ làm việc thay Trạm NJ-18.

    Tuy nhiên, không có thông báo nào xuất hiện.

    Chỉ còn ba trạm ở Manhattan, 17,10 và 13, tiếp tục cung cấp điện cho hai khu vực của thành phố mà nếu không thì sẽ bị chìm trong bóng tối. Chương trình máy tính đang không làm việc đáng lẽ nó phải làm: đưa điện từ những trạm khác đến. Hiện giờ, lượng điện vào và ra ba trạm kia đang đột ngột tăng lên.

    Ngươi kỹ sư giám sát vò bộ râu quai nón, và sau khi chờ đợi một trạm khác đăng nhập hệ thống, nhưng vô ích, thì đưa ra mệnh lệnh cho tổ trưởng trợ lý của mình, "Thao tác bằng tay đi, đưa điện vào khu vực phía đông Trạm 12."

    "Rõ."

    Một lát sau, người kỹ sư giám sát gắt, "Này, làm đi."

    "Ừm... Tôi đang cố."

    "Đang cố. Cậu bảo đang cố là sao ?". Cái việc chỉ cần vài nhát gõ bàn phím đơn giản.

    "Bảng phân phối không nhận lệnh."

    "Không thể nào !" Người kỹ sư giám sát bước mấy bước ngắn đến chỗ máy tính của kỹ thuật viên. Ông ta gõ những lệnh mà bản thân dù đang ngủ cũng gõ được.

    Không có gì.

    Các đồng hồ chỉ điện áp đã hết mức màu xanh. Màu vàng bắt đầu hiện lên.

    "Thế này không ổn rồi." Ai đó lẩm bẩm. "Thế này là có vấn đề”

    Người kỹ sư giám sát chạy trở về bàn, thả mình vào ghế. Thanh granolavà cái cốc in hình vẽ vận động viên Hy Lạp rơi xuống sàn.

    Rồi một quân domino nữa cũng rơi xuống. Chấm đỏ thứ ba, giống như mắt con bò tót hướng thẳng vào mục tiêu của mình, bắt đầu nhấp nháy, và màn hình SCADAlạnh lùng hiện lên dòng thông báo:

    Sự cố nghiêm trọng.

    MH-17 gián tuyến.

    "Không, không phải một trạm nữa chứ !" Ai đó thì thào.

    Và, giống như lúc trước, không xuất hiện trạm nào khác giúp đáp ứng nhu cầu cực lớn của người dân New York về điện. Hai trạm đang làm công việc của năm trạm. Nhiệt độ đường dây vào và ra hai trạm đang tăng lên, các vạch chỉ mức điện áp trên màn hình lớn đã chuyển hẳn sang màu vàng.

    MH-12 gián tuyến. NJ-18 gián tuyến. MH-17 gián tuyến. MH-10, MH-13 cung cấp điện cho các khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng.

    Người kỹ sư gỉám sát gắt, "Lấy thêm điện từ đâu đấy cho các khu vực này. Tôi không cần biết mọi người làm cách nào. Bất kỳ đâu cũng được."

    Một nữ nhân viên phụ trách buồng điều khiển gần đó nhanh chóng đứng dậy. "Tôi có bốn mươi nghìn. Tôi đang khai thác các đường dẫn nhánh từ Bronx."

    Một người khác lấy điện từ Connecticut.

    Có lẽ họ sẽ kiểm soát được tình huống này. "Nữa đi !"

    Nhưng sau đấy, người phụ nữ lấy điện từ Bronx chợt nghẹn lời nói, "Khoan đã, đường truyền tự giảm xuống còn hai mươi nghìn. Tôi không biết tại sao."

    Điều này đang diễn ra trên toàn bộ hệ thống. Ngay khi một kỹ thuật viên đưa được chút điện về thì nguồn cung cấp từ một vị trí khác lại cạn sạch.

    Và tất cả vở kịch này đang triển khai với tốc độ nghẹt thở.

    Gần bảy trăm triệu dặm mỗi giờ...

    Lại một vòng tròn màu đỏ nữa, một vết thương do đạn bắn.

    Sự cố nghiêm trọng.

    MH-13 gián tuyến.

    Chuyện này tương tự một hồ chứa nước khổng lồ đang cố đổ ra qua cái vòi duy nhất bé tí tẹo, kiểu như vòi lấy nước ở cửa tủ lạnh. Điện áp vào Trạm MH-10, nằm trong tòa nhà cũ kỹ ở phố Năm mươi bảy mạn Tây thuộc hạt Clinton, quận Manhattan, đã tăng gấp bốn, năm lần bình thường, và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Các aptomat sẽ sập bất cứ lúc nào, ngăn chặn xảy ra cháy nổ, nhưng sẽ trả phần lớn Midtownvề thời thuộc địa.

    Và rồi, "Ôi, Jesus, lạy Chúa !" Ai đó kêu lên.

    Người kỹ sư giám sát không biết ai đã kêu lên, tất cả đều đang nhìn chằm chăm vào màn hình của mình, đầu chúi hết xuống, sững sờ. "Cái gì thế ?" Ông ta giận dữ quát "Tôi không muốn tiếp tục nghe những câu kiểu ấy nữa. Nói cho tôi xem nào !"

    "Chế độ cài đặt aptomat ở Manhattan-Mười ! Nhìn kìa ! Những cái aptomat !"

    Ôi, không. Không...

    Các aptomat ở MH-10 đã bị cài đặt lại. Giờ chúng cho phép mức tải gấp mười lần mức tải an toàn.

    Nếu trung tâm điều khiển Algonquin không nhanh chóng giảm được áp lực của điện áp đang tấn công Trạm MH-10, các đường dây và bảng phân phối trong trạm sẽ cho phép một cơn lũ điện mạnh chí tử ào vào. Trạm sẽ nổ tung. Tuy nhiên, trước khi điều ấy xảy ra, dòng điện sẽ chạy qua các dây dẫn nhánh vào các hộp biến áp chôn dưới đất rải rác khắp những khối phố phía nam Trung tâm Lincoln, vào lưới điện của các tòa văn phòng và cao ốc lớn. Một số aptomat sẽ ngắt mạch, nhưng một số aptomat và bảng điện già nua hơn sẽ nóng chảy thành những cục kim loại dẫn điện, để dòng điện đi tiếp, bốc cháy và chập nổ thành những cung lửa điện có thể thiêu chết bất cứ ai ở gần các thiết bị điện hay ổ cắm trên tường.

    Người kỹ sư giám sát lần đầu tiên nghĩ tới: Khủng bố. Một vụ tấn công khủng bố. Ông ta hét lên, "Gọi cho Bộ An ninh Nội địa và Sở Cảnh sát. Và cài đặt lại đi, chết tiệt. Cài đặt lại các aptomat đi."

    "Chúng không nhận lệnh. Tôi bị khóa, không truy cập được vào MH-10."

    "Cái quái quỷ gì mà cậu có thể bị khóa chứ ?"

    "Tôi không..."

    "Có ai bên trong trạm không ? Lạy Chúa, nếu có, bảo họ ra đi !" Các trạm điện không có người điều khiển, nhưng công nhân thi thoảng vẫn đến thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.

    "Rõ."

    Các đồng hồ chỉ điện áp lúc bấy giờ đã chuyển sang màu đỏ.

    "Sếp, chúng ta có nên sa thải phụ tải không ?"

    Nghiến chặt hai hàm răng, người kỹ sư giám sát đang cân nhắc việc này. Sa thải phụ tải, còn được gọi là cắt điện tránh quá tải, là biện pháp cùng bất đắc dĩ trong ngành điện. "Phụ tải" là lượng điện khách hàng đang sử dụng. Sa thải phụ tải là thao tác có kiểm soát, thực hiện bằng tay, đóng những khu vực nhất định của lưới điện, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ lớn hơn trên toàn bộ hệ thống.

    Đó là phương kế cuối cùng mà một công ty điện lực áp dụng trong trận chiến duy trì lưới điện và sẽ gây ra hậu quả tai hại cho khu vực dân cư đông đúc ấy của Manhattan. Riêng thiệt hại đối với máy tính thôi sẽ là hàng chục triệu chiếc, và người ta có thể sẽ bị thương, thậm chí có thể mất mạng. Các cuộc gọi 911 sẽ không thực hiện được. Xe cấp cứu, xe cảnh sát sẽ kẹt tiên đường, vì đèn giao thông không bật. Thang máy ngừng hoạt động. Sẽ có hốt hoảng, hoang mang. Cướp, giết, hiếp bao giờ cũng tăng lên trong thời gian cắt điện, thậm chí giữa ban ngày ban mặt.

    Điện giữ cho người ta lương thiện.

    "Sếp ?" Cậu kỹ thuật viên gọi một cách tuyệt vọng.

    Người kỹ sư giám sát nhìn chằm chằm vào các đồng hồ chỉ điện áp đang xê dịch. Ông ta vớ lấy điện thoại của chính mình và gọi cho sếp của chính mình, một phó chủ tịch cấp cao của Algonquin. "Herb, chúng tôi gặp phải tình huống này”. Ông ta báo cáo tóm tắt tình hình.

    "Làm sao xảy ra như thế được ?"

    "Chúng tôi không biết. Tôi đang nghĩ tới khủng bố."

    "Trời đất ! Các anh gọi cho Bộ An ninh Nội địa chưa ?"

    "Rồi, vừa gọi. Từ đầu tới giờ chúng tôi hầu như chỉ cố gắng dẫn thêm điện đến những khu vực bị ảnh hưởng. Chúng tôi đang không may mắn lắm”

    Sếp ông ta suy nghĩ một lát "Có một đường dây truyền tải thứ hai chạy qua Manhattan-Mười, phải không ?"

    Người kỹ sư giám sát ngước nhìn màn hình lớn. Một đường dây cao thế chạy qua trạm, nhằm phía tây, phân phối điện cho các khu vực thuộc New Jersey. "Phải, nhưng nó không trực tuyến. Nó chỉ chạy qua một đường ống ở đó."

    "Nhưng liệu các anh có thể đấu nối và sử dụng đường dây ấy làm nguồn cung ?"

    "Bằng tay ư ?... Tôi nghĩ rằng, nhưng... nhưng như thế có nghĩa phải đưa người vào MH-10. Và nếu chúng tôi không ngăn được dòng điện cho tới lúc làm xong, nó sẽ phát nổ. Họ sẽ chết hết. Hoặc họ sẽ bị bỏng độ ba toàn thân."

    Đầu dây bên kia nín lặng. "Giữ máy. Tôi sẽ gọi cho Jessen."

    CEO của Liên hợp Algonquin. Còn được gọi một cách kín đáo là Kẻ Thống Soái.

    Trong lúc chờ đợi, người kỹ sư giám sát cứ nhìn những kỹ thuật viên xung quanh mình. Ông ta cũng nhìn chằm chằm lên màn hình lớn. Những chấm đỏ nhấp nháy.

    Sự cố nghiêm trọng...

    Rốt cuộc, sếp của sếp đã quay lại. Giọng ông ta rè đi. Ông ta đằng hắng một lát, rồi nói, "Các anh được yêu cầu cử mấy người tới đó. Đấu nối bằng tay."

    "Đấy là điều Jessen nói ư ?"

    Lại một lát im lặng. "Phải."

    Người kỹ sư giám sát thì thào, "Tôi không thể cử ai tới đó. Đấy là cảm tử."

    "Vậy hãy xem có ai xung phong không. Jessen nói các anh không được, hãy hiểu cho tôi, các anh không được sa thải phụ tải trong bất cứ hoàn cảnh nào."


  2. #51
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 71
    Bất chấp nỗi kinh hoàng do các vụ tấn công của Ray Galt, Charlie Sommers chẳng thể từ chối cơn phấn khích lúc bấy giờ đang khiến anh ta, chà, giật nảy người.

    Anh ta vừa nghỉ giải lao để uống cà phê, trong lúc đó đã vẽ xong sơ đồ cho một ý tưởng sáng chế (vào tấm khăn ăn bằng giấy, tất nhiên) : Một phương pháp đưa khí hydro đến các hộ gia đình để nạp pin nhiên liệu. Anh ta đang quay lại tầng chính của Triển lãm Năng lượng Mới trong Trung tâm Hội nghị Manhattan, tại khu Bờ Tây, gần sông Hudson. Triển lãm đang đầy ắp hàng ngàn con người có tinh thần đổi mới nhất thế giới, nhà sáng chế, nhà khoa học, giáo sư, cả những nhà sáng chế có vị trí cốt yếu nhất, mỗi người đều tận tâm tận lực vì một vấn đề: năng lượng thay thế. Tạo ra nó, chuyển giao nó, tích trữ nó, sử dụng nó. Đây là hội nghị lớn nhất thế giới về chủ đề này, được tổ chức trùng vào Ngày Trái đất. Nó quy tụ những con người biết về tầm quan trọng của năng lượng nhưng cũng biết tầm quan trọng của việc sản xuất và sử dụng nâng lượng theo các cách rất khác với những cách chúng ta vốn vẫn quen thuộc.

    Khi Sommers len lỏi qua các hành lang của trung tâm hội nghị có kiến trúc vị lai - mới hoàn thành cách đây độ một tháng - tim anh ta đập thình thịch như tim cậu học trò tại hội chợ khoa học đầu tiên trong đời. Anh ta hoa mày chóng mặt quan sát các gian triển lãm của các công ty vận hành trang trại gió, các tổ chức phi lợi nhuận tìm kiếm người hỗ trợ việc xây dựng những lưới điện nhỏ ở những vùng xa xôi hẻo lánh thuộc các nước Thế giới thứ Ba, các công ty năng lượng mặt trời, các chiến dịch khảo sát địa nhiệt, các công ty nhỏ hơn sản xuất hoặc lắp đặt các tấm quang điện, các hệ thống dự trữ natri hóa lỏng, bánh đà, ắc-quy, hệ thống chuyên chở siêu dẫn, lưới điện thông minh... một danh sách bất tận.

    Và đầy sức mê hoặc.

    Anh ta về đến gian triển lãm rộng ba mét của công ty mình ở cuối một hành lang.

    LIÊN HỢP ĐIỆN LỰC ALGONQUIN

    BAN DỰ ÁN ĐẶC BIỆT

    NHỮNG DẠNG THAY THẾ THÔNG MINH HƠN

    Mặc dù Algonquin có lẽ lớn hơn cả năm công ty lớn nhất tham gia triển lãm này gộp lại, họ chỉ mua gian bé nhất của khu vực năng lượng mới, và duy nhất một mình anh ta phụ trách nó.

    Điều này thể hiện khá rõ ràng thái độ mà Andi Jessen dành cho năng lượng tái tạo.

    Dù sao, Sommers cũng chẳng quan tâm. Tất nhiên anh ta ở đây với vai trò đại diện của công ty, nhưng anh ta còn ở đây gặp gỡ mọi người và thiết lập các mối quan hệ cá nhân. Một ngày nào đó - sớm thôi, anh ta hy vọng vậy - anh ta sẽ rời khỏi Algonquin và dành toàn bộ thời gian cho công ty của chính mình. Anh ta rất thẳng thắn với lãnh đạo về công việc cá nhân. Chưa ai ở Algonquin từng gặp phải rắc rối vì những gì anh ta làm trong khoảng thời gian của riêng mình. Dù sao thì họ cũng chẳng quan tâm đến những gì anh ta sáng chế ở nhà, những thứ đại loại như hệ thống tiết kiệm nước cho bồnrửa ở nhà bếp, hay thiết bị xách tay lợi dụng chuyển động của các loại xe để tạo ra điện và dự trữ dưới dạng ắc-quy, mà người ta có thể đem cắm vào đồ điện ở nhà hoặc ở văn phòng, do đó sẽ giảm nhu cầu sử dụng điện từ công ty sản xuất điện địa phương.

    Ông vua negawatt...

    Đã chính thức thành lập, Chiếu sáng Canh tân Sommers là tên công ty của anh ta, bao gồm bản thân anh ta, vợ và em trai vợ. Cái tên này chơi chữ theo tên công ty của Thomas Edison, Công ty Chiếu sáng Edison, nhà cung cấp dịch vụ công cộng đầu tiên do tư nhân sở hữu, và là nhà vận hành lưới điện đầu tiên.

    Mặc dù anh ta có lẽ có một chút - một chút xíu thôi - thiên tài của Edison, Sommers không phải con người kinh doanh. Anh ta lơ ngơ khi động đến tiền bạc. Khi anh ta xuất hiện ý tưởng xây dựng những lưới điện khu vực để các nhà sản xuất nhỏ có thể bán điện thừa cho Algonquin và các công ty lớn khác, một người bạn cùng ngành đã cả cười. "Tại sao Algonquin lại muốn mua điện trong khi họ đang làm công việc bán điện ?"

    "Chà." Sommers đáp, chớp chớp mắt ngạc nhiên trước sự ngây thơ của người bạn. "Vì như thế hiệu quả hơn, giá bán sẽ rẻ hơn và giảm được nguy cơ thiếu điện." Điều này là hiển nhiên.

    Tràng cười đáp lại ngụ ý rằng Sommers có lẽ mới đang ngây thơ.

    Ngồi xuống trong gian triển lãm, anh ta bật công tắc đèn và tháo tấm biển ĐI VẮNG MỘT LÚC xuống. Anh ta đổ thêm kẹo vào bát. (Algonquin phủ quyết việc thuê một cô người mẫu mặc váy ngắn, đứng phía trước gian triển lãm tươi cười, như một số công ty khác. )

    Tuy nhiên, viên quản lý bộ phận các Dự án Đặc biệt vốn vẫn cảnh giác. Lĩnh vực sáng chế có mặt trái của nó. Phát minh ra bóng đèn đã trở thành một trận chiến ác liệt - không chỉ về kỹ thuật mà còn về pháp lý nữa. Hàng chục người bị dính dáng vào những trận chiến dằng dai, tơi tả để giành bằng sáng chế - và lợi nhuận - đối với bóng đèn. Thomas Edison cùng Josep Wilson Swan của Anh đã trả thành người chiến thắng, nhưng là trên một bãi chiến trường la liệt các vụ kiện tụng, những tức tối, những hành động do thám và phá hoại, những sự nghiệp tiêu tùng.

    Sommers nghĩ tới vấn đề này vì anh ta đã trông thấy một người đàn ông đeo kính, đội mũ lưỡi trai, lảng vảng không xa gian công ty Algonquin. Anh ta nghi ngờ vì người đàn ông kia lúc nãy đã đứng nấn ná ở hai gian gần đấy. Một gian thuộc một công ty sản xuất thiết bị thăm dò địa nhiệt, thiết bị sẽ xác định vị trí những điểm nóng nằm sâu trong lòng đất. Gian kia thuộc một công ty lắp ráp động cơ hybrid dùng cho các loại xe nhỏ. Nhưng Sommers biết rằng một người nếu đã quan tâm đến địa nhiệt thì nhiều khả năng không quan tâm đến hybrid.

    Đúng là người đàn ông kia hầu như không chú ý gì đến Sommers và Algonquin, tuy nhiên anh ta có thể dễ dàng chụp ảnh một số sáng chế và mô hình đang trưng bày. Máy ảnh gián điệp bây giờ cực kỳ tinh vi.

    Sommers quay đi trả lời câu hỏi của một phụ nữ. Khi anh ta ngoảnh nhìn lại, người đàn ông - là gián điệp hay doanh nhân hay đơn giản chỉ là một khách tham quan hiếu kỳ - đã biến mất.

    Mười phút sau, khách tham quan lại vãn bớt. Anh ta quyết định đi vệ sinh. Anh ta nhờ anh chàng gian bên cạnh để ý hộ mọi thứ và đi xuôi theo dãy hành lang vắng tanh vắng ngắt, tới nhà vệ sinh nam. Ưu điểm của khu vực các gian triển lãm nhỏ, rẻ tiền là nhà vệ sinh hầu như chỉ một mình mình dùng. Anh ta bước vào một hành lang lắp cánh cửa thép kiểu cách được dập nổi những khối tròn, có lẽ là mô phỏng bề mặt một trạm vũ trụ hay tên lửa gì đó.

    Cách nhà vệ sinh chừng bảy mét, điện thoại di động của Sommers bắt đầu reo chuông.

    Anh ta không nhận ra số người gọi - mã nội vùng. Anh ta thoáng phân vân, rồi nhấp nút TỪ CHỐI.

    Sommers tiếp tục đi về phía nhà vệ sinh, để ý tới tay nắm cửa bằng đồng sáng loáng, nghĩ bụng: Họ chắc chẳng tiết kiệm chi phí gì ở đây. Thảo nào chúng ta phải trả cho gian triển lãm với giá bốc khói ngùn ngụt.


    Chương 72
    "Nào." Sachs lầm bầm thành tiếng trên speakerphone. "Charlie, nghe đi ! Nào !"

    Cô mới gọi cho Sommers một lúc trước, nhưng điện thoại reo chuông đúng một lần rồi chuyển sang hộp thư thoại.

    Cô đang cố gắng gọi lại.

    "Thôi nào !" Rhyme cũng nói.

    Hai hồi chuông... ba hồi.. !

    Và cuối cùng, một tiếng cách phát ra qua loa. "Alô ?"

    "Charlie, Amelia Sachs đây."

    "Ồ, có phải chị vừa gọi một phút trước không ? Tôi đang đi.. "Charlie." Sachs ngắt lời. "Anh đang gặp nguy hiểm."

    "Cái gì ?"

    "Anh đang ở đâu ?"

    "Trung tâm hội nghị, sắp sửa... Ý chị là gì, nguy hiểm ư ?"

    "Anh có đang ở gần bất cứ vật gì bằng kim loại không, bất cứ vật gì có thể tạo ra hồ quang điện hoặc có thể bị đấu nối với một đường dây nóng ?"

    Sommers bật cười. "Tôi đang đứng trên một sàn kim loại đây. Và tôi đang sắp sửa mở một cánh cửa nhà vệ sinh có tay nắm bằng kim loại” Rồi sự hài hước mất dần trong giọng anh ta. "Chị đang nói chúng có thể là những cái bẫy à ?"

    "Có thể. Hãy rời khỏi cái sàn kim loại ấy ngay đi."

    "Tôi không hiểu."

    "Có một yêu sách nữa và một thời hạn. Sáu giờ ba mươi. Nhưng chúng tôi nghĩ các vụ tấn công, ở khách sạn, trong thang máy, không liên quan gì tới những lời đe dọa hay yêu sách đâu. Chúng chỉ che đậy việc sát hại những người nào đấy. Và anh có thể là một trong số họ."

    "Tôi ư ? Tại sao ?"

    "Trước hết, hãy ra nơi an toàn đi."

    "Tôi sẽ quay lại tầng chính. Nó có sàn bằng bê tông. Hẵng khoan." Một lát sau, Sommers nói, "Được rồi. Chị biết đấy, tôi trông thấy một người ở đây, quan sát tôi. Nhưng tôi không nghĩ đấy là Galt."

    Rhyme xen vào, "Charlie, Lincoln đây. Chúng tôi nghĩ Ray Galt chỉ bị lợi dụng thôi. Anh ta có lẽ đã chết rồi”

    "Một người khác đứng đằng sau các vụ tấn công ư ?"

    "Phải”

    "Ai ?"

    "Andi Jessen. Gã đàn ông anh trông thấy có thể là em trai chị ta, Randall. Các bằng chứng chứng minh rằng bọn họ hợp tác với nhau."

    "Cái gì ? Chuyện đó quả là điên rồ. Và tại sao tôi lại gặp nguy hiểm ?"

    Sachs tiếp tục, "Một số người bị giết trong hai vụ tấn công kia liên quan tới việc sản xuất năng lượng thay thế. Giống như anh. Chúng tôi nghĩ chị ta đã hối lộ để các công ty sản xuất điện từ năng lượng tái tạo giảm sản lượng, duy trì nhu cầu đối với điện của Algonquin."

    Một chút im lặng. "Ờ, phải, một trong những dự án của tôi là củng cố các lưới điện khu vực, để họ có thể độc lập tự chủ hơn, và bắt đầu cung cấp điện cho các lưới điện liên kết lớn, như Algonquin. Tôi nghĩ điều đó có thể là vấn dề đối với chị ta."

    "Gần đây anh có ở Scottsdale không ?"

    "Tôi đang theo đuổi vài dự án trang trại mặt trời gần đấy, vâng, và ở những chỗ khác nữa. California, là trang trại gió và địa nhiệt. Arizona chủ yếu là trang trại mặt trời”

    Sachs tiếp tục, "Tôi đang nghĩ lại chuyện anh nói khi tôi gặp anh tại Algonquin. Tại sao chị ta yêu cầu anh giúp đỡ tôi điều tra ?"

    Sommers thoáng im lặng. "Chị nói đúng. Chị ta có thể yêu cầu cả chục người khác."

    "Tôi nghĩ chị ta đã lợi dụng anh”

    Rồi Sommers hào hển thở và nói, "Ôi, lạy Chúa”

    "Cái gì ?" Rhyme hỏi.

    "Có thể không phải một mình tôi gặp nguy hiểm. Hãy nghĩ xem: Tất cả mọi người tham gia hội nghị ở đây đều là mối đe dọa đối với Algonquin. Toàn bộ sự kiện này xoay quanh năng lượng thay thế, các lưới điện nhỏ, sự phân quyền... Andi có thể thấy mỗi công ty tham gia triển lãm ở đây đều chứa đựng những mối đe dọa, nếu chị ta bị ám ảnh đến thế về việc Algonquin phải giữ vị trí số một trong cung cấp năng lượng cho khu vực Bắc Mỹ."

    "Có người nào ở Algonquin chúng ta có thể tin tưởng không ? Người nào cắt được điện ở khu vực đó ? Và sẽ không để cho Andi biết”

    "Algonquin không quản lý dịch vụ điện ở đây. Giống như một số tuyến tàu điện ngầm, trung tâm hội nghị tự cung cấp điện. Có nhà máy ngay bên cạnh. Chúng ta nên sơ tán mọi người chăng ?"

    "Mọi người sẽ phải đi trên một mặt sàn kim loại đểra ngoài à ?"

    "Phải, hầu hết mọi người. Sảnh trước và các khu vực dỡ hàng đều bằng thép. Không sơn. Thép nguyên chất. Và các vị biết có bao nhiêu điện đang được cung cấp vào đây không ? Mức tải trong một ngày như hôm nay xấp xỉ hai mươi triệu Watt. Nghe này, tôi có thể xuống gác, tìm tới đầu nguồn. Tôi có thể giật aptomat. Tôi có thể..

    "Không, chúng ta cần xác định chính xác bọn họ đang làm gì. Và bằng cách nào. Chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau khi có thêm thông tin. Hãy ở yên đấy !"


    Chương 73
    Mồ hôi đầm đìa, bấn loạn, Charlie Sommers nhìn hàng chục nghìn khách tham quan Triển lãm Năng lượng Mới xung quanh mình, một số hy vọng sẽ phát tài, một số hy vọng sẽ giúp đỡ được, nếu không thể cứu vớt hành tinh này, một số có mặt vì việc tạt vào đây một lúc dường như là ý tưởng hay.

    Một số còn trẻ tuổi, những thiếu niên giống như anh ta cách đây nhiều năm, sẽ được truyền cảm hứng tham gia các khóa học khác nhau ở trường trung học sau khi tham quan các triển lãm dạng này. Thêm thời gian cho khoa học, bớt thời gian cho ngoại ngữ, lịch sử. Và trở thành những Edison của thế hệ họ.

    Tất cả đang đứng trước nguy cơ.

    Hãy ở yên đấy, cảnh sát đã bảo anh ta.

    Đám đông chen lấn nhau, đẩy những chiếc xe xếp đầy các túi màu sắc đựng quà tặng của các công ty tham gia triển lãm, với logo in đậm: Kỹ thuật Dự trữ Điện, Pin Thế hệ Mới, Sáng kiến Địa nhiệt.

    Hãy ở yên đấy...

    Trừ việc tâm trí anh ta đang ở một chốn vợ anh ta vốn vẫn gọi là "tư duy Charlie". Nó đang tự xoay xung quanh nó, giống như một máy phát điện, giống như một bánh đà tích điện. Mười nghìn vòng một phút. Nghĩ về lượng điện sử dụng trong trung tâm hội nghị này. Hai mươi megawatt.

    Hai mươi triệu Watt.

    Watt bằng volt nhân ampe...

    Đủ điện để giật chết hàng nghìn người nếu được đưa qua khối kiến trúc siêu dẫn này. Hồ quang điện, hay đơn giản là điện rò qua đất, những dòng điện lớn chạy dọc theo thân thể, cướp đi sinh mạng và bỏ lại từng đống da thịt, tóc tai, áo quần âm ỉ cháy.

    Hãy ở yên đấy...

    Ôi, anh ta không thể.

    Và, giống như bất cứ nhà sáng chế nào, Sommers cân nhắc những chi tiết thiết thực. Randall Jessen và Andi dù sao cũng sẽ không ra tay tấn công nhà máy điện bên cạnh. Bọn họ sẽ không thể liều lĩnh như thế vì cảnh sát sẽ gọi nhân viên bảo trì và đơn giản là sẽ ngắt nguồn. Nhưng có một đường dây chính chạy vào tòa nhà này. Có lẽ tương tự một đường dây truyền tải khu vực, nó đang chuyên chở dòng điện 138.000 volt. Bọn họ hẳn đã đấu nối với đường dây ấy để làm sàn, cầu thang, nắm đấm cửa nhiễm điện. Có thể lại một lần nữa, thang máy.

    Sommers nghĩ:

    Những người có mặt tại đây không thể tránh xa dòng điện.

    Họ không thể tự bảo vệ mình.

    Thế thì anh ta phải chặt đứt đầu con quái vật.

    Không đời nào có chuyệnhãy ở yênđấy được.

    Nếu tìm thấy đường dây chạy vào đây trước khi Randall Jessen thực hiện thao tác cuối cùng, Sommers có thể gây ra đoản mạch. Anh ta sẽ chạy một sợi cáp từ đường dây kia trực tiếp tới dây tiếp đất. Kết quả sẽ là đoản mạch, kèm theo tia lửa điện lớn như tia lửa điện ở điểm đỗ xe buýt hôm trước, gây nổ aptomat của nhà máy điện trung tâm hội nghị, loại bỏ mối nguy hiểm. Hệ thống chiếu sáng khấn cấp sẽ bật nhưng nó có điện áp thấp - chắc ắc-quy chì - canxi mười hai volt. Với nguồn điện nhỏ như thế thì không lo điện giật. Sẽ có người kẹt trong thang máy, sẽ có hốt hoảng. Nhưng thương tích sẽ được hạn chế tối đa.

    Nhưng rồi Sommers đột ngột nhận ra thực tế. Không có cách nào làm đoản mạch toàn bộ hệ thống điện ở đây ngoài cách nguy hiểm nhất là thao tác bằng tay trần trên đường dây đang chuyên chở 138.000 volt. Chỉ những thợ đặt đường dây cao thủ nhất mới dám thử. Đứng làm việc trong thùng cách điện hay trên máy bay trực thăng để tránh nguy cơ tiếp xúc với mặt đất, và mặc những bộ đồ faraday - thực ra là những bộ đồ kim loại - thợ đặt đường dây trực tiếp tiếp xúc với đường điện cao thế. Thực tế, họ trở thành một phần của nó, và hàng trăm nghìn volt chuyển động trong thân thể họ.

    Charlie Sommers chưa bao giờ thử thao tác bằng tay trần trên đường điện cao thế, nhưng anh ta biết cách thao tác - về lý thuyết.

    Giống như con chim đậu trên dây điện...

    Trong gian triển lãm của Algonquin, Sommers vơ lấy hộp dụng cụ nghèo nàn đến thảm hại và mượn sợi dây điện loại nhẹ chịu được điện cao thế từ gian triển lãm bên cạnh. Anh ta chạy vào dãy hành lang thiếu ánh sáng, tìm một cánh cửa dành cho nhân viên phục vụ. Anh ta nhìn nắm đấm cửa bằng đồng, chỉ thoáng lưỡng lự, rồi kéo phắt ra, lao vào khu vực tầng hầm lờ mờ tối.

    Hãy ở yên đấy ư ?

    Tôi không nghĩ thế.


  3. #52
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 74
    Gã ngồi ở ghế trước trên chiếc xe tải màu trắng của gã, nóng nực vì điều hòa nhiệt độ không bật. Gã không muốn đề động cơ xe chạy vì sẽ gây chú ý. Một chiếc xe đang đỗ là một chuyện. Một chiếc xe đang đỗ mà động cơ vẫn chạy làm tăng thêm nghi ngờ.

    Mồ hôi lăn thành dòng bên má gã. Gã hầu như không nhận ra. Gã áp chặt hơn tai nghe vào tai.vẫn tịnh không có gì. Gã tăng âm lượng. Một, hai tiếng lục bục. Một tiếng tách.

    Gã đang ngẫm nghĩ về những lời lẽ đã gửi qua email lúc trước: Nếu bà phớt lờ tôi lần này, hậu quả sẽ lớn hơn rất, rất nhiều mấy vụ tai nạn lặt vặt xảy ra hôm qua và hôm kia, sẽ rất, rất nhiều người chết hơn nữa...

    Có và không.

    Gã nghiêng nghiêng đầu, lắng nghe thêm những câu trao đổi lọt vào chiếc microphone gã giấu trong chiếc máy phát điện được cố ý bỏ ở ngôi trường gần Chinatown. Một con ngựa thành Troy, một vật mà Đơn vị Khám nghiệm Hiện trường đã trang trọng chở thẳng đến nhà Lincoln Rhyme. Bây giờ thì gã đã biết bảng phân vai các nhân vật đang hỗ trợ Rhyme và nơi họ hiện diện. Lon Sellitto, thám tử thuộc Sở Cảnh sát New York, và Tucker McDaniel, Phó Trưởng văn phòng FBI, đã rời khỏi đấy, tới Tòa Thị chính bên khu Downtown, nơi họ sẽ điều phối việc bảo vệ trung tâm hội nghị.

    Amelia Sachs và Ron Pulaski ngay lúc đó đang lao như điên đến trung tâm, để xem họ có thể ngắt nguồn điện hay không.

    Lãng phí thời gian, gã nghĩ.

    Rồi gã cứng đờ người, nghe thấy giọng nói của Lincoln Rhyme.

    "Được rồi, Mel, tôi cần anh đưa đoạn cáp ấy sang phòng thí nghiệm bên Queens."

    "Đoạn... ?"

    "Đoạn cáp !"

    "Đoạn cáp nào ?"

    "Chết tiệt, thế có bao nhiêu đoạn cáp ?"

    "Bốn đoạn hay sao ấy."

    "Ờ cái đoạn Sachs và Pulaski thu được ở ngôi trường khu Chỉnatown. Tôi muốn họ lấy dấu vết nằm giữa lớp cách điện và bản thân dây điện, soi qua kính hiển vi điện tử quét."

    Rồi có âm thanh của nhựa và giấy. Một lát sau, đến tiếng bước chân. "Tôi sẽ quay lại sau bốn mươi lăm phút, hoặc một tiếng nữa."

    "Tôi chẳng quan tâm đến chuyện bao giờ thì anh quay lại. Tôi quan tâm đến chuyện bao giờ thì anh gọi cho tôi thông báo kết quả."

    Tiếng bước chân, thình thịch.

    Chiếc microphone rất nhạy.

    Tiếng cửa đóng đánh sầm. Im lặng. Tiếng gõ bàn phím máy tính, chẳng còn âm thanh nào khác.

    Rồi Rhyme hét, "Mẹ kiếp, Thom !... Thom !"

    "Cáigì, Lincoln ? Anh..."

    "Mel đi chưa ?""

    "Chờ chút."

    Một lát sau, giọng kia nói với vào, "Rồi, xe anh ấy vừa rời khỏi, Anh muốn tôi gọi anh ấy không ?"

    "Khỏi, khỏi mất công. Nghe này, tôi cần một sợi dây điện, tôi muốn xem tôi có thể làm lại cái Randall đã làm không. Một sợi dây điện dài. Chúng ta có sợi dây điện nào như thế ở đây không ?"

    "Dây nối dài được khăng ?"

    "Không, phải dài hơn. Bảy tới mười mét gì đó”

    "Tại sao tôi lại có sợi dây điện nào dài như thế ở đây ?"

    "Tôi cứ nghĩ cậu có. Thôi, đi kiếm một sợi đi. Nào !"

    "Tôi có thể kiếm ở đâu ?"

    "Một cửa hàng bán dây điện chết tiệt nào đây. Tôi không biết. Một cửa hàng bán đồ dùng trong nhà. Có một cửa hàng như thế trên đường Broadway, phải không ? Trước đây từng có."

    "Nó vẫn ở đó. Vậy anh cần độ mươi mét hả ?"

    "Thế là đủ... Cái gì ?"

    "Chỉ là, anh trông không khỏe, Lincoln. Tôi không chắc chắn có thể để anh ở nhà."

    "Được, được mà. Cậu nên làm việc tôi nhờ. Cậu đi sớm chừng nào sẽ về sớm chừng ấy ! Rồi cậu có thể thoải mái đóng vai bảo mẫu với tôi. Nhưng bây giờ thì: Đi !"

    Một lát, không có âm thanh gì.

    "Được rồi. Nhưng tôi sẽ kiểm tra huyết áp cho anh cái đã."

    Một lát im lặng nữa.

    "Đo đi."

    Những tiếng xìn xịt, tiếng xì nhẹ, tiếng soạt của khóa dán. "Không vấn đề gì. Nhưng tôi muốn chắc chắn rằng nó sẽ duy trì ở mức ấy... Anh đang cảm thấy thế nào ?"

    "Tôi chỉ hơi mệt thôi."

    "Tôi sẽ quay lại sau nửa tiếng đồng hồ."

    Tiếng bước chân trên sàn nghe mơ hồ. Cửa lại mở ra, rồi đóng lại.

    Gã lắng nghe thêm một lúc nữa, sau đó đứng dậy. Gã khoác lên mình bộ đồng phục nhân viên sửa chữa truyền hình cáp, nhét khẩu Colt 1911 vào túi đựng đồ nghề gã đeo qua vai.

    Gã kiểm tra cửa sổ phía trước và gương chiếc xe tải, thấy con hẻm hoàn toàn vắng người, nhảy ra. Gã kiểm tra lại, thấy không có camera an ninh, bước tới cửa sau ngôi nhà của Lincoln Rhyme. Trong vòng ba phút, gã đã đảm bảo vô hiệu hóa chuông báo động và mở được khóa, lẻn vào tầng hầm.

    Gã tìm thấy bảng phân phối điện và lặng lẽ hành động, đấu nối một trong những bộ chuyển mạch điều khiển từ xa của gã với đường dây cung cấp, bốn trăm ampe, gấp đôi hầu hết các gia đình khác ở khu vực này.

    Điều này cũng đáng quan tâm đấy nhưng, tất nhiên, không có ý nghĩa lắm, vì gã biết tất cả những gì gã cần để gây ra cái chết gần như ngay lập tức chỉ là một phần cực kỳ nhỏ của cường độ đó.

    Một phần mười ampe...



    Chương 75
    Rhyme đang xem xét các bảng chứng cứ thì ngôi nhà của anh mất điện.

    Màn hình máy tính chuyển đen ngòm, âm thanh máy móc chùng xuống, sau đấy tắt hẳn. Các chấm đèn LED màu đỏ, vàng, xanh lá cây trên những thiết bị xung quanh anh biến mất.

    Anh xoay đầu bên này bên kia.

    Từ tầng hầm, có tiếng kẹt cửa. Rồi Rhyme nghe thấy tiếng bước chân. Không hẳn tiếng bước chân, mà là âm thanh mơ hồ của trọng lượng cơ thể nén xuống sàn nhà cũ kỹ, khô ráo.

    "Ai đấy ?" Anh hỏi to. "Thom ? Cậu à ? Điện. Có trục trặc gì vớiđiện đấy ?"

    Tiếng cót két tiến đến gần hơn. Rồi biến mất. Rhyme xoay tròn chiếc xe lăn. Anh lướt nhìn xung quanh căn phòng, ánh mắt quắc lên theo cái cách chúng từng quắc lên trước một hiện trường vụ án khi mới tới lần đầu tiên, ghi nhận tất cả các chứng cứ có liên quan, thu lấy ấn tượng về quang cảnh. Cũng để xem xét các mối nguy hiểm nữa: Những chỗ thủ phạm có thể vẫn đang ẩn núp, có thể bị thương, có thể khiếp hãi, có thể đang lạnh lùng chờ cơ hội giết chết người cảnh sát khám nghiệm.

    Một tiếng cót két nữa.

    Rhyme lại xoay tròn chiếc xe lăn ba trăm sáu mươi độ, nhưng không trông thấy gì. Rồi anh phát hiện ra có chiếc điện thoại di động trên một trong những chiếc bàn khám nghiệm ở đầu đằng kia căn phòng. Mặc dù toàn bộ ngôi nhà đã mất điện, chiếc điện thoại ấy vẫn còn hoạt động, tất nhiên.

    Pin...

    Rhyme đẩy bản điều khiển cảm ứng về phía trước, chiếc xe lăn ngay lập tức tuân theo mệnh lệnh. Anh phi về phía chiếc bàn và dừng lại, lưng xoay ra cửa, nhìn chằm chằm xuống chiếc điện thoại. Nó cách mặt anh chỉ độ hai gang tay.

    Màn hình hiển thị LCD màu xanh lá cây. Còn vô khối điện, sẵn sàng để gọi, hoặc nhận một cuộc gọi.

    "Thom ?" Rhyme hỏi to thêm lần nữa.

    Không động tĩnh gì.

    Rhyme có cảm nhận tim anh đang đập thình thịch qua cái giần giật ở thái dương và cái phập phồng của các mạch máu ở cổ.

    Một mình trong căn phòng, gần như hoàn toàn bất động. Anh nhìn chằm chằm chiếc điện thoại ở khoảng cách chưa đầy ba gang tay. Rhyme hơi xoay ngang xe, rồi xoay nhanh xe trở lại, đập vào chiếc bàn, làm chiếc điện thoại rung rung. Nhưng nó vẫn ở chính xác chỗ cũ.

    Rồi anh nhận ra sự thay đổi độ âm vang trong căn phòng, và anh biết khách không mời mà đến đã bước vào. Anh đập vào chiếc bàn lần nữa. Nhưng trước khi chiếc điện thoại trượt tới gần anh hơn, anh nghe thấy tiếng bước chân nện ngang qua sàn nhà ở phía sau anh. Một bàn tay đeo găng vươn qua vai anh, tóm lấy chiếc điện thoại.

    "Có phải ngươi không ?" Rhyme hỏi kẻ ở phía sau anh. "Randall ? Randall Jessen ?"

    Không có câu trả lời.

    Chỉ có những âm thanh mơ hồ ở phía sau anh, những tiếng lách cách. Rồi anh cảm thấy một cái huých vào vai. Đèn hiển thị pin trên bản điều khiển cảm ứng của chiếc xe lăn tắt ngấm. Kẻ đột nhập nhả phanh bằng tay, đẩy chiếc xe lăn đến khu vực sang sáng trong căn phòng, nhờ một dải ánh nắng nhợt nhạt lọt vào qua cửa sổ.

    Gã đàn ông từ từ xoay chiếc xe lăn lại.

    Rhyme mở miệng định nói nhưng ngay sau đấy anh nheo nheo mắt nhìn kỹ gương mặt phía trước. Anh không nói gì một lúc. Rồi, bằng giọng thì thào, anh nói, "Chẳng có lẽ."

    Cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đã rất thành công. Tuy nhiên, vẫn còn những đặc điểm quen thuộc trên gương mặt của gã đàn ông. Hơn nữa, làm sao Rhyme lại có thể không nhận ra Richard Logan, Thợ Đồng Hồ, gã đàn ông được cho rằng chính lúc này đang trốn tránh tại một khu vực nhộm nhoạm của Mexico City ?


    Chương 76
    Logan tắt chiếc điện thoại di động mà vừa xong có vẻ như Lincoln Rhyme đã cố gắng đến tuyệt vọng để kết nối liên lạc.

    "Tôi không hiểu” Nhà hình sự học nói.

    Logan tháo chiếc túi đựng đồ nghề khỏi vai, đặt nó xuống sàn, cúi lom khom để mở nó ra. Những ngón tay gã nhanh nhẹn sục vào chiếc túi, gã lôi ra một laptop và hai camera quan sát không dây. Một, gã mang vào bếp, đặt hướng ra con hẻm. Chiếc còn lại gã đặt ở một cửa sổ đằng trước. Gã khởi động laptop và đặt trên chiếc bàn ở gần. Gã gõ vài lệnh. Ngay lập tức, quang cảnh con hẻm và vỉa hè dẫn đến ngôi nhà của Rhyme hiện lên trên màn hình. Nó là hệ thống gã đã sử dụng tại khách sạn Công viên Battery để theo dõi Vetter và quyết định chính xác thời điểm nhấn nút chuyển mạch: khi da thịt tiếp xúc với kim loại.

    Rồi Logan ngẩng nhìn, bật tiếng cười nhạt. Gã bước về phía bệ lò sưởi bằng gỗ sồi màu nâu sẫm, nơi một chiếc đồng hồ quả quýt được đặt trên một cái kệ.

    "Ông vẫn giữ món quà của tôi." Gã thì thào. "Ông giữ nó... giữ nó, để trưng bày." Gã sửng sốt trước việc này. Gã cứ tưởng rằng chiếc Breguet cổ đã bị tháo tung và mỗi mảnh đều đã bị xem xét kỹ lưỡng để xác định nơi gã trú ngụ.

    Mặc dù họ là kẻ thù của nhau, và Logan chỉ chốc lát nữa sẽ kết liễu cuộc đời Rhyme, gã vẫn hết sức ngưỡng mộ anh, đồng thời hài lòng một cách kỳ quặc khi thấy người đàn ông đó đã giữ nguyên vẹn chiếc đồng hồ.

    Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ lại, gã kết luận rằng, tất nhiên, nhà hình sự học đã yêu cầu dỡ nó ra, cho đến sợi dây tóc và hạt chân kính cuối cùng, để đội khám nghiệm làm việc, rồi lại cho lắp lại nguyên si.

    Điều ấy khiến Rhyme cũng có phần là một thợ đồng hồ.

    Bên cạnh chiếc đồng hồ quả quýt là bức thư được gửi kèm. Nó vừa là lời đánh giá cao Rhyme vừa là lời hứa đáng ngại rằng họ sẽ tái ngộ.

    Gã đã thực hiện lời hứa đó.

    Nhà hình sự học đang trấn tĩnh lại sau cú choáng váng. Anh nói, "Mọi người sẽ trở về bất cứ lúc nào”

    "Không, Lincoln. Không đâu." Logan nhắc lại các địa điểm mà mỗi người vừa ở trong căn phòng này mười lăm phút trước hiện tại đang có mặt.

    Rhyme cau mày. "Làm sao ngươi... ? Ồ, không. Tất nhiên, chiếc máy phát điện. Ngươi đã gài một con rệp vào." Anh căm phẫn nhắm mắt. (Chỗ này lạ nhỉ ? Logan biết Rhyme sẽ tháo tung cái đồng hồ, mà vẫn điềm nhiên cấy "rệp” vào máy phát điện ? )

    "Phải. Và tôi biết mình có được bao nhiêu thời gian”

    Richard Logan ngẫm nghĩ rằng bất cứ sự việc nào khác xảy ra trong cuộc đời gã, gã cũngluôn luônbiết chính xác mình có được bao nhiêu thời gian.

    Vẻ hoang mang trên gương mặt Rhyme dần chuyển sang bối rối. "Vậy không phải là Randall Jessen giả danh Ray Galt. Mà là ngươi”

    Logan trìu mến xem xét chiếc Breguet, so với thời gian trên chiếc đồng hồ gã đang đeo ở cổ tay. "Ông vẫn lên giây đầy đủ chonó " Rồi gã đặt lại nó xuống chỗ cũ. "Phải. Một tuần vừa qua, tôi đã là Raymond Galt, thợ cả và nhân viên khắc phục sự cố."

    "Nhưng ta trông thấy ngươi trong video an ninh sân bay... Ngươi được thuê sát hại Rodoflo Luna ở Mexico”

    "Không hẳn. Đồng nghiệp của ông ta, Arturo Diaz, ăn lương của một trong những nhóm buôn bán ma túy lớn ở Puerto Vallarta. Luna là một trong số hiếm hoi các cảnh sát trung thực còn sót lại ở Mexico. Diaz muốn thuê tôi sát hại ông ta. Nhưng tôi quá lu bu. Tuy nhiên, để đổi lấy một khoản thù lao, tôi đồng ý giả vờ đứng đằng sau vụ việc, nhằm làm cho hắn tránh được sự nghi ngờ. Nó cũng phục vụ mục đích của tôi nữa. Tôi cần tất cả mọi người, nhất là ông, đinh ninh rằng tôi đang ở đâu đó chứ chẳng phải là ở thành phố New York này."

    "Nhưng ở sân bay..." Giọng Rhyme hạ xuống thành lời thì thào đầy bối rối. "Ngươi đã có mặt trên máy bay. Đoạn video an ninh ấy. Chúng ta trông thấy ngươi chui vào chiếc xe tải, trốn bên dưới những tấm giấy dầu. Ngươi bị phát hiện ở Mexico City và trên đường từ thành phố ra sân bay. Ngươi bị phát hiện ở Gustavo Madero cách đây một tiếng đồng hồ. Dấu vân tay của ngươi và..." Giọng anh bặt dần. Nhà hình sự học lắc đầu, mỉm cười cam chịu. "Trời đất ! Ngươi chưa hề rời khỏi sân bay."

    "Chưa, tôi chưa hề."

    "Ngươi nhận cái gói và leo lên xe tải trước ống kính camera, một cách có chủ ý, nhưng nó chỉ được lái ra khỏi ống kính thôi. Ngươi đưa cái gói cho kẻ khác và đáp máy bay sang Bờ Đông. Người của Diaz tiếp tục báo cáo việc ngươi ở Mexico City, để khiến tất cả mọi người tưởng rằng ngươi ở đó. Bao nhiêu người của Diaz đã nhận hối lộ ?"

    "Không có chiếc xe nào bỏ chạy tới Gustavo Madero ư ?"

    "Không." Sự thương hại, đối với Logan, là một thứ xúc cảm vô tích sự và vì thế vô nghĩa lý. Tuy nhiên, gã có thể nhận ra, mà trong lòng không cần cảm thấy xúc động, rằng có cái gì đó đáng thương hại đối với Rhyme tại thời điểm này. Ông ta trông cũng bé nhỏ hơn lần cuối cùng gã gặp. Gần như yếu ớt. Có lẽ ông ta vừa ốm. Điều đó tốt thôi, Logan kết luận, luồng điện đi qua thân thể ông ta sẽ giết chết ông ta nhanh hơn. Gã chắc chắn cũng không muốn Rhyme phải đau đớn.

    Gã nói thêm, như thể để an ủi, "Ông đã phán đoán được vụ tấn công Luna. Ông đã ngăn chặn được việc Diaz sát hại ông ta. Tôi không hề nghĩ ông sẽ suy luận được kịp thời. Nhưng, kể ra, tôi đáng lẽ không nên ngạc nhiên mới phải."

    "Nhưng ta đã không ngăn chặn được ngươi."

    Logan đã giết nhiều người trong chặng đường dài làm một sát thủ chuyên nghiệp. Hầu hết các nạn nhân, nếu họ ý thức được rằng họ sắp sửa chết, đều trở nên điềm tĩnh, vì họ hiểu sự bất khả kháng của điều sắp sửa tới với mình. Nhưng Rhyme thậm chí còn hơn thế. Nhà hình sự học lúc bấy giờ trông gần như thanh thản. Đó có lẽ là điều Logan nhìn thấy trên gương mặt Rhyme những triệu chứng của một căn bệnh vô phương cứu chữa. Hoặc có lẽ anh chẳng qua đã mất ý chí sống, với tình trạng sức khỏe bấy lâu nay của anh. Một cái chết chóng vánh sẽ là một may mắn.

    "Xác Galt đâu ?"

    "Khu Đốt, cái lò hơi ở nhà máy điện Algonquin. Chẳng còn gì hết." Logan liếc mắt sang laptop. Tất cả vẫn yên ắng. Gã lôi một đoạn cáp Bennmgton chịu được điện trung thế ra, đấu một đầu vào đường dây bên trong ổ cắm hai trăm hai mươi volt gần đấy. Gã đã dành hàng tháng trời để tìm hiểu mọi nhẽ về điện. Bây giờ, gã cảm thấy thoải mái với điện chẳng kém gì với các lò xo và banh răng tí xíu của các loại đồng hồ.

    Logan cảm thấy trong túi áo khoác trĩu xuống chiếc điều khiển từ xa, nó sẽ đưa điện trở lại ngôi nhà và đưa một cường độ dòng điện vào cơ thể nhà hình sự học đủ để giết chết anh ngay lập tức.

    Trong lúc gã cuộn một phần cáp xung quanh cánh tay Rhyme, người đàn ông ấy nói, "Nhưng nếu ngươi đã gài thiết bị ghi âm vào máy phát điện, ắt hẳn ngươi cũng nghe thấy những gì chúng ta trao đổi lúc trước. Chúng ta biết rằng Raymond Galt chẳng phải là thủ phạm thực sự, rằng anh ta bị gài bẫy thôi. Và chúng ta biết rằng Andi Jessen muốn giết Sam Vetter, Larry Fishbein. Dù kẻ giăng các cái bẫy là em trai chị ta hay ngươi, thì chị ta vẫn sẽ bị tóm cổ và..."

    Logan chỉ liếc mắt nhìn Rhyme, gương mặt anh xuất hiện một vẻ vừa thấu hiểu vừa hoàn toàn cam chịu. "Nhưng chuyện này không phải như thế, đúng không ? Chuyện này tuyệt nhiên không phải như thế."

    "Không, Lincoln. Không phải."


  4. #53
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 77
    Con chim không đậu trên mà đậu bên trên sợi dây điện.

    Dưới tầng hầm sâu nhất của trung tâm hội nghị, Charlie Sommers ngồi đung đưa trong cái quang vừa tự chế, cách đường dây 138.000 volt bọc lớp cách điện màu đỏ đúng sáu mươi centimet.

    Nếu điện là nước, áp lực trong sợi cáp trước mặt anh ta sẽ bằng áp lực dưới đáy biển, chỉ chờ một cái cớ bất kỳ để ép con tàu ngầm thành dải kim loại bẹp dí, đẫm máu.

    Đường dây chính này, được vắt trên các cọc thủy tinh cách điện, ở cách sàn ba mét, chạy từ bức tường chắn ngang tầng hầm tới trạm biến áp của chính trung tâm hội nghị, tít đầu đằng kia khoảng không gian tối mờ mờ.

    Vì Sommers không thể cùng lúc vừa tiếp xúc sợi dây điện trần vừa tiếp xúc bất cứ vật gì nối đất, anh ta đã dùng vòi chữa cháy chế một cái quang. Anh ta buộc nó vào gờ bên trên sợi cáp cao thế. Vận dụng hết sức lực, anh ta vít cái quang xuống và xoay xở để trườn hông lên. Anh ta vô cùng hy vọng vòi chữa cháy làm hoàn toàn bằng cao su và vải bạt. Nếu cái vòi chữa cháy này, vì lý do nào đấy, được gia cố bằng những sợi kim loại, thì trong vòng vài phút anh ta sẽ trở thành nhân tố chính của một sự cố pha-đất và sẽ hóa hơi.

    Quấn xung quanh cổ Sommers là sợi cáp cỡ không - anh ta mượn ở gian triển lãm bên cạnh gian Algonquin. Anh ta chậm chạp gọt lớp vỏ cách điện màu đỏ sẫm của nó bằng con dao bấm quân đội. Xong rồi anh ta sẽ gọt lớp bảo vệ đường dây cao thế, làm lộ ra các sợi nhôm. Và, với hai bàn tay trần, anh ta sẽ nối sợi cáp vào đường dây chính.

    Tiếp theo, sẽ xảy ra một trong hai tình huống sau. Hoặc là:

    Không có gì xảy ra cả.

    Hoặc là, một sự cố pha-đất. .. và hóa hơi.

    Nếu tình huống thứ nhất xảy ra, Sommers sẽ thận trọng kéo đầu đã được bộc lộ của sợi cáp, cho nó tiếp xúc với một nguồn tiếp đất ở gần - những khung rầm bằng sắt nối với móng trung tâm hội nghị chẳng hạn. Kết quả sẽ là một cú đoản mạch cực kỳ ấn tượng thổi bay các aptomat trong nhà máy điện của trung tâm.

    Về phần mình, bản thân Charlie Sommers không tiếp đất, nhưng mức điện áp cao như thế sẽ tạo ra tia hồ quang khổng lồ, có thể dễ dàng thiêu cháy anh ta.

    Bây giờ khi đã biết rằng thời hạn kia là vô nghĩa, Randall và Andi Jessen sẽ có thể bật công tắc chuyển mạch bất cứ lúc nào, anh ta cuống quýt thực hiện công việc, gọt lớp cách điện màu đỏ như máu khỏi sợi cáp. Những mẩu cong cong của vật liệu điện mỗi rơi xuống sàn bên dưới anh ta, và anh ta không đừng được ý nghĩ rằng chúng giống như cánh của những bông hồng đang tàn trong nhà tang lễ sau khi những người đưa tang đã lần lượt ra về.


    Chương 78
    Richard Logan quan sát Lincoln Rhyme đang đăm đăm nhìn ra qua những ô cửa sổ lớn của ngôi nhà - về phía sông Đông. Đâu đó phía ấy, những ống khói màu đỏ và xám của Liên hợp Điện lực Algonquin đang làm chủ khu vực ven sông ảm đạm. Những ống khói không thể trông thấy từ đây được, nhưng Logan đồ rằng vào một ngày đông lạnh lẽo, Rhyme có thể trông thấy được các cột khói cuồn cuộn bốc lên cao sau hình dáng những tòa nhà in trên nền trời.

    Lắc đầu, nhà hình sự học thì thào, "Andi Jessen tuyệt nhiên không thuê ngươi."

    "Không."

    "Chị ta là mục tiêu, phải không ? Ngươi đang lợi dụng chị ta."

    "Đúng thế."

    Rhyme hất đầu chỉ chiếc túi đựng đồ nghề dưới chân Logan. "Trong đó có chứng cứ ám chỉ chị ta và em trai chị ta. Ngươi sẽ bố trí nó ở đây, như thể Andi và Randall cũng đã sát hại ta. Y hệt cái cách ngươi bố trí chứng cứ từ đầu đến giờ. Các dấu vết từ Tòa Thị chính, sợi tóc màu vàng, đồ ăn Hy Lạp. Kẻ nào đó đã thuê ngươi dàn dựng như thể Andi đang dùng Ray Galt giết Sam Vetter và Larry Fishbein... Tại sao là họ ?"

    "Chẳng nhất thiết là họ. Các nạn nhân có thể là bất cứ ai tham gia hội nghị năng lượng thay thế tại khách sạn Công viên Battery hoặc từ công ty kế toán của Fishbeill. Bất cứ ai có thể nắm trong tay thông tin về mưu đồ này hay mưu đồ kia mà Andi Jessen muốn che giấu."

    "Mặc dù họ không nắm trong tay thông tin nào cả."

    "Không. Hoàn toàn không có gì liên quan tới Algonquin hay Andi."

    "Kẻ nào đứng đằng sau sự việc này ?" Đôi lông mày của Rhyme cau lại, ánh mắt quắc lên nhìn các bảng chứng cứ, như thể anh cần biết lời giải cho câu đố trước khi chết. "Ta không thể đoán định được."

    Logan nhìn xuống gương mặt hốc hác của người đàn ông.

    Đáng thương...

    Gã rút sợi dây điện thứ hai, cũng cuốn nó vào Rhyme. Gã sẽ nối sợi dây điện này với vật tiếp đất ở gần nhất, cái lò sưởi.

    Richard Logan chưa bao giờ quan tâm, ở mức độ đạo đức, tới lý do tại sao khách hàng của gã muốn giết chết các nạn nhân, nhưng gã có quan điểm phải biết được động cơ vì nó giúp gã lên kế hoạch thực thi công việc và bỏ trốn. Do đó gã đã thích thú lắng nghe khi người ta giải thích cho gã nguyên nhân tại sao Andi Jessen phải bị mang tai tiếng và vào tù thật lâu, thật lâu. Bây giờ, gã nói, "Andi là mối đe dọa đối với trật tự mới. Quan điểm của bà ta, quan điểm rất to mồm của bà ta, dường như thế, là dầu hỏa, khí ga, than đá và hạt nhân là những nguồn năng lượng duy nhất sẽ phục vụ người ta hàng trăm năm nữa. Năng lượng tái tạo là thứ đồ chơi trẻ con."

    "Chị ta đang chỉ ra bộ quần áo mới của hoàng đế."

    "Chính xác”

    "Vậy một nhóm khủng bố sinh thái nào đó đứng đằng sau sự việc này, hả ?"

    Logan nhăn mặt. "Khủng bố sinh thái ấy à ? Ôi, tôi xin. Những thằng ngốc râu ria xồm xoàm lười tắm gội, thậm chí không thể đốt một công trường xây dựng khu trượt tuyết nghỉ dưỡng mà không bị bắt ngay tại trận ấy à ?" Logan cười phá ra. "Không, Lincoln. Nó liên quan tới tiền."

    Rhyme có vẻ hiểu. "À, chắc chắn rồi... Việc năng lượng tái tạo và năng lượng sạch chưa góp mặt được mấy trong cái kế hoạch vĩ đại kia không thành vấn đề. Việc xây dựng các trang trại gió, trang trại mặt trời, lưới điện khu vực và thiết bị truyền tải vẫn đem đến khối lợi nhuận."

    "Chính xác. Trợ cấp chính phủ và những khoản giảm thuế nữa. Chưa kể người tiêu dùng sẽ trả bất cứ mức hóa đơn nào cho năng lượng xanh vì họ nghĩ là mình đang cứu Trái đất”

    Rhyme nói, "Khi chúng ta tìm thấy căn hộ của Galt, những email của anh ta về chứng bệnh ung thư anh ta mắc phải, chúng ta đã nghĩ sự trả thù không bao giờ là một động cơ khiến mọi người thấy chấp nhận được."

    "Đúng, nhưng sự tham lam thì lúc nào cũng tồn tại"

    Nhà hình sự học có vẻ không kìm được tiếng cười. "Vậy là một nhóm bảo vệ môi trường đứng đằng sau vụ việc này. Ý nghĩ mới thú vị làm sao." Ánh mắt anh đặt vào những tấm bảng trắng. "Ta nghĩ là ta có thể suy ra được một nhân tố... Bob Cavanaugh ?"

    "Tốt. Phải. Thực tế, ông ta là nhân tố chính. Sao ông biết được ?"

    "Ông ta đã cung cấp thông tin ám chỉ Randall Jessen." Rhyme nheo nheo mắt. "Và ông ta đã ra tay giúp đỡ tại khách sạn Công viên Battery. Chúng ta đã có thể cứu Vetter... Nhưng, chắc chắn, việc ngươi có thực sự giết Vetter hay Fishbein hay bất cứ ai khác không, không quan trọng."

    "Đúng. Điều quan trọng là Andi Jessen bị bắt sau những vụ tấn công này. Uy tín sụp đổ và vào tù. Và còn một động cơ nữa: Cavanaugh trước đây là cộng sự của cha Andi, và chưa bao giờ vui vẻ cho lắm khi bị mất cả vị trí chủ tịch lẫn CEO vào tay đứa con gái nhỏ của người cha ấy."

    "Không thể chỉ có mỗi một mình ông ta."

    "Không. Nhóm này có các CEO từ dăm bảy nhà cung cấp thiết bị khai thác năng lượng thay thế ở nhiều nước khác nhau, nhưng chủ yếu là ở Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ."

    "Một nhóm bảo vệ môi trường." Rhyme lắc dầu.

    "Thời đại đổi thay." Logan nói.

    "Nhưng tại sao không giết ngay chị ta ấy ?"

    "Chính xác là câu hỏi của tôi." Logan trả lời. "Nhưng có yếu tố kinh tế ở đây. Cavanaugh và những kẻ kia cần loại bỏ Andi, đồng thời cần cổ phiếu của Algonquin giảm giá. Nhóm bọn họ sẽ xơi công ty này."

    "Còn vụ tấn công vào xe buýt ?"

    "Cần lôi kéo sự quan tâm của tất cả mọi người." Logan cảm thấy thoáng một nỗi hối tiếc. Và gã thoải mái thú nhận với Rhyme, "Tôi không muốn ai phải chết tại đấy cả. Người hành khách ấy sẽ thoát nếu anh ta lên xe ngay không chần chừ. Nhưng tôi không thể chờ đợi thêm."

    "Ta hiểu được lý do ngươi lợi dụng Vetter và Fishbem để khiến nó có vẻ như Andi muốn họ phải chết, họ đều dính dáng tới các dự án năng lượng thay thế ở Arizona. Họ là những nạn nhân hợp logic. Nhưng tại sao nhóm kia lại muốn giết Charlie Sommers ? Công việc của anh ta chẳng phải là phát triển năng lượng thay thế ư ?"

    "Sommers ?" Một cái hất đầu về phía chiếc máy phát điện. "Tôi đã nghe thấy các ông nhắc tới anh ta. Và Bemie Wahl đã tố anh ta khi tôi đưa thư yêu sách thứ hai. À mà Wahl cũng đã tố các ông nữa...”

    "Vì ngươi đe dọa sẽ làm gì ? Cho điện giật chết cả nhà anh ta à ?”

    "Phải !”

    "Ta hầu như không trách anh tađược”.

    Logan tiếp tục, "Nhưng dù gã Sommer này là ai đi chăng nữa thì gã cũng chẳng nằm trong kế hoạch”.

    "Ngươi đã gửi Algonquin thư yêu sách thứ ba mà ! Có nghĩa ngươi phải giết thêm người nào đó nữa chứ ? Ngươi không giăng bẫy ởtrung tâm hội nghịư?" Rhymetrôngđầy bốirối.

    "Không !”

    Rồianhgậtđầu ra ý hiểu. "Tất nhiên, ta. Ta là nạn nhân tiếp theo."

    Logan im lặngmộtchút, sợi dây điện căng ra trong tay. "Phải"

    "Ngươi bắtđầutoàn bộ vụ việc nàylàvì ta."

    "Tôinhậnnhiều cuộc gọi. Nhưng tôi đã chờ đợi một công việcsẽ đưa tôiquay lạiNewYork." Logan cúi đầu xuống. "Ông đã suýt bắtđượctôi khitôi cómăttại đây mấy năm trước, và ông đã khiến công việclần ấythấtbại. Đólàlần đầu tiên có người khiến tôi khônghoànthànhđược hợp đồng. Tôi phải hoàn trả thù lao... Nhưng vấnđề chẳngphải làtiền, mà lànỗi xấu hổ. Hổthẹn. Rồi ông lại suýtbắtđượctôiởAnh. Lầntiếp theo, ông có lẽsẽ gặp may mắn. Đó là lýdotôinhậncông việc khi Cavanaugh gọi cho mình. Tôi cần đến đượcgầnông."

    Logon băn khoăn không biết tại sao gã lại lựa chọn những từ ngữ đó. Gãgạtýnghĩnày đi, hoàn thành việc cố định dây đất. Gã đứng dậy. "Xin lỗi. Nhưng tôi phải làm việc này." Rồi rót nuớc xuốngngựcRhymelàmsơ micủa anh ướt sũng. Như thế không đàng hoàng, tuy nhiên gãbắt buộc phải làm vậy. "Tính dẫn điện đấy !”

    "CònCông lý cho Tráiđất? Cũng không liên quan tới ngươi ?"

    "Không. Tôi chưabao giờ nghe nói tới!”

    Rhyme quan sát gã. "Vậy bộ chuyển mạch điều khiển từ xa do ngươi chế tạo ? Nó được đấu vào hộp cầu dao dưới gác nhà ta ư ?"

    "Phải."

    Rhyme trầm ngâm, "Điện... Ta đã biết nhiều điều về điện trong suốt mấy ngày qua."

    "Tôi đã nghiên cứu về nó hàng tháng nay."

    "Galt đã dạy ngươi kiểm soát máy tính của Algonquin à ?"

    "Không, là Cavanaugh. Ông ta đã lấy cho tôi mật khẩu màn hình để xâm nhập hệ thống."

    "A, chắc chắn rồi."

    Logan nói, "Nhưng tôi cũng đã theo một khóa về SCADA nói chung và hệ thống của Algonquin nói riêng."

    "Tất nhiên, ngươi đã làm việc đó."

    Logan tiếp tục, "Tôi ngạc nhiên vì mình trở nên hứng thú đến vậy. Tôi vốn vẫn luôn luôn xem thường điện."

    "Vì kiến thức về chế tạo đồng hồ của ngươi ?"

    "Chính xác. Một viên pin và một con chip được sản xuất hàng loạt có thể sánh ngang năng lực của những chiếc đồng hồ làm bằng tay tinh xảo nhất”

    Rhyme gật đầu ra ý hiểu. "Đồng hồ điện tử có vẻ rẻ tiền đối với ngươi. Dẫu sao, việc sử dụng năng lượng pin cũng làm giảm vẻ đẹp của một chiếc đồng hồ. Làm giảm tính nghệ thuật."

    Logan cảm thấy nỗi phấn chấn lan khắp người. Tham gia vào một cuộc chuyện trò như thế này thật hết sức thú vị, hiếm có ai ngang sức ngang tài với gã. Và thực tế là nhà hình sự học biết gã đang cảm thấy gì ! "Phải, phải, chính xác. Nhưng rồi, khi thực hiện công việc này, tôi đã thay đổi quan điểm. Tại sao một chiếc đồng hồ chỉ giờ nhờ bộ dao động được điều chỉnh băng một tinh thể thạch anh lại không đáng kinh ngạc bằng một chiếc đồng hồ chạy bằng bánh răng, lò xo và các cái hồi ? Rốt cuộc thì tất cả đều chịu ảnh hưởng của vật lý. Là con người của khoa học, ông sẽ đánh giá đượcđiều đó... Ồ, và các chức năng phụ ? Ông biết các chức năng phụ là gì mà”.

    Rhyme nói, "Tất cả những cái chuông và những cái còi lắp trong đồng hồ. Ngày tháng, kỳ trăng, tiết."

    Logan ngạc nhiên. Rhyme bổ sung thêm, "Ồ, ta cũng từng nghiên cứu việc chế tạo đồng hồ."

    Đến được gần ông...

    "Đồng hồ điện tử bao gồm tất cả các chức năng đó và cả trăm chức năng khác. Dòng Timex Data Link . Ông biết chứ ?"

    "Không." Rhyme nói.

    "Bây giờ chúng đã thuộc loại kinh điển, những chiếc đồng hồ đeo tay nối với máy tính. Báo giờ chỉ là một trong hàng trăm việc chúng có thể làm. Các phi hành gia đã đeo chúng lên mặt trăng."

    Một cái liếc mắt nữa sang màn hình máy tính. Không có ai đang đến gần ngôi nhà.

    "Và tất cả những thay đổi này, những tính chất hiện đại này không khiến ngươi buồn bực sao ?"

    "Không, đơn giản là nó chứng tỏ chủ đề thời gian đã hòa nhập vào với cuộc sống của chúng ta như thế nào. Chúng ta quên rằng những thợ đồng hồ đã là những nhà cải cách của Thung lũng Silicon vào thời đại của họ. Lý do ư ? Hãy xem dự án này. Thứ vũ khí mới ấn tượng làm sao, dòng điện. Tôi đã khiến toàn bộ thành phố ngừng hoạt động trong vài ngày, chỉ vì điện. Nó là một phần nhu cầu tự nhiên của chúng ta hiện nay, một phần sự sống của chúng ta. Chúng ta không thể tồn tại mà không có nó... Thời đại đổi thay. Chúng ta cũng phải thay đổi. Dù rủi ro có thế nào. Dù chúng ta có phải bỏ lại gì đằng sau”

    Rhyme nói, "Ta có một nguyện vọng”

    "Tôi đã điều chỉnh cầu dao ở bảng phân phối nhà ông. Chúng sẽ chịu tải gấp ba lần bình thường. Sẽ chóng vánh thôi. Ông sẽ chẳng cảm thấy gì cả."

    "Ta không bao giờ có cảm xúc quá mạnh trong bất cứ sự kiện nào." Rhyme nói.

    "Tôi.. . Logan cảm thấy y như gã vừa có những lời lẽ hớ hênh đáng xấu hổ. "Tôi xin lỗi. Tôi đã không suy nghĩ."

    Một cái gật dầu lưỡng lự. "Điều ta đề nghị liên quan tới Amelia."

    "Sachs ?"

    "Không có lý do gì để tấn công cô ấy."

    Logan đã cân nhắc việc này và lúc bấy giờ gã nói với Rhyme kết luận của gã, "Không, tôi không có ý định đó. Cô ta sẽ có nghị lực để tìm kiếm tôi. Có sự kiên cường. Nhưng cô ta không ngang phần tôi. Cô ta sẽ an toàn."

    Và Rhyme thoáng mỉm cười. "Cảm ơn... Ta đang định nói Richard. Ngươi là Richard Logan, phải không ? Hay đấy là tên giả ?"

    "Đấy là tên thật của tôi." Logan lại liếc mắt qua màn hình. Vỉa hè bên ngoài vắng tanh vắng ngắt. Chưa cộng sự nào của Rhyme trở về cả. Hoàn toàn chỉ có gã và nhà hình sự học. Đã đến lúc. "Ông vô cùng bình tĩnh."

    Rhyme đáp, "Tại sao ta lại không ? Ta đã sống bằng thời gian vay mượn nhiều năm nay rồi. Mỗi ngày là một sự ngạc nhiên khi ta thức dậy."

    Logan sục vào chiếc túi đựng đồ nghề, quăng ra sàn một cuộn dây điện nữa, mang dấu vân tay của Randall Jessen. Rồi gã mở chiếc túi nhỏ, dốc ngược, để tóc của Randall rơi xuống khoảng sàn gần đó.

    Gã dùng một chiếc giày của người em trai in dấu vào vũng nước đổ. Sau đấy, gã bố trí vài sợi tóc vàng của Andi Jessen, kèm theo những sợi vải rút ra từ bộ vét của chị ta treo ở tủ để đồ tại văn phòng.

    Logan ngẩng nhìn và kiểm tra lại các mối nối điện. Tại sao gã đang chần chừ ? Có thể vì cái chết của Rhyme đối với gã tượng trưng cho sự kết thúc một kỷ nguyên. Giết được nhà hình sự học sẽ là sự nhẹ nhõm vô cùng. Nhưng nó cũng sẽ là sự mất mát mà gã mãi mãi cảm thấy. Gã đồ rằng mình đang trải nghiệm thứ cảm xúc khi một người quyết định tháo gỡ khỏi người thân yêu của mình các máy móc duy trì sự sống.

    Đến được gần ông...

    Logan rút thiết bị điều khiển từ xa ra khỏi túi áo khoác, bước lùi lại khỏi chiếc xe lăn.

    Lincoln Rhyme đang điềm tĩnh quan sát gã. Anh thở dài và nói, "Tới đây, ta nghĩ tất cả đã được phơi bày rồi."

    Logan do dự và nheo mắt, nhìn chằm chằm vào Rhyme. Có cái gì đó rất khác trong giọng của nhà hình sự học khi ông ta nói những lời đó. Cả nét mặt ông ta nữa. Và ánh mắt... ánh mắt bỗng nhiên là ánh mắt của loài ăn thịt.

    Richard Logan thực sự đã rùng mình khi gã đột ngột hiểu rằng cái câu phi lý kia, được nói một cách hết sức phi lý, hoàn toàn chẳng để nói với gã.

    Nó là một thông điệp. Dành cho một người khác.

    "Ông đã làm gì ?" Logan thì thào, tim nện thình thịch. Gã nhìn chằm chằm vào màn hình chiếc máy tính nhỏ. Không có dấu hiệu nào là có ai đang trở về ngôi nhà.

    Nhưng... nhưng nếu ngay từ đầu bọn họ đãkhông đi đâuthì sao ?

    Ôi, không...

    Logan nhìn chằm chằm vào Rhyme, rồi ấn ngón tay vào hai nút trên chiếc điều khiển chuyển mạch từ xa.

    Không có gì xảy ra.

    Rhyme nói nghe khô khan, "Ngay sau khi ngươi lên gác, một trong những sĩ quan của chúng ta đã gỡ nó ra rồi."

    "Không." Logan hổn hển.

    Một tiếng kẹt trên sàn vang lên đằng sau gã. Gã xoay người lại.

    "Richard Logan, đừng động đậy !" Đó là nữ thám tử mà họ vừa nhắc đến, Amelia Sachs. "Giơ hai tay ra. Nếu động đậy tay, anh sẽ bị bắn."

    Sau lưng cô có hai người đàn ông khác. Logan nghĩ họ cũng là cảnh sát. Một to béo, mặc bộ com lê màu xanh lam nhàu nhĩ. Người kia, mảnh khảnh, mặc sơ mi dài tay, đeo kính gọng đen.

    Cả ba đang chĩa súng vào gã.

    Nhưng ánh mắt Logan dừng lại ở Amelia Sachs, người cỏ vẻ muốn bóp cò súng nhất. Gã nhận ra Rhyme đã đặt câu hỏi về Sachs để thông báo với họ rằng anh chuẩn bị nói những câu thần chú đó và bật bẫy.

    Tới đây, tôi nghĩ tất cả đã được phơi bày rồi...

    Nhưng hậu quả là cô chắc đã nghe thấy Logan nhận xét về cô, về kỹ năng thua kém của cô.

    Tuy nhiên, khi cô bước tới tra còng vào tay gã, cung cách lại cực kỳ chuyên nghiệp, gần như nhẹ nhàng. Rồi cô đẩy gã nằm xuống sàn, gần như không gây đau đớn.

    Viên cảnh sát to béo bước tới, vươn tay cầm cuộn dây điện quấn xung quanh người Rhyme.

    "Xin hãy đeo găng vào." Nhà hình sự học điềm tĩnh nói.

    Viên cảnh sát to béo ngần ngừ. Rồi đeo đôi găng cao su vào, gỡ bỏ sợi dây điện. Anh ta nói vào bộ đàm, "Ở đây đã an toàn. Anh có thể đóng cầu dao lại."

    Lát sau, đèn bật sáng trưng trong căn phòng và giữa tiếng lách cách của các thiết bị hoạt động trở lại, các linh kiện điện tử lấp lánh ánh đỏ, xanh, trắng, Richard Logan, Thợ Đồng Hồ, đã được đọc cho nghe những quyền của mình.


  5. #54
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 79
    Đã tới thời điểm của những tính cách anh hùng.

    Nói chung không thuộc địa hạt của các nhà sáng chế.

    Charlie Sommers quyết định rằng anh ta đã gọt lớp cách điện của sợi cáp nhẹ đó đủ rồi, và vì thế đã sẵn sàng hành động.

    Về mặt lý thuyết, cách làm này sẽ có tác dụng.

    Rủi ro là, bản chất quá muốn trở về với đất, ngay lúc được đưa đến gần nguồn nối đất, điện áp kinh khủng trong đường dây cấp vào trung tâm hội nghị sẽ phóng cung lửa điện sang sợi cáp, nuốt luôn thân thể anh ta vào một luồng plasma. Anh ta chỉ cách nền bê tông chừng ba mét, mà anh ta từng xem các video về hồ quang điện thấy các cung lửa dài tới bốn mét rưỡi.

    Nhưng Sommers đã chờ đợi đủ lâu rồi.

    Bước đầu tiên. Nối sợi cáp với đường dây chính.

    Anh ta nghĩ về vợ, về những đứa con - và những đứa con khác nữa: những phát minh anh ta đã cho ra đời nhiều năm qua - anh ta vươn về phía đương dây mang điện, rồi, hít sâu một hơi, đặt sợi cáp nhẹ vào đấy, với hai bàn tay trần.

    Không có gì xảy ra. Cho tới lúc bấy giờ, mọi việc đều tốt đẹp. Thân thể anh ta và hai sợi dây điện đang mang năng lượng như nhau. Thực tế, Charlie Sommers đơn giản là một phần của đường dây 138.000 volt đó.

    Anh ta quấn đoạn cáp trần xung quanh đường dây chính. Anh ta xoắn chặt để tạo tiếp xúc tốt.

    Nắm phần còn bọc lớp cách điện của sợi cáp nhẹ, anh ta từ từ đu về phía sau, trong chiếc quang làm bằng vòi chữa cháy rất đáng ngờ, và chằm chằm nhìn vào chỗ anh ta đã lựa chọn để đóng mạch: Một khung rầm nhô lên trên trần nhưng quan trọng hơn đối với mục đích của anh ta, nó đâm sâu vào đất.

    Nơi tất cả các dòng điện đều có một bản năng nguyên thủy là trở về.

    Khung rầm ở cách đó độ hai mét.

    Charlie Sommers bật cười khe khẽ.

    Việc làm này thật ngốc nghếch quá. Khoảnh khắc cái đấu đã được bộc lộ của sợi cáp tiến tới gần khung kim loại kia, dòng điện sẽ thấy trước sự tiếp xúc và sẽ phóng ra trong một phát nổ hồ quang cực kỳ lớn. Plasma, lửa và các hạt kim loại nóng chảy, tất cả sẽ bay với tốc độ 900m/giây...

    Nhưng anh ta bắt buộc phải làm vậy.

    Nào !

    Chặt đứt đầu con quái vật...

    Anh ta bắt đầu đưa sợi cáp tới gần khung kim loại.

    Hai mét, một mét rưỡi, một mét hai...

    "Này ! Charlie ? Charlie Sommers ?"

    Anh ta há hốc miệng. Đầu sợi cáp đung đưa manh, nhưng anh ta nhanh chóng cuốn nó lại.

    "Ai đấy ?" Anh ta buột hỏi trước khi nhận ra đó có thể là em trai của Andi Jessen đến để cho anh ta xơi một phát súng.

    "Ron Pulaski đây. Tôi là sĩ quan cảnh sát làm việc với thám tử Sachs."

    "Ờ, sao ?" Sommers hổn hển. "Anh làm gì ở đây ?"

    "Chúng tôi đã cố gắng gọi cho anh suốt nửa tiếng đồng hồ vừa qua."

    "Rời khỏi đây đi, anh cảnh sát. Nguy hiểm đấy !"

    "Chúng tôi không thể liên lạc được. Chúng tôi gọi cho anh ngay sau khi anh nói chuyện xong với Amelia và Lincoln."

    Sommers lấy lại giọng vững vàng, "Tôi không mang theo cái điện thoại chết tiệt. Nghe này, tôi sẽ cắt điện ở đây, toàn bộ khu vực này. Đó là cách duy nhất để ngăn chặn hắn. Sẽ xảy ra một vụ..."

    "Hắn đã bị ngăn chặn rồi”

    "Cái gì ?"

    "Vâng, họ cử tôi tới đây tìm anh. Để bảo anh rằng những gì họ nói với anh trên điện thoại chỉ giả vờ thế thôi. Họ biết là kẻ giết người đang lắng nghe và họ không thể nói với anh kế hoạch thực sự được. Chúng tôi phải khiến hắn nghĩ là chúng tôi tin tưởng ở đây sẽ xảy ra tấn công. Ngay sau khi tôi rời khỏi chỗ Lincoln, tôi đã cố gắng gọi cho anh. Nhưng không thể liên lạc được. Có người nói trông thấy anh đi xuống dưới này."

    Lạy Chúa trên thiên đường.

    Sommers nhìn chằm chằm sợi cáp lủng lẳng phía dưới. Dòng điện trong đường dây cấp vào trung tâm hội nghị bất cứ lúc nào cũng có thể quyết định là nó muốn theo một lối tắt trở về nhà và Sommers sẽ hoàn toàn biến mất.

    Pulaski hỏi to, "Thế, chính xác anh đang làm gì ở trên ấy ?"

    Tự sát.

    Sommers từ từ thu sợi cáp lên, rồi đu đến gần đường dây chính và bắt đầu gỡ mối nối, chờ đợikhông/ phải nói là chắc chắn- sẽ nghe thấy, bất cứ lúc nào, trong một khoảnh khắc rất, rất ngắn ngủi, tiếng nổ của tia lửa điện, khi anh ta từ biệt cuộc sống.

    Khoảng thời gian gỡ mối nối dường như kéo dài vô tận.

    "Tôi có thể làm gì không ?"

    Có đấy, hãy im mồm đi.

    "Ừm, cứ lùi lại và chờ tôi một phút, anh cảnh sát."

    "Tất nhiên rồi”

    Rốt cuộc thì sợi cáp đã rời khỏi đường dây cấp điện và Sommers thả nó xuống sàn. Anh ta tụt khỏi cái quang làm bằng vòi chữa cháy, hai tay bám lấy nó đu đưa một lát, xong buông người rơi xuống nằm đè lên trên sợi cáp.

    Cú rơi xuống đau ê ẩm nhưng anh ta đã đứng dậy, kiểm tra xem có gãy xương không. Anh ta cảm thấy không có cái xương nào gãy.

    "Lúc nãy, anh cứ nói gì vậy ?" Pulaski hỏi.

    Sommers đã điên cuồng nhắc đi nhắc lại câu thần chú: Hãy ở yên đấy, hãy ở yên đấy, hãy ở yên đấy...

    Nhưng anh ta bảo anh chàng cảnh sát, "Không có gì." Rồi anh ta phủi bụi trên quần và nhìn quanh quất, hỏi, "Này, anh cảnh sát ?"

    "Gì ạ ?"

    "Dọc đường xuống đây, anh có tình cờ đi qua nhà vệ sinh nào không ?"




    Chương 80
    "Charlie Sommers không sao", Sachs nói to rồi đẩy điện thoại ra. "Ron vừa gọi."

    Rhyme cau mày. "Anh không biết là anh ta có vấn đề gì không ổn đấy."

    "Có vẻ như anh ta đang định làm người hùng. Anh ta định cắt điện trung tâm hội nghị. Ron tìm thấy anh ta dưới tầng hầm với một sợi dây điện và mấy thứ dụng cụ. Anh ta đang đung đưa trên trần."

    "Làm gì ?"

    "Em không biết."

    "Anh ta gặp phiền phức với câu "hãy ở yên đấy” ở chỗ nào ?"

    Sachs nhún vai.

    "Em không thể gọi cho anh ta à ?"

    "Anh ta không mang điện thoại theo. Chuyện gì mà cả trăm nghìn volt ấy."

    Em trai Andi Jessen cũng không sao, tuy bẩn thỉu, đói khát và tức tối phát điên. Anh ta đã được lôi ra khỏi khoang sau chiếc xe tải màu trắng đỗ ở con hẻm đằng sau ngôi nhà của Rhyme. Logan đã không cho anh ta ăn uống gì và giữ anh ta trong bóng tối - theo cả hai nghĩa. Randall đã đồ rằng mình bị rơi vào một kế hoạch bắt cóc tống tiền người chị gái CEO giàu có. Randall không hề biết gì về những vụ tấn công vừa qua, và dự định của Logan dường như sẽ là để điện giật chết anh ta dưới tầng hầm ngôi nhà của Rhyme, như thể khi đang gỡ bộ chuyển mạch ra thì anh ta đã sơ ý chạm vào đường dây mang điện. Anh ta đã đoàn tụ với chị gái, người trước đấy đã nghe Gary Noble thông báo tình hình.

    Rhyme băn khoăn tự hỏi liệu chị ta sẽ có phản ứng đáp lại hay không, đối với thực tế là mục tiêu tấn công của chị ta trên báo chí - thế giới năng lượng thay thế - đứng đằng sau vụ việc.

    Rhyme hỏi, "Còn Bob Cavanaugh ? Thằng cha điều hành công việc hàng ngày ?"

    "Người của McDaniel đã bắt ông ta. Hàng tấn hồ sơ về các công ty năng lượng thay thế mới đi vào hoạt động mà những kẻ mưu đồ có kế hoạch làm ăn cùng sau khi đoạt được Algonquin. Cơ quan Điều tra sẽ lấy những cái tên khác từ máy tính và lịch sử cuộc gọi của ông ta, nếu ông ta không chịu hợp tác."

    Một nhóm bảo vệ môi trường...

    Rhyme lúc bấy giờ nhận ra Richard Logan, bị còng tay chân ngồi trên chiếc ghế dựa giữa hai cảnh sát khu vực mặc đồng phục, đang nói với anh. Bằng giọng phân tích lạnh lùng, kẻ giết người nhắc lại, "Một màn kịch ư ? Hóa ra tất cả chỉ là vờ vịt. Ông đã biết ngay từ đầu”

    "Ta đã biết." Rhyme thận trọng đáp. Mặc dù gã đã khẳng định cái tên Richard Logan, cũng không thể nghĩ về gã dưới cái tên đó được. Đối với Rhyme, gã luôn luôn là Thợ Đồng Hồ. Bộ mặt thay đổi, phải, sau phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng ánh mắt là của cùng một con người từng chứng tỏ mỗi suy nghĩ đều mau lẹ chẳng kém gì Rhyme. Thậm chí, đôi lúc, còn mau lẹ hơn. Và không bị kiềm tỏa bởi lương tâm hay pháp luật.

    Còng chân rất chắc chắn và còng tay rất chặt, nhưng Lon Sellitto vẫn ngồi gần đó, để mắt tới gã đàn ông, như thể viên cảnhsát nghĩ Logan đang sử dụng khả năng trí tuệ to lớn của mình để lên kế hoạch trốn thoát.

    Nhưng Rhyme tin tưởng rằng không phải vậy. Anh mắt sắc của kẻ tù nhân đã quan sát khắp căn phòng và các sĩ quan cảnh sát khác, để đi tới kết luận rằng chống cự chẳng lợi lộc gì cả.

    "Vậy", Logan nói giọng đều đều, "bằng cách nào mà ông biết được ?" Gã có vẻ thực sự tò mò.

    Trong lúc Sachs và Cooper ghi chép, đóng gói những chứng cứ mới, Rhyme, bản thân vốn đầy kiêu hãnh, sẵn sàng thỏa mãn câu hỏi của gã. "Khi mật vụ FBI của chúng ta nói với ta rằng thủ phạm là một kẻ khác, chứ chẳng phải Galt, ta đã thực sự bị chấn động. Ngươi biết đấy, việc vạch ra giả định cũng có các rủi ro... Suốt từ đầu, ta cứ cho rằng Galt là thủ phạm. Nhưng một khi ý tưởng đó đã bị lật ngược, ta bắt đầu suy nghĩ lại toàn bộ." Rhyme mỉm cười trước cái từ tình cờ nảy ra trong tâm trí anh, "toàn bộ cung tội ác này. Xem xét cái bẫy giăng tại trường học: Mục đích của việc cố gắng sát hại chỉ hai hay ba cảnh sát thôi là gì ? Và với chiếc máy phát điện kêu xình xịch ? Ta bất chợt lóe lên ý nghĩ rằng đó chẳng phải là cách rất tốt để đưa một vật chứng vào được phòng thí nghiệm, đủ to để giấu được một chiếc microphone hay sao."

    "Ta tạm coi như chiếc máy phát điện đã được gắn rệp và ngươi đang lắng nghe. Vì thế ta bắt đầu dài dòng đưa ra giả thiết mới liên quan tới Andi Jessen và em trai chị ta, chỗ mà các chứng cứ hiển nhiên đang dẫn chúng ta đến. Nhưng đồng thời ta cũng gõ những bước hành động cho tất cả mọi người trong phòng thí nghiệm. Tất cả lúc ấy đều đang đọc qua vai ta. Ta yêu cầu Mel, cộng sự của ta, rà soát chiếc máy phát điện tìm thiết bị nghe trộm... và y như rằng. Ờ, nếu ngươi đã muốn chúng ta phát hiện ra chiếc máy phát điện, có nghĩa mọi chứng cứ trên chiếc máy phát điện đều là dàn dựng thôi. Vậy bất cứ ai đã bị các chứng cứ chỉ ra đều không liên quan tới mấy vụ tấn công kia: Andi Jessen và em trai chị ta vô tội."

    Logan cau mày. "Nhưng ông chưa lúc nào ngờ vực bà ta ư ?"

    "Phải, đã có lúc ta nghi ngờ. Chúng ta đã nghĩ Andi nói dối mình. Ngươi nghe thấy điều đó qua microphone hả ?"

    "Phải, tuy tôi không chắc chắn ý ông là gì."

    "Chị ta nói với Sachs rằng chị ta thừa hưởng các kỹ năng từ cha mình. Như thể chị ta đã giấu đi thực tế chị ta từng là thợ đặt đường dây và biết cách tạo ra hồ quang điện. Nhưng nếu ngươi suy nghĩ về những gì chị ta nói, chị ta đâu có phủ nhận mình từng làm việc trong lĩnh vực này, chị ta chỉ đang nói năng khiếu của chị ta chủ yếu là ở lĩnh vực kinh doanh... Vậy, nếu không phải là Andi và em trai chị ta, thì là ai ? Ta tiếp tục rà soát lại các chứng cứ." Rhyme liếc nhìn những tấm bảng. "Một số thứ chưa được giải thích. Ta cứ suy nghĩ mãi về chiếc lò xo."

    "Chiếc lò xo ? Phải, ông đã đề cập tới nó."

    "Chúng ta phát hiện ra một dây tóc bé tí ti ở một trong số các hiện trường. Gần như không thể trông thấy được. Chúng ta đã nghĩ nó có lẽ từ một thiết bị hẹn giờ cho một bộ chuyển mạch nào đó. Nhưng ta đi đến kết luận rằng nếu nó có thể từ một thiết bị hẹn giờ thì nó cũng có thể từ một chiếc đồng hồ. Điều ấy, tất nhiên, khiến ta nghĩ về ngươi."

    "Một dây tóc à ?" Nét mặt Logan thể hiện nỗi thất vọng. "Tôi luôn luôn sử dụng con lăn để lăn quần áo." Gã hất đầu chỉ cái giá xếp những con lăn lông chó mèo được đặt gần bàn khám nghiệm, "để đảm bảo lấy hết các dấu vết trước khi tiến hành công việc. Nó hẳn đã rơi vào gấu quần lơ-vê của tôi. Và ông muốn biết chuyện khôi hài này không, Lincoln ? Nó chắc rơi vào đấy vì tôi đang dọn dẹp rất nhiều vật dụng, dụng cụ cũ. Lúc trước tôi đã nói với ông... Tôi đâm mê mệt cái ý tưởng chế tạo một chiếc đồng hồ điện tử. Đó là công việc tôi đang định tiếp theo đây sẽ thử làm. Tôi muốn chế tạo ra chiếc đồng hồ hoàn hảo nhất thế giới. Thậm chí hoàn hảo hơn chiếc đồng hồ nguyên tử của chính phủ. Nhưng là một chiếc điện tử."

    Rhyme tiếp tục, "Và rồi ta đã nhìn nhận được tất cả. Kết luận của ta về các bức thư, mà Galt phải viết vì bị hăm dọa, sẽ hợp lý nếu ngươi là kẻ đã đọc chúng. Nhiên liệu thay thế dùng cho máy bay phản lực à ? Nó được thử nghiệm chủ yếu với các máy bay quân sự, nhưng điều đó có nghĩa là nó cũng được thử nghiệm với một số chuyến bay thương mại hay tư nhân. Ta kết luận rằng sẽ không có lý nếu như kẻ nào đấy lên kế hoạch tấn công một sân bay hoặc một căn cứ quân sự, an ninh xung quanh hệ thống điện những nơi ấy quá chặt chẽ. Vậy dấu vết kia từ đâu ra ? Bối cảnh sân bay duy nhất xuất hiện gần đây hoàn toàn không liên quan tới vụ án này, nó liên quan tới ngươi, ở Mexico. Và chúng ta đã tìm thấy một sợi vải màu xanh lá cây ở một trong số các hiện trường... nó chính xác là màu đồng phục của cảnh sát Mexico. Và nó có chứa nhiên liệu dùng cho máy bay."

    "Tôi để lại một sợi vải à ?" Logan lúc bấy giờ thấy tức tối chính bản thân mình. Tức tối phát điên lên được.

    "Ta đồ là ngươi vương phải nó khi gặp gỡ Arturo Diaz tại sân bay trước khi ngươi bay trở về Philadelphia bắt cóc Randall Jessen và lái xe tới New York”

    Logan chỉ có thể thở dài, xác nhận giả thiết của Rhyme.

    "Chà, đó là giả thiết của ta, về sự liên quan của ngươi. Nhưng đó mới thuần túy là sự suy đoán, cho tới lúc ta nhận ra rằng mình có câu trả lời ngay trước mặt. Câu trả lời dứt khoát."

    "Ý ông là gì ?"

    "ADN. Chúng ta có kết quả phân tích vết máu tìm thấy trên cánh cửa kiểm soát gần vụ tấn công trạm điện đầu tiên. Nhưng chúng ta chưa hề kiểm tra qua Hệ thống Danh mục ADN phối hợp. Tại sao chúng ta phải kiểm tra ? Chúng ta đã biết danh tính của Galt rồi."

    Đây là bước kiểm tra cuối cùng. Trước đó ít phút, Rhyme gõ ra nhiệm vụ của Cooper - anh không thể chỉ đạo bằng lời vìchiếc máy phát điện có gắn micro nghe trộm - là yêu cầu phòng thí nghiệm xét nghiệm ADN gửi mẫu máu để kiểm tra qua Hệ thống Danh mục ADN phối hợp. "Chúng ta đã có ADN của ngươi trong lần ngươi tới New York thực thi công việc vài năm trước. Ta đang đọc kết quả khẳng định chúng thì ngươi xuất hiện. Ta vội vàng chuyển các màn hình."

    Nét mặt Logan căng ra vì nỗi tức tối đối với chính bản thân gã. "Phải, phải... Trong trạm điện, ở chỗ cánh cửa kiểm soát, ngón tay tôi bị cứa vào gờ sắt sắc. Tôi đã cố gắng hết sức lau máu đi, nhưng vẫn lo lắng rằng ông sẽ phát hiện ra. Đó là lý do tôi bố trí gây nổ ắc-quy, nhằm xóa dấu vết ADN."

    "Nguyên tắc của Locard." Rhyme trích dẫn lời nhà tội phạm học hồi đâu thế kỷ XX. "Tại mỗi hiện trường vụ án, bao giờ cũng có sự trao đổi dấu vết...”

    Logan nói tiếp, "... giữa kẻ phạm tội và nạn nhân hoặc giữa kẻ phạm tội và nơi kẻ phạm tội cư trú. Nó có thể rất khó phát hiện ra, nhưng mối liên quan đó bao giờ cũng tồn tại. Và nhiệm vụ của mỗi nhân viên khám nghiệm hiện trường là phát hiện ra một bằng chứng chung dẫn đến danh tính của thủ phạm, nếu chưa phải là dẫn đến bậc thềm nhà thủ phạm."

    Rhyme không thể nào không bật cười. Đoạn trích dẫn này là của chính anh, dựa theo lý luận của Locard. Nó đã xuất hiện trong một bài báo về khám nghiệm hiện trường anh mới viết cách đây hai, ba tháng. Richard Logan có vẻ cũng đã làm bài tập ở nhà.

    Hay đó không chỉ là sự tìm hiểu ?

    Đó là lý do tôi nhận công việc... Tôi cần đến được gần ông...

    Logan nói, "ông chẳng những là nhà hình sự học có tài, ông còn là một diễn viên có tài. Ông đã đánh lừa được tôi."

    "Từ trước tới nay, bản thân ngươi cũng có phần làm được điều ấy, phải không ?"

    Hai người đàn ông nhìn nhau, ánh mắt điềm tĩnh. Rồi điện thoại của Sellitto reo chuông, anh ta trao đổi ngắn gọn và kết thúc liên lạc. "Xe đã đến."

    Ba cảnh sát xuất hiện trên ngưỡng cửa, hai người mặc đồng phục, một thám tử tóc nâu mặc quần jean màu xanh lam, sơ mi màu xanh lam và áo vét nâu vàng. Anh ta có nụ cười dễ dãi, mà người ta không thấy là nó dễ dãi cho lắm vì thực tế anh ta đeo hai bên hông hai khẩu súng ngắn tự động rất lớn.

    "Này, Roland." Amelia Sachs mỉm cười nói.

    Rhyme chào, "Lâu rồi không gặp anh”

    "Chào anh. Chà, anh tự mình tóm cổ được kẻ tội phạm ở đây cơ đấy." Roland Bell chuyển lên đây từ một văn phòng cảnh sát trưởng ở Bắc Carolina. Anh ta đã làm thám tử Sở Cảnh sát New York được mấy năm nhưng vẫn còn cái giọng mũi rất nặng của dân sống phía nam miền Trung Đại Tây Dương. Anh ta chuyên về bảo vệ nhân chứng và đảm bảo các nghi phạm không trốn thoát được. Chẳng ai làm công việc này giỏi hơn anh ta. Rhyme hài lòng vì anh ta là người áp tải Thợ Đồng Hồ tới trại giam. "Hắn sẽ được săn sóc chu đáo”

    Sau cái hất đầu của Bell, viên cảnh sát khu vực đỡ Logan đứng dậy. Bell kiểm tra còng chân, còng tay và lục soát khắp người gã. Anh ta gật đầu, họ cùng nhau đi ra cửa. Thợ Đồng Hồ ngoái lại, khiêm nhường nói, "Tôi sẽ gặp lại ông, Lincoln."

    "Ta biết ngươi sẽ gặp lại ta. Ta mong tới lúc đó."

    Nụ cười của nghi phạm được thay thế bằng vẻ bối rối.

    Rhyme tiếp tục, "Với tư cách chuyên gia khám nghiệm hiện trường, ta sẽ làm nhân chứng tại phiên tòa xét xử ngươi."

    "Có thể ở đó. Có thể ở một chỗ khác." Gã đàn ông đưa ánh mắt về phía chiếc Breguet. "Đừng quên lên giây cho nó."

    Nói rồi gã quay bước đi.



  6. #55
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 81
    "Tôi rất tiếc phải nói với ngài, Rodoflo."

    Hoàn toàn chẳng còn cái giọng huyên náo như mọi khi. "Arturo ? Không. Tôi hầu như không tin được."

    Rhyme tiếp tục, giải thích về âm mưu do Diaz sắp đặt - giết sếp của mình và làm cho nó có vẻ như hệ quả của một vụ ám sát ở Mexico City.

    Trong khoảng yên lặng tiếp theo đó, Rhyme hỏi, "Hắn từng là bạn bè ư ?"

    "A, tình bạn.. Tôi muốn nói, đối với những sự phản bội, người vợ ngủ với một gã đàn ông khác, rồi trở về nhà, chăm nom con cái, nấu cho anh bữa ăn nóng hổi, như thế còn ít tội lỗi hơn người bạn phản bội anh vì lòng tham. Anh nói gì trước điều đó, Đại úy Rhyme ?"

    "Sự phản bội là dấu hiệu của sự thật."

    "A, Đại úy Rhyme, anh là một Phật tử ? Hay anh theo đạo Hindu ?"

    Rhyme phải bật cười. "Không."

    "Nhưng anh đang triết lý... Tôi nghĩ câu trả lời là Arturo Diaz là một cảnh sát Mexico và đó là lý do đầy đủ để anh ta làm việc mình đã làm. Cuộc sống dưới này rất khốn cùng."

    "Nhưng ngài vẫn kiên định. Ngài vẫn chiến đấu."

    "Đúng. Nhưng tôi là kẻ ngốc nghếch. Rất giống anh, anh bạn của tôi ạ. Anh không thể kiếm hàng triệu bằng cách viết báo cáo an ninh cho các doanh nghiệp sao ?"

    Nhà hình sự học đáp, "Nhưng công việc đó có gì thú vị nào ?"

    Giọng cười chân thật, ấm áp. Người đàn ông Mexico hỏi, "Bây giờ thì chuyện gì sẽ tới với hắn ?"

    "Logan ? Hắn sẽ bị kết tội giết người vì những tội ác vừa thực hiện. Và vì những tội ác đã thực hiện ở đây mấy năm trước."

    "Hắn có bị kết án tử hình không ?"

    "Hắn có thể bị kết án, nhưng hắn sẽ không bị hành quyết"

    "Tại sao ? Tại những người theo chủ nghĩa tự do ở Mỹ mà tôi suốt ngày nghe nói tới ấy à ?"

    "Vấn đề phức tạp hơn thế. Đó là một trong những quan điểm chính trị nhất thời. Hiện tại, thống đốc bang không muốn hành quyết bất cứ tù nhân nào, bất kể họ đã phạm tội gì, vì nó sẽ dẫn đến rầy rà."

    "Đặc biệt là cho tử tù."

    "Quan điểm của ông ấy không quan trọng lắm trong vụ việc này."

    "Tôi nghĩ là không. Chà, bất chấp cái kiểu khoan dung như thế, tôi nghĩ là tôi thích nước Mỹ, Đại úy ạ. Có thể tôi sẽ lén qua biên giới và trở thành người nhập cư bất hợp pháp. Tôi sẽ làm việc trong tiệm McDonald’s và xử lý các vụ phạm tội vào ban đêm."

    "Tôi sẽ bảo lãnh cho ngài, Rodoflo."

    "Ha. Khả năng tôi sang bên đó cũng giống như khả năng anh sang Mexico City thưởng thức món cơm gà Mexico và rượu tequila vậy”

    "Phải, cũng đúng thế thật. Tuy tôi lúc này rất muốn được thưởng thức rượu tequila."

    "Bây giờ, tôi e là mình phải đi dọn dẹp cái sở của tôi, nó đã rối thành một mớ bòng bong rồi. Tôi có thể..”

    Giọng nói nhỏ lại.

    "Gì thế, ngài Chỉ huy ?"

    "Tôi có thể sẽ có vài câu hỏi về bằng chứng. Tôi biết như thế là hơi quá mạo muội, nhưng có lẽ tôi có thể đề nghị anh."

    "Tôi vui mừng được giúp đỡ, theo bất cứ cách nào có thể."

    "Rất tốt”. Lại một tràng cười khoái trá. "Có thể vài năm nữa, trong trường hợp may mắn, tôi cũng sẽ thêm được những chữ thần kỳ ấy vào sau tên mình."

    "Những chữ thần kỳ gì ?"

    "HƯU TRÍ."

    "Ngài ư ? Hưu trí, ngài Chỉ huy ?"

    "Tôi đang đùa thôi, Đại úy ạ. Chuyện nghỉ hưu không dành cho những con người như chúng ta. Chúng ta còn sống là còn làm việc. Hãy cầu nguyện rằng chúng ta sẽ còn nhiều thời gian. Bây giờ thì, anh bạn của tôi, xin tạm biệt."

    Họ kết thúc liên lạc. Rồi Rhyme lệnh cho điện thoại thực hiện một cuộc gọi cho Kathilyn Dance ở California. Anh thông báo với cô việc bắt giữ Richard Logan. Họ trao đổi ngắn gọn. Không phải vì anh đang không muốn nói chuyện, mà hoàn toàn ngược lại: Anh đang quá xúc động trước thắng lợi của mình.

    Nhưng dư âm của cơn tăng phản xạ vẫn còn đọng trên người anh như sương giá. Anh đưa điện thoại cho Sachs, hai người phụ nữnói những chuyện phụ nữ, còn anh bảo Thom mang rượu Glenmorangie ra.

    "Vui lòng mang loại mười tám năm nhé. Xin chú ý thế và xin cảm ơn."

    Thom hào phóng rót rượu vào chiếc cốc vại, rồi đặt cốc vào giá giữ cốc gần miệng sếp anh ta. Rhyme uống bằng ống hút. Anh thưởng thúc cái vị khói của rượu scotch, sau đó nuốt xuống. Anh cảm thấy sự ẩm áp, dễ chịu, tuy nó cũng khiến anh cảm thấy rõ rệt hơn sự mệt mỏi rã rời đã chế ngự anh trong suốt khoảng một tuần vừa qua.

    Khi Sachs kết thúc cuộc gọi, anh hỏi, "Em ngồi với anh chứ, Sachs ?"

    "Chắc chắn rồi."

    "Anh cảm thấy muốn nghe nhạc." Rhyme nói.

    "Jazz à ?"

    "Phải."

    Anh chọn Dave Brubeck, bản thu từ một buổi hòa nhạc trực tiếp hồi những năm sáu mươi. Giai điệu dạo dầu, Take Five, cất lên, rồi, với nhịp 5/4 đặc biệt của nó, giọng hát phát ra qua loa, khàn khàn và đầy sức lan tỏa.

    Trong lúc Sachs rót rượu, ngồi xuống bên cạnh Rhyme, ánh mắt cô nhìn bâng quơ các bảng chứng cứ. "Chúng ta quên mất một việc, Rhyme."

    "Việc gì ?"

    "Cái nhóm khủng bố đó ? Công lý cho Trái đất ấy mà."

    "Nó bây giờ là vụ án của McDaniel. Nếu chúng ta phát hiện được chứng cứ gì thì anh đã quan tâm hơn. Đằng này... chẳng có gì cả." Rhyme hớp một ngụm rượu nữa và lại cảm thấy đợt sóng mỏi mệt dai dẳng bao vây lấy mình. Tuy nhiên, anh cũng cố gắng đùa. "Cá nhân anh cho rằng đó chỉ là một cuộc gọi nhầm số từ miền đám mây thôi."



    Chương 82
    Không khí hội hè của Ngày Trái đất đang đến độ cao trào.

    Vào lúc sáu giờ hai mươi trong buổi tối vui vẻ tuy lành lạnh và đầy mây này, một mật vụ FBI đứng ở rìa Bãi Chăn Cừu, lướt nhìn đám đông, hầu hết đang tham gia biểu tình phản đối không cái này thì cái khác. Một số tổ chức dã ngoại ngoài trời. Một số là khách du lịch. Nhưng phần lớn đám đông năm mươi nghìn người này có vẻ chỉ là đang tức tối với không chuyện nọ thì chuyện kia: chuyện ấm lên toàn cầu, chuyện dầu mỏ, chuyện các doanh nghiệp lớn, khí cơ khí nhà kính.

    Và metan.

    Đặc vụ Timothy Conradt chớp chớp mắt nhìn nhóm người đang phản đối việc xì hơi ở bò. Khí metan do gia súc sản sinh xem chừng cũng gây thủng tầng ozon.

    Bò đánh rắm.

    Một thế giới mới điên rồ làm sao.

    Conradt đang diện bộ ria mép cải trang, quần jean và sơ mi rộng thùng thình giấu vũ khí, bộ đàm. Lúc sáng, vợ anh ta đã dùng bàn là tạo nếp nhăn cho quần áo của anh ta, phủ quyết cái ý tưởng mặc nguyên quần áo đó đi ngủ để trông có vẻ "tự nhiên".

    Anh ta cũng chẳng hâm mộ gì những kẻ theo chủ nghĩa tự do bất cần suy nghĩ và những kẻ bán đứng đất nước nhân danh... chà, ai biết là cái gì nhỉ ? Sự thỏa mãn, châu Âu, chủ nghĩa toàn cầu, chủ nghĩa xã hội, thói nhát gan.

    Nhưng anh ta có một điểm chung với những người này, đó là môi trường. Các hoạt động ngoài trời chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của Conradt. Săn bắn, câu cá, đi bộ việt dã. Do đó, anh ta thấy thông cảm với họ.

    Anh ta đang thận trọng quan sát đám đông vì mặc dù thủ phạm tên là Thợ Đồng Hồ đã bị tóm cổ, Phó Trưởng văn phòng Tlicker McDaniel vẫn chắc chắn rằng cái nhóm Công lý cho Trái đất kia sẽ ra tay hành động. Các dữ liệu SIGINT thuyết phục đến mức không biết gì về công nghệ như Conradt cũng phải thừa nhận. Công lý cho Trái đất. Hay, theo cách các mật vụ gọi bây giờ, dưới sự chỉ đạo của McDaniel, là JFTE - phát âm là "Juf-tee".

    Những nhóm mật vụ và cảnh sát Sở Cảnh sát NeW York được triển khai khắp thành phố, kiểm soát trung tâm hội nghị gần sông Hudson, một cuộc diễu hành trong Công viên Battery và buổi tập hợp này trong Công viên Trung tâm.

    Giả thiết của McDaniel là họ đã đọc sai mối liên quan giữa Richard Logan, Liên hợp Điện lực Algonquin và JFTE, nhưng cũng có khả năng nhóm này đã xây dựng liên mình với một cơ sở Hồi giáo cực đoan.

    Cấu trúc cộng sinh.

    Cảm giác của cá nhân Conradt, sau nhiều năm hoạt động đường phố, là JFTE có thể tồn tại thật, nhưng nó chỉ là một nhóm những kẻ lập dị, chả đe dọa tới ai cả. Anh ta cứ đi thơ thẩn, tuy nhiên luôn luôn để ý tìm kiếm những đối tượng mang đặc điểm phù hợp. Quan sát xem tay họ đặt ở đâu trên người, quan sát một số loại ba lo nhất định và những dáng đi có thể cho thấy khả năng họ đang mang vũ khí hay chất nổ tự tạo. Quan sát những cái cằm trắng xanh gợi giả thiết về bộ râu quai nón mới cạo, hoặc một phụ nữ bất giác tự sờ vào tóc mình, có thể cho thấy cô ta đang cảm thấy thiếu thoải mái khi lần đầu tiên kể từ lúc bước vào tuổi thiếu niên, ở nơi công cộng mà không đeo hijab(mạng trùm đầu).

    Và luôn luôn: quan sát những cặp mắt.

    Từ đầu đến giờ, Conradt đã trông thấy những cặp mắt chân thành, những cặp mắt tỉnh rụi, những cặp mắt hiếu kỳ.

    Nhưng không có cặp mắt nào gợi ý nghĩ rằng nó nằm trên đầu một người đàn ông hay một người đàn bà muốn sát hại rất nhiều người khác nhân danh Chúa trời. Hay nhân danh những con cá voi, những cái cây hay loài cú đốm. Anh ta lượn lờ hồi lâu và cuối cùng thận trọng tiến đến bên cạnh đồng nghiệp của mình, một phụ nữ ba mươi lăm tuổi trông nghiêm nghị, mặc chiếc chân váy dài lồng phồng và chiếc áo cánh cũng rộng thùng thình, nhằm giấu giếm y như chiếc sơ mi của Conradt.

    "Có gì không ?"

    Một câu hỏi vô nghĩa, vì cô ta đã gọi Conradt - và tất cả số cảnh sát đang nhan nhản ở đây tối nay - nếu cô ta thấy "có gì" rồi.

    Một cái lắc đầu.

    Những câu hỏi vô nghĩa thì không đáng được đáp bằng lời, theo quan điểm của Barb.

    Bar-bar-a, anh ta tự sửa. Như cô ta đã sửa trong lần đầu tiên hai người cùng làm việc.

    "Họ tới đây chưa ?" Conradt hất hàm về phía sân khấu được dựng đằng đầu phía nam Bãi Chăn Cừu, ý hỏi các diễn giả nếu theo Chương trình thì sẽ lên phát biểu lúc sáu rưỡi: Hai thượng nghị sĩ bay từ Washington tới. Họ vốn vẫn làm việc với Tổng thống về những vấn đề môi trường, tài trợ pháp lý để làm vừa ý các đối tượng thời chủ nghĩa tự do đòi bảo vệ môi trường và khiến nửa số doanh nghiệp Mỹ đủ điên tiết muốn vặn cổ họ.

    Tiếp theo là một buổi hòa nhạc. Anh ta không kết luận được rằng phần lớn mọi người có mặt tại đây là để nghe nhạc hay nghe phát biểu. Với đám đông này, chắc hai khả năng đó là như nhau.

    "Vừa tới." Barbara trả lời.

    Cả hai lướt nhìn xung quanh một lúc. Rồi Conradt nói, "Cái cách gọi tắt ấy đến là kỳ cục. Juf-tee. Nên cứ gọi là JFTE đi."

    "Juf-tee không phải là tên tắt”

    "Ý chị là gì ?"

    Barbara giải thích, "Theo định nghĩa, là tên tắt thì bản thân các chữ cái phải tạo thành từ."

    "Từ trong tiếng Anh á ?"

    Cô ta thở dài mà theo Conradt thì có vẻ đầy trịch thượng. "Ờ, ở một đất nước nói tiếng Anh. Hiển nhiên rồi”

    "Vậy NFL không phải là tên tắt ?"

    "Không, đấy là viết tắt các chữ cái đầu. NATO - North Atlantic Treaty Organization. Đấy là một tên tắt."

    Conradt nghĩ: Barbara là một...

    "BIC thì sao ?" Anh ta hỏi.

    "Tôi nghĩ nó là tên tắt. Tôi không biết về thương hiệu. Thế nó gọi tắt cho cái gì ?"

    "Tôi quên rồi”

    Bộ đàm của họ cùng lúc kêu lách tách và họ nghênh nghênh đầu. "Chú ý, các khách mời đã ở trên sân khấu. Nhắc lại, các khách mời đã ở trên sân khấu”

    Các khách mời - cách gọi trại đi dành cho hai thượng nghị sĩ

    Sở chỉ huy yêu cầu Conradt và Barbara di chuyển vào vị trí 6 phía tây sân khấu. Họ thực hiện yêu cầu này.

    "Chị biết đấy, thực tế đây từng là một bãi chăn cừu." Conradt nói với Barbara. "Lớp người khai sinh ra thành phố đã cho phép chăn cừu ở đây cho tới những năm Ba mươi. Rồi phải chuyển đến Công viên Triển vọng. Bên Brooklyn. Ý tôi là, bọn cừu."

    Barbara ngơ ngác nhìn Conradt. Muốn nói: Chuyện đó thì liên quan đến cái gì ?

    Conradt để cô ta đi trước, leo lên một lối mòn hẹp.

    Rộ một tràng vỗ tay. Những tiếng reo hò.

    Rồi hai thượng nghị sĩ bước lên trên bục. Ngài nói trước ghé vào micro và bắt đầu nói với giọng trầm, âm vang, nghe dội khắp Bãi Chăn Cừu. Đám đông chẳng mấy chốc khản cả giọng vì cứ chừng hai phút một lại gào lên tán thưởng những câu phát biểu vô vị của ngài thượng nghị sĩ.

    Một kiểu giảng đạo.

    Lúc ấy, Conradt trông thấy một sự di chuyển dần dần từ rìa sân khấu ra phía trước sân khấu, nơi hai thượng nghị sĩ đang đứng. Anh ta đờ người, rồi chồm lên phía trước.

    "Gì thế ?" Barbara hỏi to, đưa tay tìm súng.

    "Juf-tee." Conradt thì thầm. Và vớ lấy bộ đàm.


  7. #56
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 83
    Bảy giờ tối, Fred Dellray quay lại tòa văn phòng Cơ quan Điều tra Liên bang ở Manhattan, sau khi đến bệnh viện thăm William Brent, còn được gọi là Stanley Palmer, hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nữa. Gã đàn ông bị thương tích trầm trọng nhưng đã hồi tỉnh. Gã còn phải ở trong bệnh viện thêm ba, bốn ngày nữa.

    Brent đã được luật sư thành phố liên lạc về việc giải quyết vụ tai nạn. Bị một sĩ quan Sở Cảnh sát New York điều khiển xe công vụ gây tai nạn là việc chẳng cần suy nghĩ nhiều. Con số được đưa ra là năm mươi nghìn đô la, cộng thêm chi phí chữa chạy.

    Vậy, William Brent đang có vài ngày khá tươi đẹp, ít nhất xét về mặt tài chính, vừa nhận đền bù, không phải nộp thuế - như là phần thưởng cho thương tích cá nhân, vừa nhận trận mưa vàng một trăm nghìn từ Dellray, cũng không phải nộp thuế, tuy nhiên chỉ vì nó sẽ chẳng bao giờ được hé nửa lời tới tai Cơ quan Thuế vụ Hoa Kỳ và Sở Thuế vụ New York.

    Dellray đang ngồi trong văn phòng, thích thú theo dõi tin tức về việc bắt giữ Richard Logan, Thợ Đồng Hồ, thì trợ lý của anh ta, một cô gái sắc sảo hai mươi mấy tuổi, ngươi gốc Phi, nói, "Ông biết vụ Ngày Trái đất chưa ?"

    "Vụ gì ?"

    "Tôi không biết chi tiết. Nhưng cái nhóm đó, Juf-tee..

    "Gì cơ ?"

    "JFTE. Công lý cho Trái đất. Đại loại vậy. Cái nhóm khủng bố sinh thái ấy ?"

    Dellray đặt cốc cà phê xuống, tim đập thình thịch. "Nó có thật à ?"

    "Vâng."

    "Chuyện xảy ra như thế nào ?" Anh ta hỏi gấp gáp.

    "Tôi chỉ nghe nói là bọn chúng vào Công viên Trung tâm, ngay gần chỗ hai ông thượng nghị sĩ được Tổng thống cử tới phát biểu ở lễ mít tinh ấy. Trưởng văn phòng muốn ông sang văn phòng ông ấy. Bây giờ."

    "Có thương vong không ?" Dellray hoang mang thì thào.

    "Tôi không biết"

    Gương mặt nghiêm trang, viên mật vụ cao lêu đêu đứng dậy. Anh ta vội vã đi xuôi theo hành lang. Anh ta đi như nhảy chân sáo, cái cách mà anh ta hay đi. Cái cách đi, tất nhiên, của thanh niên đường phố.

    Cái cách đi mà anh ta từ đây sẽ giã biệt. Anh ta đã phát hiện ra manh mối quan trọng giúp tóm cổ được Thợ Đồng Hồ. Nhưng anh ta đã thất bại với nhiệm vụ chính: phát hiện ra nhóm khủng bố.

    Và đó là việc McDaniel sẽ dùng để đóng đinh Dellray vào giá chữ thập... bằng cái cách hăng hái mà buồn rầu, mạnh mẽ mà khôn khéo của anh ta.

    Thôi, cứ tiếp tục điều tra, Fred. Anh đang làm tồi đấy.

    Dellray vừa bước đi vừa liếc nhìn vào các văn phòng, tìm kiếm người nào đấy để hỏi thăm về sự kiện kia. Nhưng không thấy bất cứ ai cả. Đã hết giờ làm việc, tuy nhiên, anh ta nghĩ, khả năng cao hơn là mọi người đều đã phóng tới Công viên Trung tâm sau khi Công lý cho Trái đất bị phát hiện. Đó có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất chỉ ra rằng sự nghiệp của anh ta chấm dứt rồi: Thậm chí không một ai gọi cho anh ta yêu cầu anh ta tham gia chiến dịch.

    Tất nhiên, còn có thể có lý do khác nữa cho việc này và cho việc triệu tập của Trưởng văn phòng: Khoản một trăm ngàn đô la bị đánh cắp.

    Thằng cha đó đã nghĩ đến cái quái quỷ gì ? Dellray đã hành động vì thành phố anh ta yêu quý, vì nhân dân anh ta thề sẽ bảo vệ. Nhưng liệu thằng cha đó có thực sự nghĩ anh ta định ẵm món tiền cao chạy xa bay không ? Đặc biệt với một Phó Trưởng văn phòng vốn vẫn muốn anh ta bị bật bãi và nghiền ngẫm giấy tờ tài liệu của nhân viên y như con nghiện nghiền ngẫm trò chơi ô chữ vậy.

    Anh ta có thể thương lượng để thoát tù được không ?

    Anh ta không chắc chắn. Với sai lầm trong vụ Công lý cho Trái đất, uy tín của anh ta thực sự xuống thấp rồi.

    Xuôi một hành lang trong tòa văn phòng thiếu nét đặc trưng. Xuôi một hành lang nữa.

    Cuối cùng, Dellray cũng đã đến trước văn phòng của sếp Trưởng. Người trợ lý thông báo Dellray đã đến và anh ta bước vào khu vực rộng thênh thang chiếm cả một góc tòa nhà.

    "Fred."

    "Jon"

    Trưởng văn phòng, Jonathan Phelps, ở tuổi giữa ngũ tuần, chải mái tóc lốm đốm bạc vốn vuốt ngược ra sau, cho nó ngược ra sau thêm tí nữa, và ra hiệu bảo viên mật vụ ngồi xuống chiếc ghế dựa đặt phía bên kia chiếc bàn bề bộn.

    Không, Dellray nghĩ, dùng từ "bề bộn" không đúng. Nó quy củ, gọn gàng, chẳng qua nó xếp tới ngót nửa gang tay hồ sơ. Suy cho cùng, đây là New York. Có thể xảy ra rất nhiều trục trặc, cần sự chỉnh đốn của những nhân vật như Trưởng văn phòng.

    Dellray cố gắng đọc xem người đàn ông này đang suy nghĩ gì, nhưng chịu chết. Trước đây, ông ta cũng từng làm mật vụ. Tuy nhiên, cái quá khứ chung đó sẽ không mang lại cho Dellray một chút thông cảm nào. Đó là đặc điểm của Cơ quan Điều tra, luật liên bang và các quy định được ban hành theo luật đứng bên trên mọi thứ khác. Chỉ có Phelps trong căn phòng, Dellray chẳng lấy làm ngạc nhiên. Tucker McDaniel hẳn đang đọc cho đám khủng bố ở Công viên Trung tâm nghe những quyền của bọn chúng.

    "Vậy, Fred. Tôi sẽ vào việc ngay”

    "Vâng."

    "Về cái nhóm Juf-tee này."

    "Công lý cho Trái đất."

    "Phải !” Những ngón tay lại lùa qua mái tóc dày. Nó vẫn nguyên nếp sau khi những ngón tay rút ra.

    "Tôi chỉ muốn biết. Cậu không phát hiện được bất cứ thông tin gì về nhóm đó, đúng không ?"

    Dellray đã chẳng đến nước này nếu biết lươn lẹo. "Không, Jon. Tôi đã làm việc chẳng ra đâu vào đâu. Tôi đã khai thác tất cả các mối thường xuyên của mình cùng dăm bảy mối mới. Toàn bộ số tay trong tôi đang dùng và dăm bảy đối tượng tôi đã cho nghỉ. Tổng cộng hơn hai chục. Tôi không phát hiện được bất cứ thông tin gì. Tôi xin lỗi."

    "Tuy nhiên, nhóm ngoại tuyến của McDaniel đã có mười dữ liệu rõ ràng."

    Miền đám mây...

    Dellray cũng sẽ không chỉ trích McDaniel, thậm chí không bóng gió gì. "Tôi hiểu như thế. Các nhóm của anh ta đã có cả xô thông tin hữu ích. Nhân sự, bao gồm Rahman, Johnston. Rồi từ ngữ mã hóa ám chỉvũ khí” Anh ta thở dài. "Jon, tôi nghe nói đã có chuyện. Chuyện xảy ra như thế nào ?"

    "Ồ, phải. Juf-tee đã có một động thái”

    "Thương vong à ?"

    "Chúng ta có video. Cậu muốn xem chứ ?"

    Dellray nghĩ: Không, thưa sếp, chắc chắn tôi không muốn xem. Tôi không muốn xem cảnh thương vong do sai lầm của mình. Hay xem cảnh Tucker McDaniel chỉ huy một đội tập kích và giải quyết suôn sẻ tình huống. Nhưng rồi anh ta nói, "Vâng, sếp mở đi."

    Trưởng văn phòng vươn người về phía laptop, gõ mấy phát vào bàn phím, rồi xoay laptop lại cho Dellray nhìn. Anh ta chờ đợi một video giám sát đặc trưng của Cơ quan Điều tra, quay với ống kính góc rộng, độ tương phản thấp để bắt được mọi chi tiết, dòng thông tin phía dưới cùng: địa điểm và thời gian được tính tới giây.

    Nhưng anh ta lại đang xem một bản tiin CNN.

    CNN ?

    Một nữ phóng viên tươi cười, tóc tạo kiểu cầu kỳ, cầm tập ghi chép, đang phỏng vấn một người đàn ông tầm ba mươi tuổi, mặc áo com lê và chiếc quần không đồng bộ. Anh ta có da sẫm màu, tóc cắt cao. Nụ cười thiếu tự nhiên, ánh mắt hết nhìn nữ phóng viên lại nhìn camera. Một cậu bé tóc đỏ, mặt lấm tấm tàn nhang, quãng tám tuổi, đứng bên cạnh anh ta.

    Nữ phóng viên nói với người đàn ông, "Nào, tôi hiểu là trong vòng vài tháng qua, học trò của anh đã chuẩn bị cho Ngày Trái đất”

    "Đúng vậy." Người đàn ông trả lời, lúng túng nhưng đầy tự hào.

    "Tối nay, có nhiều nhóm khác nhau trong Công viên Trung tâm này, ủng hộ những vấnđề nhất định. Học trò của anh có theo đuổi vấn đề cụ thể nào hay không ?"

    "Không hẳn. Các em quan tâm đến nhiều thứ khác nhau: năng lượng tái tạo, nguy cơ đối với rừng mưa, sự ấm lên toàn cầu, khí CO việc bảo vệ tầng Ozon, tái chế”

    "Và người trợ lý nhỏ tuổi của anh đây là ai ?"

    "Đây là một học trò của tôi, Tony Johnston."

    Johnston ?

    "Chào em, Tony. Em có thể cho các khán giả đang xem truyền hình ở nhà biết câu lạc bộ môi trường ở trường học của em tên là gì không ?"

    "Ừm... được ạ. Tên là Chính chúng em bảo vệ Trái đất ."

    "Và những tấm áp phích kia ấn tượng quá. Em với các bạn ở lớp tự làm à ?"

    "Ừm... vâng ạ. Nhưng, chị biết đấy, thầy giáo của chúng em, thầy Rahman", cậu bé ngước nhìn người đàn ông đang đứng bên cạnh, "thầy đã giúp đỡ chúng em."

    "Chà, thật tuyệt vời, Tony. Xin cảm ơn em và các bạn cùng lớp ba của thầy Peter Rahman, trường tiểu học Ralph Waldo Emerson, quận Queens, những người tin tưởng rằng không bao giờ là quá nhỏ để bắt đầu tạo ra các thay đổi đối với môi trường... Kathy Brigham đưa tin từ..”

    Dưới ngón tay gõ dứt khoát của Trưởng văn phòng màn hình tắt phụt. Ông ta ngồi ngả ra sau. Dellray không biết ông ta sẽ phá lên cười hay sẽ văng tục. "Công lý." Ông ta phát âm từng từ cẩn thận. "Chính... chúng em” Ông ta thở dài. "Muốn tưởng tượng xem cái văn phòng này ngập trong bao nhiêu những chuyện bậy bạ không, Fred ?"

    Dellray nhướn một bên lông mày rậm rạp.

    "Chúng ta đã xin Washington thêm năm triệu đô la, kinh phí cho việc huy động bốn trăm mật vụ. Hai chục lệnh khám xét được tống đạt qua các văn phòng thẩm phán ở New York, Westchester, Philly, Baltimore và Boston. Chúng ta hoàn toàn đánh đu với dữ liệu SIGINT, những dữ liệu nói rằng một nhóm khủng bố sinh thái, nguy hiểm hơn Timothy McVeigh, nguy hiểm hơn Bin Laden, sẽ phá hủy nước Mỹ bằng một vụ tấn công ghê gớm nhất từ trước tới nay.

    "Ai ngờ đó lại là một lũ trẻ con tám, chín tuổi. Những từ ngữ mã hóa ám chỉ vũ khí, "giấy và các nguyên vật liệu” à ? Chúng có nghĩa là giấy và các nguyên vật liệu. Thông tin liên lạc đâu phải ở miền đám mây, lũ trẻ con trực tiếp nói với nhau sau khi ngủ trưa dậy ở trường đấy. Người phụ nữ hợp tác với Rahman à ? Đó có lẽ là thằng bé Tony, vì mẹ kiếp cái giọng nó chưa vỡ... May mắn chúng ta không có dữ liệu SIGINT nào về việc ai đó, kiểu như, "sẽ thả chim bồ câu” trong Công viên Trung tâm, chứ có khéo chúng ta đã điều động đến cả tên lửa đất đối không rồi”

    Hồi lâu im lặng.

    "Cậu không cảm thấy hả hê ư, Fred."

    Anh ta nhún đôi vai gầy guộc.

    "Cậu muốn vị trí của Tucker không ?"

    "Thế anh ta sẽ đi... ?"

    "Chỗ khác. Washington. Có vấn đề gì không ?... Hả ? Vị trí Phó Trưởng văn phòng. Nếu cậu muốn vị trí đó, tối nay cậu có thể nhận luôn."

    Dellray không do dự. "Không, Jon. Cảm ơn, nhưng không."

    "Cậu là một trong những mật vụ được tôn trọng nhất ở văn phòng này. Mọi người ngưỡng mộ cậu. Tôi sẽ đề nghị cậu cân nhắc lại."

    "Tôi muốn ở ngoài đường phố. Từ trước tới nay tôi chỉ muốn thế thôi. Điều ấy quan trọng đối với tôi”

    "Những tay cao bồi các cậu !" Trưởng văn phòng cười khoái trá. "Bây giờ có lẽ cậu muốn quay lại văn phòng mình. McDaniel đang trên đường về đây nói chuyện. Tôi nghĩ chắc cậu không muốn gặp anh ta."

    "Chắc thế”

    Khi Dellray ra đến cửa, Trưởng văn phòng nói, "Ồ, Fred, còn một việc nữa."

    Bước đi như nhảy của viên mật vụ giữa chừng dừng lại.

    "Cậu xử lý vụ Gonzalez, đúng không ?"

    Dellray từng khống chế vài thằng trong số những thằng khốn kiếp nguy hiểm nhất thành phố mà mạch không hề đập nhanh lên một nhịp nào. Nhưng bây giờ thì anh ta chắc chắn rằng mạch ở cổ anh ta đang phập phồng trông thấy rõ. "Vụ bắt giữ ma túy, bên Đảo Staten. Vâng."

    "Có vẻ là có chút nhầm lẫn ở đâu đó."

    "Nhầm lẫn ?"

    "Ờ, có bằng chứng."

    "Thật ư ?"

    Trưởng văn phòng xoa xoa mắt. "Tại thời điểm bắt giữ, các nhóm của cậu ghi chép có ba mươi tép heroin, hai chục khẩu súng ngắn và một số cọc tiền."

    "Đúng vậy”

    "Theo thông cáo báo chí thì có một triệu mốt. Nhưng khi chúng ta chuẩn bị hồ sơ cho bồi thẩm đoàn, có vẻ chỉ có một triệu chẵn trong tủ chứng cứ."

    "Biên sai một trăm nghìn à ?"

    Trưởng văn phòng nghiêng nghiêng đầu. "Không, là nguyên nhân khác. Không phải biên sai."

    "Ồ." Dellray hít sâu. Trời đất... Thế là chấm hết rồi.

    "Tôi đã xem xét giấy tờ và, buồn cười, chữ số 0 thứ hai trong thẻ bảo quản tang chứng, chữ số 0 sau số 1 chỉ một triệu ấy, nó thực sự mảnh. Nhìn thoáng, có thể nghĩ nó là chữ số 1. Ai đó nhìn nó, rồi viết sai trong thông cáo báo chí, thành một phẩy một."

    "Tôi hiểu rồi."

    "Chỉ muốn nói với cậu, để nếu có thắc mắc. Đó là lỗi đánh máy. Số tiền chính xác mà Cơ quan Điều tra thu được khi bắt giữ Gonzalez là một triệu chẵn. Thông tin chính thức đấy nhé."

    "Vâng. Cảm ơn, Jon."

    Một cái nhíu mày. "Cảm ơn vì gì ?"

    "Vì đã làm rõ sự việc." "

    Một cái gật đầu. Nó là cái gật đầu chứa đựng thông điệp và thông điệp đó đã được nhận. Trưởng văn phòng nói thêm, "À mà cậu đã hỗ trợ đắc lực vụ bắt giữ Richard Logan đấy. Cách đây mấy năm, hắn từng có kế hoạch giết hàng chục quân nhân và quan chức Lầu Năm Góc. Một số người của chúng ta nữa. Mừng là hắn đã bị loại vĩnh viễn."

    Dellray quay đi, rời khỏi văn phòng sếp Trưởng. Trong lúc trở về văn phòng mình, anh ta tự cho phép bản thân bật một tiếng cười đầy nghị lực.

    Học trò lớp ba ?

    Rồi rút điện thoại di động ra nhắn tin cho Serena, bảo rằng anh ta sẽ về nhà sớm.


  8. #57
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 84
    Lincoln Rhyme ngẩng nhìn, trông thấy Pulaski ở cửa.

    "Cậu tân binh, cậu đang làm gì ở đây ? Tôi tưởng rằng cậu đang làm thủ tục vào sổ chứng cứ bên Queens mà."

    "Đúng thế. Chỉ là..." Giọng cậu ta chậm rề rề như chiếc xe gặp phải sương mù dày đặc.

    "Chỉ là ?"

    Lúc đó gần chín giờ tối, và chỉ có hai người trong phòng khách. Từ bếp, vẳng ra những âm thanh dễ chịu của gia đình. Sachs và Thom đang chuẩn bị bữa tối. Rhyme nhận ra đã quá giờ cocktail từ lâu mà chưa có ai rót rượu scotch vào lại cốc nhựa cho anh.

    Một khuyết điểm lúc bấy giờ Rhyme đã bảo Pulaski khắc phục, và cậu ta đã thực hiện.

    "Đấy đâu phải là suất đúp." Rhyme lầm bầm. Nhưng Pulaski xem chừng không nghe thấy. Cậu ta đã bước tới chỗ cửa sổ, ánh mắt hướng ra bên ngoài.

    Đang định diễn cảnh xúc động trong một vở kịch truyền hình kiểu Anh chậm rề rề đầy mà, Rhyme suy luận, và hớp lấy ngụm rượu có vị khói qua ống hút.

    "Tôi đại loại đã có một quyết định. Tôi muốn nói với sếp trước tiên "

    "Đại loại à ?" Rhyme gay gắt nhắc.

    "Tôi muốn nói, tôi đã có một quyết định."

    Rhyme nhướn nhướn lông mày. Anh không muốn động viên khuyến khích quá. Tiếp theo sẽ là gì ? Anh băn khoăn tự hỏi, tuy nhiên anh đinh ninh rằng mình cũng đoán ra phần nào. Cuộc đời Rhyme có lẽ đã được cống hiến cho khoa học, nhưng đồng thời anh còn từng phụ trách hàng trăm nhân viên, cảnh sát. Và mặc dù tính tình không kiên nhẫn, cộc cằn, hay nổi giận đùng đùng, anh vẫn là một thủ trưởng công bằng và hợp tình hợp lý.

    Miễn mọi người đừng làm hỏng việc.

    "Tiếp tục đi, cậu tân binh."

    "Tôi sẽ từ bỏ."

    "Lĩnh vực này ?"

    "Lực lượng”

    Sau khi biết Kathryn Dance, Rhyme đã có ý thức về ngôn ngữ cơ thể. Anh có cảm nhận rằng Pulaski lúc bấy giờ đang đọc những lời thoại mà cậu ta đã tập từ trước. Nhiều lần rồi.

    Anh chàng cảnh sát đưa bàn tay lên vò mái tóc vàng cắt ngắn. "William Brent.

    "Chỉ điểm của Dellray ấy à ?"

    "Vâng, thưa sếp”

    Rhyme lại có ý nghĩ nhắc chàng trai trẻ là cậu ta không cần dùng cái cách xưng hô trịnh trọng đó. Nhưng anh chỉ nói, "Tiếp tục đi, Pulaski."

    Nét mặt nghiêm trang, ánh mắt đầy xáo trộn, Pulaski ngồi xuống chiếc ghế dựa bằng gỗ liễu gai kêu cót két, gần chiếc Mũi tên Dông bão của Rhyme. "Lúc ở chỗ Galt, tôi đã hốt hoảng. Hoang mang. Tôi không đánh giá tốt tình hình. Tôi không ý thức được đầy đủ các bước thực hiện công việc." Như thể trong một bản báo cáo tóm tắt, cậu ta bổ sung thêm, "Tôi đã không đánh giá đúng tình hình, do đó đã không điều chỉnh được hành vi của mình một cách thích hợp”

    Giống một cậu học trò không chắc chắn các câu trả lời cho bài kiểm tra và đang vội vã làm liền một mạch, hy vọng sẽ có câu trúng.

    "Ông ta hết hôn mê rồi."

    "Nhưng ông ta đã có thể thiệt mạng."

    "Và đó là nguyên nhân khiến cậu rời khỏi ngành ?"

    "Tôi đã phạm phải sai lầm. Sai lầm đó suýt nữa đã lấy mất tính mạng một người... Tôi chỉ cảm thấy là mình không thể tiếp tục làm việc ở mức độ tốt nhất."

    Lạy Chúa, cậu ta lôi những lời thoại này từ đâu ra ?

    "Đó là một tai nạn, cậu tân binh."

    "Và là một tai nạn đáng lẽ không được xảy ra."

    "Thế có những kiểu tai nạn khác à ?"

    "Sếp biết tôi muốn nói gì, Lincoln. Nó đâu giống như tôi chưa suy nghĩ việc này kỹ lưỡng."

    "Tôi có thể chứng minh rằng cậu phải ở lại, rằng cậu rời khỏi ngành là không đúng đắn”

    "Gì cơ, nói rằng tôi có năng khiếu, rằng tôi có nhiều thứ để đóng góp ấy à ?" Nét mặt chàng cảnh sát lộ vẻ nghi ngờ. Cậu ta vẫn còn trẻ, nhưng trông già hơn hẳn dạo Rhyme mới gặp. Công việc của những người cảnh sát là vậy.

    Và làm việc với mình là vậy, Lincoln Rhyme ngẫm nghĩ.

    "Cậu biết tại sao cậu không thể từ bỏ không ? Vì như thế cậu sẽ là một kẻ đạo đức giả."

    Pulaski chớp mắt.

    Rhyme tiếp tục, giọng hơi có chút bực bội, "Cậu đã đánh mất cơ hội nhỏ nhoi của mình."

    "Thế nghĩa là thế nào ?"

    "Được, cậu đã phạm phải sai lầm, khiến một người bị thương tích trầm trọng. Nhưng khi Brent trông giống như một kẻ phạm tội với lý lịch cộm cán, cậu nghĩ mình được nhẹ lỗi, đúng không ?"

    "Ờ... Có lẽ."

    "Cậu bỗng dưng chẳng quan tâm đến việc mình đã đâm ông ta. Vì ông ta, sao, không xứng đáng làm người à ?"

    "Không, tôi chỉ..."

    "Để tôi nói nốt. Cái giây phút cậu trở lại quan tâm tới người đàn ông đó, cậu đã có sự lựa chọn: Hoặc cậu quyết định rằng nguy cơ của những tổn thất không tiên liệu được, cũng như những tai nạn, đối với cậu là không thể chấp nhận, và cậu từ bỏ công việc ngay lập tức. Hoặc cậu quyết định để toàn bộ câu chuyện lại đằng sau, học cách sống với những gì xảy ra. Chẳng có khác biệt nào giữa chuyện người đàn ông đó là một kẻ giết người hàng loạt hay là một trợ tế ở nhà thờ. Xét một cách lý trí thì cậu không thành thật khi rên rỉ về vấn đề này bây giờ."

    Chàng tân binh nheo mắt tức giận và cậu ta sắp sửa đưa ra một lời biện hộ nào đấy, nhưng Rhyme tiếp tục, "Cậu đã phạm phải sai lầm. Chứ cậu không phạm tội ác... Chà, sai lầm vốn vẫn xảy ra trong nghề nghiệp này. Vấn đề là khi nó xảy ra, nó không giống như nghề kế toán hay nghề đóng giày. Khi chúng ta sai lầm, có khả năng một người nào đấy sẽ phải chết. Nhưng nếu chúng ta dừng lại lo lắng, chúng ta sẽ không bao giờ làm được việc gì. Chúng ta sẽ cứ ngoái nhìn đằng sau và như thế sẽ có nghĩa là nhiều người phải chết hơn nữa, vì chúng ta không thực thi nhiệm vụ của mình”

    "Sếp nói thì dễ dàng lắm." Pulaski tức tối quát lên.

    Tốt đấy, Rhyme nghĩ, nhưng vẫn giữ vẻ mặt trang nghiêm.

    "Sếp đã ở hoàn cảnh như thế này bao giờ chưa ?" Pulaski lẩm bẩm.

    Tất nhiên là anh đã từng. Anh đã từng sai lầm. Hàng chục nếu không phải là hàng trăm lần. Nhiều năm trước, đã có một sai lầm, một sai lầm thực sự gây nên cái chết cho những con người vô tội, dẫn tới vụ án khiến Rhyme và Sachs hợp tác với nhau lần đầu tiên. Nhưng anh không muốn một cuộc tranh luận kiểu chiến hữu cùng hội cùng thuyền lúc này. "Đấy không phải vấn đề, Pulaski. Vấn đề là cậu đã quyết định rồi. Đưa chứng cứ từ chỗ Galt trở về đây, sau khi tông Brent, cậu đã đánh mất quyền từ bỏ công việc. Vì thế, nó chẳng còn là vấn đề nữa."

    "Chuyện này đang cắn rứt tôi."

    "Chà, đã đến lúc bảo nó hãy thôi cắn rứt đi, dù nó có là cái quái quỷ gì. Một phần phẩm chất của người cảnh sát là biết dựng lên bức tường ngăn cách đó."

    "Lincoln, sếp đang không lắng nghe tôi."

    "Tôi đã lắng nghe mà. Tôi đã cân nhắc các lý lẽ của cậu và tôi bác bỏ chúng. Chúng không có căn cứ."

    "Đối với tôi, chúng có căn cứ."

    "Không, chúng không có. Và tôi sẽ bảo cậu tại sao." Rhyme ngập ngừng. "Vì chúng không có căn cứ đối với tôi.. mà cậu và tôi rất giống nhau, Pulaski ạ. Bản thân tôi cực kỳ ghét phải thừa nhận điều này, nhưng đấy là sự thực."

    Chàng trai trẻ ngớ người.

    "Thôi, quên hết cái chuyện cậu đang làm tôi chán bỏ mẹ này đi. Tôi mừng là cậu ở đây vì tôi cần cậu làm một số việc tiếp theo sau vụ án. Tại..."

    Pulaski chằm chằm nhìn nhà hình sự học và bật tiếng cười lạnh lùng. "Tôi chẳng làm bất cứ cái gì cả. Tôi sẽ thôi việc. Tôi sẽ không lắng nghe sếp đâu."

    "Chà, cậu sẽ không thôi việc ngay bây giờ. Cậu có thể thực hiện điều đó sau vài ngày nữa. Tôi cần cậu. Vụ án, của tôi mà cũng là của cậu, chưa kết thúc. Chúng ta phải đảm bảo tuyệt đối rằng Logan bị buộc tội. Cậu đồng ý chứ ?"

    Một cái thở dài. "Tôi đồng ý."

    "Trước khi McDaniel bị đưa ra khỏi ghế chỉ huy và biến lên miền đám mây, hay biến đi bất cứ nơi nào khác, anh ta đã lệnh cho nhân viên của mình khám xét văn phòng Bob Cavanaugh. Anh ta đã không gọi chúng ta tham gia việc này. Đội Thu thập Chứng cứ của Cơ quan Điều tra có đủ năng lực đấy, tôi đã giúp đỡ thành lập Đội. Nhưng chúng ta đáng lẽ cũng phải khám nghiệm hiện trường. Tôi muốn cậu thực hiện việc này bây giờ. Logan nói một tổ chức hợp tác quốc tế có dính dáng tới, tôi muốn chắc chắn rằng mỗi kẻ trong số ấy đều sẽ bị tóm cổ."

    Một cái nhăn nhó cam chịu. "Tôi sẽ làm. Nhưng đó là nhiệm vụ cuối cùng của tôi." Chàng trai trẻ vừa lắc đầu vừa lao ra khỏi căn phòng.

    Lincoln Rhyme cố gắng lắm mới không mỉm cười, tìm đến chiếc ống hút cắm trong cốc whisky.


  9. #58
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 85
    Lincoln Rhyme lúc bấy giờ có một mình.

    Ron Pulaski đang khám nghiệm hiện trường tại Liên hợp Algonquin. Mel Cooper và Lon Sellitto người nào về nhà người nấy. Roland Bell trước đó đã thông báo rằng Richard Logan được đưa vào một cánh an ninh đặc biệt chặt chẽ của trại tạm giam khu Downtown.

    Amelia Sachs cũng sang khu Downtown, hỗ trợ việc lập hồ sơ, nhưng bây giờ đã trở về Brooklyn rồi. Rhyme hy vọng cô có chút thời gian cho riêng mình có lẽ là tranh thủ lái chiếc Cobra Torirto đi đâu đó. Thỉnh thoảng, cô chở Pammy theo. Cô bé nói lại rằng những chuyến ngồi trên chiếc xe ấy "hoàn toàn không tin được", theo anh hiểu là "rất phấn khởi".

    Tuy nhiên, anh biết, cô bé không bao giờ gặp nguy hiểm. Khác với những lúc chỉ có một mình, Sachs ý thức được khi nào cần dẹp đi đòi hỏi của bản tính.

    Thom cũng đã ra ngoài, với bạn trai của anh ta, một phóng viên làm việc cho tờ Thời báo New York. Anh ta đã muốn ở nhà, để mắt tới sếp, theo dõi những ảnh hưởng phụ ghê gớm của cơn tăng phản xạ hoặc theo dõi những gì đó có trời mới biết ? Nhưng nhà hình sự học nhất quyết bảo anh ta cứ đi đi.

    "Cậu có lệnh giới nghiêm đấy !” Anh quát. "Lúc nửa đêm."

    "Lincoln, tôi sẽ về nhà trước.. "

    "Không. Cậu sẽ về nhà sau nửa đêm. Đây là lệnh giới nghiêm ngược."

    "Điên rồ. Tôi sẽ chẳng đi.."

    "Tôi dứt khoát sẽ sa thải cậu nếu cậu về trước lúc đó."

    Anh chàng phụ tá kiểm tra Rhyme cẩn thận và nói, "Thôi được. Cảm ơn."

    Rhyme không có đủ kiên nhẫn để nghe lời cảm ơn và mặc kệ anh chàng phụ tá, anh quay sang với chiếc máy tính, sắp xếp các chứng cứ sẽ được chuyển cho công tố viên để phục vụ việc xét xử. Sau phiên tòa, Thợ Đồng Hồ sẽ phải ngồi tù vì những tội danh nghiêm trọng, trong đó có tội giết người đáng án tử hình. Gã chắc chắn sẽ bị kết án nhưng, khác với California và Texas, New York coi án tử hình như vết chàm đáng xấu hổ giữa trán vậy. Như anh đã bảo Rodoflo Luna, anh không tin Thợ Đồng Hồ sẽ bị xử tử.

    Tòa án những nơi khác cũng muốn xét xử gã. Tuy nhiên, gã bị bắt tại New York, những nơi khác còn phải xếp hàng.

    Trong thâm tâm, Rhyme không băn khoăn gì với án chung thân cả. Nếu Logan bị bắn chết trong một cuộc đụng độ - ví dụ, cầm súng nhả đạn vào Sachs hay Sellitto - như thế sẽ là một kết thúc công bằng, một kết thúc trung thực. Với việc Rhyme tóm cổ được gã và việc gã sẽ ngồi tù tới hết phần đời còn lại, công lý đã được thực thi đầy đủ rồi. Tiêm thuốc độc có vẻ rẻ rúng. Một sự xúc phạm. Và Rhyme không muốn mình là một phần của vụ án đưa gã đàn ông đó đi bước cuối cùng đến bên giường tiêm thuốc độc.

    Tận hưởng khoảng thời gian chỉ có riêng mình, Rhyme lúc bấy giờ đọc to mấy trang báo cáo khám nghiệm hiện trường. Một số nhân viên khám nghiệm hiện trường viết những bản báo cáo rất trữ tình, đầy kịch tính hoặc đầy chất thơ. Đây chẳng phải phong cách của Rhyme. Ngôn ngữ cứng cỏi, không rườm rà - kim loại đúc, chứ không phải gỗ chạm. Anh xem xét lại báo cáo, hài lòng, tuy có những đoạn còn bỏ trống khiến anh thấy bực bội. Anh đang đợi thêm vài kết quả phân tích. Tuy nhiên, anh tự nhắc nhở mình không kiên nhẫn cũng là tội lỗi, mặc dù là tội lỗi ít nghiêm trọng hơn thói bất cẩn, và vụ án sẽ không bị tổn thất gì nếu báo cáo cuối cùng chậm trễ mất một, hai ngày.

    Tốt rồi, Rhyme thừa nhận, vẫn còn việc phải làm - luôn luôn vẫn còn việc phải làm - nhưng như thế là tốt rồi.

    Rhyme nhìn xung quanh phòng thí nghiệm, tất cả lại sạch sẽ tinh tươm nhờ Mel Cooper, lúc này đang ở nhà mẹ anh ta bên Queens, nơi anh ta bình thường vẫn ở, hoặc có thể đã đi gặp cô bạn gái người Scandinavia sau khi ghé về trình diện mẹ chốc lát. Họ có thể đang nhảy như vũ bão tại một phòng nhảy ở khu Midtown.

    Nhận ra cơn đau đầu nhè nhẹ, giống như cơn đau đầu lúc trước, Rhyme liếc nhìn giá để thuốc gần đấy. Và nhận ra một chai clonidine, có tác dụng giãn mạch. Trong anh xuất hiện ý nghĩ là nếu bây giờ mình gặp một cơn bệnh, anh chắc sẽ chết. Chai thuốc cách bàn tay anh có chút xíu. Nhưng cũng chẳng khác nào hàng dặm.

    Rhyme nhìn những tấm bảng chứng cứ quen thuộc, đầy nét chữ của Sachs và Mel Cooper. Có những chỗ bị gạch, những thông tin ban đầu nhầm lẫn bị xóa đi, những lỗi chính tả và những sai sót rành rành.

    Nó tượng trưng cho cái cách người ta vốn vẫn phá các vụ án hình sự.

    Rồi anh đăm đăm nhìn các thiết bị máy móc xung quanh mình: máy đo tỷ trọng, các cái kẹp, bình chia độ, bình thót cổ, găng tay, và những chiếc chiến hạm trong lĩnh vực chuyên môn này: kính hiển vi điện tử quét, máy sắc ký khí/khối phổ, im lìm và kềnh càng. Anh nhớ lại không biết đã bao nhiêu, bao nhiêu tiếng đồng hồ anh làm việc với những chiếc máy ấy, và những chiếc máy trước đây nữa, nhớ lại âm thanh của chúng, cái mùi khi anh hy sinh một mẫu vật vào tâm máy sắc ký nóng rừng rực để xem một hợp chất bí ẩn thực sự là gì. Thường xuyên xuất hiện tình huống khiến người ta phải suy nghĩ lựa chọn: Nếu một mẫu vật duy nhất bị hủy để xác định danh tính và chỗ trú ngụ của thủ phạm, quá trình xét xử vụ án có thể gặp khó khăn, vì mẫu vật duy nhất kia đã chẳng còn.

    Lincoln Rhyme luôn luôn ủng hộ việc hy sinh mẫu vật.

    Anh nhớ lại cái rung bần bật của chiếc máy dưới bàn tay anh, khi bàn tay anh vẫn còn cảm thấy chúng.

    Anh cũng nhìn đám dây điện ngoằn ngoèo, chạy vắt qua nhau trên sàn gỗ, nhớ cái cảm giác nảy lên nảy xuống - tất nhiên, chỉ ở hàm và cổ - khi chiếc xe lăn lăn lên chúng, trên đường từ bàn khám nghiệm này sang bàn khám nghiệm khác, hay từ bàn khám nghiệm tới trước màn hình máy tính.

    Dây điện...

    Rồi Rhyme lăn xe sang phòng sinh hoạt chung, nhìn những bức ảnh gia đình. Nghĩ đến ông anh họ Arthur. Ông bác Henry. Nghĩ đến cả cha mẹ anh nữa.

    Và Amelia Sachs, tất nhiên. Luôn luôn là Amelia.

    Rồi những kỷ niệm đẹp đẽ mờ đi, và Rhyme không đừng được ý nghĩ về các sai sót của mình hôm nay đã suýt khiến cô mất mạng. Vì cái thân thể bất trị của anh đã phụ tất cả họ. Rhyme và Sachs và Ron Pulaski. Và ai biết được là bao nhiêu nhân viên Đơn vị Phản ứng nhanh đã có thể bị điện giật chết khi ào vào ngôi trường ở Chinatown ?

    Các ý nghĩ của anh tiếp tục phát triển, anh nhận ra rằng sự việc hôm nay đại diện cho mối quan hệ giữa anh và cô. Anh yêu cô, tất nhiên, nhưng anh không thể phủ nhận việc mình đang cản trở cô, cô chỉ được sống một phần con người mà cô có thể sống, nếu cô ở bên cạnh một người khác, hoặc thậm chí nếu cô không ở bên cạnh ai cả.

    Đây chẳng phải là sự tự thương hại, và thực tế, anh đang cảm thấy phấn khởi một cách kỳ quặc với hướng đi của các ý nghĩ.

    Rhyme nghĩ về chuyện sẽ xảy tới khi Sachs một mình tiếp tục sống. Anh bình thản tưởng tượng ra viễn cảnh ấy. Và anh kết luận rằng Amelia Sachs sẽ hoàn toàn ổn. Anh lại trông thấy hình ảnh Ron Pulaski và Sachs phụ trách bộ phận Khám nghiệm Hiện trường sau đây ít năm.

    Bây giờ, trong phòng sinh hoạt chung đối diện phòng thí nghiệm, vây xung quanh là những bức ảnh gia đình, Rhyme nhìn xuống một vật nằm trên chiếc bàn ở gần. Màu sắc, bóng bẩy. Ấn phẩm quảng cáo mà người ủng hộ tự tử có hỗ trợ Arlen Kopeski đã để lại.

    Lựa chọn...

    Rhyme buồn cười nhận ra rằng quyển sách đã được thiết kế một cách thông minh nhằm vào đối tượng người khuyết tật. Người ta chẳng cần cầm nó lên, lật mở. Số điện thoại của cái tổ chức giúp người ta chết không đau đớn kia in luôn trên bìa trước, cỡ lớn - phòng trường hợp chính vấn đề sức khỏe khuyến khích người ta tự tử có liên quan tới thị lực.

    Trong lúc nhìn quyển sách, tâm trí anh quay mòng mòng. Cái kế hoạch tự nó đang định hình cần được sắp xếp đâu vào đấy.

    Cần sự kín đáo.

    Cần sự thông đồng. Và vài hành vi mua chuộc.

    Đó là cuộc sống của một người tứ chi bất toại, cuộc sống mà suy nghĩ thì tự do và dễ dàng nhưng hành động bao giờ cũng cần phảỉ có sự đồng lõa.

    Kế hoạch này còn cần đến thời gian nữa. Tuy nhiên, không gì quan trọng trong cuộc đời mà lại xảy ra nhanh chóng cả. Trong lòng Rhyme đầy ắp nỗi rộn ràng đi đôi với một quyết định mạnh mẽ.

    Mối quan tâm lớn của anh là bảo đảm rằng bồi thẩm đoàn nghe được lời làm chứng anh đưa ra chống lại Thợ Đồng Hồ, tuy anh sẽ vắng mặt. Có một thủ tục thực hiện việc đó: làm chứng ngoài tòa. Hơn nữa, Sachs và Mel Cooper đã khá dày dạn kinh nghiệm làm chứng cho bên công tố. Anh tin tưởng rằng Ron Pulaski cũng sẽ tham gia.

    Ngày mai, Rhyme sẽ nói chuyện với công tố viên, một cuộc nói chuyện riêng tư, và đề nghị một phóng viên tòa án đến nhà lấy lời làm chứng. Thom sẽ không nghĩ gì cả.

    Mỉm cười, Lincoln Rhyme lăn xe quay lại phòng thí nghiệm vắng vẻ, với các thiết bị điện tử, phần mềm và, à phải, những sợi dây điện, cho phép anh thực hiện cú điện thoại anh đã nghĩ tới, không, đúng hơn là đã bị ám ảnh, gần như suốt từ thời điểm bắt giữ Thợ Đồng Hồ.


    IV VỤ ÁN CUỐI CÙNG


    "Hầu hết các hoạt động thể dục của tôi là đứng và đi đi lại lại cả ngày từ bàn thí nghiệm này sang bàn thí nghiệm khác. Tôi tìm thấy lợi ích cùng niềm vui ở những hoạt động đó nhiều hơn lợi ích cùng niềm vui mà một số bạn bè hay đối thủ cạnh tranh của tôi tìm thấy ở những môn như golf chẳng hạn."

    THOMAS ALVA EDISON



    Chương 86
    Amelia Sachs và Thom Reston vội vã đi qua cửa bệnh viện. Chẳng ai mở miệng nói gì.

    Sảnh bệnh viện và các dãy hành lang yên tĩnh chính là điều kỳ lạ đối với những nơi như thế này vào một buổi tối thứ Bảy ở thành phố New York. Thông thường, khung cảnh hỗn loạn sẽ thống trị các cơ sở y tế, tai nạn, ngộ độc rượu, chơi ma túy quá liều và, tất nhiên, đôi lúc là thương tích do đâm chém, bắn giết nhau.

    Tuy nhiên, ở đây, bầu không khí tĩnh lặng một cách lạ lùng, đáng sợ.

    Mặt mũi nghiêm trang, Sachs dừng lại đọc biển báo. Cô chỉ tay và họ bắt đầu đi xuôi một dãy hành lang thậm chí ánh sáng còn lờ mờ hơn lúc nãy, dưới tầng hầm của bệnh viện.

    Họ dừng lại lần nữa.

    "Lối kia à ?" Sachs thì thào hỏi.

    "Họ không ghi chỉ dẫn rõ ràng. Đáng lẽ họ phải ghi chỉ dẫn rõ ràng hơn."

    Sachs nghe thấy sự bực bội trong giọng Thom, tuy nhiên cô biết cái giọng bực bội ấy chủ yếu xuất phát từ nỗi hoang mang.

    "Kia."

    Họ tiếp tục đi, ngang qua khu vực có các y tá ngồi nhàn tản chuyện gẫu đằng sau chiếc bàn quầy cao. Đầy ra nào là quần áo đồng phục, giấy tờ, hồ sơ, nhưng cũng đầy ra các cốc cà phê, đồ trang điểm, một cuốn câu đố. Sachs để thấy rất nhiều ô số Sudoku, và băn khoăn không biết tại sao trò này lại được ưa thích thế. Cô không có đủ kiên nhẫn để chơi nó.

    Cô đồ rằng ở dưới này, tại khoa này, nhân viên không thường xuyên phải xử lý gấp các tình huống, thể hiện qua cung cách làm việc như trong phim truyền hình của các bác sĩ phòng cấp cứu.

    Tại bàn quầy thứ hai, Sachs đến gần người y tá, một phụ nữ trung tuổi. Bà ta ngồi mỗi một mình. Và cô nói vỏn vẹn, "Rhyme."

    "À, vâng." Người y tá ngẩng nhìn, đáp. Chẳng cần xem bảng hay xem giấy tờ hồ sơ gì. "Hai người là ?"

    "Đối tác của ông ấy." Sachs nói. Cô từng dùng cách gọi này nhiều lần, theo cả nghĩa công việc lẫn quan hệ cá nhân, nhưng cho tới lúc ấy cô mới nhận ra rằng nó hoàn toàn không đầy đủ. Cô không thích nó. Có cảm giác ghét bỏ nó.

    Thom tự giới thiệu mình là "người chăm sóc".

    Cái danh từ này nghe cũng không kêu.

    "Tôi e là mình không biết gì cụ thể cả." Người y tá nói, thể hiện đúng điều Sachs có lẽ sẽ hỏi. "Đi theo tôi."

    Người phụ nữ dáng chắc nịch dẫn họ đi xuôi theo một hành lang nữa, thậm chí còn ảm đạm hơn hành lang lúc đầu. Sạch sẽ như lau như li, có thiết kế dễ chịu, trật tự. Và đáng ghét.

    Dẫu sao, cũng còn từ nào phù hợp hơn để mô tả các bệnh viện ?

    Khi họ đến gần một căn phòng có cửa mở, người y tá nói khô khan, "Xin chờ ở kia. Sẽ có người tới đây ngay."

    Người phụ nữ rời khỏi đấy tức thì, y như sợ bọn họ có thể đẩy bà ta vào một chiếc ghế để thẩm vấn vậy. Việc mà Sachs suýt nữa cũng muốn làm.

    Cô và Thom vòng qua góc hành lang, bước vào phòng chờ. Căn phòng không có ai. Lon Sellitto, Arthur anh họ Rhyme và Judy, vợ anh ta, đang đến. Cả mẹ Sachs, bà Rose. Bà đang đến bằng tàu điện ngầm, mặc dù Sachs đã nài bà đi ô tô.

    Họ ngồi lặng lẽ. Sachs cầm lên một cuốn Sudoku nữa, xem sơ sơ. Thom đưa mắt nhìn sang cô. Anh ta siết lấy cánh tay cô, người rũ xuống. Thật lạ lùng thấy anh ta chẳng còn tác phong hoàn hảo mọi ngày.

    Anh ta bảo với Sachs, "Anh ấy không nói gì. Không một lời”

    "Điều ấy khiến anh ngạc nhiên ư ?"

    Thom đã há miệng định trả lời vâng. Nhưng rồi anh ta thậm chí còn rũ xuống hơn. "Không."

    Một người đàn ông mặc com lê công sở, cà vạt xộc xệch, bước vào, nhìn gương mặt hai người đã ở trong phòng và quyết định ra chỗ khác đợi. Sachs hầu như không thể trách móc gì anh ta.

    Vào những lúc như thế này, người ta không muốn chia sẻ không gian công cộng với người lạ.

    Sachs ngả đầu sang Thom, anh ta ôm siết lấy cô. Cô không nhớ anh ta vốn vẫn mạnh mẽ đến nhường nào.

    Buổi tối hôm nay là đỉnh điểm của mười hai tiếng đồng hồ có lẽ lạ lùng nhất, căng thẳng nhất, trong suốt những năm cô biết Rhyme. Khi Sachs đến vào buổi sáng sau đêm hôm trước ở bên Brooklyn, cô thấy Thom đang ngóng mắt ra cửa. Rồi anh chàng phụ tá liếc nhìn phía sau cô, cau mày.

    "Gì vậy ?" Cô hỏi, và cũng liếc nhìn đằng sau.

    "Anh ấy không đi với chị ?"

    "Ai ?"

    "Lincoln."

    "Không."

    "Mẹ kiếp. Anh ấy biến mất rồi."

    Nhờ chiếc xe lăn Mũi tên Dông bão tốc độ và đáng tin cậy, Rhyme vốn vẫn di chuyển chẳng kém gì một chiếc xe cảnh sát, người ta không phải là không biết có những lúc anh tự lái sang Công viên Trung tâm. Tuy nhiên, thực sự thì các hoạt động ngoài tròi cũng không khiến anh thích thú mấy, Rhyme ưa ở trong phòng thí nghiệm hơn, giữa đám máy móc thiết bị, đấu trí với các vụ án.

    Anh chàng phụ tá hôm nay đã để anh dậy sớm, theo yêu cầu của anh, thay quần áo, rồi đặt anh vào xe lăn. Nhà hình sự học nói, "Tôi sẽ đi gặp một người để ăn sáng."

    "Chúng ta sẽ đi đâu ?" Thom hỏi.

    "Thom, tôi là đại từ ngôi thứ nhất số ít. Chúng ta là số nhiều. Cũng là đại từ ngôi thứ nhất, nhưng ngoài ra chúng hầu như không có điểm gì chung. Cậu đâu được mời, và đó là vì lợi ích của bản thân cậu. Cậu sẽ phát chán mất."

    "Ở bên cạnh anh thì không bao giờ phát chán cả, Lincoln."

    "Ha. Tôi sẽ trở về sớm”

    Tâm trạng nhà hình sự học rất vui vẻ nên Thom đã đồng ý.

    Nhưng rồi Rhyme hoàn toàn không trở về.

    Thêm một tiếng đồng hồ kể từ lúc Sachs đến. Sự thắc mắc chuyển thành nỗi lo lắng. Nhưng đúng khoảnh khắc ấy, cả hai nhận được email, hai máy tính và hai điện thoại BlackBerry kêu tính tính thông báo. Lời lẽ rõ ràng, thiết thực, phong cách đặc trưng Lincoln Rhyme.

    Thom, Sachs,

    Sau nhiều lần băn khoăn cân nhắc, tôi đã đi tới kết luận rằng tôi không muốn tiếp tục sống trong tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

    "Không." Thom há hốc miệng nói.

    "Tiếp tục đọc đi đã."

    Những sự việc gần đây cho thấy rõ ràng rằng tình trạng khuyết tật đôi với tôi là không thể chấp nhận được nữa. Tôi đã có hai động cơ thúc đẩy hành động. Thứ nhất là chuyến viếng thăm của Kopeski, nó nói với tôi rằng mặc dù tôi sẽ không bao giờ tự kết liễu cuộc đời mình, vẫn có những thời điểm mà nguy cơ mất mạng cũng không nên cản bước người ta đi đến một quyết định.

    Thứ hai là cuộc gặp gỡ Susan Stringer. Cô ấy nói rằng trên đời này không có sự trùng hợp ngẫu nhiên và cô ây cảm thấy số phận đã định đoạt để cô ấy nói với tôi về Trung tâm Tủy sống Pembroke. (Hai người biết tôi tin tưởng vào điều đó tới mức nào - và nếu đến đoạn này hai người nghĩ tôi sẽ gõ ký hiệu LOL(laughout loud – cười to) , thì tôi sẽ không gõ đâu. )

    Tôi đã chính thức thảo luận với trung tâm và đã đặt bốn cuộc hẹn để thực hiện các bước phẫu thuật trong tám tháng tới. Cuộc hẹn đầu tiên chuẩn bị bắt đầu rồi.

    Tất nhiên, có khả năng tôi sẽ không thể thực hiện ba cuộc hẹn kia được, nhưng người ta chỉ có thể chờ đợi và xem chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu mọi chuyện diễn ra như mong đợi, tôi sẽ mô tả toàn bộ quang cảnh đẫm máu của cuộc phẫu thuật cho quý vị nghe sau một hay hai ngày. Nếu không, Thom, cậu biết chỗ cất tất cả các giấy tờ tài liệu. Ồ, và còn một việc tôi quên di chúc lại, tôi tặng tất cả số rượu scotch cho Arthur, anh họ tôi. Anh ấy sẽ lấy làm cảm kích dấy.

    Sachs, còn một bức thư khác cho em. Thom sẽ đưa cho em nhé.

    Xin lỗi vì tôi đã chọn xử lý theo cách này, nhưng cả hai người đều có những việc hay ho để làm trong một ngày đẹp trời như hôm nay, hơn là lãng phí thời gian đi áp tải một bệnh nhân bệnh nặng như tôi vào bệnh viện. Hơn nữa, hai người biết tính tôi rồi đấy. Một số việc tôi thích làm một mình hơn. Mấy năm qua, tôi ít có cơ hội được thực hiện điều ấy.

    Cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối, sẽ có người gọi điện thông báo tình hình.

    Về vụ án cuối cùng của chúng ta, Sachs, anh hy vọng được trực tiếp làm chứng trong phiên tòa xét xử Thợ Đồng Hồ. Nhưng nếu mọi việc diễn ra không suôn sẻ lắm, anh đã nộp văn bản làm chứng cho ông chưởng lý. Em, Mel và Ron sẽ thay anh. Hãy bảo đảm rằng Ngài Logan phải vào tù cho đến hết phần đời còn lại.

    Ý nghĩ này; của con người tôi đã có lúc ở gần, mô tả chính xác cảm xúc trong tôi bây giờ: "Thời đại đổi thay. Chúng ta cũng phải thay đổi. Dù rủi ro thế nào. Dù chúng ta có phải bỏ lại gì đằng sau".

    LR

    Và giờ đây, trong bệnh viện đáng ghét này, họ chờ đợi.

    Rốt cuộc, một bác sĩ. Một người đàn ông cao, mảnh khảnh, mặc bộ đồ màu xanh lá cây và tóc lốm đốm bạc, bước vào.

    "Đây là Amelia Sachs."

    "Vâng."

    "Còn đây là Thom ?"

    Một cái gật dầu.

    Người đàn ông hóa ra là phẫu thuật viên trưởng Trung tâm Tủy sống Pembroke. Ông ta nói, "Anh ấy đã vượt qua ca mổ, nhưng vẫn còn hôn mê."

    Ông ta tiếp tục, giải thích những vấn đề kỹ thuật cho họ. Sachs gật đầu, tiếp thu thông tin. Một số có vẻ tốt. Một số có vẻ không tốt lắm. Nhưng chủ yếu cô chỉ nhận ra rằng ông ta đã không trả lời câuhỏi quan trọng - không phải câu hỏi về sự thành công của ca mổ, trên phương diện kỹ thuật, mà là khi nào, hoặc liệu rằng, Lincoln Rhyme có thể tỉnh lại hay không ?

    Khi Sachs thẳng thừng đưa ra câu hỏi, ông bác sĩ chẳng nói được gì hơn ngoài, "Chúng tôi hoàn toàn không biết. Chúng ta sẽ phải đợi."


  10. #59
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 87
    Những đường xoáy 3D của vân tay hình thành nên chẳng phải để giúp các chuyên gia khám nghiệm hiện trường xác định danh tính và kết án những kẻ phạm tội, mà đơn giản chỉ là để các ngón tay của chúng ta có độ bám chắc chắn, để bất cứ thứ gì chúng ta đang cầm, dù quý giá hay cần thiết hay không được thừa nhận, sẽ không tuột khỏi cái nắm lỏng lẻo của con người.

    Chúng ta, suy cho cùng, đã mất hết móng vuốt, và sức mạnh cơ bắp của chúng ta - xin lỗi những thành phần hâm mộ việc luyện tập thể hình - thực sự tầm thường so với mọi động vật hoang dã có trọng lượng tương tự.

    Những dạng xoắn ốc khác nhau trên ngón tay (cả ngón chân nữa) được gọi một cách chính thức là gợn ma sát, cách gọi này cho thấy ý nghĩa đích thực của chúng.

    Lincoln Rhyme thoáng đưa mắt sang Amelia Sachs, người đang ở cách anh ba mét, co mình nằm ngủ trên chiếc ghế dựa, trong điệu bộ toại nguyện và e lệ lạ lùng. Mái tóc đỏ dày dặn buông xuống, che đi nửa gương mặt cô.

    Gần giữa đêm.

    Anh quay lại với dòng suy nghĩ về "gợn ma sát". Chúng xuất hiện trên các ngón, bao hàm cả ngón tay lẫn ngón chân, và trong lòng bàn tay, gan bàn chân. Người ta có thể dễ dàng bị kết tội qua dấu gan bàn chân cũng y như qua một dấu vân tay vậy, tuy hoàn cảnh phạm tội liên quan tới một dấu gan bàn chân chắc chắn là hơi hiếm.

    Từ lâu, người ta đã biết về tính riêng biệt của dấu vân tay - từ tám trăm năm trước chúng đã được dùng để điểm chỉ vào các giấy tờ chính thức - nhưng phải tới những năm 1890 chúng mới được thừa nhận là một cách để liên hệ kẻ phạm tội với tội ác. Bộ phận phụ trách dấu vân tay thuộc cơ quan thực thi pháp luật đầu tiên trên thế giới có trụ sở ở Calcutta, Ấn Độ, thành lập dưới sự chỉ đạo của ngài Edward Richard Henry, tên của ngài đã được đặt cho hệ thống phân loại dấu vân tay mà cảnh sát sử dụng trong suốt một trăm năm sau đó.

    Lý do cho dòng suy tưởng của Rhyme về dấu vân tay là anh hiện tại đang nhìn những dấu vân tay của chính mình. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm.

    Lần đầu tiên kể từ vụ tai nạn ở nhà ga tàu điện ngầm.

    Cánh tay phải của anh giơ lên, duỗi ra ở khuỷu, bàn tay gập lại ở cổ tay, đối diện với mắt, và anh đang chăm chú nhìn những dấu vân tay. Khắp người anh rộn ràng, đầy ắp nỗi xúc động, y như khi anh tìm thấy sợi vải bé xíu ấy, cái dấu vết mơ hồ ấy, dấu vân tay mờ nhạt trong bùn cho phép anh kết nối một đối tượng tình nghi với hiện trường vụ án.

    Ca mổ đã thành công: Nó cấy những sợi dây điện, có chức năng của chiếc máy tính, được điều khiển bằng các cử động của đầu và vai anh, phía trên khu vực bị thương tổn. Anh đã căng cơ cổ và vai để thận trọng nâng cánh tay lên, thận trọng xoay cổ tay. Trông thấy dấu vân tay của chính mình là giấc mơ bao lâu nay anh hằng ôm ấp, anh đã quyết định rằng nếu có ngày nào đó anh lại cử động được cánh tay, việc đầu tiên anh làm là ngắm những vòng xoắn ấy.

    Tất nhiên, phía trước vẫn còn nhiều giai đoạn trị liệu. Cũng còn những lần mổ tiểp theo. Định tuyến lại dây thần kinh, việc nàyhầu như không có tác dụng đối với chức năng vận động, nhưng có tác dụng cải thiện một số chức năng khác. Rồi trị liệu tế bào gốc. Cả phục hồi thể chất nữa: các bài tập vận động khớp, các bài tập với máy chạy bộ và xe đạp.

    Tất nhiên, vẫn còn các hạn chế - nên công việc của Thom sẽ không hề bị đe dọa. Thậm chí nếu anh cử động được cánh tay và bàn tay, hay nếu phổi anh hoạt động tốt hơn bao giờ hết và những sự vụ bên dưới thắt lưng sẽ có thể được như người bình thường, thì anh vẫn bị mất cảm giác, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng huyết và vẫn không đi được - chắc hẳn mãi mãi không đi được, hoặc ít nhất nhiều năm nữa sẽ chưa đi được. Nhưng điều này không khiến Rhyme phiền muộn. Anh đã thấy từ công việc khám nghiệm hiện trường của mình là người ta hiếm khi đạt được một trăm phần trăm những gì mình tìm kiếm. Nhưng thông thường, bằng lao động chăm chỉ và trùng hợp ngẫu nhiên - lẽ dĩ nhiên, theo quan điểm của Rhyme, không bao giờ có cái gọi là "may mắn" - những gì người ta đạt được là đủ... cho việc xác định danh tính, cho việc bắt giữ và kết tội. Ngoài ra, Lincoln Rhyme là người đàn ông cần có các mục tiêu. Anh sống để thực hiện những nhiệm vụ nhất định tại những thời điểm nhất định, để - như Sachs biết rất rõ - thỏa mãn những khao khát. Cuộc đời anh sẽ trở nên vô ích nếu không có chỗ nào đó để đi tới, luôn luôn là chỗ nào đó để đi tới.

    Bây giờ, một cách thận trọng, bằng những cử động khẽ khàng ở cổ, anh xoay lòng bàn tay lại và hạ nó xuống giường, giống như chú ngựa con vừa chào đời đang loay hoay phối hợp cơ để đặt được vó xuống đất.

    Rồi cảm giác kiệt sức và dư lượng của các thứ thuốc xâm chiếm anh. Rhyme chắc chắn mình đã sẵn sàng chìm vào giấc ngủ. Nhưng anh quyết định trì hoãn lệnh ân xá đó thêm mấy phút, dừng ánh mắt trên gương mặt Amelia Sachs - gương mặt xanh xao lộ một nửa sau những lọn tóc, như mảnh trăng giữa kỳ nguyệt thực.



    Hết

Trang 6 / 6 ĐầuĐầu ... 456

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-24-2015, 11:41 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •