Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Cái lạc thú của những tình yêu âm thầm là vừa có những nỗi chua xót, vừa có những hạnh phúc êm đềm thắm thiết.
X.
Trang 2 / 6 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 59

Chủ Đề: Lưới Điện Tử Thần

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose Lưới Điện Tử Thần

    Lưới Điện Tử Thần

    Tác giả :Jeffery Deaver

    Người dịch: Đinh Minh Hương





    Jeffery Deaver được vinh danh là một trong những tác giả ăn khách nhất thế giới. Tiểu thuyết của ông đã xuất hiện trong danh sách những tiểu thuyết bán chạy nhất của tờ New York Times, Times of London, Sydney Moming Herald, Los Angeles Times và Corriere della Sera của Ý. Sách của ông xuất bản tại một trăm năm mươi quốc gia và được dịch ra hơn hai mươi lăm ngôn ngữ.

    Ông đã đạt được nhiều giải thường cao quý cho các tác phẩm xuất sắc của mình. Các cuốn sáchThe Bodies Left Behind, The Broken Window(đã được BachvietBooks xuất bản tại Việt Nam với tựaDữ liệu tử thần) đều được Hiệp hội các nhà văn viết truyện kinh dị quốc tế bầu chọn là cuốn sách của năm. Ông đã ba lần chiến thắng giải thưởng Ellery Queen Readers Award dành cho truyện ngắn xuất sắc nhất. CuốnThe Cold Moon(được BachvietBooks xuất bản tại Việt Nam với tựaTrăng lạnh) đã được Hiệp hội tác giả truyện kinh dị Nhật Bản và tạp chí Kono Mystery Wa Sugoi bầu chọn là cuốn sách của năm. Thêm vào đó, Hiệp hội sách viễn tưởng phiêu lưu Nhật Bản đã trao giải Grand Prix cho cuốn The Cold Moon và Carte Blanche

    Gần đây ông đã lọt vào danh sách đạt giải thưởng ITV3 dành cho những tác giả truyện kinh dị xuất sắc nhất thế giới. Ngoài ra ông còn được đề cử cho giải thưởng Anthơny, giải thưởng Gumshoe và giải Edgar lần thứ 7 của Hiệp hội các nhà văn viết truyện bí ẩn của Mỹ. Nhiều cuốn sách của ông đã được chuyển thể thành phim (A Maiden” s Grave, The Bone Collector- được BachvietBooks phát hành tại Việt Nam với tựaKẻ tầm xương, The Devil” s Teardrop- được BachvietBooks xuất bản tại Việt Nam với tựaGiọt lệ quỷ).

    Với vốn hiểu biết phong phú và kinh nghiệm sống của mình, Jeffery Deaver cũng là diễn giả thường xuyên ở hàng trăm hội nghị văn Chương trên toàn thế giới, bao gồm Liên hoan sách quốc tế Edinburgh, Liên hoan văn học Emirates, Hội nghị các cây viết quốc tế xuất sắc...

    Lưới điện tử thần(The Buming Wire) là tác phẩm thứ chín trong series tiểu thuyết trinh thám về thám tử tài ba Lincoln Rhyme của Jeffery Deaver. Cuốn sách đánh dấu sự trở lại của Lincoln Rhyme trong hành trình lần theo dấu vết của tên tội phạm với cách lựa chọn vũ khí khiến cả New York phải tê liệt trong nỗi khiếp sợ, đồng thời tiếp diễn cuộc đấu trí dai dẳng giữa anh và tên tội phạm khét tiếng Thợ Đồng Hồ đã mấy lần thoát khỏi tay anh.

    ° ° °

    Một thứ vũ khí vô hình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi. Không có nó, xã hội hiện đại sẽ rơi vào trì trệ. Đó chính là mạng lưới điện. Kẻ giết người đã lợi dụng mạng lưới điện ấy và lái những tia hồ quang điện cực lớn với điện áp cao cùng luồng nhiệt thiêu đốt đến nỗi sắt thép phải tan chảy, còn nạn nhân của hắn thì bốc cháy. Hoặc hắn sẽ đấu nối lại vài đường dây điện trong văn phòng hoặc nhà một ai đó để ngay cả bồn tắm, chậu rửa bát, bàn phím máy tính hay thậm chí một chiếc đèn bàn đom giản cũng có thể giết người.

    Khi cuộc tấn công kinh hoàng đầu tiên xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, biến một chiếc xe buýt thành một đống kim loại nóng chảy, giới quan chức ngay lập tức lo sợ về nguy cơ khủng bố. Lincoln Rhyme, cùng những cộng sự của mình, được yêu cầu đảm trách vụ việc.

    Nhưng những vụ tấn công vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thành phố New York với tốc độ đáng sợ, và khi những lá thư yêu cầu kinh hoàng bắt đầu xuẩt hiện, nhóm điều tra buộc phải làm việc một cách tuyệt vọng, chạy đua với thời gian cùng những bằng chứng pháp y ít ỏi một cách đáng bực mình để cố tìm ra kẻ giết người. Hay liệu đó cỏ phải kẻ giết người... ?


    Ba mươi bảy tiếng đồng hồ trước Ngày Trái đất

    I. NGƯỜI KHẮC PHỤC SỰ CỐ
    "Tính từ cổ trở xuống, người ta chỉ đáng giá vài đô la mỗi ngày. Nhưng từ cổ trở lên, người ta đáng giá với bất cứ thứ gì trí óc người ta mang lại được."

    THOMAS ALVA EDISON


    Chương 1
    Ngồi trong trung tâm điều khiển thuộc khu Liên hợp Điện lực và Chiếu sáng Algonquin trải dài trên bờ sông Đông ở quận Queens của New York, nhân viên giám sát ca sáng chau mày nhìn dòng chữ màu đỏ đang nhấp nháy trên màn hình máy tính.

    Sự cố nghiêm trọng.

    Bên dưới dòng chữ là những chữ số đứng im, biểu thị thời gian chính xác: 11: 20: 20: 003 sáng.

    Ông ta đặt chiếc cốc giấy đựng cà phê xuống, nó màu trắng và xanh lam in hình vẽ cứng nhắc các vận động viên Hy Lạp. Rồi ông ta ngồi thẳng lưng trên chiếc ghế xoay kêu cót két.

    Nhân viên của trung tâm điều khiển thuộc công ty điện lực này, mỗi người ngồi trước một máy trạm cá nhân, giống như nhân viên điều khiển không lưu vậy. Căn phòng rộng lớn với đèn đóm sáng trung, và chi phối không gian là một màn hình phẳng khổng lồ, báo cáo tình hình hoạt động của lưới điện Liên kết Đông Bắc cung cấp điện cho cả New York, Pennsylvania, New Jersey lẫn Connecticut. Kiến trúc và bài trí trong trung tâm điều khiển khá hiện đại, nếu hiện tại là năm 1960.

    Người kỹ sư giám sát nheo mắt ngước nhìn màn hình hiển thị điện năng chuyển về từ các nhà máy phát điện trên khắp đất nước: các tua-bin hơi nước, các lò phản ứng hạt nhân, đập thủy điện trên thác Niagara. Ở một phần nhỏ xíu của đĩa mì sợi mô tả các đường điện này, có cái gì đó đang trục trặc. Một vòng tròn màu đỏ đang nhấp nháy

    Sự cố nghiêm trọng...

    "Có vấn đề gì nhỉ ?" Người kỹ sư giám sát hỏi. Đó là một người đàn ông tóc muối tiêu, phần bụng săn chắc dưới lớp áo sơ mi cộc tay màu trắng, và ba mươi năm kinh nghiệm trong ngành điện lực, ông ta gần như tò mò. Mặc dù thi thoảng vẫn có đèn báo sự cố nghiêm trọng, nhưng những sự cố nghiêm trọng thực sự rất hiếm khi xảy ra.

    Một kỹ thuật viên trẻ đáp, "Có thông báo sập điện toàn bộ. Trạm MH-12"

    Tối tăm, bụi bặm và không người điều khiển, Trạm 12 của Liên hợp Algonquin nằm ở khu Harlem - MH là ký hiệu cho Manhattan - là một trạm chính trong khu vực. Nó tiếp nhận dòng điện 138.000 volt và cho dòng điện chạy qua các máy biến áp, giảm xuống còn mười phần trăm, được chia ra, rồi tỏa đi theo đường dây.

    Một thông báo nữa xuất hiện.

    MH-12 gián tuyến. MH-17, MH-10, MH-13, NI-18 cung cấp điện cho khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng.

    "Chúng ta phải chuyển đường tải." Ai đó kêu lên một cách thừa thãi.

    Khi Trạm 12 sập, máy tính tự động đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách chuyển điện từ những trạm khác đến.

    "Không để mất đồng bộ, không để sụt áp." Một kỹ thuật viên khác kêu to.

    Điện trên lưới điện cũng giống như nước chảy vào nhà qua đường ống chính duy nhất, sau đấy chảy ra qua nhiều vòi. Khi một vòi bị khóa, áp lực ở các vòi khác tăng lên. Điện cũng giống như vậy tuy nó chuyển động nhanh hơn nước nhiều, gần bảy trăm triệu dặm mỗi giờ. Và vì nhu cầu về điện của thành phố New York rất lớn, điện áp - tương đương áp lực nước - ở các trạm gánh thêm phụ tải sẽ tăng lên.

    Nhưng toàn bộ hệ thống được thiết kế là nhằm giải quyết những tình huống như thế này, và các đồng hồ chỉ điện áp vẫn hiển thị màu xanh lá cây.

    Tuy nhiên, điều khiến người kỹ sư giám sát băn khoăn là tại sao aptomat ở Trạm 12 lại sập.

    "Cử một thợ sửa chữa đến Trạm 12 đi. Có thể là đứt cáp. Hay chập..."

    Vừa lúc ấy, chiếc đèn đỏ thứ hai bắt đầu nhấp nháy.

    Sự cố nghiêm trọng.

    NJ-18 gián tuyến.

    Một trạm biến áp khu vực nữa, ở gần Paramus, New Jersey, lại sập. Đó là một trong những trạm gánh thêm phụ tải cho Trạm 12.

    Người kỹ sư giám sát bật một tiếng nửa như cười nửa như ho. Ông ta chau mày bối rối. "Cái quái quỷ gì đang diễn ra vậy ? Phụ tải vẫn ở dung sai cho phép mà."

    "Tất cả các thiết bị cảm biến và đèn báo đều đang hoạt động." Một kỹ thuật viên nói to.

    Người kỹ sư giám sát nhìn chằm chằm lên màn hình, chờ đợi bước logic tiếp theo: Nó cho biết trạm - hoặc những trạm - mới nào sẽ làm việc thay Trạm NJ-18.

    Tuy nhiên, không có thông báo nào xuất hiện.

    Chỉ còn ba trạm ở Manhattan, 17,10 và 13, tiếp tục cung cấp điện cho hai khu vực của thành phố mà nếu không thì sẽ bị chìm trong bóng tối. Chương trình máy tính đang không làm việc đáng lẽ nó phải làm: đưa điện từ những trạm khác đến. Hiện giờ, lượng điện vào và ra ba trạm kia đang đột ngột tăng lên.

    Ngươi kỹ sư giám sát vò bộ râu quai nón, và sau khi chờ đợi một trạm khác đăng nhập hệ thống, nhưng vô ích, thì đưa ra mệnh lệnh cho tổ trưởng trợ lý của mình, "Thao tác bằng tay đi, đưa điện vào khu vực phía đông Trạm 12."

    "Rõ."

    Một lát sau, người kỹ sư giám sát gắt, "Này, làm đi."

    "Ừm... Tôi đang cố."

    "Đang cố. Cậu bảo đang cố là sao ?". Cái việc chỉ cần vài nhát gõ bàn phím đơn giản.

    "Bảng phân phối không nhận lệnh."

    "Không thể nào !" Người kỹ sư giám sát bước mấy bước ngắn đến chỗ máy tính của kỹ thuật viên. Ông ta gõ những lệnh mà bản thân dù đang ngủ cũng gõ được.

    Không có gì.

    Các đồng hồ chỉ điện áp đã hết mức màu xanh. Màu vàng bắt đầu hiện lên.

    "Thế này không ổn rồi." Ai đó lẩm bẩm. "Thế này là có vấn đề”

    Người kỹ sư giám sát chạy trở về bàn, thả mình vào ghế. Thanh granolavà cái cốc in hình vẽ vận động viên Hy Lạp rơi xuống sàn.

    Rồi một quân domino nữa cũng rơi xuống. Chấm đỏ thứ ba, giống như mắt con bò tót hướng thẳng vào mục tiêu của mình, bắt đầu nhấp nháy, và màn hình SCADAlạnh lùng hiện lên dòng thông báo:

    Sự cố nghiêm trọng.

    MH-17 gián tuyến.

    "Không, không phải một trạm nữa chứ !" Ai đó thì thào.

    Và, giống như lúc trước, không xuất hiện trạm nào khác giúp đáp ứng nhu cầu cực lớn của người dân New York về điện. Hai trạm đang làm công việc của năm trạm. Nhiệt độ đường dây vào và ra hai trạm đang tăng lên, các vạch chỉ mức điện áp trên màn hình lớn đã chuyển hẳn sang màu vàng.

    MH-12 gián tuyến. NJ-18 gián tuyến. MH-17 gián tuyến. MH-10, MH-13 cung cấp điện cho các khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng.

    Người kỹ sư gỉám sát gắt, "Lấy thêm điện từ đâu đấy cho các khu vực này. Tôi không cần biết mọi người làm cách nào. Bất kỳ đâu cũng được."

    Một nữ nhân viên phụ trách buồng điều khiển gần đó nhanh chóng đứng dậy. "Tôi có bốn mươi nghìn. Tôi đang khai thác các đường dẫn nhánh từ Bronx."

    Một người khác lấy điện từ Connecticut.

    Có lẽ họ sẽ kiểm soát được tình huống này. "Nữa đi !"

    Nhưng sau đấy, người phụ nữ lấy điện từ Bronx chợt nghẹn lời nói, "Khoan đã, đường truyền tự giảm xuống còn hai mươi nghìn. Tôi không biết tại sao."

    Điều này đang diễn ra trên toàn bộ hệ thống. Ngay khi một kỹ thuật viên đưa được chút điện về thì nguồn cung cấp từ một vị trí khác lại cạn sạch.

    Và tất cả vở kịch này đang triển khai với tốc độ nghẹt thở.

    Gần bảy trăm triệu dặm mỗi giờ...

    Lại một vòng tròn màu đỏ nữa, một vết thương do đạn bắn.

    Sự cố nghiêm trọng.

    MH-13 gián tuyến.

    Chuyện này tương tự một hồ chứa nước khổng lồ đang cố đổ ra qua cái vòi duy nhất bé tí tẹo, kiểu như vòi lấy nước ở cửa tủ lạnh. Điện áp vào Trạm MH-10, nằm trong tòa nhà cũ kỹ ở phố Năm mươi bảy mạn Tây thuộc hạt Clinton, quận Manhattan, đã tăng gấp bốn, năm lần bình thường, và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Các aptomat sẽ sập bất cứ lúc nào, ngăn chặn xảy ra cháy nổ, nhưng sẽ trả phần lớn Midtownvề thời thuộc địa.

    Và rồi, "Ôi, Jesus, lạy Chúa !" Ai đó kêu lên.

    Người kỹ sư giám sát không biết ai đã kêu lên, tất cả đều đang nhìn chằm chăm vào màn hình của mình, đầu chúi hết xuống, sững sờ. "Cái gì thế ?" Ông ta giận dữ quát "Tôi không muốn tiếp tục nghe những câu kiểu ấy nữa. Nói cho tôi xem nào !"

    "Chế độ cài đặt aptomat ở Manhattan-Mười ! Nhìn kìa ! Những cái aptomat !"

    Ôi, không. Không...

    Các aptomat ở MH-10 đã bị cài đặt lại. Giờ chúng cho phép mức tải gấp mười lần mức tải an toàn.

    Nếu trung tâm điều khiển Algonquin không nhanh chóng giảm được áp lực của điện áp đang tấn công Trạm MH-10, các đường dây và bảng phân phối trong trạm sẽ cho phép một cơn lũ điện mạnh chí tử ào vào. Trạm sẽ nổ tung. Tuy nhiên, trước khi điều ấy xảy ra, dòng điện sẽ chạy qua các dây dẫn nhánh vào các hộp biến áp chôn dưới đất rải rác khắp những khối phố phía nam Trung tâm Lincoln, vào lưới điện của các tòa văn phòng và cao ốc lớn. Một số aptomat sẽ ngắt mạch, nhưng một số aptomat và bảng điện già nua hơn sẽ nóng chảy thành những cục kim loại dẫn điện, để dòng điện đi tiếp, bốc cháy và chập nổ thành những cung lửa điện có thể thiêu chết bất cứ ai ở gần các thiết bị điện hay ổ cắm trên tường.

    Người kỹ sư giám sát lần đầu tiên nghĩ tới: Khủng bố. Một vụ tấn công khủng bố. Ông ta hét lên, "Gọi cho Bộ An ninh Nội địa và Sở Cảnh sát. Và cài đặt lại đi, chết tiệt. Cài đặt lại các aptomat đi."

    "Chúng không nhận lệnh. Tôi bị khóa, không truy cập được vào MH-10."

    "Cái quái quỷ gì mà cậu có thể bị khóa chứ ?"

    "Tôi không..."

    "Có ai bên trong trạm không ? Lạy Chúa, nếu có, bảo họ ra đi !" Các trạm điện không có người điều khiển, nhưng công nhân thi thoảng vẫn đến thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.

    "Rõ."

    Các đồng hồ chỉ điện áp lúc bấy giờ đã chuyển sang màu đỏ.

    "Sếp, chúng ta có nên sa thải phụ tải không ?"

    Nghiến chặt hai hàm răng, người kỹ sư giám sát đang cân nhắc việc này. Sa thải phụ tải, còn được gọi là cắt điện tránh quá tải, là biện pháp cùng bất đắc dĩ trong ngành điện. "Phụ tải" là lượng điện khách hàng đang sử dụng. Sa thải phụ tải là thao tác có kiểm soát, thực hiện bằng tay, đóng những khu vực nhất định của lưới điện, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ lớn hơn trên toàn bộ hệ thống.

    Đó là phương kế cuối cùng mà một công ty điện lực áp dụng trong trận chiến duy trì lưới điện và sẽ gây ra hậu quả tai hại cho khu vực dân cư đông đúc ấy của Manhattan. Riêng thiệt hại đối với máy tính thôi sẽ là hàng chục triệu chiếc, và người ta có thể sẽ bị thương, thậm chí có thể mất mạng. Các cuộc gọi 911 sẽ không thực hiện được. Xe cấp cứu, xe cảnh sát sẽ kẹt tiên đường, vì đèn giao thông không bật. Thang máy ngừng hoạt động. Sẽ có hốt hoảng, hoang mang. Cướp, giết, hiếp bao giờ cũng tăng lên trong thời gian cắt điện, thậm chí giữa ban ngày ban mặt.

    Điện giữ cho người ta lương thiện.

    "Sếp ?" Cậu kỹ thuật viên gọi một cách tuyệt vọng.

    Người kỹ sư giám sát nhìn chằm chằm vào các đồng hồ chỉ điện áp đang xê dịch. Ông ta vớ lấy điện thoại của chính mình và gọi cho sếp của chính mình, một phó chủ tịch cấp cao của Algonquin. "Herb, chúng tôi gặp phải tình huống này”. Ông ta báo cáo tóm tắt tình hình.

    "Làm sao xảy ra như thế được ?"

    "Chúng tôi không biết. Tôi đang nghĩ tới khủng bố."

    "Trời đất ! Các anh gọi cho Bộ An ninh Nội địa chưa ?"

    "Rồi, vừa gọi. Từ đầu tới giờ chúng tôi hầu như chỉ cố gắng dẫn thêm điện đến những khu vực bị ảnh hưởng. Chúng tôi đang không may mắn lắm”

    Sếp ông ta suy nghĩ một lát "Có một đường dây truyền tải thứ hai chạy qua Manhattan-Mười, phải không ?"

    Người kỹ sư giám sát ngước nhìn màn hình lớn. Một đường dây cao thế chạy qua trạm, nhằm phía tây, phân phối điện cho các khu vực thuộc New Jersey. "Phải, nhưng nó không trực tuyến. Nó chỉ chạy qua một đường ống ở đó."

    "Nhưng liệu các anh có thể đấu nối và sử dụng đường dây ấy làm nguồn cung ?"

    "Bằng tay ư ?... Tôi nghĩ rằng, nhưng... nhưng như thế có nghĩa phải đưa người vào MH-10. Và nếu chúng tôi không ngăn được dòng điện cho tới lúc làm xong, nó sẽ phát nổ. Họ sẽ chết hết. Hoặc họ sẽ bị bỏng độ ba toàn thân."

    Đầu dây bên kia nín lặng. "Giữ máy. Tôi sẽ gọi cho Jessen."

    CEO của Liên hợp Algonquin. Còn được gọi một cách kín đáo là Kẻ Thống Soái.

    Trong lúc chờ đợi, người kỹ sư giám sát cứ nhìn những kỹ thuật viên xung quanh mình. Ông ta cũng nhìn chằm chằm lên màn hình lớn. Những chấm đỏ nhấp nháy.

    Sự cố nghiêm trọng...

    Rốt cuộc, sếp của sếp đã quay lại. Giọng ông ta rè đi. Ông ta đằng hắng một lát, rồi nói, "Các anh được yêu cầu cử mấy người tới đó. Đấu nối bằng tay."

    "Đấy là điều Jessen nói ư ?"

    Lại một lát im lặng. "Phải."

    Người kỹ sư giám sát thì thào, "Tôi không thể cử ai tới đó. Đấy là cảm tử."

    "Vậy hãy xem có ai xung phong không. Jessen nói các anh không được, hãy hiểu cho tôi, các anh không được sa thải phụ tải trong bất cứ hoàn cảnh nào."


  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 12
    Thận trọng ngồi vào băng ghế có lưng dựng cao ngăn cách các bàn với nhau, Fred Dellray tự thấy mình đang nhìn gã trai gầy giơ xương, da tái nhợt, có lẽ là một bợm rượu ba mươi tuổi hay một thân thể năm mươi tuổi được ướp lạnh.

    Gã mặc chiếc áo vét rộng thùng thình, xuất xứ từ một cửa hiệu đồ cũ rẻ mạt hay một giá áo chẳng ai buồn nhìn.

    "Jeep"

    "ừm, đấy không còn là tên tôi nữa."

    "Không còn là tên chú mày ? Như kiểu sốt phô mai ấy hả. Vậy phô mai hiệu nào đấy ?"

    "Tôi không hiểu.. "

    "Vậy giờ tên chú mày là gì ?" Dellray hỏi, trán nhíu sâu, diễn một vai vốn vẫn dành riêng cho những đối tượng loại này. Jeep, hay Chẳng Phải Jeep, là gã xì ke tàn bạo đã bị viên mật vụ FBI tóm cổ trong một chuyên án bí mật. Tiếp theo sau những dàn xếp và việc được thả ngay tại tòa vì án tuyên đúng bằng số ngày tạm giam, gã trở thành thành viên bầy chó cưng của Dellray.

    Nghĩa là thỉnh thoảng cần giật mạnh xích cổ.

    "Trước đây là Jeep. Nhưng tôi đã quyết định thay đổi. Fred bây giờ tên là Jim."

    Thay đổi. Cái từ kỳ diệu của ngày.

    "Ồ, ồ, nói chuyện tên: Fred... Fred cái gì ? Tao bằng vai phải lứa với chú mày, tao bạn bè thân thiết với chú mày hả ? Tao không nhớ đã được giới thiệu vậy, lúc ký hồ sơ cho chú mày, lúc gặp gỡ các bậc phụ huynh."

    "Tôi xin lỗi, thưa ông."

    "Tao bảo chú mày này: Hãy cứ tiếp tục gọi là Tred. Tao không tin chú mày khi chú mày gọi là "ông” đâu."

    Gã trai là một mẩu tởm lợm của nhân loại, nhưng Dellray biết người ta phải giữ được sự cân bằng. Đừng bao giờ tỏ ra khinh miệt, tuy nhiên cũng đừng bao giờ chần chừ quát nạt một đôi câu, gây áp lực bằng sự sợ hãi.

    Sự sợ hãi khiến người ta tôn trọng anh. Cuộc đời vốn vẫn vậy.

    "Bây giờ là việc chúng ta sẽ làm. Việc này quan trọng. Chú mày chuẩn bị có một cuộc hẹn, tao bảo để chú mày nhớ."

    Một phiên tòa, xem xét việc rời khỏi nơi cư trú. Dellray bất cần chuyện mất gã. Jeep chẳng còn hữu ích mấy nữa. Đó là bản chất của các đối tượng chỉ điểm, bọn họ có hạn dùng cũng giống như sữa chua. Jim - Jeep chuẩn bị kiến nghị lên ủy ban phóng thích tù nhân có điều kiện của bang New York, xin phép chuyển đi Georgia. Sao lại là Georgia cơ chứ ?

    "Nếu ông nói hộ một câu, Fred, thưa ông, thì thật tốt quá." Và gã hướng cặp mắt ướt át vào viên mật vụ.

    Phố Wall nên có được bài học từ thế giới chỉ điểm này. Không hàm phiếu, không nợ xấu, không bảo hiểm, không giả mạo báo cáo tài chính. Nó hoạt động theo một cách đơn giản. Anh đưa cho tay trong của anh một thứ có giá trị là X, hắn sẽ trao cho anh thứ có giá trị tương đương.

    Nếu hắn không đưa được, hắn bị bật bãi. Nếu anh quỵt, anh xơi rác rưởi ngay.

    Và tất cả đều hết sức minh bạch.

    "Được." Dellray nói. "Cái chú mày muốn chú mày đã đặt lên bàn rồi. Bây giờ là thứ tao muốn. Và tao phải nói ngay là nó thuộc về vấn đề thời gian. Chú mày biết thế nghĩa là thế nào chứ, Jim ?"

    "Cần xử lý kẻ nào đó và cần xử lý gấp."

    "Chính xác. Bây giờ, hãy nghe cho rõ ràng. Tao cần tìm Brent"

    Thoáng im lặng. "William Brent ? Làm sao tôi biết tìm hắn ở chỗ nào ?" Jim - Jeep, Jim - Lẻo Khoẻo, hỏi với một giọng lên quá cao, tiết lộ cho Dellray biết rằng gã ít nhất cũng có cơ sở nào đó về việc phải tìm gã kia ở đâu.

    Dellray hát, "Georgia trong tâm trí tôi."

    Đúng sáu mươi giây trôi qua trong lúc Jeep tự đàm phán với chính bản thân mình.

    "Tôi muốn nói, có lẽ tôi có thể... vấn đề là, có khả năng..”

    "Chú mày định hoàn thành câu hay tao phải phát cáu ?"

    "Để tôi kiểm tra cái này đã."

    Jim - James - Jeep đứng dậy, đi vào góc tiệm cà phê và bắt đầu bấm tin nhắn, bỏ Dellray ngồi lại buồn cười với cái thói đa nghi, sợ người ta nghe trộm cả tin nhắn. Thằng nhóc Jeep có lẽ sẽ được việc ở Georgia.

    Dellray nhấp nháp cốc nước lúc nãy người bồi bàn mang ra. Anh ta hy vọng gã trai gầy giơ xương này hoàn thành được nhiệm vụ... Một trong những thành công lớn nhất của Dellray là dùng được William Brent, một gã da trắng trung tuổi, ốm yếu, trông giống như nhân viên kiểm tra của Wal-Mart. Gã góp phần chủ yếu làm thất bại một âm mưu rất bẩn thỉu. Một nhóm khủng bố trong nước - những kẻ phân biệt chủng tộc và ly khai - đã xây dựng kế hoạch đánh bom hàng loạt nhà thờ Do Thái giáo vào một buổi tối thứ Sáu rồi đổ trách nhiệm cho những kẻ Hồi giáo cực đoan. Bọn chúng có tiền bạc nhưng chẳng có phương tiện, nên đã đề nghị sự giúp đỡ từ một gia đình tội phạm có tổ chức trong vùng, cũng chẳng mộ cả đạo Hồi lẫn đạo Do Thái. Brent trước đó đã được gia đình này thuê phục vụ và đã tin vào nhân vật do Dellray diễn - một đối tượng kinh doanh vũ khí đến từ Haiti, bán súng chống tăng vác vai.

    Brent bị tóm cổ và Dellray biến gã trở thành người của cảnh sát. Ai cũng ngạc nhiên vì gã đảm nhận nhiệm vụ tay trong như thể gã đã suốt đời học hành để làm công việc ấy. Brent thâm nhập sâu vào cả nhóm phân biệt chủng tộc lẫn gia đình tội phạm và khiến âm mưu kia thất bại. Món nợ đối với xã hội của gã đã trả xong, tuy nhiên Brent vẫn tiếp tục hợp tác cùng Dellray dưới nhiều vỏ bọc khác nhau - một kẻ giết người thuê tàn nhẫn, một đạo diễn cướp ngân hàng và tiệm kim hoàn tài ba, một nhân vật hoạt động chống phá thai cấp tiến. Gã đã chứng tỏ mình là một trong những tay chỉ điểm sắc sảo nhất Dellray từng dùng. Tự thân hắn đã là một con tắc kè hoa. Hắn là mặt trái của Fred Dellray (mấy năm trước, thậm chí người ta còn ngờ vực, nhưng chưa bao giờ có bằng chứng chứng minh rằng Brent đã điều khiển một mạng lưới chỉ điểm của bản thân gã - chính trong nội bộ Sở Cảnh sát New York).

    Dellray đã dùng gã một năm cho tới lúc gã bộc lộ thân phận nhiều quá, và Brent chui vào tấm mền êm ái của Chương trình bảo vệ nhân chứng. Nhưng nghe nói dưới vỏ bọc mới, gã vẫn qua lại với những chỗ có thế lực và vẫn là một diễn viên đường phố.

    Vì tất cả các nguồn thường xuyên của Dellray đều không cung cấp được chút thông tin gì về Công lý cho, Rahman hay vụ tấn công lưới điện, nên anh ta liền nghĩ đến William Brent.

    Jimmy - Jeep quay lại, ngồi xuống băng ghế kêu cót két. "Tôi nghĩ có thể thực hiện điều ông yêu cầu. Nhưng chuyện này là sao chứ ? Ý tôi là, tôi không muốn xơi tẩn của hắn."

    Điều này, Deilray ngẫm nghĩ, là khác biệt khá đáng kể giữa phố Wall và hoạt động của giới tay trong cung cấp thông tin bí mật.

    Anh ta nói, "Không, không, chú mày hiểu không đúngrồi. Tao không yêu cầu chú mày phải lén lút rình mò ai. Tao chỉ đề nghị chú mày làm chân trung gian. Chú mày sắp xếp cho tao một cuộc gặp, xong là chú mày sẽ thoải mái chén đào Georgia ngay".

    Dellray đẩy ra phía trước tấm thẻ chỉ ghi một số điện thoại. "Đây là số hắn phải gọi. Thôi, đi thực hiện nhiệm vụ đi."

    "Bây giờ á ?"

    "Bây giờ."

    Jeep hất đầu về phía bếp. "Nhưng còn bữa trưa của tôi. Tôi đã ăn đâu."

    "Đây là loại tiệm gì ?" Dellray đột ngột quát, ánh mắt nhìn xung quanh, xớn xác.

    "Ý ông là sao, Fred ?"

    "Chú mày không lấy thức ăn mang đi được à ?"


  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 13
    Đã năm tiếng đồng hồ trôi qua kể từ thời điểm xảy ra vụ tấn công và sự căng thẳng mỗi lúc một tăng trong ngôi nhà của Rhyme. Chưa manh mối nào đưa đến kết quả.

    "Sợi dây điện." Anh quát với giọng cấp bách. "Nó ở đâu chui ra ?"

    Cooper lại đẩy cặp kính dày cộp lên mũi. Anh ta đeo găng khám nghiệm bằng cao su, nhưng trước khi sờ vào vật chứng anh ta còn dùng con lăn lăn hết một lượt đôi bàn tay đã đeo găng, rồi lột lớp dính ngoài cùng của con lăn vứt đi.

    Sử dụng kéo phẫu thuật, Cooper cắt tấm nhựa bọc, làm lộ ra sợi dây điện. Nó dài khoảng bốn mét rưỡi, phần lớn nằm bên trong lớp cách điện. Bản thân sợi dây không phải là sợi đặc, mà gồm nhiều sợi nhỏ màu bạc. Một đầu đấu với bản đồng thau dày, cháy sém. Đầu kia bắt với hai bu lông bằng đồng đỏ, rỗng giữa.

    "Theo tay công nhân Algonquin, chúng được gọi là bu lông có chốt hãm." Sachs nói. "Người ta sử dụng chúng để ghép dây điện. Và hắn sử dụng chúng để đấu sợi cáp với đường dây chính".

    Rồi cô giải thích cách hắn dòng bản đồng ra bên ngoài cửa sổ - người công nhân bảo nó được gọi là lõi dẫn điện. Nó được đấu với sợi cáp bằng hai bu lông cỡ nửa centimet. Tia hồ quang phóng từ bản đồng sang vật tiếp đất gần nhất, cây cột.

    Rhyme liếc nhìn ngón tay cái của Sachs, nó xước xát và bám một chút máu khô đen. Cô có xu hướng gặm móng tay, cào vào những ngón tay và da đầu. Căng thẳng tích tụ trong cô giống như điện áp ở các trạm điện của công ty Algonquin. Cô lại cào vào ngón tay cái và - như thể để buộc mình dừng hành động ấy lại - cô xỏ đôi găng tay cao su vào.

    Lon Sellitto nói chuyện điện thoại với các cảnh sát đang đi dọc phố Năm mươi bảy để tìm kiếm nhân chứng. Rhyme thoáng nhìn anh ta dò hỏi nhưng vẻ cau có của anh ta - trầm trọng hơn vẻ cau có bình thường hay tô điểm cho nét mặt của viên trung úy - nói lên rằng các nỗ lực đến hiện tại vẫn chưa có kết quả. Rhyme lại chú ý đến sợi dây điện.

    "Quét camera qua nó đi, Mel." Rhyme bảo. "Từ từ thôi."

    Sử dụng một thiết bị video cầm tay, người kỹ thuật viên quét qua sợi dây điện từ đầu tới cuối, rồi lật lại, quét ngược lại lần nữa. Hình ảnh được phát với độ nét cao lên màn hình lớn trước mặt Rhyme. Anh nhìn chăm chú.

    Rồi anh lẩm bẩm, "Nhà máy sản xuất linh kiện điện Bennington, Nam Chicago, Illinois. Model AM-MV-60. Dây cỡ 0(tương đương đường kính khoảng8,251mm) , chịu được dòng điện lên tới sáu mươi nghìn volt."

    Pulaski cười thành tiếng. "Lincoln, sếp biết những thông tin ấy ạ ? Sếp đã tìm hiểu về dây điện ở đâu vậy ?"

    "In trên dây đấy, cậu tân binh."

    "Ồ. Tôi không để ý."

    "Hiển nhiên rồi. Và thủ phạm của chúng ta đã cắt một đoạn dài bằng ngần này, Mel ạ. Anh nghĩ thế nào ? Không phải cắt máy."

    "Tôi đồng ý." Sử dụng kính lúp, Cooper đang xem xét đầu cáp được đấu với đường dây của trạm điện. Rồi anh ta tập trung hình ảnh vào hai mặt cắt. "Amelia ?"

    Thợ cơ khí tại gia của họ xem xét nó, "Cưa tay kim loại." Cô phát biểu ý kiến.

    Hóa ra bu lông có chốt hãm được sử dụng riêng trong ngành điện, nhưng lại có tới hàng chục xuất xứ.

    Hai bu lông bắt sợi dây điện với bản đóng cũng là loại tương tự.

    "Lập bảng chứng cứ đi." Rhyme bảo.

    Pulaski lăn mấy tấm bảng trắng từ góc phòng thí nghiệm ra. Phía trên cùng một tấm bảng, Sachs viết: Hiện trường Vụ án: Trạm Manhattan-10 công ty Algonquin, phố Năm mươi bảy mạn Tây. Trên một tấm bảng khác là Hồ sơ Đối tượng chưa xác định. Cô viết những gì họ đã phát hiện được cho tới lúc bấy giờ.

    "Hắn đã lấy sợi dây ở trạm điện chăng ?" Rhyme hỏi.

    "Không. Không có dây dự trữ ở đấy". Chàng cảnh sát trẻ nói.

    "Thế thì hãy tìm hiểu xem hắn lấy nó ở đâu. Hãy gọi cho nhà máy Bennington."

    "Rõ."

    "Được rồi." Rhyme tiếp tục. "Chúng ta có sợi dây kim loại và ốc vít. Điều đó có nghĩa là có dấu vết dụng cụ để lái. Một chiếc cưa kim loại. Hãy xem kỹ sợi dây nào !".

    Cooper chuyển sang một kính hiển vi soi vật thể lớn, cũng kết nối với máy tính, xem xét vết cắt ở đầu sợi dây. Anh ta sử dụng độ phóng đại thấp. "Lưỡi cưa mới, sắc".

    Rhyme liếc ánh mắt ghen tỵ về phía đôi bàn tay khéo léo của người kỹ thuật viên đang chỉnh tiêu cự và bàn soi kính hiển vi. Rồi anh quay lại nhìn màn hình. "Phải, mới, nhưng gãy mất một răng."

    "Gần tay cầm."

    "Phải". Trước khi cưa, thông thường người ta tì lưỡi cưa lên vật định cưa ba, bốn lần. Hành động này, nhất là với chất liệu nhôm mềm như sợi dây điện kia, có thể cho thấy những răng cưa bị gãy hay bị cong, hay các đặc điểm riêng biệt khác, giúp liên hệ dụng cụ tìm thấy trong đồ đạc của thủ phạm với dụng cụ được dùng để thực hiện tội ác.

    "Nào, tới mấy cái bu lông có chốt hãm."

    Cooper phát hiện được những vết xước đặc biệt trên tất cả mấy cái bu lông, và đưa ra giả thiết là những vết xước đó do chiếc cờ lê của thủ phạm để lại.

    "Tôi mê chất đồng thau mềm." Rhyme lẩm bẩm. "Quả là tôi mê... Vậy hắn có những dụng cụ thân thuộc. Càng lúc càng thấy rõ hắn là kẻ trong ngành".

    Sellitto gác điện thoại. "Chẳng có gì sất. Có lẽ là một người nào đó đã trông thấy một người nào đó mặc bộ đồng phục quần yếm màu xanh lam. Nhưng chắc phải là một tiếng đồng hồ sau khi vụ việc xảy ra. Lúc ấy thì cả khối phố chết tiệt đang nhan nhản công nhân sửa chữa của Algonquin rồi, ai chả mặc bộ đồng phục quần yếm màu xanh lam chết tiệt đó."

    "Cậu tìm hiểu được gì rồi, hả cậu tân binh ?" Rhyme hỏi giật giọng. "Tôi muốn có nguồn gốc sợi dây điện."

    "Tôi đang giữ máy chờ trả lời."

    "Bảo họ cậu là cớm."

    "Tôi đã bảo rồi."

    "Bảo họ cậu là sếp. Sếp trưởng".

    "Tôi..."

    Nhưng Rhyme đã chú ý tới thứ khác: Những thanh sắt được đan thành lưới sắt chắn lối vào đường hầm đặt ống kỹ thuật.

    "Hắn cắt nó bằng cách nào, Mel ?"

    Quan sát kỹ lưỡng thì thấy thủ phạm không dùng cưa kim loại mà dùng kéo cắt bu lông.

    Cooper kiểm tra đầu mút các thanh sắt qua một kính hiển vi lắp camera kỹ thuật số và chụp ảnh. Anh ta truyền hình ảnh sang máy tính trung tâm, rồi tập hợp lại trên một màn hình.

    "Có dấu vết gì đặc biệt không ?" Rhyme hỏi. Giống chiếc răng gãy ở lưỡi cưa hay những vết xước trên bu lông và đai ốc, bất cứ dấu vết khác thường nào cũng đều giúp kết nối chủ nhân của nó với hiện trường gây án.

    "Dấu vết kia thì sao ?" Cooper hỏi, chỉ lên màn hình.

    Có vết xước hình lưỡi liềm bé tí tẹo gần như cùng vị trí trên mặt cắt của một số thanh sắt. "Cái đó sẽ hữu ích. Tốt."

    Rồi Pulaski nghênh nghênh đầu, sẵn sàng cây bút khi một người nào đấy ở nhà máy linh kiện điện Bennington nhấc ống nghe, nói chuyện với chàng cảnh sát trẻ hiện trong tư cách mới là ông trùm Sở Cảnh sát New York.

    Sau cuộc trao đổi ngắn gọn, cậu ta gác máy.

    "Thông tin chết tiệt về sợi cáp thế nào, Pulaski ?"

    "Trước hết, phải nói rằng mẫu đó rất phổ biến. Họ..

    "Phổ biến thế nào ?"

    "Họ bán hàng trăm nghìn mét mỗi năm. Nó chủ yếu được dùng trong phân phối điện áp trung bình."

    "Sáu mươi nghìn volt là điện áp trung bình à ?"

    "Tôi đoán vậy. Người ta có thể mua từ bất cứ nhà bán buôn thiết bị điện nào. Nhưng ông ta cũng nói Algonquin vốn vẫn mua với số lượng lớn."

    Sellitto hỏi, "Bộ phận nào ở đó chịu trách nhiệm đặt mua ?"

    "Bộ phận Thiết bị Kỹ thuật."

    "Tôi sẽ gọi điện cho họ." Sellitto nói. Anh ta gọi và trao đổi vắn tắt, xong kết thúc cuộc điện thoại. "Họ sẽ kiểm tra xem hàng hóa trong kho có mất mát gì không".

    Rhyme nhìn đăm đăm mảng lưới sắt. "Vậy là hắn chui qua cống, rồi qua đường hầm kia để vào trạm điện của Algonquin."

    Sachs nói, "Có thể hắn đang làm gì đó dưới cống dẫn hơi nước và trông thấy lưới sắt chắn dầu đường hầm."

    "Dứt khoát phải nghĩ đến giả thiết hắn là người của công ty điện lực." Rhyme hy vọng rằng giả thiết này đúng. Những đối tượng trong nội bộ khiến công việc của cảnh sát dễ dàng hơn nhiều. "Tiếp tục đi. Các dấu giày."

    Sachs nói, "Có các dấu giày cao cổ tương tự nhau ở cả đường hầm đặt ống kỹ thuật lẫn bên trong trạm điện, gần vị trí sợi dây được đấu nối."

    "Có dấu giày nào từ tiệm cà phê không ?"

    "Dấu giày kia." Pulaski đáp, chỉ một bản in tĩnh điện. "Dưới gầm bàn. Tôi trông có vẻ cùng nhãn hiệu."

    Mel Cooper xem xét và đồng tình. Chàng cảnh sát trẻ tiếp tục, "Và Amelia đã bảo tôi kiểm tra giày cao cổ của các công nhân Algonquin đang có mặt tại đó. Tất cả đều khác."

    Rhyme hướng sự chú ý sang chiếc giày. "Anh cho là nhãn hiệu gì, Mel ?".

    Cooper đang chạy cơ sở dữ liệu về giày dép của Sở Cảnh sát New York, lưu trữ hàng nghìn mẫu giày thấp và cao cổ, đại đa số của đàn ông. Trong hầu hết các vụ án nghiêm trọng liên quan tới sự có mặt của thủ phạm tại hiện trường, thủ phạm đều là nam giới.

    Cách đây nhiều năm, Rhyme đã có công xây dựng cơ sở dữ liệu mở rộng về giày. Anh đạt được những thỏa thuận tự nguyện với tất cả các hãng sản xuất lớn, để họ định kỳ gửi hình ảnh scan các mặt hàng của mình cho Sở Cảnh sát New York.

    Cooper lướt những ngón tay trên bàn phím và nói, "Tìm thấy mẫu phù hợp. Hãng sản xuất găng tay và giày cao cổ Alberton-Fenwick. Mẫu E-20" Anh ta chăm chú đọc thông tin trên màn hình "Không có gì đáng ngạc nhiên, loại này cách điện đặc biệt tốt. Dành cho những người thường xuyên tiếp xúc với các nguồn điện. Đạt tiêu chuẩn An toàn về điện F2413-Q5 của Hiệp hội Kiểm thử và vật liệu Mỹ. Những chiếc giày này cỡ mười một."

    Rhyme nheo mắt nhìn. "Rãnh đế sâu. Tốt." Điều đó có nghĩa chúng bám nhiều vật chất có thể để lại dấu vết.

    Cooper tiếp tục, "Chúng còn khá mới nên không mang những dấu vết riêng biệt để chúng ta biết được nhiều thông tin về chiều cao cân nặng và các đặc điểm khác của hắn."

    "Tuy nhiên, tôi có thể bảo rằng hắn bước đi thẳng thớm. Đồng ý chứ ?” Rhyme đang nhìn những dấu giày trên màn hình, chiếu từ một chiếc camera chĩa xuống bàn khám nghiệm.

    "Đồng ý."

    Sachs viết điều này lên bảng.

    "Tốt đấy, Sachs. Bây giờ, cậu tân binh, chứng cứ vô hình cậu phát hiện được là gì ?” Rhyme nhìn chiếc phong bì nhựa ghi: Tiệm cà phê đối diện địa điểm diễn ra vụ nổ- Bàn đối tượng ngồi.

    Cooper đang xem xét nó. "Tóc vàng. Dài hai centimet rưỡi. Tự nhiên, không nhuộm."

    Rhyme mê sử dụng tóc làm công cụ khám nghiệm. Nó có thể được sử dụng làm mẫu thử ADN - nếu còn chân - và có thể tiết lộ nhiều điều về hình dáng bề ngoài của đối tượng, thông qua màu tóc, chất tóc và hình dạng sợi tóc. Độ tuổi và giới tính cũng có thể ước lượng chính xác được phần nào. Xét nghiệm tóc càng ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực pháp y vì tóc lưu dấu vết ma túy lâu hơn máu hoặc nước tiểu. Một đoạn tóc chỉ chừng hai đốt ngón tay có thể lưu lịch sử sử dụng ma túy tới hai tháng. Ở Anh, người ta thường dùng tóc để xét nghiệm lạm dụng chất cồn.

    "Chúng ta chưa chắc chắn đây là tóc hắn mà." Sellitto nêu ý kiến.

    "Tất nhiên." Rhyme lẩm bẩm. "Chúng ta chưa chắc chắn bất cứ điều gì tại thời điểm này cả."

    Nhưng Pulaski nói, "Dù sao, cũng có khả năng. Tôi đã trao đổi với chủ tiệm. Ông ta yêu cầu những người bồi bàn nhất nhất phải lau bàn mỗi lúc khách đứng lên. Tôi kiểm tra rồi. Vì vụ nổ xảy ra nên chưa ai lau bàn sau khi thủ phạm ngồi ở đó cả."

    "Tốt, cậu tân binh."

    Cooper tiếp tục mô tả sợi tóc, "Không quăn, dù là tự nhiên hay do uốn. Không có bằng chứng mất sắc tố, nên tôi xếp hắn vào độ tuổi dưới năm mươi".

    "Tôi muốn làm phân tích độc tố - hóa chất. Càng sớm càng tốt."

    "Tôi sẽ gửi cho phòng thí nghiệm của Sở."

    "Một phòng thí nghiệm dịch vụ đi." Rhyme ra chỉ thị. "Vung tiền nhiều vào để họ cho kết quả nhanh."

    Sellitto cằn nhằn, "Chúng ta không có nhiều tiền và chúng ta đã có phòng thí nghiệm hoàn hảo của chính mình bên Queens."

    "Nó không hoàn hảo nếu nó không cho tôi kết quả trước khi thủ phạm sát hại một người nào đó nữa, Lon"

    "Phòng thí nghiệm Uptown nhé ?" Cooper hỏi.

    "Tốt. Hãy nhớ, vung tiền nhiều vào."

    "Lạy Chúa, cái thành phố này đâu xoay xung quanh anh hả Linc ?"

    "Không ư ?" Rhyme hỏi, với ánh mắt ngạc nhiên vừa vờ vịt vừa thành thật.


  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 14
    Với thiết bị kết hợp kính hiển vi điện tử quét và kính quan sát phổ tán sắc năng lượng tia X, Cooper phân tích các dấu vết Sachs thu thập được ở nơi đối tượng đã bố trí sợi dây điện. "Tôi có một vài loại khoáng chất, khác với mẫu đối chứng lấy xung quanh trạm điện."

    "Thành phần của nó là gì ?"

    "Khoảng bảy mươi phần trăm phenxpat, tiếp đến là thạch anh, magnetit, mica, canxit và amphibol. Một ít thạch cao khan nữa. Kỳ lạ, Silicon chiếm tỷ lệ lớn."

    Rhyme biết nhiều về địa chất khu vực New York. Hồi còn đi lại được, anh từng lang thang khắp thành phố, xúc về những mẫu đất, đá và xây dựng cơ sở dữ liệu để có thể liên hệ thủ phạm với các địa điểm nhất định. Nhưng anh mù tịt trước thành phần khoáng chất này. Nó chắc chắn không có xuất xứ từ xung quanh đây. "Chúng ta cần một nhà địa chất." Rhyme suy nghĩ chốc lát, rồi nhấn phím gọi tắt.

    "Alô ?" Một giọng đàn ông nhẹ nhàng trả lời.

    "Arthur." Rhyme nói với người anh họ sống cách mình không xa, bên New Jersey.

    "Xin chào. Cậu thế nào ?"

    Rhyme có cái ý nghĩ dường như tất cả mọi người bây giờ đều hỏi thăm sức khỏe của anh, tuy Arthur chẳng qua là đang mào đầu câu chuyện.

    "Cũng ổn."

    "Thật vui vì được gặp cậu và Amelia tuần trước."

    Rhyme gần đây đã nối lại liên lạc với Arthur Rhyme, người đối với anh từng giống như anh trai, từng lớn lên cùng anh ở ngoại ô Chicago. Mặc dù nhà hình sự học hiếm có bao giờ đi về vùng nông thôn chơi cuối tuần, anh đã làm Sachs kinh ngạc khi đề nghị hai người bọn họ nhận lời mời tới thăm Art Rhyme và vợ anh ta, Judy, tại ngôi nhà nghỉ mát nhỏ bên bờ biển. Arthur tiết lộ là anh ta thực sự đã xây một lối dốc dành cho xe lăn dẫn vào nhà. Họ đã đến đấy mấy ngày, cùng Thom, Pamrny, và chú chó Jackson của cô bé.

    Rhyme đã rất vui vẻ. Trong lúc đám đàn bà con gái và lũ khuyển đi dạo dọc bãi biển, anh và Arthur nói chuyện về khoa học, học thuật và các sự kiện diễn ra trên thế giới, quan điểm của họ được phát biểu mỗi lúc một thêm hăng hái, tỷ lệ thuận với lượng rượu single malt họ uống vào. Arthur, cũng giống như Rhyme, có bộ sưu tập rượu single malt khá phong phú.

    "Art, anh đang nói qua loa ngoài ở đây, với.. ờ, một nhóm cớm."

    "Tôi có theo dõi tin tức. Tôi chắc rằng các cậu đang giải quyết vụ phóng tia lửa điện. Thật khủng khiếp. Báo chí cho rằng nó có thể là một tai nạn, nhưng..” Anh ta bật tiếng cười hoài nghi.

    "Không, hoàn toàn không phải một tai nạn. Bọn em không biết đấy là một nhân viên bất mãn hay một kẻ khủng bố."

    "Tôi có thể giúp được gì ?"

    Arthur cũng là một nhà khoa học và kiến thức có phần rộng hơn Rhyme.

    "Thực sự là có. Em có câu hỏi nhanh cho anh. Ờ, em hy vọng là sẽ nhanh. Bọn em tìm thấy dấu vết tại hiện trường vụ án và nókhông khớp với mẫu đối chứng gần đó. Thực tế, nó không khớp với bất cứ thông tin địa chất nào của khu vực New York mà em vốn vẫn quen thuộc"

    "Tôi đang có bút đây. Hãy cho tôi biết các cậu tìm thấy gì ?"

    Rhyme đọc lại kết quả phân tích.

    Arthur im lặng. Rhyme hình dung ra người anh họ đang đắm chìm vào suy nghĩ trong lúc nhìn chăm chú danh sách mình vừa ghi, tâm trí anh ta rà soát các khả năng. Cuối cùng, anh ta hỏi, "Vật thể to bằng nào ?”

    "Mel ?"

    "Chào Art, Mel Cooper đây !"

    "Chào Mel. Gần đây cậu có tham gia khiêu vũ chứ ?"

    "Tuần trước chúng tôi đã thắng giải tango Long Island. Chúng tôi sẽ vào vòng khu vực Chủ nhật này. Tất nhiên, trừ phi tôi bị kẹt ở đây".

    "Mel ?" Rhyme giục.

    "Kích thước vật thểà ? Ừ, nhỏ lắm. Chừng 0.25 mm."

    "Được rồi. Tôi khá chắc chắn đó là tephra."

    "Cái gì ?" Rhyme hỏi.

    Arthur đánh vần từ này. "Vật chất núi lửa. Đó là từ "tro” trong tiếng Hy Lạp. Trong không khí, sau khi bị phun khỏi núi lửa, nó được gọi là đá vụn núi lửa, nhưng trên mặt đất, nó được gọi là tephra."

    "Có phải khoáng vật bản địa không ?"

    Bằng giọng hài hước, Arthur trả lời, "Nó là khoáng vật bản địa ở một nơi nào đó. Nhưng cậu muốn nói xung quanh đây ấy à ? Không còn nữa. Trước kia, cậu có thể tìm thấy những dấu vết cực kỳ ít ỏi ở vùng Tây Bắc, là tro tàn từ một vụ nổ lớn đằng Bờ Tây bị gió mạnh cuốn đến, nhưng sau này thì không còn nữa. Với tỷ lệ các chất trong thành phần như thế, tôi cho rằng rất có khả năng nó xuất xứ từ vùng tây bắc Thái Bình Dương. Có thể là Hawaii."

    "Vậy dù nó có mặt tại hiện trường vụ án theo bất cứ cách nào, nó cũng do thủ phạm hoặc ai đó đưa từ nơi khác tới."

    "Ý kiến của tôi đấy."

    "Chà, cảm ơn. Bọn em sẽ sớm trao đổi lại với anh."

    "Ồ, và Judy bảo sẽ email cho Amelia công thức nấu ăn cô ấy cần”.

    Rhyme chưa từng nghe về chuyện này trong kỳ nghỉ cuối tuần bên ngoài thành phố. Nó hẳn đã xuất hiện giữa những chuyến đi dạo dọc bãi biển.

    Sachs nói to, "Chẳng phải vội đâu."

    Sau khi gác máy, Rhyme không thể nào không nhướn mày nhìn cô. "Em bắt đầu học nấu ăn à ?"

    "Pammy sẽ dạy em." Sachs nhún vai. "Nó có thể phức tạp đến thế nào ? Em đồ là nó cũng giống như lắp lại bộ chế hòa khí thôi, chẳng qua các chi tiết có thể bị ôi thiu."

    Rhyme đăm đăm nhìn bảng chứng cứ. "Tephra... Vậy thủ phạm của chúng ta mới đây có thể đã có mặt tại Seattle hoặc Portland, hoặc Hawaii. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ việc bằng đấy dấu vết đi được rất xa. Tôi đánh cuộc là hắn đã ở trong hoặc gần một bảo tàng, một trường học, một kiểu trưng bày địa chất nào đấy. Người ta có sử dụng tro núi lửa vào loại hình kinh doanh gì không ? Có thể để đánh bóng đá. Như silic cabric chẳng hạn."

    Cooper nói, "Loại này quá đa dạng và không ổn định, không phù hợp để làm thành thương phẩm. Theo tôi nó còn quá mềm nữa."

    "Hừm. Đồ trang sức thì sao ? Liệu người ta có chế tác đồ trang sức từ dung nham không ?"

    Tuy nhiên, chưa ai trong bọn họ từng nghe nói tới điều này, và Rhyme kết luận rằng xuất xứ của dấu vết kia phải là một buổi triển lãm hoặc trưng bày mà thủ phạm đã tham gia hoặc ở gần nơi hắn sống, cũng có thể gần một mục tiêu trong tương lai. "Mel, hãy bảo ai đó bên Queens bắt đầu gọi điện đi, kiểm tra tất cả các sự kiện triển lãm, các cuộc trưng bày thường xuyên hoặc lưu động trong thành phố có liên quan tới núi lửa hay dung nham. Manhattan trước." Anh nhìn chằm chằm cánh cửa bọc bằng tấm nhựa. "Nào, hãy xem thứ Amelia đã đi bơi cùng. Đến lượt cậu, cậu tân binh. Hãy làm cho chúng tôi tự hào nhé."


  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 15
    Làm sạch đôi găng cao su bằng con lăn dính lông chó mèo - và nhận được ánh mắt tán thành của Rhyme - chàng cảnh sát trẻ nhấc cánh cửa vẫn liền khung lên. Cánh cửa hình vuông, mỗi cạnh chừng bốn mươi lăm centimet, bề rộng khung chừng hai centimet. Sơn màu xám sẫm.

    Sachs nói đúng. Nó thực sự hẹp. Đối tượng rất có thể đã bị trầy xước khi bò vào trạm điện.

    Cánh cửa mở bằng bốn bản lề nhỏ được bắt vào cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Sẽ rất khó khăn nếu dùng tay đeo găng tháo chúng, nên có khả năng hắn đã dùng tay trần, nhất là trong trường hợp hắn đã lên kế hoạch cho nổ tung cánh cửa bằng quả bom ắc-quy nhằm phá hủy mọi chứng cứ.

    Dấu vân tay được xếp vào ba dạng. Dạng nhìn thấy bằng mắt thường (ví dụ đầu ngón cái chảy máu in lên tường trắng) , dạng khuôn (để lại trong những vật liệu dẻo, ví dụ chất nổ dẻo) , dạng ẩn (không nhìn thấy bằng mắt thường). Có hàng chục cách hữu hiệu để làm hiện dấu vân tay dạng ẩn, nhưng một trong những cách hữu hiệu nhất, đối với bề mặt kim loại, là chỉ cần dùng keo dán Super Glue vẫn bán ngoài các cửa hiệu, sản xuất từ cynanoacrylate. Bỏ vật chứng vào hộp kín khí cùng một tuýp keo dán, rồi đun nóng cho tớilúc bên trong hộp sinh hơi. Hơi sẽ quyện với các chất do ngón tay để lại - các axit amin, axit lactic, glucose, kali và carbon trioxide - phản ứng này làm dấu vân tay hiện lên.

    Quá trình phản ứng là phép mầu nhiệm, làm hiện lên những dấu vân tay trước đó hoàn toàn vô hình.

    Trừ trường hợp này.

    "Chẳng có gì cả." Pulaski chán chường nói, săm soi cánh cửa qua một cái kính lúp rất kiểu Sherlock Holme. "Chỉ có dấu găng tay thôi."

    "Không đáng ngạc nhiên. Cho tới lúc này, hắn khá là thận trọng. Nào, hãy thu thập dấu vết phía bên trong khung cửa, nơi hắn đã tiếp xúc."

    Đặt cánh cửa lên trên những tờ giấy để in báo, Pulaski dùng chiếc chổi mềm quét qua quét lại và gỡ những thứ bám ở đầu chổi. Cậu ta bỏ bất cứ thứ gì phát hiện được - đối với Rhyme thì xem chừng chẳng có gì mấy - vào từng túi, sắp xếp cho Cooper tiến hành phân tích.

    Sellitto nhận một cuộc điện thoại, rồi bảo, "Đợi chút. Tôi mở loa ngoài."

    "Xin chào." Giọng nói phát ra.

    Rhyme nhìn Sellitto. "Ai thế ?" Anh thì thào.

    "Szamek."

    Chuyên gia của bộ phận Tội phạm Mạng Sở Cảnh sát New York.

    "Anh có gì cho chúng tôi, Rodney ?"

    Szamek trả lời trên nền nhạc rock chát chúa. "Tôi gần như có thể cam đoan rằng dù kẻ nào chơi các máy chủ của Algonquin đi chăng nữa thì cũng đều đã có mật khẩu màn hình từ trước rồi. Thực tế, tôi xin cam đoan điều này. Thứ nhất, chúng tôi không phát hiện được bằng chứng của bất cứ sự thử bừa nào. Không có nỗ lực bẻ khóa. Không có mã rootkit, module trong nhân hệ điều hành hay trình điều khiển đáng ngờ nào..."

    "Chỉ những thông tin căn bản thôi, nếu anh không phiền."

    "Được rồi, vấn đề tôi đang nói là chúng tôi đã xem tất cả các cổng..." Szamek ngập ngừng nghe tiếng thở dài của Rhyme. "À vâng, thông tin căn bản. Nó vừa từ bên trong vừa không phải từ bên trong công ty Algonquin."

    "Nghĩa là ?" Rhyme làu bàu.

    "Vụ tấn công mạng máy tính được thực hiện bên ngoài tòa nhà Algonquin."

    "Chúng tôi biết điều đó."

    "Nhưng thủ phạm phải lấy mật khẩu từ bên trong trụ sở ở Queens. Hoặc bản thân hắn hoặc qua đồng phạm. Mật khẩu được giữ dưới dạng bản in ra giấy từ phần mềm tạo mật khẩu ngẫu nhiên, hoàn toàn không kết nối với các mạng."

    "Vậy..." Nhà hình sự học tóm tắt lại cho chắc chắn, "không có hacker từ bên ngoài, dù trong nước hay quốc tế."

    "Gần như không thể. Tôi nói nghiêm túc đấy, Lincoln. Không hề có bất cứ rootkit..."

    "Hiểu rồi, Rodney. Có dấu vết gì về việc truy cập của hắn từ tiệm cà phê không ?"

    "Điện thoại di động dùng thẻ trả trước kết nối mạng bằng một cổng USB. Thông qua một proxy ở châu Âu."

    Kiến thức về công nghệ của Rhyme đủ để biết như thế có nghĩa câu trả lời cho câu hỏi anh đưa ra là không.

    "Cảm ơn, Rodney. Làm sao anh giải quyết được công việc với thứ âm nhạc đó ?"

    Szamek cười khoái trá. "Hãy gọi tôi bất cứ khi nào."

    Tiếng trống thình thình biến mất sau tiếng gác máy kêu đánh cạch.

    Cooper cũng vừa nói chuyện điện thoại. Anh ta kết thúc cuộc gọi và nói, "Tôi tìm được một người ở bộ phận Phân tích Vật liệu. Cô ấy có kiến thức tốt về địa chất. Cô ấy biết những trường học thường xuyên tổ chức triển lãm cho mọi người vào xem. Cô ấy sẽ kiểm tra các triển lãm liên quan đến tro núi lửa và dung nham."

    Pulaski, đang mải mê nghiên cứu cánh cửa, nheo nheo mắt. "Tôi nghĩ có gì đó ở đây".

    Cậu ta chỉ một vị trí gần bản lề trên cùng. "Trông như hắn đã lau chùi nó." Anh ta vớ lấy chiếc kính lúp. "Và có gờ. Sắc.. Tôi nghĩ hắn đã đứt tay, chảy máu."

    "Thật à ?" Rhyme phấn chấn. Trong khám nghiệm pháp y, chẳng gì so sánh được với ADN.

    Sellitto nói, "Nhưng nếu hắn đã lau chùi rồi, liệu nó có còn hữu ích không ?"

    Trước khi Rhyme kịp phát biểu ý kiến, Pulaski, vẫn gập người quan sát phát hiện của mình, giọng trầm ngâm, "Nhưng hắn lấy cái gì mà lau ? Có lẽ là nước bọt. Nước bọt cũng giá trị không kém máu."

    Thực tế, Rhyme đã đi tới kết luận y như vậy. "Hãy sử dụng đèn ALS."

    Đèn ALS, loại đèn tạo ra ánh sáng đơn sắc ở những bước sóng nhất định, có thể làm hiện dấu vết các chất dịch cơ thể như nước bọt, tinh dịch và mồ hôi, tất cả đều chứa ADN.

    Tất cả các cơ quan thực thi pháp luật ngày nay đều thu thập mẫu ADN của các đối tượng theo từng loại hình tội phạm - như tội phạm tình dục chẳng hạn - và nhiều nơi còn phân chia chi tiết hơn. Nếu đối tượng chưa xác định của họ từng phạm tội mà có lưu lại dấu vết ADN, hắn sẽ được tìm thấy trong Hệ thống Danh mục ADN Phối hợp.

    Một lát sau, Pulaski, mắt đeo kính bảo hộ, dừng ngọn đèn ở vị trí cậu ta đã phát hiện ra vết lau chùi. Có một quầng sáng bé tí tẹo màu vàng vàng. Cậu ta gọi, "Đây sếp, có cái gì này. Không nhiều".

    "Cậu tân binh, cậu biết thân thể người có bao nhiêu tế bào chứ ?"

    "Dạ.. không, không biết ạ."

    "Hơn ba tỷ tỷ."

    "Thế thì nhiều..."

    "Và cậu biết cần có bao nhiêu tế bào để xét nghiệm được ADN không ?"

    Pulaski trả lời, "Theo sách sếp viết thì cần chừng một trăm tế bào."

    Rhyme nhướn một bên lông mày. "Ấn tượng đấy." Rồi anh nói thêm, "Cậu nghĩ là cậu có được một trăm tế bào trong cái vết bẩn to tướng này không ?"

    "Theo tôi chắc được."

    "Chắc chắn được. Sachs, trông có vẻ vụ đi bơi của em không hề vô ích. Nếu để ắc-quy nổ, cái vết đó đã chẳng còn. Được rồi, Mel, cho cậu ấy xem phải thu nó như thế nào đi."

    Pulaski trao nhiệm vụ phức tạp này cho Cooper.

    Người kỹ thuật viên thu mẫu ADN và gọi phòng thí nghiệm đến lấy. "Tôi biết, sớm nhất có thể." Anh ta bảo Rhyme đúng lúc nhà hình sự học định đưa ra mệnh lệnh.

    "Và đừng tiếc tiền."

    "Tiền của anh đấy hả, Linc ?" Sellitto làu bàu.

    "Tôi sẽ cho anh mức giảm giá đối với khách hàng thân thiết nhất, Lon ạ. Và một phát hiện hữu ích đấy, Pulaski."

    Khen ngợi đủ rồi, Rhyme tiếp tục, "Những dấu vết ở bên trong cánh cửa thì sao, Mel ? Anh biết đấy, chỗ này chúng ta đang đi không được nhanh cho lắm."

    Cooper lấy các mẫu ra, quan sát chúng trên tấm khám nghiệm hoặc dưới kính hiển vi. "Không có gì không khớp với các mẫu đối chứng, trừ cái này." Đó là một chấm bé tí tẹo màu hồng.

    "Chạy qua máy sắc ký khí đi." Rhyrne đưa ra mệnh lệnh.

    Thoáng cái, Mel đã đọc được kết quả từ máy sắc ký khí/khối phổ và một số phân tích khác. "Chúng ta có nồng độ pH mang tính axit, khoảng bằng hai axit citric, đường sucrose. Tiếp theo là... chà, tôi sẽ chiếu lên màn hình".

    Một dòng chữ xuất hiện: Quercetin 3-0- rutinoside-7- 0-glucosidevà chrysoeriol 6,8-di-C- glucoside (stellarin 2).

    "Tốt", Rhyme sốt ruột nói. "Nước quả. Với độ pH như thế, cókhả năng là nước chanh."

    Pulaski không nén nổi mà phải bật cười. "Làm sao sếp biết ? Tôi xin lỗi, nhưng làm sao sếp biết được ?""

    "Cậu tân binh, cậu chuẩn bị trước được đến mức nào thì sẽ thực hiện nhiệm vụ được đến mức ấy. Làm bài tập ở nhà đi ! Hãy nhớ như vậy !" Rhyme quay lại với Cooper.

    "Tiếp theo là dầu thực vật rất nhiều muối và một hợp chất tôi hoàn toàn không biết là gì."

    "Thành phần ra sao ?"

    "Giàu protein. Các axit amin là aninine, histidine, isoleucine, lysine và methionine. Cũng bao gồm cực kỳ nhiều lipid, chủ yếu là cholesterol và lecithin, rồi vitamin A, B2, B6, BI2, niacin, axit pantothenic, axit folic. Một lượnglớn calcium, magnesiuni phosphorus, kali."

    "Ngon nhỉ." Rhyme nói.

    Cooper gật dầu. "Là thức ăn, chắc chắn rồi. Nhưng là món gì ?"

    Mặc dù vị giác của anh không thay đổi sau tai nạn, song đối với Lincoln Rhyme bây giờ, thức ăn căn bản chỉ là nhiên liệu, anh không cảm thấy thích thú mấy, khác với whisky, tất nhiên.

    "Thom ?" Không có tiếng trả lời nên anh hít sâu một hơi. Anh chưa kịp gọi lại, anh chàng phụ tá đã thò đầu qua cửa.

    "Mọi thứ bình thường chứ ?"

    "Sao cậu cứ hỏi vậy ?"

    "Anh muốn gì ?"

    "Nước chanh, dầu thực vật và trứng."

    "Anh đói à ?"

    "Không, không, không. Những nguyên liệu đó có trong loại thực phẩm gì ?"

    "Mayonnaise."

    Rhyme nhướn một bên mắt với Cooper, anh ta lắc đầu. "Lổn nhổn và hơi hồng hồng."

    Anh chàng phụ tá cân nhắc lại, "Vậy tôi nghĩ là tamarasalata".

    "Cái gì thế ? Một tiệm ăn à ?"

    Thom cười to. "Một món khai vị của Hy Lạp. Một món để phết."

    "Trứng cá muối, phải không ? Ăn kèm bánh mì."

    Thom trả lời Sachs, "Ờ, nó là trứng cá, nhưng là cá tuyết, không phải cá tầm. Bởi vậy về nguyên tắc, nó không phải là trứng cá muối."

    Rhyme gật đầu. "A, nước muối ưu trương(dung dịch nước muối với nồng độ cao). Cá. Chắc chắn rồi. Nó có phổ biến không ?"

    "Các cửa hiệu thực phẩm, các cửa hiệu bán thức ăn sẵn và các tiệm ăn Hy Lạp".

    "Có chỗ nào trong thành phố phổ biến món này hơn những chỗ khác không ? Khu vực người Hy Lạp sinh sống à ?"

    "Queens." Pulaski, người sống ở quận này, nói. "Astoria. Có rất nhiều tiệm ăn Hy Lạp ở đó."

    "Tôi quay lại chỗ của mình được chưa ?" Thom hỏi.

    "Được, được, được..."

    "Cảm ơn." Sachs nói với theo.

    Anh chàng phụ tá phẩy bàn tay đeo găng hiệu Playtex màu vàng và biến mất.

    Sellitto hỏi, "Có lẽ hắn đang bố trí địa điểm nào đó ở Queens cho vụ tấn công tiếp theo chăng ?"

    Rhyme nhún vai, một trong số vài cử chỉ anh vẫn thực hiện được. Anh nghĩ: Thủ phạm sẽ phải chuẩn bị địa điểm, đúng là như thế. Tuy nhiên, anh đang ngả theo một chiều hướng khác.

    Sachs bắt gặp ánh mắt anh. "Anh đang nghĩ, trụ sở chính của Algonquin nằm ở Astoria, phải không ?"

    "Chính xác. Và mọi điều đều đang chỉ ra rằng thủ phạm chính là người nội bộ." Rhyme hỏi, "Ai đứng đầu công ty ?"

    Ron Pulaski nói cậu ta đã trao đổi với các công nhân bên ngoài trạm điện. "Họ có nhắc đến chủ tịch và CEO. Tên là Jessen. Andy Jessen. Tất cả xem chừng đều hơi e sợ."

    Rhyme nhìn bảng chứng cứ một lát, rồi bảo, "Sachs, em thích chạy một vòng trong chiếc xe mới mẻ ngon nghẻ của em không ?"

    "Là cái chắc." Cô nói, và thỏa thuận với trợ lý của CEO Algonquin về một cuộc gặp sau nửa tiếng đồng hồ nữa.

    Đúng lúc ấy, điện thoại Sellitto reo chuông. Anh ta rút điện thoại, nhìn tên người gọi trên màn hình. "Algonquin." Anh ta nhấn phím. "Thám tử Sellitto nghe đây." Rhyme để ý thấy anh ta lắng nghe và nét mặt lặng phắc đi. Rồi anh ta nói, "Anh chắc chứ ?... Được rồi. Ai có thể truy cập ?... Cảm ơn !" Anh ta kết thúc cuộc gọi. "Đồ khốn !"

    "Có chuyện gì ?"

    "Nhân viên giám sát bộ phận cung cấp gọi. Anh ta bảo một trong những nhà kho của Algonquin ở khu Harlem bị ăn trộm tuần trước. Phố Một trăm mười tám. Họ nghĩ chính người công ty đã ăn trộm. Thủ phạm sử dụng chìa khóa. Không phải là bẻ khóa đột nhập."

    Pulaski hỏi, "Và dù là ai đi chăng nữa, hắn cũng đã đánh cắp sợi cáp ?"

    Sellitto gật đầu. "Cả những cái bu lông có chốt hãm."

    Nhưng Rhyme còn đọc được một thông điệp khác nữa trên gương mặt tròn của viên thám tử. "Bao nhiêu ?" Anh hỏi, giọng thì thào. "Hắn đánh cắp bao nhiêu cáp ?"

    "Anh hiểu vấn đề đấy, Linc. Gần hai mươi ba mét cáp và một tá bu lông. McDaniel đã nói cái con khỉ gì ấy nhỉ, vụ việc chỉ xảy ra một lần ? Rõ vớ vẩn. Đối tượng sẽ tiếp tục ra tay."

    HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN:

    TRẠM MANHATTAN-10CÔNG TY ALGONQUIN PHỐ NĂM MƯƠI BẢY MẠN TÂY

    - Nạn nhân (đã tử vong) : Luis Martin, phó quản lý cửa hàng sản phẩm âm nhạc.

    - Không có dấu vân tay trên bất cứ bề mặt nào.

    - Mảnh kim loại nóng chảy, hậu quả của tia hồ quang.

    - Sợi cáp cỡ 0 bện bằng dây nhôm có bọc lớp cách điện.

    - Nhà máy sản xuất linh kiện điện Bennington, AM-MV-60, chịu được dòng điện lên tới 60.000V.

    - Cắt tay, bằng cưa kim loại, lưỡi mới, gãy một răng.

    - Hai bu lông có chốt hãm, đường kính trong lòng 1,9cm.

    - Không thể truy nguyên.

    - Dấu vết riêng biệt của dụng cụ để lại trên bu lông.

    - Lỗi dẫn điện đồng thau, đấu với sợi cáp bằng hai bu lông đường kính 0,6cm.

    - Tất cả đều không thể truy nguyên.

    - Dấu giày cao cổ.

    - Sản phẩm của Albertson-Fenwick Model E-20 dành cho thợ điện, cỡ 11.

    - Lưới kim loại được cắt ra để chui vào trạm điện, có dấu vết riêng biệt của dụng cụ là kéo cắt bu lông.

    - Cánh cửa và khung cửa dưới tầng hầm.

    - Lấy được ADN. Đã gửi xét nghiệm.

    - Đồ ăn Hy Lạp, taramasalata.

    - Tóc vàng, dài 2,5cmt tự nhiên, của người từ 50 tuổi trở xuống, được phát hiện ở tiệm cà phê bên kia phố đối diện trạm điện.

    - Đã gửi phân tích độc tố - hóa chất

    - Dấu vết khoáng chất tro núi lửa.

    - Không tìm thấy trong tự nhiên khu vực New York.

    - Từ triển lãm, bảo tàng, trường đào tạo về địa chất chăng ?

    - Phần mềm Trung tâm Điều khiển Algonquin bị truy cập bằng mật khẩu nội bộ, không phải bởi hacker bên ngoài.

    HỒ SƠ ĐỐI TƯỢNG CHƯA XÁC ĐỊNH

    - Nam giới.

    - Độ tuổi 40.

    - Có khả năng là da trắng.

    - Có khả năng đeo kính, đội mũ.

    - Có khả năng tóc ngắn, màu vàng.

    - Quần yếm màu xanh lam thẫm, tương tự đồng phục của công nhân Algonquin.

    - Rất thành thạo các hệ thống điện.

    - Dấu giày gợi ý rằng không có vấn đề thể chất nào ảnh hưởng đến tư thế, dáng đi.

    - Có khả năng là kẻ đã ăn trộm gần 23m cáp loại tương tự của Bennington và 12 bu lông có chốt hãm. Dự tính tiếp tục tấn công ? Mở cửa vào nhà kho của Algonquin ăn trộm bằng chìa khóa.

    - Có khả năng là nhân viên của Algonquin hoặc có quan hệ với nhân viên của Algonquin.

    - Liên quan đến khủng bố ? Có quan hệ với Công lý cho (chưa xác định) ? Nhóm khủng bố ? Cá nhân mang tên Rahman dính líu vào ? Có những tín hiệu mã hóa về các khoản tiền chi trả, các động thái nhân sự và thứ gì đó lớn.


  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 16
    Đang lù lù hiện ra.

    Đó là ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí Amelia Sachs lúc cô ra khỏi chiếc Torino Cobra tại bãi đỗ xe của Liên hợp Điện lực và Chiếu sáng Algonquin, ở khu Astoria, quận Queens. Liên hợp này trải suốt mấy khối phố nhưng nó được neo lại bởi một tòa nhà kiến trúc phức tạp, gồm những tấm bê tông vững chãi màu đỏ và xám, cao vút lên tới sáu mươi mét. Tòa nhà đồ sộ làm cho các nhân viên đang rời khỏi công ty lúc cuối ngày trông bé tí tẹo, họ đi qua những khung cửa tựa như cửa nhà búp bê trổ trên những bức tường liên hoàn.

    Đường ống chạy từ tòa nhà ra ở hàng chục vị trí và, đúng như cô đã nghĩ, dây điện có ở khắp mọi nơi, mà chỉ gọi là "dây điện" thôi thì không hoàn toàn phù hợp. Đó là những sợi cáp cứng, dày, một số bọc vật liệu cách điện, một số để trần, màu xám bạc, óng ánh dưới những ngọn đèn an ninh. Chúng ắt đã đưa hàng trăm nghìn volt từ trung tâm tòa nhà qua một loạt thiết bị kim loại và, cô đồ rằng đó là các thiết bị bằng gốm hoặc được bọc vật liệu cách điện khác, vào các hệ thống tháp, cột và giàn còn phức tạp hơn. Chúng chia ra và chạy theo những hướng khác nhau, giống như xương tỏa từ cánh tay xương bàn tay, rồi xuống ngón tay vậy.

    Ngả đầu về phía sau, Sachs trông thấy cao phía trên đầu cô là bốn tháp ống khói, cũng màu đỏ đầy bụi bẩn và xám xịt bồ hóng, nhấp nháy những ngọn đèn cảnh báo trong bóng tối nhập nhoạng. Tất nhiên, cô biết các ống khói này từ hàng năm nay rồi, không ai từng ở New York thậm chí chỉ một lần lại không biết tới chúng, đặc điểm nổi bật của nền công nghiệp phải chăng bên bờ sông Đông. Nhưng cô chưa bao giờ tới gần như thế này và bây giờ chúng đang thu hút cô, vươn thẳng lên bầu trời xám xịt. Cô nhớ rằng, vào mùa đông, mình đã từng trông thấy khói hay hơi nước bốc lên, còn bây giờ chỉ có những làn hơi nóng và khí vô hình, làm rung rinh nền trời phẳng lặng.

    Sachs nghe thấy những giọng nói và nhìn qua bãi đỗ xe, nhận ra chừng năm mươi người biểu tình đang đứng tụ tập thành đám đông. Họ giương cao áp phích và hô các khẩu hiệu ôn hòa, có lẽ là phàn nàn về công ty điện lực ngốn dầu như ngốn nước lã. Họ không để ý rằng cô đã đến đây bằng chiếc xe ngốn thứ vàng đen ấy gấp năm lần những chiếc Prius của họ.

    Phía dưới chân, cô nghĩ mình cảm thấy được sự rung chuyển ầm ầm như có chiếc đầu máy khổng lồ của thế kỷ XIX đang chạy qua. Và nghe thấy cả tiếng rền trầm trầm.

    Sachs đóng cửa xe và tiến đến cổng chính. Hai nhân viên bảo vệ quan sát cô. Rõ ràng họ tò mò về cô gái cao ráo tóc đỏ, về việc cô tới trong chiếc xe cũ kỹ màu đỏ khỏe khoắn, nhưng xem chừng họ cũng thấy buồn cười vì phản ứng của cô trước tòa nhà. Nét mặt họ nói, Phải rồi, thực sự ấn tượng đấy, đúng không ? Sau bao nhiêu năm cô chưa từng đi ngang qua.

    Rồi, sau khi Sachs chìa thẻ, chìa phù hiệu, nét mặt họ trở nên cảnh giác và - rõ ràng đang chờ đợi một cảnh sát, tuy chẳng phải với dáng dấp như thế này - họ ngay lập tức đưa cô đi qua các hành lang của khu vực đầu não điều hành Liên hợp Algonquin.

    Không giống tòa văn phòng choáng ngợp ở khu Midtown của một công ty khai thác dữ liệu lớn liên quan đến vụ án cô mớigiải quyết, Algonquin trông có vẻ như một bức họa trong bảo tàng về đời sống những năm 1950: thảm màu nâu, đồ gỗ màu vàng, những bức ảnh màu mè lòe loẹt lồng khung chụp nhà máy và tháp truyền tải điện. Trang phục của nhân viên - gần như tất cả là nam giới - cực kỳ bảo thủ: sơ mi trắng, com lê tối màu.

    Họ tiếp tục đi xuôi dãy hành lang tẻ nhạt, được trang trí bộ ảnh chụp các tạp chí có đăng bài về Algonquin. Kỷ nguyên điện Truyền tải điện nguyệt san. Lưới điện.

    Lúc bấy giờ đã gần sáu rưỡi, tuy nhiên vẫn còn hàng chục nhân viên ở đây, cà vạt nới lỏng, tay áo xắn lên, nét mặt đầy lo lắng.

    Người bảo vệ đưa Sachs tới văn phòng của A. R. Jessen nằm ở cuối hành lang. Mặc dù rất hối hả - lúc lái xe trên đường cao tốc, Sachs đã lái với tốc độ xấp xỉ một trăm mười km/giờ - cô vẫn kịp tìm hiểu được một chút. Jessen không phải tên là Andy, mà là Audi, cách gọi thân mật cho Andrea. Sachs luôn có ý thức làm bài tập ở nhà như thế, tìm hiểu hết mức có thể về những người đứng đầu. Việc này giúp duy trì sự tự tin trong các cuộc phỏng vấn và thẩm vấn. Ron mặc định vị CEO là đàn ông. Cô hình dung mức độ tin cậy đối với cô sẽ bị giảm xuống thế nào nếu cô đến đây hỏi ngài Jessen.

    Ở bên trong, ngay khi vừa bước qua khung cửa mở vào gian ngoài của văn phòng, Sachs liền dừng lại. Một thư ký, hay trợ lý riêng gì đó, mặc chiếc áo sát nách bó màu đen và đi đôi giày cao gót dốc đứng, kiễng trên mũi chân chênh vênh lục tìm trong ngăn tủ hồ sơ. Người phụ nữ tóc vàng, Sachs đoán chừng khoảng bốn mươi tuổi, cau mày thất vọng vì không tìm thấy thứ sếp chị ta muốn tìm.

    Đứng ở ngưỡng cửa mở vào gian chính là một phụ nữ bệ vệ tóc muối tiêu, mặc bộ vét màu nâu giản dị, áo cánh cao cổ. Bà ta cau mày quan sát cuộc đào bới tủ hồ sơ và khoanh tay trước ngực.

    "Tôi là Thám tử Sachs, tôi đã gọi điện trước." Cô nói khi người phụ nữ nghiêm nghị nhìn sang mình.

    Đúng lúc ấy, người phụ nữ ít tuổi hơn rút ra một bìa kẹp hồ sơ từ trong ngăn tủ và đưa nó cho người phụ nữ nhiều tuổi hơn, rồi nói, "Tôi tìm thấy rồi, Rachel. Lỗi tại tôi, tôi đã sắp xếp nó khi bà đi ăn trưa. Rất cảm ơn nếu bà có thể chụp nó thành năm bản."

    "Vâng, thưa cô Jessen." Người phụ nữ nhiều tuổi hơn đáp. Rồi bước tới máy photocopy.

    Nữ CEO sải bước tới trên đôi giày cao gót đầy bất trắc, ngước nhìn thẳng vào mắt Sachs và dành cho cô cái bắt tay thật chặt. "Vào đi, Thám tử." Chị ta nói. "Xem ra là chúng ta có nhiều điều để trao đổi với nhau đây !"

    Sachs liếc về phía người trợ lý mặc bộ vét màu nâu và đi theo Andi Jessen đích thực vào văn phòng của chị ta.

    Biết bao nhiêu thông tin phải nghiên cứu trước, cô rầu rĩ nghĩ thầm.

    Chương 17
    Andrea Jessen có vẻ hiểu được sự hớ hênh suýt xảy ra. "Tính trên toàn quốc, tôi ít tuổi thứ hai và là nữ duy nhất đứng đầu một công ty điện lực lớn. Thậm chí dù tôi có quyền quyết định cuối cùng về tuyển dụng, nhân viên nữ ở Algonquin vẫn chỉ chiếm mười phần trăm như ở hầu hết các công ty điện lực lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là bản chất của ngành này".

    Sachs đang định hỏi tại sao Jessen lại bước chân vào ngành này thì nữ CEO đã đoán trước ý cô, và nói, "Tôi nối nghiệp cha mình."

    Nữ thám tử suýt thổ lộ rằng cô trở thành cảnh sát cũng hoàn toàn vì cha cô, một sĩ quan "di động", hay sĩ quan tuần tra bộ, làm việc nhiều năm cho Sở Cảnh sát New York. Nhưng cô kìm lời lại.

    Jessen có gương mặt xương xương, phủ lớp trang điểm hết sức mỏng. Những nếp nhăn đã xuất hiện, tuy nhiên mới hơi mờ mờ, rụt rè tỏa ra từ đuôi đôi mắt màu xanh lá cây và khóe môi dịu dàng. Những chỗ khác, làn da vẫn mịn màng. Đây chẳng phải một phụ nữ hay ở ngoài trời.

    Tới lượt chị ta quan sát Sachs kỹ lưỡng, rồi hất đầu về phía chiếc bàn uống cà phê lớn, những chiếc ghế văn phòng xếp xung quanh. Nữ thám tử ngồi xuống trong lúc Jessen nhấc điện thoại.

    "Xin thứ lỗi một chút." Những ngón tay có móng được cắt tỉa nhưng không sơn bấm phím số kêu lách cách.

    Chị ta gọi cho ba người khác nhau - tất cả đều về vụ tấn công. Một cuộc, nữ thám tử có thể kết luận là cho luật sư, một cho bộ phận quan hệ công chúng và một cho một công ty PR bên ngoàỉ. Chị ta dành hầu hết thời gian cho cuộc gọi thứ ba, xem chừng đang đảm bảo rằng nhân viên an ninh đã được bổ sung tại tất cả các trạm điện cũng như các cơ sở khác của công ty. Viết xuống những dòng ghi chú nhỏ li ti bằng cây bút mạ vàng, Jessen nói với cung cách rất vắn tắt, từ ngữ đanh gọn, tuyệt nhiên không có các câu đệm kiểu "ý tôi là" hay "anh biết đấy". Trong lúc Jessen tuôn ra những chỉ thị, Sachs ngắm nghía văn phòng, để ý thấy trên chiếc bàn gỗ tếch lớn có bức ảnh Andi Jessen thời thiếu niên chụp cùng gia đình. Từ một loạt ảnh, cô suy ra rằng Jessen có người em trai kém mấy tuổi. Hai người trông giống nhau, tuy anh ta tóc nâu, còn chị ta tóc vàng. Trong các bức ảnh gần đây, anh ta đẹp trai, khỏe mạnh trong bộ quân phục. Các bức khác chụp anh ta đi đây đi đó, đôi khi với cánh tay quàng qua một cô gái đẹp, mỗi bức là một cô gái khác nhau.

    Không có bức ảnh nào chụp Jessen cùng một đối tượng có quan hệ tình cảm.

    Bốn bức tường xung quanh được phủ kín bằng các tủ sách, bản đồ và ảnh chụp những tài liệu in cổ hẳn có xuất xứ từ một cuộc trưng bày bảo tàng về lịch sử dòng điện. Tấm bản đồ ghi tiêu dề Lưới điện Đầu tiên thể hiện một phần của Hạ Manhattan, khu vực phố Pearl. Cô trông thấy một bút tích dễ đọc, Thomas A Edison, và cô cho rằng đó là chữ ký thật của nhà sáng chế.

    Jessen gác máy, rồi vươn người về phía trước, chống khuỷu tay lên bàn, ánh mắt rưng rưng nhưng hàm và đôi môi mỏng toát lên sự mạnh mẽ. "Đã bảy tiếng đồng hồ sau... sự việc bất ngờ kia. Tôi cứ hy vọng các cô đang giam giữ kẻ nào đó. Tôi chắc các cô tóm được hắn rồi." Chị ta lẩm bẩm. "Đáng lẽ chỉ cần điện thoại thôi. Không cần trực tiếp đến."

    "Không, tôi tới đây để hỏi chị về một số điều phát hiện được trong quá trình điều tra."

    Jessen lại tỏ ra thận trọng. "Tôi đã nói chuyện với ngài thị trưởng, thống đốc và người đứng đầu văn phòng FBI New York. Ồ, cả Bộ An ninh Nội địa nữa. Tôi cứ nghĩ sẽ gặp một trong số họ, chứ không phải một sĩ quan cảnh sát."

    Đây không phải một lời coi thường, không phải một lời coi thường cố ý, và Sachs không cảm thấy bị xúc phạm. "Sở Cảnh sát New York đang xử lý hiện trường vụ án. Các câu hỏi của tôi liên quan tới vấn đề đó."

    "Ra thế." Nét mặt Jessen hơi dịu đi. "Là phụ nữ với nhau, thú thật tôi đã có chút tự vệ. Tôi tưởng rằng mấy vị tai to mặt lớn kia không xem trọng mình." Một nụ cười bí ẩn thoáng qua. "Chuyện vốn vẫn xảy ra mà. Thường xuyên hơn là cô có thể hình dung"

    "Tôi hiểu chuyện này."

    "Tôi nghĩ là cô hiểu. Một thám tử, hả ?"

    "Phải." Rồi Sachs, cảm thấy sự cấp bách của vụ án, liền đề nghị, "Chúng ta đi vào vấn đề nhé ?"

    "Tất nhiên !"

    Chuông điện thoại tiếp tục kêu, nhưng theo chỉ thị mà Jessen đưa ra cho người trợ lý riêng vừa quay lại sảnh văn phòng, nó reng reng mỗi một hồi rồi im lặng, vì người trợ lý đã thay sếp nhấc máy trả lời đầu dây đằng kia.

    "Trước hết, là vấn đề có tính sơ bộ. Công ty đã đổi mật khẩu truy cập vào phần mềm điều khiển lưới điện chưa ?"

    Một cái chau mày. "Tất nhiên. Đó là việc đầu tiên chúng tôi làm. Ngài thị trưởng hay Bộ An ninh Nội địa không nói với bên cô à ?"

    Không, họ không nói, Sachs ngẫm nghĩ.

    Jessen tiếp tục, "Và chúng tôi đã thiết lập thêm một hệ thống tường lửa. Những hacker đó sẽ không thể xâm nhập được nữa."

    "Có lẽ không phải là hacker."

    Jessen nghiêng nghiêng dầu. "Nhưng sáng nay, Tucker McDaniel đã nói rằng có lẽ là khủng bố mà. Viên mật vụ FBI ấy ?"

    "Chúng tôi có thông tin mới hơn."

    "Làm thế nào mà vụ việc xảy ra theo cách khác được ? Một kẻ từ bên ngoài đã đổi đường truyền tải và cài đặt lại các aptomat tại MH-10, trạm điện ở phố Năm mươi bảy".

    "Nhưng chúng tôi khá chắc chắn rằng hắn lấy được mật khẩu từ nội bộ."

    "Điều đó là không thể nào. Vụ việc hẳn phải do những kẻ khủng bố tiến hành."

    "Đấy dứt khoát là một khả năng và là điều tôi muốn hỏi chị. Nhưng thậm chí nếu là thế đi nữa, bọn chúng cũng đang sử dụng người nội bộ. Một sĩ quan ở bộ phận Tội phạm Mạng của chúng tôi đã trao đổi với nhân viên IT của chị. Anh ta nói rằng không có bằng chứng nào về việc hệ thống bị hack một cách độc lập."

    Jessen ngồi nín thinh, xem xét bàn làm việc của mình. Xem chừng chị ta không vui vẻ gì - vì thông tin về kẻ tay trong ? Hay vì người của công ty đã trao đổi với cảnh sát mà chị ta không biết ? Chị ta ghi một lưu ý và Sachs băn khoăn tự hỏi phải chăng đó là lưu ý về việc sẽ khiển trách nhân viên an ninh mạng kia.

    Sachs tiếp tục, "Đối tượng bị trông thấy đã mặc đồng phục của Algonquin. Hoặc ít nhất cũng là một bộ quần yếm màu xanh lam rất giống đồng phục nhân viên của chị mặc."

    "Đối tượng à ?"

    "Một người đàn ông bị nhận ra ở tiệm cà phê đối diện trạm điện, xung quanh thời điểm vụ tấn công diễn ra. Hắn bị trông thấy có đem theo laptop."

    "Cô có mô tả gì về người này không ?"

    "Da trắng, có lẽ độ tứ tuần. Không có thêm thông tin gì khác."

    "Ờ, về bộ đồng phục, người ta có thể mua, cũng có thể tự may."

    "Đúng. Nhưng chưa hết. Sợi cáp hắn sử dụng tạo hồ quang điện thì sao ? Nó do nhà máy Bennington sản xuất. Công ty chị vẫn thường xuyên mua loại này."

    "Phải, tôi biết. Nhưng hầu hết các công ty điện lực đều mua loại này mà."

    "Tuần trước, gần hai mươi ba mét cáp Bennington, cùng cỡ, đã bị ăn trộm tại một trong những nhà kho của chị ở khu Harlem, cùng với một tá bu lông có chốt hãm. Chúng được dùng để đấu..."

    "Tôi biết chúng được dùng để làm gì." Những nếp nhăn trên gương mặt Jessen hằn lên rõ rệt hơn.

    "Dù kẻ đột nhập nhà kho là ai, hắn cũng đã sử dụng chìa khóa để mở cửa. Hắn cũng đã chui vào đường hầm đặt ống kỹ thuật nằm ngầm bên dưới trạm điện qua cống dẫn hơi nước của Algonquin."

    Jessen vội nói, "Nghĩa là hắn không sử dụng chìa khóa điện tử để vào trạm điện ?"

    "Không."

    "Thế thì, cũng có bằng chứng cho thấy đấy không phải là nhân viên công ty."

    "Như tôi đã nói, nó là một khả năng thôi. Nhưng còn tình tiết khác nữa", Sachs bổ sung thêm việc họ phát hiện ra dấu vết của đồ ăn Hy Lạp, gợi ý về một mối liên quan đến khu vực quanh đây.

    Dường như bối rối trước mức độ họ đã tìm hiểu được, nữ CEO lặp lại với vẻ bực bội, "Tetramasalata à ?"

    "Có năm tiệm ăn Hy Lạp trong khoảng cách có thể đi bộ từ trụ sở công ty chị. Hai mươi tám tiệm trong khoảng cách mười phút đi taxi. Và vì dấu vết khá mới, có thể phán đoán rằng hắn hiện là nhân viên công ty hoặc ít nhất cũng lấy mật khẩu từ một người hiện là nhân viên công ty. Có thể bọn chúng đã gặp nhau tại tiệm ăn nào đó ở gần đây."

    "Ồ, thưa cô, xung quanh thành phố có biết bao tiệm ăn Hy Lạp."

    "Hãy cứ đặt giả thiết mật khẩu máy tính bị lộ từ bên trong công ty. Những người nào có mật khẩu ?" Sachs hỏi. "Đó thực sự là vấn đề cần xem xét trước hết."

    "Rất hạn chế và được kiểm soát rất nghiêm ngặt" Jessen vội nói, như thể chị ta đang bị xét xử vì tội sơ suất trong hoạt động quản lý. Câu đáp nghe như kiểu đã được qua tập dượt.

    "Những người nào ?"

    "Tôi. Và sáu nhân viên cấp cao. Vậy thôi. Nhưng, Thám tử, đó là những người đã làm việc cho công ty bao nhiêu năm qua. Họ không lẽ lại hành động như thế. Không thể tưởng tượng được."

    "Tôi hiểu rằng bên chị giữ mật khẩu và máy tính riêng rẽ."

    Một cái chớp mắt trước sự nắm bắt thông tin này. "Phải. Chúng được thiết lập ngẫu nhiên bởi nhân viên giám sát cấp cao của trung tâm điều khiển. Và được cất trong két sắt hồ sơ ở căn phòng bên cạnh."

    "Tôi muốn có các cái tên, và tìm hiểu xem đã có ai vào căn phòng ấy trái phép."

    Jessen rõ ràng chống cự lại ý tưởng thủ phạm là nhân viên công ty, nhưng chị ta vẫn nói, "Tôi sẽ gọi cho giám đốc an ninh của chúng tôi. Anh ta có các thông tin ấy."

    "Và tôi muốn có danh sách bất cứ công nhân nào trong vòng vài tháng qua được giao nhiệm vụ sửa chữa những đường ống hơi nước đặt trong cái cống nằm bên kia phố so với trạm điện. Đó là một con hẻm nằm cách trạm điện chừng chín mét về phía bắc."

    Nữ CEO nhấc điện thoại yêu cầu trợ lý riêng triệu tập hai nhân viên đến văn phòng của chị ta. Yêu cầu được đưa ra rất lịch sự. Mặc dù một số người ở vị trí này cho tới lúc bấy giờ đã phải quát tháo rồi, Jessen vẫn làm chủ bản thân và có thái độ chừng mực. Đối với Sachs, thái độ đó khiến chị ta càng có vẻ cứng rắn hơn. Chính những người cứ quát tháo ầm lên là những người yếu đuối và bấp bênh. Điều này vốn vẫn luôn xuất hiện trong ngành cảnh sát.

    Chỉ chốc lát sau khi Jessen gác máy, một trong hai người chị ta yêu cầu đến tham gia đã có mặt. Văn phòng của ông ta có lẽ là ở ngay bên cạnh. Ông ta là một doanh nhân trung tuổi, vóc dáng chắc nịch, mặc sơ mi trắng và quần xám.

    "Andi. Có gì mới không ?"

    "Có một số chuyện. Ông ngồi đi." Rồi Jessen quay sang Sachs.

    "Đây là Bob Cavanaugh, Phó Chủ tịch cấp cao điều hành công việc hàng ngày. Đây là Thám tử Sachs."

    Họ bắt tay nhau.

    Ông ta hỏi Sachs, "Tình hình đã tiến triển gì chưa ? Đã xác định được đối tượng chưa ?"

    Trước khi nữ thám tử kịp trả lời, Andi Jessen đã nói một cách nhẫn nhịn, "Họ nghĩ thủ phạm là người nội bộ đấy Bob."

    "Người nội bộ ?"

    "Hiện tại thì có vẻ là như thế." Sachs đáp, và trình bày những gì họ tìm hiểu được cho tới lúc này. Cavanaugh xem chừng cũng hoang mang trước khả năng công ty mình đang chứa chấp một kẻ phản bội.

    Jessen nói, "Ông có thể hỏi bộ phận Bảo dưỡng đường ống hơi nước không, xem những người nào đã được phân công kiểm tra đường ống đặt dưới cái cống gần trạm MH-10 ?"

    "Tính đến bao lâu trở về trước ?"

    "Hai, ba tháng gì đó." Sachs trả lời.

    "Tôi không biết chúng ta có lấy được danh sách phân công không, nhưng tôi sẽ hỏi", Cavanaugh gọi điện, yêu cầu cung cấp thông tin, rồi quay lại với hai người phụ nữ.

    Sachs nói: "Bây giờ, chúng ta hãy trao đổi thêm một chút về mối liên hệ tới khủng bố."

    "Tôi tưởng cô đang kết tội một nhân viên công ty ?"

    "Chẳng có gì bất thường nếu những nhóm khủng bố tuyển dụng tay trong".

    "Chúng ta nên xem xét tới các nhân viên theo đạo Hồi chăng ?"

    "Tôi đang suy nghĩ về những kẻ phản đối ở bên ngoài kia kìa." Sachs nói. "Khủng bố sinh thái thì sao ?"

    Cavanaugh nhún vai. "Algonquin từ trước tới nay vốn vẫn bị truyền thông phê phán là chưa đủ thân thiện với mỗi trường." Ông ta phát biểu điều này một cách tế nhị, không nhìn về phía Jessen. Đây rõ ràng là vấn đề quen thuộc, chẳng hấp dẫn gì.

    Jessen nói với Sachs, "Chúng tôi có một Chương trình về năng lượng tái tạo. Chúng tôi đang theo đuổi nó. Nhưng chúng tôi cũng rất thực tế trước vấn đề này và không lãng phí thời gian. Trên phương diện chính trị, phất lá cờ năng lượng tái tạo là đúng đắn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có biết gì về vấn đề ấy đâu". Chị ta phẩy tay lãnh đạm.

    Nghĩ đến tính khốc liệt của một số vụ khủng bố sinh thái xảy ra không lâu trước đây, Sachs đề nghị Jessen nói chi tiết hơn.

    Như thể cô đã nhấn nút BẬT vậy.

    "Tín nhiên liệu hydro, nhiên liệu sinh học, trang trại gió, trang trại năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, phát điện từ khí metan, tận dụng sóng biển để phát điện... Cô biết chúng tạo ra được bao nhiêu không ? Chưa được ba phần trăm tổng năng lượng cả nước tiêu thụ. Nửa lượng điện cung cấp cho Mỹ là từ than đá. Algonquin sử dụng khí tự nhiên. Khí tự nhiên cung cấp hai mươi phần trăm lượng điện. Hạt nhân chừng mười chín phần trăm. Hydro bảy phần trăm."

    "Chắc chắn năng lượng tái tạo sẽ phát triển, nhưng rất, rất chậm. Trong vòng một thế kỷ tới, chúng vẫn sẽ chỉ là một giọt nhỏ trong xô điện năng thôi, nếu tôi có thể tự trích dẫn mình"

    Nữ chủ tịch thậm chí trở nên giận dữ hơn. "Chi phí xây dựng ban đầu quá kinh khủng, máy móc thiết bị để làm ra được điện năng đắt một cách điên rồ và không đáng tin cậy, các nhà máy thông thường lại ở xa những trung tâm điều độ chính nên chi phí vận tải cũng là khoản chi phí khổng lồ nữa. Hãy lấy ví dụ các trang trại mặt trời. Làn sóng của tương lai, phải không ? Cô có biết chúng là một trong những loại hình sản xuất điện tốn nước nhất ? Và chúng được đặt ở đâu ? Ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhất và do đó cũng khan hiếm nước nhất."

    "Nhưng cứ lớn tiếng phát biểu như vậy đi, truyền thông sẽ lại nhảy xổ vào. Cả Washington và Albanynữa. Cô nghe nói tới các vị thượng nghị sĩ sắp sửa đến thành phố nhân dịp Ngày Trái đất chứ ?"

    "Không."

    Jessen tiếp tục, "Họ thuộc Tiểu bang hỗn hợp các nguồn năng lượng, làm việc với Tổng thống về những vấn đề môi trường. Họ sẽ có mặt tại cuộc tập hợp đông đảo ở Công viên Trung tâm tối thứ Năm này. Và họ sẽ làm gì ? Sẽ đánh chúng tôi. Ồ, họ sẽ không trực tiếp nhắc tới Algonquin, nhưng tôi cam đoan rằng một trong số họ sẽ chỉ về phía chúng tôi. Từ công viên, người ta có thể trông thấy các ống khói. Tôi chắc chắn đó là lý do ban tổ chức lựa chọn chỗ ấy để đặt sân khấu... Thôi được, đấy là quan điểm của tôi. Tuy nhiên, liệu như thế có đủ để biến Algonquin thành mục tiêu ? Tôi hoàn toàn không nhận thấy điều này. Chắc chắn, một số phần tử cực đoan chính trị và tôn giáo đang tấn công cơ sở hạ tầng của Mỹ. Nhưng chẳng phải vì vấn đề sinh thái."

    Cavanaugh tán thành. "Khủng bố sinh thái ư ? Tôi không nhớ đã từng xảy ra bất cứ một vụ gì. Và tôi đã làm việc ở đây ba mươi năm, tôi đã làm việc với cha của Andi khi ông ấy cai quản công ty. Hồi ấy chúng tôi đốt than đá. Chúng tôi luôn xác định tinh thần bị tổ chức Hòa bình Xanh hay các phần tử tự do phá hoại. Nhưng chẳng xảy ra chuyện gì hết."

    Jessen khẳng định, "Không có chuyện gì cả, chúng tôi nói chung chỉ phải tiếp đón đám người tẩy chay và phản đối thôi."

    Cavanaugh mỉm cười chua chát. "Và họ không nhận ra một sự mỉa mai là một nửa trong số họ bắt tàu điện ngầm đến đây từ Triển lãm Năng lượng Mới tại trung tâm tổ chức hội nghị, công trình hoạt động được chính nhờ dòng điện từ nhà máy Algonquin. Hay buổi tối hôm trước họ đã làm những tấm áp phích con con dưới ánh sáng đèn điện do chúng tôi cung cấp. Bỏ qua sự mỉa mai đi. Thế thì là đạo đức giả à ?"

    Sachs nói, "Tuy nhiên, cho tới lúc chúng tôi liên lạc được từ ai đó, hoặc tìm hiểu được thêm những tình tiết khác, tôi vẫn muốn xem xét khả năng khủng bố sinh thái. Các vị đã nghe gì về một nhóm có tên bắt đầu bằng những từ "Công lý cho” chưa ?"

    "Cho cái gì ?" Cavanaugh hỏi.

    "Chúng tôi không biết."

    "Ồ, tôi chưa bao giờ nghe", Jessen nói. Cavanaugh cũng chưa. Nhưng ông ta bảo sẽ kiểm tra các văn phòng khu vực của Algonquin xem họ có nghe được gì không.

    Ông ta nhận một cuộc điện thoại và nhướn mắt với Andi Jessen. Ông ta lắng nghe, kết thúc liên lạc, rồi bảo Sáchs, "Không có sửa chữa gì ở cống dẫn hơi nước từ hơn một năm nay. Những tuyến ấy đều đã dừng hoạt động,"

    "Vâng, được rồi." Thông tin này khiến Sachs chán nản.

    Cavanaugh nói: "Nếu cô không cần tôi nữa, bây giờ tôi sẽ đi hỏi thăm các văn phòng khu vực xem thế nào."

    Sau khi ông ta rời khỏi đấy, một người Mỹ gốc Phi cao ráo hiện ra nơi khung cửa - người thứ hai được triệu tập - và Jessen liền bảo anh ta ngồi. Chị ta giới thiệu bọn họ với nhau. Sachs nhận ra Giám đốc An ninh Bemard Wahl là nhân viên da màu duy nhất cô trong thấy tại công ty cho tới lúc này mà không mặc bộ đồng phục quần yếm của công nhân. Người đàn ông thân hình vạm vỡ khoác bộ com lê tối màu và sơ mi trắng, hồ cứng. Cà vạt đỏ. Đầu húi sát, lấp lánh dưới những ngọn đèn gắn bin trần. Sachs liếc lên nhìn và thấy cứ cách một bóng lại có một bóng bị gỡ ra. Một hành động để tiết kiệm chăng ? Hay, với quan điểm phản đối những chính sách môi trường, phải chăng Jessen đã quyết định rằng giảm tiêu thụ năng lượng sẽ mang lại lợi ích trên phương diện quan hệ công chúng ?

    Wahl bắt tay Sachs và lén liếc chỗ lồi ra trên hông cô, nơi cô đeo khẩu Glock. Một người được đào tạo trong ngành cảnh sát sẽ không buồn quan tâm tới khẩu súng của cô, nó chỉ là công cụ tác nghiệp như điện thoại di động hay bút bi. Những cảnh sát nghiệp dư mới bị mê hoặc bởi vũ khí.

    Andi Jessen tóm tắt tình hình với anh ta và hỏi về những người có thể tiếp cận mật khẩu máy tính.

    "Mật khẩu ấy à ? Chỉ một vài người thôi. Tôi muốn nói, họ ở những vị trí rất cao. Chị hỏi tôi, nó quá hiển nhiên rồi. Chị chắc chắn chúng tôi không bị hack chứ ? Giờ lũ oắt con thực sự ma lanh lắm."

    "Chắc chắn đến chín mươi chín phần trăm." Sachs nói.

    "Bernie, hãy bảo ai đó kiểm tra việc tiếp cận phòng đặt két sắt hồ sơ bên cạnh trung tâm điều khiển."

    Wahl rút điện thoại di động, gọi cho một trợ lý, ra lệnh thực hiện yêu cầu này. Anh ta kết thúc cuộc gọi, rồi nói thêm, "Tôi đã chờ nghe thông báo về một kẻ khủng bố. Nhưng chị lại đang nghĩ tới một người trong nội bộ à ?"

    "Theo chúng tôi, hoặc là một người trong nội bộ hoặc là với sự giúp đỡ của một người trong nội nộ. Tuy nhiên, chúng tôi quả có muốn hỏi về những mối đe dọa khủng bố sinh thái."

    "Không có gì trong bốn năm tôi làm việc ở đây. Chỉ có những người biểu tình." Wahl hất đầu về phía cửa sổ.

    "Anh đã bao giờ nghe nói tới một nhóm có tên là "Công lý cho” cái gì đó chưa ? Dính dáng đến những vấn đề môi trường chăng ?"

    "Chưa bao giờ, thưa chị." Wahl giữ thái độ điềm tĩnh, hoàn toàn không bộc lộ cảm xúc.

    Sachs tiếp tục, "Liệu có vấn đề gì với những nhân viên bị đuổi việc gần đây, những nhân viên bất mãn với công ty không ?"

    "Với công ty ư ?" Wahl hỏi. "Bọn chúng đã tấn công một xe buýt thành phố. Công ty đâu phải là mục tiêu ?"

    Jessen nói, "Cổ phiếu của chúng ta bị rớt giá tám phần trăm đấy, Bemie."

    "Ồ, phải. Tôi đã không nghĩ tới khía cạnh này. Có một vài trường hợp. Tôi sẽ lấy danh sách."

    Sachs tiếp tục, "Tôi cũng muốn biết bất cứ thông tin gì anh nắm được về những nhân viên gặp phải những vấn đề về tâm thần, về việc kiểm soát các cơn giận, hoặc những nhân viên có biểu hiện bất ổn."

    Wahl nói, "Bộ phận an ninh thường không lên danh sách những trường hợp ấy, trừ phi có biểu hiện trầm trọng. Có nguy cơ tiến hành bạo lực đối với bản thân hoặc người khác. Ngay lập tức thì tôi không thể nghĩ ra ai. Nhưng tôi sẽ hỏi bộ phận nhân sự và y tế.

    Một số vấn đề thường được giữ bí mật, nhưng tôi sẽ cung cấp các cái tên cho chị. Chị có thể từ đó mà xem xét."

    "Cảm ơn. Hiện tại, chúng tôi nghĩ hắn có lẽ đã ăn trộm cáp và linh kiện tại một nhà kho của Algonquin, nhà kho ở phố Một trăm mười tám".

    "Tôi nhớ vụ việc ấy." Wahl nói, nhăn mặt lại. "Chúng tôi đã điều tra nhưng mất mát chỉ là vài trăm đô la. Và chẳng có manh mối gì."

    "Ai có chìa khóa ?"

    "Đó là loại đại trà. Tất cả các công nhân làm việc trực tiếp đều có. Ở khu vực này hả ? Tám trăm người. Cộng thêm các nhân viên giám sát".

    "Gần đây có trường hợp nào bị sa thải, hay bị nghi ngờ ăn cắp ăn trộm gì không ?"

    Wahl liếc Jessen xem mình nên hay không nên trả lời các câu hỏi này. Anh ta tiếp nhận thông điệp ngấm ngầm là nên.

    "Không. Không có trường hợp nào bộ phận tôi nắm được." Điện thoại di động của anh ta reo chuông và anh ta nhìn vào màn hình. "Xin lỗi. Wahl đấy..." Sachs theo dõi nét mặt anh ta trong lúc anh ta lắng nghe tin tức gì đó có vẻ rắc rối. Anh ta nhìn từ người này sang người kia, rồi kết thúc cuộc gọi. Anh ta đằng hắng, không lên cũng chẳng xuống giọng. "Có thể, tôi không chắc, nhưng có thể chúng ta đã có vi phạm an ninh."

    "Cái gì ?" Jessen ngắt lời, gương mặt đỏ bừng lên.

    "Lịch sử đăng nhập vào số Chín cánh Tây." Wahl nhìn Sachs. "Cánh có trung tâm điều khiển và phòng cất các tài liệu bí mật"

    "Thì sao ?" Jessen và Sachs đồng thanh hỏi.

    "Giữa phòng điều khiển và các tài liệu bí mật có một cửa an ninh. Bình thường nó phải đóng, nhưng lịch sử khóa thông minh cho thấy nó đã mở khoảng hai tiếng đồng hồ cách đây vài ngày. Do trục trặc hoặc bị can thiệp sao đó."

    "Hai tiếng đồng hồ ? Không có giám sát ?" Andi Jessen nổi cơn thịnh nộ.

    "Vâng, thưa chị." Wahl nói, rồi mím chặt môi. Anh ta xoa quả đầu óng ánh. "Nhưng xem ra không có bất cứ kẻ nào vào được từ bên ngoài. Không có vi phạm an ninh ở sảnh."

    Sachs hỏi, "Video an ninh ?"

    "Không, chúng tôi không lắp camera ở đó."

    "Có ai ngồi gần căn phòng đó không ?"

    "Không, bên ngoài căn phòng là một hành lang trống. Nó thậm chí không hề được đánh dấu, để đảm bảo an ninh."

    "Bao nhiêu người có thể đã tiếp cận căn phòng ?"

    "Luôn một vệt từ số Chín đến số Mười một cánh Tây."

    "Tức là ?"

    "Nhiều." Wahl thừa nhận, ánh mắt nhìn xuống.

    Thông tin đáng nản, tuy Sachs cũng không mong chờ gì hơn. "Anh có thể cho tôi danh sách tất cả những người đã ra vào căn phòng hôm ấy chứ ?"

    Wahl lại thực hiện một cuộc gọi nữa, trong lúc bản thân Jessen cũng nhấc điện thoại và nổi cơn thịnh nộ về sự vi phạm an ninh. Mấy phút sau, một cô gái mặc sơ mi nữ màu vàng nhóng nha nhóng nhánh, tóc chải phồng, rụt rè bước qua cửa. Cô ta liếc Andi Jessen một cái rồi đưa tập giấy cho Wahl. "Bemie, tôi đã tập hợp các danh sách anh cần. Cả danh sách từ bộ phận Nhân sự."

    Cô ta quay đi và sung sướng trốn thoát khỏi hang hùm cái.

    Sachs nhìn gương mặt Wahl trong lúc anh ta xem xét bản danh sách. Rõ ràng nhiệm vụ lên danh sách không đòi hỏi nhiều thời giannhưng kết quả lại chẳng hề dễ chịu. Bốn mươi sáu người, anh ta nói có thể đã tiếp cận căn phòng.

    "Bốn mươi sáu người ? Ôi, lạy Chúa", Jessen ngồi sụp xuống, nhìn chằm chằm ra bên ngoài cửa sổ.

    "Thôi được. Điều chúng ta cần tìm hiểu là những ai trong số họ." Chị ta làm động tác chỉ bản danh sách, "có bằng chứng ngoại phạm, những ai có kỹ năng cài đặt lại máy tính và bố trí sợi dây điện ở điểm đỗ xe buýt."

    Jessen nhìn chằm chằm vào chiếc máy tính để bàn không chê vào đâu được của mình. "Tôi không phải một chuyên gia kỹ thuật. Tôi thừa hưởng năng khiếu kinh doanh từ cha mình trong ngành công nghiệp điện lực này, sản xuất điện, vận tải điện, môi giới." Chị ta suy nghĩ một lát "Nhưng tôi biết người có thể giúp đỡ."

    Jessen lại gọi điện thoại, rồi ngẩng đầu nhìn. "Anh ta ắt sẽ có mặt tại đây sau mấy phút nữa. Văn phòng của anh ta ở bên kia khu Đốt."

    "Khu... ?"

    "Khu tua bin." Jessen làm động tác chỉ ra ngoài cửa sổ, phần tòa nhà mà từ đó vươn lên các ống khói. "Nơi chúng tôi sản xuất hơi nước để chạy máy phát điện."

    Wahl đang xem xét bản danh sách ngắn hơn. "Đây là những nhân viên chúng tôi phải kỷ luật hoặc đuổi việc vì nhiều lý do khác nhau trong vòng sáu tháng qua, một số vì vấn đề tâm thần, một số vì kết quả xét nghiệm ma túy dương tính, và sử dụng rượu bia trong lúc làm việc."

    "Chỉ có tám người." Jessen nói.

    Có sự tự hào trong giọng nói của chị ta chăng ?

    Sachs so sánh hai danh sách. Không ai trong danh sách ngắn hơn những nhân viên có vấn dề - tiếp cận được mật khẩu máy tính. Cô cảm thấy thất vọng, cô đã hy vọng rằng nó sẽ đem lại kết quả.

    Jessen cảm ơn Wahl.

    "Thám tử, nếu có bất cứ việc gì khác tôi có thể làm, hãy cứ gọi tôi."

    Sachs cũng cảm ơn viên giám đốc an ninh, rồi anh ta rời khỏi đó. Cô bảo Jessen, "Tôi muốn mang về bản sao hồ sơ xin việc của họ. Tất cả mọi người trong danh sách. Hoặc nếu chị có hồ sơ nhân viên, lý lịch của họ. Bất cứ thứ gì."

    "Được, tôi có thể thu xếp việc này." Jessen yêu cầu người trợ lý chụp bản danh sách và tập hợp thông tin nhân sự về từng người.

    Một người đàn ông khác, hơi hổn hển, bước vào văn phòng của Jessen. Sachs ước đoán anh ta khoảng giữa tứ tuần. Anh ta hơi phục phịch, mái tóc ngỗ ngược màu nâu chen lẫn sợi bạc. "Dễ thương" có vẻ là từ phù hợp với anh ta. Sachs kết luận rằng anh ta mang nét gì đó trẻ con. Ánh mắt lấp lánh, đôi lông mày nhướn lên, và bản tính luôn chân luôn tay. Tay áo sơ mi kẻ sọc nhàu nhĩ xắn cao. Vụn thức ăn, có vẻ vậy, bám lấm tấm trên quần.

    "Thám tử Sachs." Jessen nói. "Còn đây là Charlie Sommer, giám đốc các dự án đặc biệt".

    Anh ta bắt tay nữ thám tử.

    Nữ CEO nhìn đồng hồ đeo tay, đứng lên và mặc chiếc áo vét chị ta lựa chọn từ tủ quần áo lớn. Sachs băn khoăn không biết chị ta có hay thức trắng đêm không. Chị ta chải gầu hay bụi gì đó bám trên vai áo. "Tôi phải gặp công ty PR của chúng ta và sau đó tổ chức họp báo. Charles, anh có thể đưa Thám tử Sachs về văn phòng mình không ? Cô ấy muốn hỏi anh một số việc. Hãy giúp đỡ cô ấy hết sức."

    "Vâng. Rất sẵn sàng."

    Jessen đang nhìn qua cửa sổ vương triều của mình - tòa nhà đồ sộ, kiến trúc thượng tầng của tháp, cáp và giàn giáo ngang dọc. Với dòng sông Đông đang lấp lánh chảy xiết phía sau, chị ta có vẻ giống như người thuyền trưởng trên con tàu khổng lồ. Người phụ nữ không ngừng miết ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải vào nhau động tác biểu lộ sự căng thẳng mà Sachs ngay lập tức nhận ra, vì cô cũng thường xuyên làm như thế. "Thám tử Sachs, hắn sử dụng bằng nào dây điện cho vụ tấn công đó ?"

    Sachs trả lời Jessen.

    Nữ CEO gật đầu và tiếp tục nhìn ra bên ngoài cửa sổ. "Vậy hắn còn đủ để thực hiện năm hay sáu vụ nữa. Nếu chúng ta không thể ngăn chặn được."

    Andi Jessen dường như không muốn nghe lời đáp. Thậm chí chị ta dường như đang chẳng nói với hai người khách trong phòng.


  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 18
    Tan tầm, một đời sống xã hội khác hiện ra trong công viên Quảng trường Tompkins ở khu East Village. Những cặp vợ chồng trẻ, có cặp mặc đồ Brooks Brothers, có cặp đeo khuyên, xăm trổ đầy người, đây những chiếc xe nôi chở trẻ em. Các nhạc sĩ, các đôi yêu nhau, những nhóm thanh niên mười tám, đôi mươi trở về nhà sau một ngày làm những công việc đáng ghét, lòng ngập tràn niềm vui trước những gì mà buổi tối có thể mở ra. Lan tỏa mùi nước sốt xúc xích, mùi cà ri và trầm hương.

    Fred Dellray ngồi trên chiếc ghế dài gần một cây du to, tán xòa rộng. Lúc mới đến, anh ta đã đánh mắt nhìn tấm bảng, biết được rằng tại nơi đây, vào năm 1966, người sáng lập phong trào Hari Krishna đã đọc châm ngôn của dòng này, lần đầu tiên bên ngoài Ấn Độ.

    Anh ta chưa từng biết điều ấy. Dellray thích triết lý thế tục hơn thần học, nhưng cũng đã nghiên cứu tất cả các tôn giáo lớn và biết dòng Hari Krishna có bốn nguyên tắc cơ bản để đi theo Đạt Ma - con đường đạo đức ngay thẳng: lòng nhân từ, sự tự chủ, tính trung thực và thanh sạch cả về thể xác lẫn linh hồn.

    Anh ta đang ngẫm nghĩ về những phẩm chất ấy và cái cách chúng được nhắc tới ở thành phố New York ngày nay so với ở Nam Á, thì nghe tiếng bước chân lệt sệt từ đằng sau.

    Bàn tay anh ta thậm chí chưa vươn được nửa chừng tới khẩu súng, giọng nói đã cất lên, "Fred."

    Dellray hết sức bối rối vì bị bắt gặp lúc đang mất cảnh giác. William Brent chẳng phải mối đe dọa, nhưng trước đây gã có thể dễ dàng trở thành mối đe dọa.

    Một dấu hiệu khác nữa của sự sa sút nghiệp vụ chăng ?

    Dellray hất đầu bảo gã đàn ông ngồi xuống. Mặc bộ com lê đen tồi tàn, Brent không mang nét gì đặc biệt, cằm hơi xị, cặp mắt nhìn thẳng bên dưới mái tóc chải ngược ra đằng sau được xịt keo giữ nếp. Gã đeo chiếc kính gọng thép đã lỗi mốt từ khi Dellray còn dùng gã. Nhưng chúng thiết thực. Nét đặc trưng của William Brent.

    Gã chỉ điểm ngồi bắt chéo chân và liếc mắt qua cái cây. Gã đi đôi tất dệt họa tiết hình quả trám, đôi giày lười mòn xơ xác.

    "Khỏe chứ, Fred ?"

    "Ừ. Lu bu"

    "Dạo trước ông lúc nào chả thế."

    Dellray không buồn hỏi xem tình hình Brent ra sao. Cũng chẳng buồn hỏi xem hiện nay gã tên gì. Hay nghề nghiệp của gã. Hỏi chỉ lãng phí sức lực và thời gian.

    "Jeep. Cái đồ kỳ lạ, phải không ?"

    "Ừ." Dellray nhất trí.

    "Ông cho là nó sẽ tồn tại được bao lâu ?"

    Dellray im lặng, nhưng rồi thành thật trả lời, "Ba năm."

    "Đấy là ở đây. Nhưng nếu Atlanta xài lại, nó có lẽ sẽ tồn tại được ít lâu. Nếu nó đừng trở nên ngu ngốc."

    Dellray được động viên khi nghe thấy điều này. Trước đấy, anh ta thậm chí không biết được chính xác Jeep sẽ đi đâu.

    "Vậy, Fred, ông biết bây giờ tôi là một người có công ăn việc làm. Chính đáng. Tôi làm gì ở đây ?"

    "Vì cậu luôn luôn lắng nghe,"

    "Lắng nghe à ?"

    "Tại sao tôi thích dùng cậu. Cậu luôn luôn lắng nghe. Và cậu nghe được các chuyện. Có cảm giác rằng cậu vẫn nghe được các chuyện."

    "Về vụ nổ ở điểm đỗ xe buýt ấy à ?"

    "Ờ."

    "Trục trặc điện gì đó." Brent mỉm cười. "Tin tức đưa như vậy. Tôi trước nay vẫn luôn băn khoăn về nỗi ám ảnh của chúng ta đối với các phương tiện truyền thông. Tại sao tôi phải tin tưởng mọi điều ? Họ bảo chúng ta rằng những ngôi sao nhạc pop hai mươi chín tuổi, những nam diễn viên bất tài xài gái và cocaine vô độ cư xử không ra gì. Tại sao những thông tin ấy lại xứng đáng hơn một phần triệu giây ý thức của chúng ta ?... Cái điểm đỗ xe buýt đó, Fred. Đã xảy ra một chuyện khác."

    "Đã xảy ra một chuyện khác." Dellray vốn vào một vai với Jeep. Nó là bộ phim được-sản-xuất-cho-truyền-hình, cường điệu. Tuy nhiên, ở đây, với William Brent, anh ta là diễn viên theo trường phái nhập vai hoàn toàn. Tinh tế và chân thật. Kịch bản đã được viết suốt những năm qua, nhưng diễn xuất xuất phát từ trái tim. "Tôi thực sự cần biết chuyện gì."

    "Tôi thích làm việc với ông, Fred. Ông... khó tính nhưng luôn luôn thành thật."

    Vậy, mình đã đi được một phần tư chặng đường đến với sự khai sáng Đạt Ma. Viên mật vụ nói, "Chúng ta sẽ tiếp tục từ đây chứ ?"

    "Tôi nghỉ rồi. Làm chân chỉ điểm có thể tổn hại sức khỏe lắm.

    "Người ta lúc nào chả tái xuất được. Vấn đề kinh tế chết tiệt. Những tấm séc an sinh xã hội không ăn thua như người ta tưởng", Dellray lặp lại, "Chúng ta sẽ tiếp tục từ đây chứ ?"

    Brent nhìn chằm chằm cây du trong mười lăm giây dài dằng dặc. "Chúng ta sẽ tiếp tục. Hãy cung cấp một số thông tin, tôi sẽ xem liệu nó có đáng với thời gian và rủi ro của mình không. Của cả hai chúng ta."

    Của cả hai chúng ta à ? Dellray băn khoăn thầm hỏi. Rồi nói, "Chúng tôi không có nhiều thông tin. Nhưng có lẽ là một nhóm khủng bố mang tên "Công lý cho” , cho cái gì đó chúng tôi chưa biết. Thủ lĩnh nhóm có lẽ là một kẻ có tên Rahman."

    "Bọn chúng đứng đằng sau à, vụ xe buýt ấy ?"

    "Có thể. Và một kẻ có lẽ có dính dáng đến công ty điện lực. Chưa xác định được nhân dạng. Đàn ông hay đàn bà, chúng tôi chưa biết".

    "Chính xác đã xảy ra chuyện gì mà người ta chưa công bố ? Đánh bom à ?"

    "Không. Thủ phạm thao túng lưới điện."

    Lông mày Brent nhướn lên đằng sau cặp kính cổ lỗ sĩ. "Lưới điện. Điện... hãy suy nghĩ về nó. Nó đáng sợ hơn một thiết bị nổ tự tạo... Với lưới điện, chất nổ đã sẵn sàng đó, trong nhà ở của mỗi người, trong văn phòng của mỗi người. Tất cả những gì hắn cần làm là điều khiển vài thiết bị chuyển mạch. Tôi ngoẻo, anh ngoẻo. Chẳng có cách nào mà thoát được."

    "Lý do tại sao tôi ngồi đây đấy."

    "Công lý cho cái gì đó... Ông biết Chương trình hành động của bọn chúng nhắm tới đâu không ?"

    "Không. Hồi giáo, Aryan, chính trị, trong nước, nước ngoài, sinh thái. Chúng tôi không biết."

    "Cái tên từ đâu ra ? Được dịch à ?"

    "Không. Bắt được như thế. "Công lý” và "cho”. Bằng tiếng Anh. Có những từ khác nữa. Nhưng họ không biết được".

    "Họ.” Brent nhếch môi cười, và Dellray băn khoăn tự hỏi liệu gã có biết chính xác việc Dellray đang làm ở đâu không, rằng anh ta đã bị cái thế giới điện tử mới mẻ tuyệt vời hẩy một phát sang bên. SIGINT - tình báo tín hiệu. "Đã có ai đứng ra nhận trách nhiệm chưa ?" Gã đàn ông khẽ khàng hỏi.

    "Chưa"

    Brent suy nghĩ rất kỹ. "Và phải dàn dựng công phu lắm mới thực hiện được một vụ như thế này. Phải đan bao nhiêu cái sợi vào nhau."

    Cơ mặt Brent rung rung, nó nói cho Dellray biết rằng một số mảnh ghép đang được lắp ráp lại. Anh ta hồi hộp quan sát diễn biến ấy. Nhưng tất nhiên không để lộ gì.

    Brent thì thào khẳng định "Phải, tôi đã nghe nói. Về việc có kẻ đang gây tai họa".

    "Nói cho tôi biết đi." Dellray cố gắng không để lộ giọng quá háo hức.

    "Chưa đủ để nói. Mới là manh mối nhất thời thôi." Brent nói thêm, "Còn những kẻ có thể cung cấp thông tin cho tôi ư ? Tôi không để ông trực tiếp liên hệ được."

    "Có dính dáng đến khủng bố không ?"

    "Tôi không biết."

    "Vậy cậu cũng không bảo là không được."

    "Đúng thế."

    Dellray cảm thấy một cái huých bất an trong lồng ngực. Anh ta đã sử dụng đội quân chỉ điểm nhiều năm nay và anh ta biết mình đang đến gần chuyện gì đó quan trọng. "Nếu nhóm này hay bất cứ nhóm nào mà tiếp tục hành động... rất nhiều người sẽ bị tổn hại. Tổn hại hết sức nặng nề."

    William Brent chu môi thổi ra một hơi khẽ khàng như thổi nến. Nghĩa là gã chẳng mảy may quan tâm, và sự kêu gọi lòng ái quốc, kêu gọi những gì là lẽ phải, chỉ phí thời gian thôi.

    Phố Wall nên có bài học...

    Brent tiếp tục, "Tôi sẽ cung cấp cho ông các cái tên và địa điểm. Bất cứ thông tin gì có được, tôi sẽ cung cấp cho ông. Nhưng tôi là người tiến hành công việc ?”.

    Khác với Jeep, khi Dellray còn dùng Brent, gã đã tự bộc lộ vài phẩm chất của Thiền tông Đạt Ma. Sự tự chủ. Thanh sạch về linh hồn - ờ, ít nhất cũng về thể xác.

    Và tính trung thực quan trọng hơn hết thảy.

    Dellray cho rằng anh ta có thể tin tưởng gã. Anh ta xoáy vào gã ánh nhìn chằm chặp như khoan. "Đây. Tôi có thể chấp nhận để cậu tiến hành công việc. Tôi có thể chấp nhận bị gạt sang một bên. Thứ tôi không thể chấp nhận là sự chậm trễ."

    Brent nói, "Đó là một trong những lý do để ông xùy tiền ra mà. Thông tin mau lẹ."

    "Thứ vốn vẫn đưa chúng ta tới..." Đối với Dellray, việc trả công cho đội quân chỉ điểm không thành vấn đề. Anh ta thích trao đổi bằng ân huệ - giảm án, xóa án, thương lượng với các nhân viên ủy ban phóng thích. Nhưng tiền cũng có tác dụng.

    Đưa ra bằng nào, sẽ nhận lại bằng ấy.

    William Brent nói, "Thế giới này đang thay đổi, Fred ạ."

    Ồ, chúng ta lại quay về chỗ đó sao ? Dellray đăm chiêu tự nhủ.

    "Và tôi có vài viễn cảnh muốn theo đuổi. Nhưng vấn đề là gì ? Vấn đề luôn luôn là gì ?"

    Tiền bạc, lẽ dĩ nhiên.

    Dellray hỏi, "Bao nhiêu ?"

    "Một trăm ngàn. Trả trước. Và ông có được sự đảm bảo. Tôi sẽ kiếm được cho ông thứ gì đó."

    Một trăm ngàn đô la ?

    "Đơn giản là không có, William." Dellray nói, không suy nghĩ gì về cái tên mà hàng năm nay có thể Brent đã chẳng còn dùng đến. "Khoản đó nhiều hơn toàn bộ ngân quỹ dành cho các tay trong của chúng tôi. Khoản đó nhiều hơn toàn bộ ngân quỹ dành cho các tay trong của bất cứ chỗ nào".

    "Hừm." Brent không nói gì cả. Đấy chính xác là thái độ của bản thân Fred Dellray, nếu anh ta ở vị trí bên kia của cuộc thương lượng.

    Viên mật vụ ngồi vươn về phía trước, đan hai bàn tay xương xẩu vào nhau. "Cho tôi một phút." Giống như Jeep ở tiệm ăn hôi hám lúc nãy, Dellray đứng lên, bước qua mặt một người đi ván trượt, hai cô gái châu Á khúc khích cười và một anh chàng chìa ra các tờ rơi, trông hớn hở đến kỳ lạ, coi sự nghiệp của mình là ngày tận thế năm 2012. Đến gần cái cây Đạt Ma, anh ta rút điện thoại ra gọi.

    "Tucker McDaniel đây." Câu chào ngắn gọn, lạnh nhạt.

    "Fred đây !"

    "Anh kiếm được gì à ?" Giọng viên Phó Trưởng văn phòng nghe có vẻ ngạc nhiên.

    "Có thể. Một tay trong của tôi, dạo trước. Chưa có gì cụ thể. Nhưng gã vốn vẫn đáng tin cậy. Mỗi tội gã muốn tiền."

    "Bao nhiêu ?"

    "Chúng ta có được bao nhiêu ?" McDaniel im lặng một chút. "Không nhiều. Cái gã nắm giữ giá trị lắm à ?"

    "Chưa có gì cả."

    "Tin, địa điểm, hành động, các con số ? Văn bản ?... Có gì chưa ?"

    Giống như máy tính đang chạy một danh sách dữ liệu.

    "Chưa, Tucker. Chưa có gì cả. Nó giống như một khoản đầu tư."

    Cuối cùng, viên Phó Trưởng văn phòng nói, "Tôi có thể chi sáu, cũng có thể là tám ngàn."

    "Thế thôi ư ?"

    "Quỷ tha ma bắt, gã muốn ngần nào chứ ?"

    "Chúng tôi đang thương lượng."

    "Thực tế, chúng ta phải dàn xếp con số cuối cùng cho vụ này, Fred ạ. Chúng ta không có chuẩn bị trước. Anh biết đấy."

    Việc McDaniel không muốn chi trả đột ngột trở nên rõ ràng. Anh ta đã dồn tất cả kinh phí hoạt động của văn phòng cho SIGINT cùng các nhóm C và T. Đương nhiên, một trong những khoản đầu tiên anh ta giật ra là ngân quỹ cho chỉ điểm.

    "Khởi đầu sáu ngàn. Để xem hàng hóa thế nào. Nếu ngon lành, tôi có thể chi chín hoặc mười ngàn. Thậm chí chừng đó đã là căng cho tôi lắm rồi !"

    "Tôi nghĩ là hắn sẽ khám phá được điều gì đó, Tucker."

    "Chà, chờ xem bằng chứng đã... Giữ máy nhá... Được rồi, Fred, C và T đang gọi. Tôi phải trả lời bọn họ."

    Cách.

    Dellray đóng điện thoại lại và đứng đấy một lát, đăm đăm nhìn vào cái cây. Văng vẳng bên tai anh ta, "Bà ấy hết sức tài ba, quývị biết đấy, nhưng có chuyện này xem ra không chính xác... không, đó là lịch của người Maya, tôi muốn nói là, có thể Nostradamus... điều đó hoàn toàn sai lầm... ồ, mày đã đi đâu vậy, chó ?..”

    Nhưng những gì anh ta đang thực sự nghe thấy là giọng người cộng sự ở FBI nói cách đấy mấy năm. "Không vấn đề gì, Fred, tôi sẽ thay anh”. Và thực hiện chuyến đi mà Dellray được phân công trước đó.

    Rồi anh ta nghe thấy giọng viên đặc vụ phụ trách văn phòng New York nói hai ngày sau, cái giọng nghẹn ngào, thông báo với Dellray rằng người cộng sự kia là một trong số các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ đánh bom khủng bố vào tòa nhà Cơ quan Điều tra Liên bang ở thành phố Oklahoma. Người cộng sự kia đã có mặt tại phòng họp mà Dellray đáng lẽ phải có mặt.

    Tại thời điểm ấy, Fred Dellray, trong phòng họp của bản thân mình, đầy đủ tiện nghi, máy điều hòa không khí chạy ro ro, cách hố bom nghi ngút khói hàng dặm, đã quyết định rằng, từ bấy giờ trở đi, một ưu tiên trong sự nghiệp thực thi pháp luật của anh ta sẽ là truy nã những kẻ khủng bố và tất cả những kẻ sát hại người lương thiện nhân danh lý tưởng này nọ, chính trị, xã hội, hay tôn giáo, bất kể.

    Phải, anh ta đã bị viên Phó Trưởng văn phòng xếp xuống vị trí thứ yếu. Anh ta thậm chí đã bị coi như vô tích sự. Nhưng những gì anh ta sắp sửa làm hầu như không liên quan đến việc chứng minh bản thân hay bảo vệ các cách hành động cũ.

    Nó liên quan đến việc ngăn chặn cái mà anh ta cho là tội ác xấu xa nhất: sát hại người lương thiện.

    Dellray quay lại chỗ William Brent, ngồi xuống. Anh ta nói, "Được. Một trăm ngàn.” Họ trao đổi số điện thoại - cả hai đều dùng sim rác, được vứt bỏ gần như hàng ngày. Dellray nhìn đồng hồ đeo tay. Anh ta nói, "Tối nay. Quảng trường Washington. Gần trường luật, chỗ các bàn cờ."

    "Chín giờ à ?" Brent hỏi.

    "Chín rưỡi đi." Dellray đứng dậy và, theo phương thức hoạt động của giới chỉ điểm bí mật, rời khỏi công viên một mình, để William Brent ngồi lại phía sau, vờ vịt đọc báo hay ngắm cây du Krishna.

    Hay tính toán cách tiêu tiền.

    Nhưng gã chỉ điểm đã nhanh chóng biến mất khỏi dòng suy nghĩ, và Fred Dellray cân nhắc việc dựng cảnh thế nào cho tốt nhất, con tắc kè hoa lúc này phải thủ vai gì, ánh mắt phải nhìn ra sao, phải thuyết phục, dụ dỗ, kêu gọi sự ủng hộ như thế nào. Anh ta khá chắc chắn rằng mình có thể xoay xở được, những kỹ năng ấy anh ta đã mài giũa bao năm nay.

    Anh ta chỉ chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc sử dụng năng lực bản thân để cướp của người thuê anh ta làm việc - Chính phủ Mỹ và nhân dân Mỹ - một trăm ngàn đô la.


  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Chương 19
    Trong lúc Amelia Sachs đi theo Charlie Sonuners về văn phòng anh ta ở phía bên kia khu Đốt của Liên hợp Algonquin, cô nhận thấy hơi nóng tăng lên dần dọc theo lộ trình phức tạp mà anh ta đang dẫn dắt. Tiếng ầm ầm tràn ngập các hành lang cũng tăng lên sau mỗi bước chân.

    Cô hoàn toàn lạc lối. Lên gác, rồi xuống gác. Trong lúc đi theo anh ta, cô gửi và nhận vài tin nhắn bằng chiếc BlackBerry, nhưng khi họ xuống sâu dần thì cô phải tập trung bước, các hành lang mỗi lúc một thêm thù địch với khách. Sóng di động rốt cuộc mất hẳn và cô không nhìn đến điện thoại nữa.

    Nhiệt độ cứ tăng dần.

    Sommers dừng lại trước cánh cửa dày, bên cạnh là giá mũ bảo hộ.

    "Cô lo lắng cho mái tóc hả ?" Anh ta hỏi cao giọng, vì tiếng ầm ầm từ phía bên kia cánh cửa lúc bấy giờ rất lớn.

    "Tôi không muốn nó rụng hết !" Sachs hét đáp lại. "Còn nếu không thì chẳng sao".

    "Chỉ hai lối thôi. Đây là lối ngắn nhất tới văn phòng tôi."

    "Càng ngắn càng tốt. Tôi đang vội." Sachs vớ cái mũ, chụp lên đầu.

    "sẵn sàng chưa ?"

    "Tôi cho là rồi. Dọc đằng kia chính xác là gì vậy ?"

    Sommers nghĩ một lát, rồi nói, "Địa ngục." Và hất đầu bảo Sachs tiến lên.

    Cô nhớ lại những vết thương tròn như những chấm bi chi chít khắp thân thể Luis Martin. Hơi thở của cô trở nên gấp gáp và cô nhận ra bàn tay mình, đang đưa về phía tay nắm cửa, đã chầm chậm lại. Cô túm lấy, kéo cánh cửa thép nặng mở ra.

    Phải, địa ngục. Lửa, lưu huỳnh, tràn ngập.

    Nhiệt độ trong căn phòng cao kinh khủng. Hơn một trăm độ nhiềuvà Sachs không chỉ cảm thấy như kim châm trên da mà còn cảm thấy các khớp xương bớt đau một cách kỳ lạ vì sức nóng làm dịu đi chứng viêm.

    Lúc đó đã muộngần tám giờ tối - nhưng vẫn còn đủ số nhân viên làm việc tại khu Đốt. Cơn khát về điện có thể tăng giảm trong ngày nhưng không bao giờ ngừng hẳn.

    Khoảng không gian tối mờ mờ, rõ ràng phải cao tới sáu mươi mét, đầy giàn giáo với hàng trăm thiết bị. Ở khu vực trung tâm là dãy máy lớn màu xanh lá cây nhạt. Chiếc lớn nhất rất dài với nóc khum khum giống như một căn nhà tôn tháo lắp được, rất nhiều đường ống, dây dẫn, dây điện từ đó chạy ra bên ngoài.

    "Đó là MOM", Sommers nói to. "M-O- M. Midwest Operation Machinery, nhà máy chế tạo máy móc vận hành miền Trung Tây, Gary, Indiana. Nó được sản xuất hồi thập niên 1960." Tất cả những thông tin ấy được nói như hét với sự sùng kính nhất định. Sommers bổ sung thêm rằng nó là máy phát điện lớn nhất trong số năm máy phát điện tại liên hợp nằm trên đất quận Queens này. Anh ta tiếp tục kể rằng khi lắp đặt lần đầu tiên, MOM là máy phát điện lớn nhất nước Mỹ. Bên cạnh các máy phát điện khác - chúng chỉ được đánh số, không được đặt tên - còn có máy cung cấp hơi nước siêu nóng cho khu vực thành phố New York.

    Amelia Sachs thực sự bị thu hút bởi hệ thống máy móc đồ sộ. Cô nhận ra mình đã bước chậm lại trong lúc nhìn chằm chằm những bộ phận khổng lồ, cố gắng phán đoán về việc lắp ráp chúng. Những gì trí tuệ con người có thể sắp xếp vào với nhau, những gì bàn tay con người có thể xây dựng nên, thật quyến rũ.

    Sommers bổ sung thêm, Sachs thấy dường như có phần hãnh diện, rằng sản lượng điện của toàn bộ nhà máy ở Queens - MOM và vài tua bin nữa - xấp xỉ hai nghìn năm trăm megaWatt. Khoảng hai mươi lăm phần trăm mức sử dụng toàn thành phố.

    Anh ta chỉ một dãy bể chứa. "Đó là nơi hơi nước ngưng tụ thành nước và được bơm trở lại nồi hơi. Bắt đầu chu trình mới." Anh ta tiếp tục nói như hét, vẻ hãnh diện, "Nó có hơn năm trăm linh bảy kilomet đường ống các loại, hơn ba trăm mét cáp ".

    Nhưng rồi, bất chấp sự mê đắm trước các máy móc đồ sộ, Sachs vẫn cảm thấy thắt lại trong bụng nỗi sợ khoảng không gian bị bao bọc này. Tiếng ầm chẳng ngớt. Cái nóng.

    Sommers dường như hiểu điều ấy. "Thôi nào." Anh ta ra hiệu cho cô đi theo mình và năm phút sau họ đã ở căn phòng bên kia, treo mũ bảo hộ lên giá. Hành lang, mặc dù vẫn ấm, mát mẻ và thoáng đãng hơn hẳn so với mấy phút trước vừa ở trong địa ngục.

    "Cô cảm thấy khó chịu lắm, đúng không ?"

    "Vâng."

    "Cô không sao chứ ?"

    Sachs gạt dòng mồ hôi chảy buồn buồn trên mặt, gật đầu. Sommers đưa cho cô tờ giấy xé từ một cuộn giấy cất ở đó, có vẻ để mọi người lau mặt và cổ. Cô lau khô mặt và cổ mình.

    "Đi lối này nào !"

    Anh ta dẫn cô đi xuôi theo các dãy hành lang vào một tòa nhà khác. Lại leo cầu thang, cuối cùng thì họ cũng đến văn phòng của anh ta. Cô kìm tiếng cười trước quang cảnh lộn xộn. Căn phòng đầy ắp máy tính và các thiết bị cô không thể nhận ra là gì, hàng trăm thiết bị, dụng cụ, dây điện, linh kiện điện tử, bàn phím, các vật bằng kim loại, nhựa, gỗ với đủ mọi màu sắc, hình dạng.

    Và đồ ăn vặt. Rất nhiều đồ ăn vặt. Khoai tây chiên, bánh quy xoắn, soda, bánh chocolate hiệu Ding Dong, bánh nướng tráng miệng hiệu TWinkie. Và bánh vòng phủ đường hiệu Hostess, thứ giải thích cho những hạt lấm tấm trắng như gàu rơi trên quần áo Sommers.

    "Xin lỗi. Đây là cách làm việc của bộ phận các Dự án Đặc biệt." Anh ta nói, gạt các bản in từ máy tính ra khỏi một chiếc ghế văn phòng lấy chỗ cho Sachs ngồi. "Chà, cách làm việc của tôi, ít nhất là thế."

    "Chính xác anh làm gì ?"

    Sommers giải thích, có phần bối rối, rằng anh ta là nhà sáng chế. "Tôi biết, nghe có vẻ hoặc rất giống như hồi thế kỷ XIX hoặc rất giống phim quảng cáo thương mại. Nhưng đó là công việc tôi làm. Và tôi là con người may mắn nhất thế giới. Tôi kiếm sống chính xác bằng công việc từ thuở nhỏ tôi đã muốn làm, chế tạo máy phát điện, động cơ, bóng đèn..."

    "Anh tự chế tạo bóng đèn à ?"

    "Chỉ hai lần gây hỏa hoạn cho phòng ngủ của tôi thôi. Chà, ba lần, nhưng chúng tôi chỉ phải gọi cứu hỏa hai lần."

    Sachs nhìn bức ảnh Edison treo trên tường.

    "Vị anh hùng của tôi." Sommers nói. "Người đàn ông đầy sức hấp dẫn."

    "Andi Jessen cũng treo cái gì đó về ông ấy trên tường. Một bức ảnh chụp lưới điện."

    "Đó là chữ ký nguyên bản của Thomas Alva... Nhưng tôi có thể nói Jessen giống Sumurl Insull hơn."

    "Ai cơ ?"

    "Edison là nhà khoa học, Insull là nhà kinh doanh. Ông ta phụ trách Liên hợp Edisơn và tạo ra dịch vụ cung cấp điện độc quyền lớn đầu tiên. Cung cấp điện cho hệ thống tàu điện Chicago, giới thiệu những thiết bị điện đầu tiên một cách thực tiễn, ví dụ bàn là, để mọi người phải mê mẩn điện. Ông ta quả là thiên tài. Nhưng cuối cùng ông ta đã thất bại. Chuyện này nghe có vẻ quen hả ? Ông ta đã sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức và khi cuộc Đại Suy thoái xảy ra, công ty sụp đổ làm hàng trăm nghìn cổ đông không còn gì. Hơi giống trường hợp Enron. Cô muốn biết chút thông tin chẳng mấy ý nghĩa chứ ? Công ty kiểm toán Arthur Aniterson dính líu đến cả Insull lẫn Enron."

    "Nhưng tôi ? Tôi để việc kinh doanh cho những người khác. Tôi chỉ làm ra cái nọ cái kia. Chín mươi chín phần trăm là vô nghĩa. Nhưng... chà, tôi đã có hai mươi tám bằng sáng chế mang tên mình, tạo ra gần chín mươi quy trình và sản phẩm ở Algonquin. Một số người ngồi trước ti vi hay chơi video game để giải trí. Tôi thì... ờ, sáng chế các thứ." Sommers chỉ cái hộp các tông lớn, đầy ắp những mảnh giấy vuông và chữ nhật. "Đó là Hồ sơ Giấy ăn."

    "Cái gì ?"

    "Những lúc ở tiệm cà phê Starbuck hay tiệm bán thức ăn, nếu nảy ra một ý tưởng, tôi ghi nó vào tờ giấy ăn, và trở về đây khai triển nó. Nhưng tôi giữ lại bản ghi ý tưởng ban đầu, ném nó vào kia”

    "Vậy nếu có một bảo tàng về anh, trong bảo tàng sẽ có Phòng Giấy ăn."

    "Tôi từng hình dung đến điều này." Gương mặt Sommers đỏ bừng, từ chân tóc tới cái cổ ngấn những mỡ.

    "Chính xác anh sáng chế ra những gì ?"

    "Tôi cho là những gì mình làm trái ngược với những gì muốn làm . Ông ấy muốn mọi người sử dụng điện. Tôi muốn mọi người không."

    "Sếp anh biết mục đích của anh chứ ?"

    Sommers cười thành tiếng. "Có lẽ tôi nên nói rằng mình muốn mọi người sử dụng điện hiệu quả hơn. Tôi là chuyên gia về negaWatt của Algonquin. "Nega” , bắt dầu với chữ n ấy."

    "Chưa bao giờ nghe nói tới."

    "Nhiều người chưa bao giờ nghe nói tới, điều đó quá sai lầm. Thuật ngữ này do nhà môi trường học và khoa học xuất sắc, Amory Lovins sử dụng lần đầu tiên. Lý thuyết được đưa ra nhằm khuyến khích giảm nhu cầu về điện và dùng điện một cách hiệu quả hơn, thay cho việc xây dựng những nhà máy phát điện mới để tăng nguồn cung. Những nhà máy phát điện điển hình lãng phí gần nửa lượng hơi nóng, xả thẳng lên theo các ống khói. Một nửa ! Hãy nghĩ tới điều đó. Nhưng ở đây chúng tôi có một loạt bộ thu nhiệt bố trí trên các ống khói và các tháp làm nguội. Ở Algonquin, chúng tôi chỉ bị mất hai mươi bảy phần trăm thôi."

    "Ồ, và gần đây tôi đã dành một nửa quỹ thời gian của mình để đi khắp nước Mỹ, kết nối các công ty nhỏ sử dụng năng lượng thay thế và năng lượng tái tạo, để họ có thể tham gia vào những lưới điện quan trọng như lưới điện Liên kết Đông Bắc, tức là lưới điện của chúng tôi, và bán điện cho chúng tôi, thay cho việc chúng tôi bán điện cho những cộng đồng nhỏ".

    "Tôi nghĩ Andi Jessen không ủng hộ năng lượng thay thế và năng lượng tái tạo lắm".

    "Không, nhưng chị ấy cũng không điên rồ. Đó là làn sóng của tương lai. Tôi nghĩ chúng tôi chỉ bất đồng về việc bao giờ thì tươnglaiấy tới. Tôi nghĩ nó sẽ tới sớm hơn so với chị ấy nghĩ." Sommers nở nụ cười kỳ dị. "Tất nhiên, cô đã để ý thấy là diện tích văn phòng chị ấy bằng diện tích toàn bộ bộ phận của tôi, và nó ở trên tầng chín, nhìn sang Manhattan... Tôi thì ở dưới tầng hầm." Gương măt anh ta trở nên nghiêm trang. "Nào, tôi có thể giúp đỡ được gì ?"

    Sachs nói, "Tôi có danh sách những người ở Algonquin có thể đã đứng đằng sau vụ tấn công sáng hôm nay".

    "Người nào đó ở đây à ?" Sommers tỏ ra hoang mang.

    "Có vẻ vậy. Hay ít nhất kẻ đó cũng hợp tác với thủ phạm. Hiện tại, kẻ đó có lẽ là đàn ông, tuy hắn có thể hợp tác với một phụ nữ. Hắn hoặc ả ta tiếp cận được mật khẩu máy tính, cho phép truy cập vào phần mềm điều khiển lưới điện. Hắn đã liên tục đánh sập các trạm điện để dòng điện chỉ còn chạy qua trạm trên phố Năm mươi bảy. Và hắn đã cài đặt lại các aptomat, khiến chúng chịu tải cao hơn mức bình thường."

    "Vậy là vụ việc diễn ra theo cách ấy." Gương mặt Sommers thể hiện nỗi lo lắng. "Các máy tính. Tôi đã băn khoăn mà. Tôi không biết những tình tiết đó."

    "Một số sẽ có chứng cứ ngoại phạm, chúng tôi chịu trách nhiệm kiểm tra vấn đề này. Nhưng tôi cần anh cho ý kiến xem ai có khả năng chuyển hướng dòng điện và tạo hồ quang điện."

    Sommers có vẻ thích thú. "Tôi hãnh diện quá. Không ngờ rằng Andi thậm chí biết nhiều về những gì diễn ra dưới này." Rồi vẻ trẻ con biến mất, thay thế bằng nụ cười giễu cợt. "Liệu tôi có phải đối tượng tình nghi không ?"

    Sachs đã đọc được tên của anh ta khi Jessen vừa nhắc đến nó. Cô nhìn thẳng vào mắt anh ta. "Anh có trong danh sách".

    "Hừm. Cô chắc chắn rằng cô muốn tin tưởng tôi ?"

    "Anh đã tham gia một cuộc đàm thoại hội nghị từ mười rưỡi cho tới gần giữa trưa hôm nay, khi vụ tấn công xảy ra. Anh vắng mặt tại thành phố trong khoảng thời gian thủ phạm có lẽ đã đánh cắp mật khẩu. Dữ liệu chìa khóa cho thấy anh không đăng nhập vào phòng cất các tài liệu bí mật bất cứ lúc nào khác."

    Sommers nhướn một bên lông mày.

    Sachs đập đập vào chiếc BlackBerry. "Đấy là những gì tôi trao đổi qua tin nhắn trên đường đi đến đây. Tôi đã đề nghị người ở Sở Cảnh sát New York kiểm tra về anh. Vì thế, anh trong sạch."

    Sachs cho là mình đã nói với giọng xin lỗi trước việc không tin tưởng anh ta. Nhưng Sommers đáp lại, ánh mắt lấp lánh, "Thomas Edison hẳn sẽ tán thành."

    "Ý anh là gì ?"

    "Ông ấy bảo thiên tài chẳng qua là một người có năng khiếu chịu làm bài tập ở nhà."


  9. #18
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 20
    Sachs không muốn cho Sommers xem hẳn bản danh sách. Anh ta có thể biết một số nhân viên và sẽ có xu hướng gạt bỏ khả năng bị tình nghi của họ, hoặc, mặt khác, có thể lái sự chú ý của cô vào người nào đó đơn giản vì anh ta nghĩ họ đáng ngờ.

    Cô không giải thích lý do cho việc không muốn ấy, chỉ bảo là mình muốn được cung cấp hồ sơ của ai đó có khả năng sắp đặt vụ tấn công và sử dụng máy tính.

    Anh ta mở một túi Doritos, mời Sachs nhưng cô từ chối. Anh ta nhai rào rạo cả vốc đầy. Sommers trông không giống một nhà sáng chế, mà giống người viết bài quảng cáo ở tuổi trung niên hơn, với mái tóc bù xù và chiếc sơ mi kẻ sọc xanh lam - trắng bỏ trong quần nhưng hơi bung ra. Cái bụng hơi phệ. Anh ta đeo cặp kính sành điệu, tuy Sachs ngờ rằng trên gọng kính là dòng chữ "Made in" đứng trước tên một nước châu Á - Thái Bình Dương. Phải nhìn gần mới phát hiện được những nếp nhăn xung quanh mắt và miệng.

    Sommers uống soda cho trôi thức ăn, rồi nói, "Thứ nhất, định tuyến lại dòng điện để nó đi qua trạm trên phố Năm mươi bảy ? Điều đó sẽ thu hẹp diện điều tra. Chẳng phải tất cả mọi người đều có thể làm được. Thực tế, chẳng phải nhiều người có thể làm được.

    Sẽ cần biết về SCADA. Đó là Chương trình Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu của chúng tôi. Nó chạy trên máy tính sử dựng hệ điều hành Unix. Ngoài ra, có thể sẽ phải biết về EMP , các Chương trình quản lý năng lượng. Chúng tôi dùng Chương trình Enertrol. Nó cũng dựa trên hệ điều hành Unix. Hệ điều hành Unix là hệ điều hành khá phức tạp, được dùng trong những bộ định tuyến Internet lớn. Nó khác với Windows hay Apple. Không thể cứ tra trên mạng mà biết cách sử dụng. Sẽ cần một người từng nghiên cứu về SCADA và EMP, được đào tạo hẳn hoi hoặc, ít ra, đã thực tập tại một phòng điều khiển khoảng sáu tháng, một năm".

    Sachs ghi chép, rồi hỏi, "Còn về việc tạo hồ quang điện. Những ai biết cách ?"

    "Hãy mô tả chính xác xem hắn làm như thế nào."

    Sachs mô tả sợi cáp và lõi dẫn điện.

    Sommers hỏi, "Nó được đưa ra ngoài cửa sổ ? Giống như một khẩu súng ?"

    Sachs gật đầu.

    Sommers thoáng im lặng. Anh ta nhìn đăm đăm đi chỗ khác. "Thứ vũ khí ấy có thể đã giết chết hàng chục người... Và nó đốt cháy da thịt thật khủng khiếp."

    "Những ai có thể thực hiện ?" Sachs tiếp tục hỏi.

    Sommers lại lảng đi chỗ khác, cô đã để ý thấy anh ta rất hay như vậy. Một lát sau, "Tôi biết cô đang hỏi về những nhân viên của Algonquin. Nhưng cô phải biết hồ quang điện là điều đầu tiên mọi thợ điện được học. Bất kể họ làm việc cho các công trình xây dựng, các công ty sản xuất, lục quân hay hải quân... bất cứ lĩnh vực nào, một khi họ đã làm việc với đường điện đủ mạnh để tia lửa điện phóng ra có thể gây nguy hiếm, họ đều được học các nguyên tắc."

    "Vậy anh muốn nói là bất cứ ai biết cách tránh hoặc ngăn chặn hiện tượng hồ quang điện đều biết cách tạo ra nó ?"

    "Chính xác."

    Sachs ghi chép nhanh thêm ý nữa. Rồi cô ngẩng nhìn. "Nhưng chúng ta hãy trao đổi thêm một lát về nhân viên công ty."

    "Được thôi, người nào ở đây có thể tạo ra một thứ như vậy ? Sẽ phải thao tác với đường dây mang điện, nên phải là ai đó là hoặc từng là thợ điện lành nghề có chứng chỉ, hoặc từng là thợ đặt đường dây hay người khắc phục sự cố của một công ty điện lực."

    "Gì cơ ? Người khắc phục sự cố à ?"

    Sommers bật cười. "Tên gọi nghề nghiệp rất oách, hả ? Đó là những kỹ sư giám sát, những người bố trí việc sửa chữa khi đường dây bị sập hoặc có đoản mạch, nói tóm lại là khi xảy ra trục trặc. Và hãy nhớ rằng nhiều nhân sự cấp cao ở đây từng trải qua các vị trí này. Chỉ vì bây giờ họ làm công việc môi giới năng lượng và ngồi sau bàn giấy không có nghĩa là họ không thể vừa ngủ vừa mắc lại dây cho một mạch điện ba pha đâu."

    "Và tạo ra một khẩu súng bắn tia lửa điện".

    "Chính xác. Vậy cô nên xem xét tới những ai được đào tạo về hệ điều hành Unix và các Chương trình quản lý năng lượng. Đồng thời có lịch sử nghề nghiệp là thợ đường dây, người khắc phục sự cố, hay những người làm việc cho các nhà thầu phụ. Những người làm việc trong quân đội nữa. Lục quân, hải quân, không quân vốn vẫn đào tạo ra nhiều thợ điện lắm."

    "Xin cảm ơn những chia sẻ này."

    Tiếng gõ vào khung cửa đột ngột cất lên. Một phụ nữ trẻ đứng đó, ôm chiếc phong bì RedWeld phồng to. "Chị Jessen bảo là chị muốn những hồ sơ này ? Từ bộ phận Nhân sự ?"

    Sachs nhận tập lý lịch và hồ sơ nhân viên, cảm ơn người phụ nữ trẻ.

    Sommers chén món tráng miệng, một chiếc bánh ngọt Hostess nhỏ. Rồi đến chiếc thứ hai. Anh ta hớp thêm soda. "Tôi có chuyện muốn nói."

    Sachs nhướn một bên lông mày.

    "Tôi có thể cho cô một bài giảng không ?"

    "Bài giảng ?"

    "Bài giảng về an toàn."

    "Tôi không có nhiều thời gian."

    "Bài giảng nhanh thôi. Nhưng quan trọng. Tôi chỉ nghĩ, cô đang gặp bất lợi lớn, bám theo... cô gọi hắn là gì nhỉ ?"

    "Thủ phạm"

    "Lấy ví dụ cô bám theo loại thủ phạm thông thường. Cướp ngân hàng, đâm thuê chém mướn... Cô biết bọn chúng có thể sở hữu một con dao hay một khẩu súng. Cô đã quen với những món đó. Cô biết cách tự bảo vệ mình. Cô có các biện pháp đối phó. Nhưng khi điện được sử dụng làm một thứ vũ khí hay một cái bẫy... nó lại là một trận bóng hoàn toàn khác. Vấn đề của nó là gì ? Nó vô hình. Và đâu đâu cũng có nó. Ý tôi là, khắp mọi nơi. Đầu tiên, cô phải biết điện nguy hiểm đến mức nào. Nghĩa là biết về cường độ dòng điện. Cô biết nó là gì không ?"

    "Tôi.. Sachs đã tưởng mình biết, cho tới lúc cô nhận ra mình không thể định nghĩa nó. "Không."

    "Hãy so sánh một mạch điện với hệ thống máy bơm: Nước được bơm qua các ống dẫn. Máy bơm tạo ra áp lực nước, đẩy một lượng nước nhất định đi qua các ống dẫn với một tốc độ nhất định. Nước đi qua dễ dàng hay không phụ thuộc vào chiều rộng và tình trạng ống dẫn"

    "Bâygiờ, trongmộthệthốngđiện, cũng diễn ra hiệntượnggiống như thế. Chỉlà cô có cácđiệntửthaycho nước, dây dẫnhay chất dẫn điện nào đóthaycho ốngdẫn, máyphátđiệnthay ắc qui thay cho máybơm. Áp lực đểđẩycácđiệntửđi là điệnáp. Sốlượng điện tửdi chuyển trong dâydẫn là ampehay dòng diện. Điện trởgọi là ohm, được xác định bởi chiều rộng, và chấtliệu củadây dẫn hay bất cứ cái gì mà cácđiệntửchuyển độngqua”.

    Cho tới lúc này thìbài giảngđang suôn sẻ"Có lý đấy. Tôichưa bao giờ nghe ai đặt vấnđềnhư vậy."

    "Chúng ta đang nói tớiampe, hãy nhớ: đó làsố lượngđiện tửdi chuyển.”

    "Vâng !”

    "Cường độ dòng điện bằng nàothìgiếtchếtđược người ta? Với dòng điện xoay chiều một trăm miliampe, người ta sẽ bị rung tim, và sẽ chết. Đó là một phần mười thôi. Cường độ dòng điện chạy qua chiếc máy sấy tóc điển hình hiệu Rite Aidcác cô vốn vẫn dùng là mười ampe"

    "Mười á ?" Sachs thì thào.

    "Phải, thưa cô. Một chiếc máy sấy tóc. Mười ampe, nhântiện cũng nói, đó là tất cả những gì cần cho một chiếc ghế diện."

    Như thể cô chưa đủ lo lắng vậy.

    Sommers liếp tục, "Điện chẳng khác gì con quái vật của Frankenstein, à mà con quái vật này đã sống dậy nhờsấm sétđấy. Nó vừa ngu xuẩn vừa tuyệt vời. Ngu xuẩn vì một khi nó được tạo ra rồi, nó chỉ muốn làm mỗi một việc: trở về với đất. Tuyệt vời vì nó, theo bản năng, biết cách dễ dàng nhất để thực hiện điều ấy. Nó luôn luôn chọn con đườngíttrở ngạinhất. Cô có thể nắm vào đường điện một trăm nghìn volt, nhưng nếu việcnótrở về với đấtdễ dànghơnkhi đi qua sợi dây, cô tuyệt đối an toàn. Cònnếu côlàvật dẫn đấttốthơn…” Cáihấtđầuđầyẩn ý củaanh tanóilênhậuquả.

    "Bây giờ, là bài học cho cô. Tôi có ba quy tắc đối phó với điện:

    Thứ nhất, nếu có thể, hãy tránh xa nó. Tên tội phạm này chắc chắnsẽ biết cô đang điều tra về hắn và hắn có thế bố trí các cái bẫy bằngđường dây mang điện. Hãy tránh xa các vật dụng kim loại, lan can, cánh cửa, nắm đấm cửa, sàn không trải thảm, đồ dùng bằng điện, máy móc. Những tầng hầmẩm ướt, chỗ nước tù. Cô đã bao giờ bắt gặp các máy biến áp và thiết bị chuyển mạch ngoài phố chưa ?"

    "Chưa."

    "Rồi, cô đã bắt gặp chúng. Nhưng cô không nhận ra, vì các bậc cha sinh mẹ đẻ của thành phố đã giấu chúng đi, ngụy trang cho chúng. Những bộ phận hoạt động trong máy biến áp rất xấu xí và đáng sợ. Ở thành phố, chúng được chôn dưới đất hoặc đặt trong những tòa nhà trông tẻ nhạt, những khu vực có rào bao xung quanh sơn màu trung tính. Cô có thể đứng ngay bên cạnh một máy biến áp tiếp nhận dòng điện mười ba nghìn volt mà không hay biết gì.

    Nên hãy chú ý tới mọi thứ có ghi chữ Algonquin. Và tránh xa nếu có thể".

    "Vậy, quy tắc thứ nhất: Tránh xa dòng điện. Quy tắc thứ hai ?

    Nếu cô không thể tránh xa nó, hãy tự bảo vệ mình. Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân, ủng và găng tay cao su, không phải những đôi xinh xinh ẽo ợt họ đeo trong series phim truyền hình Đội điều tra hiện trường đâu. Găng tay cao su dày, kiểu công nghiệp. Sử dụng dụng cụ cách điện hoặc, tốt hơn, sử dụng sào thao tác. Nó làm bằng sợi thủy tinh, trông giống như gậy chơi khúc côn cầu, đầu gắn dụng cụ. Chúng tôi sử dụng nó để làm việc với những đường dây mang điện".

    "Hãy tự bảo vệ mình !". Anh ta nhắc lại. "Hãy nhớ quy tắc con-đường-điện-trở- thấp-nhất. Da người là chất dẫn điện khá kém, nếu nó khô. Ngược lại đặc biệt với mồ hôi, vì mồ hôi chứa muối điện trở sẽ giảm xuống đột ngột. Và nếu cô bị thương hay bị bỏng, da sẽ trở thành chất dẫn điện tuyệt vời. Lớp đế da khô của đôi giày cô đi chính là chất cách điện khá tốt. Đế da ẩm cũng giống như da người, đặc biệt nếu cô đang đứng trên một bề mặt dẫn điện như nền đất ướt át sàn tầng hầm. Còn những vũng nước ? Ôi thôi."

    "Vậy, nếu cô phải sờ vào vật gì đó có thể mang điện, ví dụ như mở một cánh cửa kim loại, hãy bảo đảm rằng người cô khô ráo và đi giày hoặc ủng cách điện. Sử dụng sào thao tác hoặc dụng cụ cách điện nếu có thể, và chỉ sử dụng một tay, tay phải, vì nó xa tim hơn chút ít, và giữ tay kia trong túi áo hay túi quần để không vô ý sờ vào vật gì, tạo ra mạch điện khép kín. Quan sát vị trí cô đặt chân."

    "Cô từng trông thấy những con chim đậu trên đường dây cao thế không cách điện chứ hả ? Chúng đâu có sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân. Làm sao chúng ngủ được trên một đoạn kim loại mang hàng trăm nghìn volt ? Tại sao chúng ta không bắt được những con bồ câu nướng từ trên trời rơi xuống ?"

    "Chúng không chạm vào đường dây khác."

    "Chính xác. Miễn là chúng đừng chạm đến một điểm tiếp đất hay cột điện, chúng sẽ bình an vô sự. Chúng cũng mang điện tích giống như đường dây, nhưng không có dòng điện, không có ampe nào, chạy qua chúng. Cô phải làm giống như những con chim."

    Sachs thấy điều này khiến mình nghe có vẻ yếu ớt quá.

    "Hãy tháo bỏ tất cả các vật kim loại trên người trước khi cô làm việc với điện. Đặc biệt là đồ trang sức. Bạc nguyên chất là chất dẫn điện tốt nhất trên đời. Đồng đỏ và nhôm cũng đứng đầu bảng. Vàng chẳng chịu thua mấy. Phía bên kia là các chất điện môi, hay chất cách điện. Thủy tinh và teflon, tiếp theo là gốm, nhựa, cao su, gỗ. Chúng dẫn điện kém. Đứng trên các vật liệu này, thậm chí chỉ một miếng mỏng, sẽ có ý nghĩa khác biệt giữa sự sống và cái chết."

    "Đó là quy tắc thứ hai, bảo vệ mình." Sommers tiếp tục, "Cuối cùng, quy tắc thứ ba: Nếu cô không thể tránh xa dòng điện và không thể bảo vệ mình trước nó, hãy chém đứt đầu nó. Mọi mạch điện, dù lớn hay nhỏ, đều có cách ngắt. Chúng đều có các công tắc, aptomat hay cầu chì. Cô có thể ngay lập tức dừng dòng điện bằng thao tác hay công tắc, đóng aptomat hay tháo cầu chì."

    Sommers chuyển sang món ăn vặt tiếp theo, bánh quy xoắn. Anh ta nuốt miếng bánh đang kêu rào rạo sau một ngụm soda. "Tôi có thể trình bày cả tiếng đồng hồ, nhưng đó là những quy tắc cơ bản. Cô nắm được chưa ?"

    "Rồi. Những quy tắc đó thực sự rất hữu ích, Charlie. Cảm ơn anh nhé !"

    Lời khuyên của anh ta nghe có vẻ hết sức đơn giản thế nhưng, mặc dù đã cẩn thận lắng nghe mọi điều, Sachs vẫn chưa tài nào thoát khỏi được thực tế là thứ vũ khí đặc biệt này vẫn rất xa lạ đối với cô.

    Làm sao Luis Martin có thể tránh được nó, bảo vệ mình trước nó, hay chém đứt đầu con quái thú ? Câu trả lời là anh ta chẳng làm sao được.

    "Nếu cần tôi giúp đỡ về bất cứ vấn đề kỹ thuật nào khác, xin cô cứ gọi." Sommers đưa cho Sachs hai số điện thoại di động. "À, ồ, hượm đã... Đây." Anh ta đưa cho cô chiếc hộp nhựa màu đen có một nút bấm ở thành và phía bên trên là màn hình LCD. Nó trông giống loại điện thoại di động trượt dài ra được. "Một trong những phát minh của tôi. Một thiết bị phát hiện dòng điện không cần tiếp xúc. Hầu hết các thiết bị phát hiện dòng điện chỉ đọc được đến một nghìn volt và người ta phải đưa chúng đến khá gần dây dẫn hoặc điện cực. Nhưng cái này đọc được đến mười nghìn. Và nó rất nhạy. Nó đọc được điện áp từ khoảng cách mét hai đến mét rưỡi".

    "Cảm ơn. Nó sẽ hữu ích đấy." Sachs bật cười, xem xét cái máy.

    "Chán quá vì họ không chế tạo ra những thiết bị kiểu này để xem một người đang đi ngoài phố có đem theo súng không".

    Sachs nói đùa. Nhưng Charlie Sommers gật đầu, anh ta bộc lộ vẻ tập trung tới mức đờ đẫn, dường như anh ta coi lời của cô là rất nghiêm túc. Sau khi chào tạm biệt, anh ta bỏ một vốc ngô chiên vào mồm và bắt đầu điên cuồng vẽ sơ đồ ra giấy. Cô nhận thấy tờ giấy đầu tiên anh ta vớ lấy là tờ giấy ăn.

  10. #19
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 21
    "Lincoln, đây là Tiến sĩ Kopeski."

    Thom đứng trong khung cửa mở vào phòng thí nghiệm cùng một vị khách.

    Lincoln Rhyme lơ đãng ngước nhìn. Lúc bấy giờ là khoảng tám rưỡi tối và, tuy tính chất cấp bách của vụ Algonquin vẫn đang đập phập phồng trong căn phòng, anh hầu như chẳng giải quyết được gì khi Sachs chưa trở về từ cuộc gặp gỡ lãnh đạo của công ty điện lực. Vì thế, anh đã miễn cưỡng đồng ý tiếp đại diện nhóm hoạt động vì quyền của người khuyết tật định trao phần thưởng cho mình.

    Koveski không đến đây và chờ đợi kiểu triều thần chờ đợi diện kiến nhà vua đâu...

    "Xin cứ gọi tôi là Arlen."

    Người đàn ông có giọng khẽ khàng, mặc bộ com lê cổ điển, sơ mi trắng, cà vạt tựa chiếc kẹo gậy với những đường vằn màu đen và da cam. Ông ta bước đến chỗ nhà hình sự học và gật đầu chào. Không có dấu hiệu nào của hành động định giơ tay ra bắt. Và ông ta thậm chí không liếc xuống đôi chân Rhyme hay chiếc xe lăn. Kopeski làm việc cho một tổ chức vì quyền của người khuyết tật nên tình trạng của Rhyme đối với ông ta là bình thường. Đó là thái độ mà Rhyme tán thành. Anh cho rằng tất cả chúng ta đều khuyết tật theo cách này hay cách khác, từ những tế bào sẹo tình cảm đến chứng viêm khớp hay căn bệnh Lou Gehrig(bệnh teo cơ xơ cứng, được đặt theo tên huyền thoại bóng chày Mỹ vì ông đã mắc bệnh này). Cuộc sống là một khuyết tật lớn, câu hỏi đơn giản được đặt ra: Chúng ta đã làm gì với nó ? Rhyme hiếm khi nói đi nói lại về chủ đề này. Anh chưa bao giờ là người ủng hộ quyền của người khuyết tật, nó gạt anh ra khỏi nghề nghiệp mình theo đuổi. Anh chỉ là nhà hình sự học tình cờ không thể di chuyển thuận lợi được như đa số những nhà hình sự học khác. Anh cố gắng hết sức để bù lại điều đó và tiếp tục làm việc.

    Rhyme liếc Mel Cooper và hất đầu về phía căn phòng dành để nghỉngơi thư giãn, đối diện phòng thí nghiệm qua sảnh. Thom dẫn Kopeski sang đó, Rhyme lăn xe theo sau. Anh chàng phụ tá kéo bớt hai cánh cửa trượt lại. Rồi anh ta biến mất.

    "Mời ngồi, nếu anh muốn." Rhyme nói, ý sau đưa ra nhằm kiềm chế ý trước, hy vọng rằng người đàn ông sẽ vẫn đứng, bắt đầu câu chuyện và rời khỏi đây. Ông ta xách chiếc cặp tài liệu. Có thể cái chặn giấy được để ở trong ấy. Ông tiến sĩ sẽ trao nó, chụp một bức ảnh, rồi đi. Toàn bộ vấn đề sẽ kết thúc.

    Ông tiến sĩ nói, "Tôi đã theo dõi công việc của anh một thời gian."

    "Thế à ?"

    "Anh có hay nghe nói tới Hội đồng Nguồn nhân lực người khuyết tật không ?"

    Thom đã cung cấp thông tin cho Rhyme. Anh hầu như quên sạch đoạn độc diễn ấy. "Các vị hoạt động rất tốt."

    "Rất tốt, vâng !"

    Im lặng.

    Nếu chúng ta có thể bỏ qua chuyện này... Rhyme nhìn chăm chăm ra ngoài cửa sổ như thể một nhiệm vụ mới đang vỗ cánh bay về phía ngôi nhà, tựa con chim ưng lúc trước. Xin lỗi, tôi không ở lại được, bổn phận kêu gọi...

    "Những năm qua, tôi đã làm việc với người khuyết tật. Chấn thương tủy sống, nứt đốt sống, ALS, rất nhiều vấn dề khác. Cả ung thư".

    Ý tưởng lạ lùng. Rhyme chưa bao giờ nghĩ chứng bệnh đó là một khuyết tật, nhưng anh đồ rằng có những chứng ung thư có thể phù hợp với định nghĩa này. Anh liếc nhìn đồng hồ treo tường đang tích tắc chậm chạp. Rồi Thom mang vào khay đựng cà phê và, ôi, trời đất ạ, bánh quy. Thoáng ánh mắt đảo qua anh chàng phụ tá - ý nói đây đâu phải buổi tiệc trà chết tiệt nào chứ.

    "Cảm ơn." Kopeski cầm chiếc tách lên. Rhyme thất vọng vì ông ta không thêm sữa, nếu thêm sữa thì món đồ uống sẽ nguội hơn, ông ta có thể uống rồi rời đi nhanh hơn.

    "Anh dùng gì, Lincoln ?"

    "Không, cảm ơn." Anh nói với vẻ lạnh lùng mà Thom lờ đi một cách hữu hiệu y như lúc trước đã lờ đi cái liếc mắt nóng giãy. Anh ta để lại khay trà và chuồn trở ra bếp.

    Ông tiến sĩ thận trọng ngồi xuống chiếc ghế da. "Cà phê ngon lắm !”

    Rất hân hạnh. Một cái nghiêng đầu.

    "Anh là người bận rộn, nên tôi sẽ vào chuyện chính luôn !"

    "Xin cảm ơn"

    "Thám tử Rhyme... Lincoln. Anh có mộ đạo không ?"

    Nhóm hoạt động vì người khuyết tật này ắt phải thân thiết với nhà thờ, họ có lẽ sẽ không muốn vinh danh một kẻ ngoại đạo.

    "Không, tôi không mộ đạo."

    "Không có niềm tin vào kiếp sau ?"

    "Tôi chưa bao giờ được thấy bằng chứng khách quan nào của việc tồn tại kiếp sau cả."

    "Rất, rất nhiều người có chung cảm giác đó. Vậy, theo anh, cái chết sẽ tương đương với, nói tỉ dụ như, sự thanh thản."

    "Phụ thuộc vào cách tôi chết."

    Một nụ cười nở trên gương mặt phúc hậu. "Tôi đã tự giới thiệu mình có phần không đúng với người phụ tá của anh. Và với anh. Nhưng vì lý do chính đáng."

    Rhyme chẳng bận tâm. Nếu người đàn ông này giả vờ là một người khác để vào và giết tôi, thì giờ đây chắc tôi đã chết rồi. Cái nhướn mày ý nói: Được. Hãy tiếp tục thú nhận đi.

    "Tôi không thuộc Hội đồng Nguồn nhân lực người khuyết tật."

    "Không à ?"

    "Không. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn bảo mình thuộc tổ chức nọ tổ chức kia vì nếu nói ra tổ chức thật của tôi thì sẽ có lúc tôi bị người ta đá ra khỏi cửa."

    "Nhân chứng của Jehovah à ?"(tên một giáo phái Kitô, nhưng không công nhận giáo lý Chúa Ba ngôi, Jesus là Thiên Chúa, hỏa ngục, linh hồn bất tử…)

    Một cái cười khúc khích. "Tôi thuộc tổ chức Chết trong Phẩm giá. Đó là tổ chức ủng hộ việc giúp đỡ những người mắc bệnh nan y chết một cách không đau đớn, có trụ sở ở Ploriđa."

    Rhyme từng nghe nói tới họ.

    "Anh đã bao giờ cân nhắc việc tự tử có hỗ trợ chưa ?"

    "Rồi, vài năm trước. Và tôi đã quyết định không tự tử."

    "Nhưng anh đã giữ nó làm một sự lựa chọn."

    "Chẳng phải tất cả mọi người đều vậy ư, dù khuyết tật hay không ?"

    Một cái gật đầu ” Đúng !”

    Rhyme nói, "Khá rõ ràng là tôi sẽ chẳng nhận được phần thưởng cho việc lựa chọn cách hữu hiệu nhất để kết thúc cuộc đời. Vậy tôi có thể giúp gì cho anh đây ?"

    "Chúng tôi cần những người ủng hộ. Những người như anh, có tên tuổi nhất định. Những người có thể sẽ cân nhắc sự chuyển tiếp đó của cuộc đời."

    Sự chuyển tiếp đó của cuộc đời. Một uyển ngữ dành cho Rhyme.

    "Anh có thể tham gia vào video trên YouTube. Trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Chúng tôi đã nghĩ rằng một ngày nào đó biết đâu anh sẽ lại quyết định dùng dịch vụ của chúng tôi..”. Ông tiến sĩ rút từ chiếc cặp tài liệu ra ấn phẩm quảng cáo in trên giấy bìa loại tốt, mặt trước có hình những bông hoa. Không phải hoa cúc hay loa kèn, Rhyme nhận thấy thế. Hoa hồng. Phía bên trên những bông hoa là tựa đề "Lựa chọn".

    Kopeski đặt nó lên chiếc bàn gần Rhyme. "Nếu anh muốn để chúng tôi sử dụng anh như nhà tài trợ về mặt danh tiếng, chúng tôi không những có thể cung cấp dịch vụ miễn phí cho anh mà còn thu xếp một khoản đền bù nữa. Dù anh không tin thì thực tế chúng tôi vẫn đang hoạt động tốt, trong phạm vi hẹp".

    Và hẳn họ sẽ trả trước đấy, Rhyme nghĩ. "Tôi thực sự không cho rằng mình là người thích hợp."

    "Anh chỉ phải nói chút ít về việc vẫn luôn luôn cân nhắc khả năng tự tử có hỗ trợ. Chúng tôi sẽ làm một số video nữa. Và..”

    Giọng nói cất lên trong khung cửa khiến Rhyme giật mình. "Cuốn xéo khỏi đây !" Anh để ý thấy Kopeski giật nảy người lên.

    Thom lao vào phòng, trong lúc ông tiến sĩ ngồi lùi lại, đánh đổ cà phê khi làm rơi chiếc tách, nó va xuống sàn nhà và vỡ tan. "Hẵng khoan, tôi..."

    Anh chàng phụ tá, thông thường là hình ảnh của tính kiềm chế, gương mặt đỏ bừng. Hai bàn tay anh ta run run. "Tôi nói cuốn xéo."

    Kopeski đứng dậy. Ông ta vẫn bình tĩnh. "Nghe này, tôi đang đàm đạo với Thám tử Rhyme đấy." Giọng ông ta đều đều. "Không có lý do gì để nổi cáu cả."

    "Đi ! Đi ngay !"

    "Tôi sẽ không lưu lại lâu đâu”

    "Ông hãy rời khỏi đây ngay."

    "Thom..." Rhyme cất lời.

    "Im nào." Anh chàng phụ tá lẩm bẩm.

    Cái nhìn từ ông tiến sĩ có ý rằng: "Anh để phụ tá của mình ăn nói với anh như thế à ?"

    "Toi sẽ không nhắc lại đâu nhé."

    "Tôi sẽ đi khi đã xong việc." Kopeski thận trọng đến gần anh chàng phụ tá. Ông tiến sĩ, giống như nhiều nhân viên y tế khác, có vóc dáng khỏe mạnh.

    Nhưng Thom là một điều dưỡng viên, người đã đưa Rhyme hết từ giường sang xe lăn lại từ xe lăn vào giường và vận hành các thiết bị suốt ngày. Một nhà vật lý trị liệu nữa. Anh ta bước thẳng tới trước mặt Kopeski.

    Nhưng cuộc đụng độ chỉ kéo dài vài giây. Ông tiến sĩ lùi lại. "Được rồi, được rồi, được rồi." Ông ta giơ hai tay lên. "Lạy Chúa. Không cần phải..."

    Thom cầm chiếc cặp tài liệu lên, ấn vào ngực ông tiến sĩ và dẫn ông ta ra cửa. Một lát sau, nhà hình sự học nghe tiếng cánh cửa đóng đánh sầm. Các bức tranh treo trên tường rung lên.

    Một lát sau nữa, anh chàng phụ tá xuất hiện, rõ ràng là ngượng ngùng. Anh ta dọn những mảnh sứ vỡ, thấm chỗ cà phê. "Tôi xin lỗi, Lincoln. Tôi đã kiểm tra. Đó là một tổ chức có thật. Tôi tưởng..." Giọng anh ta khàn khàn. Anh ta lắc đầu, gương mặt đẹp trai tối sầm, hai bàn tay run run.

    Khi Rhyme lăn xe trở lại phòng thí nghiệm, anh nói, "Không sao, Thom. Đừng bận tâm... Và đó cũng là phần thưởng mà."

    Anh chàng hướng ánh mắt băn khoăn về phía Rhyme, thấy sếp mình đang mỉm cười.

    "Tôi chẳng phải mất thời gian viết một bài diễn văn nhận phần thưởng chết tiệt nào cả. Tôi có thể trở lại với công việc".


  11. #20
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Chương 22
    Điện giữ cho chúng ta sự sống, xung lực từ não đến tim hay phổi là một dòng điện giống như bất cứ dòng điện nào khác.

    Và điện cũng chấm dứt sự sống.

    Vào lúc chín giờ tối, đúng chín tiếng rưỡi sau vụ tấn công tại trạm MH-10, gã đàn ông trong bộ đồng phục quần yếm màu xanh lam thẫm của Liên hợp Algonquin đang quan sát khung cảnh trước mặt: vùng tàn sát của gã.

    Điện và cái chết.

    Gã đang đứng tại một công trường xây dựng, lộ mặt hoàn toàn, nhưng không ai chú ý gì đến gã cả, vì gã là một công nhân đứng giữa những công nhân khác. Đồng phục khác nhau, mũ bảo hộ khác nhau, công ty khác nhau. Tuy nhiên, một điểm đã kết nối toàn bộ bọn họ: Những kẻ kiếm sống bằng đôi bàn tay bị xem thường bởi "những con người chân chính", những con người trông cậy vào sự phục vụ của bọn họ, những kẻ giàu có, sung sướng, và bạc bẽo.

    An toàn nhờ sự vô hình ấy, gã đang lắp đặt một phiên bản mạnh hơn rất nhiều thứ thiết bị gã đã thử ở câu lạc bộ sức khỏe. Trong thuật ngữ ngành điện, "cao thế" chỉ dòng điện từ bảy mươi nghìn volt trở lên. Để thực hiện được những gì đã lên kế hoạch, gã phải bảo đảm rằng mọi hệ thống đều có thể tải ít nhất gấp hai hay ba lần như thế.

    Gã quan sát khu vực của vụ tấn công ngày mai một lần nữa. Và trong lúc đó, gã không tài nào ngăn mình nghĩ tới điện áp, cường độ dòng điện... và cái chết.

    Người ta vốn vẫn nhầm lẫn rất nhiều khi thuật lại về Ben Franklin và thí nghiệm chiếc-chìa-khóa-trong-cơn-giông ngu xuẩn. Thực tế, Franklin đã ở trong một nhà kho, hoàn toàn không giẫm chân trên nền đất ẩm, và cầm vào đoạn ruy băng lụa khô ráo nối với sợi dây ướt của con diều. Bản thân con diều hoàn toàn chẳng hề bị sét đánh, nó đơn giản chỉ là thu tĩnh điện từ trận bão đang hình thành. Kết quả chẳng phải một tia sét thực sự mà là những tia lửa điện nho nhỏ màu xanh lam lấp lóe phát ra từ mu bàn tay của Franklin giống như cá lao xao ngoi lên mặt hồ đớp mồi.

    Một nhà khoa học người châu Âu đã làm lại thí nghiệm này sau đó không lâu. Và ông ta đã chẳng sống sót được.

    Khi máy phát điện vừa ra đời, công nhân liên tục bị chết cháy hoặc tim ngừng đập. Ban đầu, lưới điện quật ngã hàng loạt ngựa, vì chúng đi móng sắt trên những con đường rải sỏi ướt át.

    Thomas Alva Edison và người trợ lý nổi tiếng của ông, Nikola Tesla, đã chiến đấu không ngừng nghỉ vì tính ưu việt hơn của DC, dòng điện một chiều (Edison) hay AC, dòng điện xoay chiều (Tesla) , cố gắng tác động tới công chúng bằng những câu chuyện kinh dị về sự nguy hiểm của dòng điện loại này hay loại khác. Cuộc xung đột được gọi là Trận chiến giữa những Dòng điện và thường xuyên chiếm trang nhất trên các báo. Edison liên tục chơi quân bài "điện giật chết người", cảnh báo rằng tất cả những ai sử dụng dòng điện xoay chiều đều gặp nguy cơ bị điện giật chết, mà lại chết theo cách rất khủng khiếp. Đúng là dòng điện xoay chiều không cần mạnh bằng dòng điện một chiều cũng có thể gây thương tích rồi, tuy nhiên bất cứ dòng điện loại nào đủ mạnh để trở nên hữu ích thì đều có thể giết chết người ta được.

    Chiếc ghế điện đầu tiên được thiết kế bởi một nhân viên của Edison, chứ không khôn khéo sử dụng dòng điện xoay chiều của Tesla. Vụ tử hình đầu tiên bằng thiết bị đó diễn ra vào năm 1890, chẳng phải do một đao phủ mà do một "thợ điện quốc gia" chỉ huy. Tù nhân chết thật, tuy quá trình thực hiện kéo dài đến tám phút. Ít nhất người này cũng đã bất tỉnh lúc thân thể bốc cháy.

    Rồi tới thời đại của những khẩu súng bắn điện. Tùy thuộc kẻ nhận phát súng là ai và phát súng sẽ nhắm đến chỗ nào trên thân thể mà các loại súng khác nhau được lựa chọn. Và nỗi sợ hãi đối với tất cả mọi người làm trong ngành này tất nhiên chính là hồ quang điện, giống như vụ tấn công gã đã dàn dựng sáng hôm nay.

    Điện và cái chết..

    Gã tha thẩn khắp công trường, vờ vịt khoác bộ dạng mệt mỏi cuối ngày. Công trường lúc bấy giờ được bố trí một đội nòng cốt những công nhân ca đêm. Gã tiến đến gần hơn, vẫn không ai chú ý gì. Gã đang đeo kính bảo hộ gọng dày, đội mũ bảo hộ của Algonquin. Gã vô hình y như điện trong dây dẫn.

    Vụ tấn công đầu tiên đã được đưa tin tới tấp, tất nhiên, tuy các câu chuyện mới chỉ giới hạn ở một "sự việc bất ngờ" xảy ra tại trạm điện khu Midtown. Các phóng viên thì ồn ào nói đến hiện tượng đoản mạch, tia lửa điện và mất điện tạm thời. Cũng có nhiều đồn đoán về khủng bố nhưng chưa ai tìm thấy mối liên hệ nào cả.

    Nhưng...

    Ở thời điểm nào đó, một người nào đó đã có thể xem xét đến khả năng một công nhân của Điện lực Algonquin chính là kẻ dàndựng cái bẫy gây ra những cái chết rất, rất không dễ chịu, rất rất đau đớn, nhưng thực tế vẫn chưa có người nào.

    Rồi gã rời khỏi công trường xây dựng và đi xuống lòng đất vẫn không bị nghi ngờ gì. Bộ đồng phục cùng tấm phù hiệu là những chiếc chìa khóa kỳ diệu. Gã luồn vào một đường hầm đặt ống kỹ thuật khác, nóng nực, bụi bặm, sau khi khoác lên người các thiết bị bảo hộ cá nhân, tiếp tục giăng dây điện.

    Điện và cái chết.

    Đoạt một mạng sống bằng biện pháp này mới tao nhã làm sao, so với, tỉ dụ như, nã súng vào nạn nhân ở khoảng cách gần nửa cây số.

    Nó thật sạch sẽ, thật đơn giản, thật tự nhiên.

    Người ta có thể ngăn dòng điện lại, người ta có thể chuyển hướng nó. Nhưng người ta không thể đánh lừa nó. Một khi dòng điện được tạo ra, nó sẽ theo bản năng làm tất cả những gì có thể để trở về với đất, và nếu con đường trực tiếp nhất là lấy đi sự sống của con người, nó sẽ thực hiện việc đó chỉ trong giây lát, hiểu theo đúng nghĩa đen của từ này.

    Dòng điện không có lương tâm, cũng chẳng có cảm giác tội lỗi.

    Đây là một trong những điểm gã ngưỡng mộ về thứ vũ khí của mình. Không giống con người, điện đời đời trung thực với bản chất nó mang.

    Chương 23
    Thành phố đầy ắp sức sống vào thời điểm này của buổi tối.

    Chín giờ tối tựa như lá cờ màu xanh lục được phất lên trong một cuộc đua xe.

    Giờ chết ở New York chẳng phải vào ban đêm, mà là khi thành phố tê liệt về mặt tinh thần, mỉa mai thay lại là lúc thành phố đông đúc nhất: giờ cao điểm, giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Chỉ lúc này người ta mới trút bỏ sự tê liệt thường nhật để tập trung chú ý đến những thứ khác đầy ắp sức sống.

    Đưa ra các quyết định quan trọng hơn hết thảy: đến quán bar nào đây, tụ tập với đám bạn nào, mặc chiếc sơ mi nào ? Áo ngực, hay không nhỉ ?

    Có cần bao cao su ?...

    Và rồi hối hả ào ra phố.

    Fred Dellray đang lao đi trong không khí mùa xuân mát mẻ, cảm nhận nguồn năng lượng tăng lên giống như thứ vật chất đang rù rì chạy dọc những cáp điện nằm phía dưới bước chân anh ta. Anh ta không thường xụyên lái xe, không có xe, nhưng cảm giác của anh ta lúc này như thể là cái đạp vào chân ga, đốt cháy xăng một cách điên cuồng và để công suất xe ném mình về phía số phận.

    Hai khối phố từ bên tàu điện ngầm, ba khối phố, bốn khối phố.

    Và thứ gì đó khác đang nóng hừng hực. Chính là một trăm ngàn đô la trong túi áo khoác.

    Lao đi trên vỉa hè, Fred Dellray không tài nào không suy nghĩ. Mình đã phá hoại tất cả chăng ? Phải, mình đang làm một việc đúng đắn về mặt đạo đức. Mình sẵn sàng đánh liều cả sự nghiệp, sẵn sàng chấp nhận nguy cơ vào tù, nếu sợi chỉ mỏng manh này rốt cuộc cũng dẫn đến tên tội phạm, cho dù là "Công lý cho” hay bất cứ kẻ nào khác. Bất cứ giá nào để cứu được tính mạng người dân. Lẽ dĩ nhiên, một trăm ngàn đô la chẳng là cái quái gì so với toàn bộ khoản tiền mà anh ta đã rút từ đó. Sự mất mát này, nhờ căn bệnh quan liêu cận lòi mắt, có thể sẽ không bao giờ bị phát hiện. Nhưng thậm chí nếu không bị phát hiện, và thậm chí nếu manh mối của William Brent đơm hoa kết trái, nếu họ thành công trong việc ngăn chặn các vụ tấn công mới, liệu hành động phi pháp có khiến anh ta day dứt, liệu cảm giác tội lỗi có lớn dần lớn dần giống như một khối u nhọn ?

    Liệu anh ta có rơi vào cái cảm giác tội lỗi khiến cuộc đời anh ta vĩnh viễn thay đổi, trở nên âm u và vô giá trị ?

    Thay đổi...

    Dellray đã suýt quay lại, trở về tòa nhà của cơ quan điều tra liên bang, trả tiền vào chỗ cũ.

    Nhưng, không. Anh ta đang làm một việc đúng đắn. Và anh ta sẽ chấp nhận hậu quả, dù có thế nào.

    Nhưng, mẹ kiếp, William, chú mày phải hỗ trợ cho ta.

    Dellray giờ đang sang đường ở khu East VHlage và đi thẳng tới chỗ Brent. Gã thoáng chớp mắt ngạc nhiên, như thể đã không tin tưởng rằng Dellray sẽ quay lại. Họ đứng bên cạnh nhau. Đây chẳng phải một chuyên án bí mật, chẳng phải một buổi tuyển dụng. Chỉ là hai người đàn ông gặp gỡ nhau ngoài phố để tiến hành làm ăn.

    Sau lưng họ, một thằng bé tuổi thiếu niên bẩn thỉu, guitar gảy bập bùng, vết xỏ khuyên môi vẫn đang còn chảy máu, rền rĩ hát. Dellray ra hiệu cho Brent đi dọc theo vỉa hè. Mùi hôi hám và những âm thanh kia mất dần.

    Viên mật vụ hỏi, "Cậu đã phát hiện thêm gì chưa ?"

    "Rồi."

    "Gì vậy ?" Một lần nữa, cố gắng giữ cho giọng không quá háo hức.

    "Nói ra vào thời điểm này không có lợi gì cả. Đó là một manh mối dẫn đến một manh mối. Tôi đảm bảo ngày mai sẽ cung cấp thông tin cho ông."

    Đảm bảo ? Một từ không hay được dùng trong những giao dịch với giới chỉ điểm bí mật.

    Nhưng William Brent là kẻ chỉ điểm thượng hạng của mày.

    Ngoài ra, Dellray không có sự lựa chọn nào khác.

    "Này." Brent nói hờ hững. "Ông mang theo tờ báo không ?"

    "Có chứ. Cầm đi." Dellray trao tờ Bưu điện New York gập đôi cho Brent.

    Trước đây, họ đã từng làm tất cả những việc này rồi, tất nhiên, cả trăm lần. Gã chỉ điểm nhét ngay tờ báo vào chiếc cặp da, thậm chí chẳng thèm sờ để cảm nhận cái phong bì kẹp ở bên trong, càng chẳng thèm nghĩ đến chuyện mở nó ra, đếm tiền.

    Dellray nhìn khoản tiền biến mất như thể đang nhìn cỗ quan tài khuất dần dưới miệng huyệt.

    Brent không hỏi nguồn gốc của khoản tiền. Tại sao gã phải hỏi ? Điều ấy không liên quan tới gã.

    Gã chỉ điểm tóm tắt lại các thông tín, có phần trầm ngâm, "Đàn ông, da trắng. Nhân viên hoặc có liên hệ với nhân viên công ty. "Công lý cho"" cái gì đó. Rahman. Khủng bố, có thể. Nhưng cũng có thể là mục đích khác. Và hắn biết về điện. Có kế hoạch tấn công nhiều lần."

    "Đó là tất cả những thông tin cho tới lúc này chúng tôi có."

    "Tôi không nghĩ mình cần thêm thông tin." Brent nói hoàn toàn chẳng có một chút gì tự cao tự đại. Dellray ghi nhận lời gã và thái độ của gã động viên anh ta. Bình thường, thậm chí khi chia tay với khoản thưởng phổ biến dành cho đám chỉ điểm - chừng năm trăm đô la - anh ta cũng cảm thấy như mình bị ăn cướp. Lúc này, anh ta lại tự tin cao độ rằng Brent sẽ hoàn thành được nhiệm vụ.

    Dellray nói, "Hãy gặp tôi ngày mai. Tiệm Carmella. Khu Village. Biết không ?"

    "Biết. Lúc nào ?"

    "Buổi chiều"

    Gương mặt nhàu nhĩ của Brent trở nên nhàu nhĩ thêm. "Năm giờ nhé."

    "Ba giờ đi ?"

    "Được rồi !"

    Dellray sắp sửa thì thào, "Xin cậu." Cái câu anh ta không nghĩ mình từng nói với một gã chỉ điểm. Anh ta ngăn nỗi tuyệt vọng lại, nhưng phải rất khó khăn mới không dán ánh mắt vào chiếc cặp da, chiếc cặp đang đựng thứ biết đâu sẽ là đám tro tàn của sự nghiệp mà anh ta theo đuổi. Và cũng chính là tro tàn của toàn bộ cuộc đời anh ta. Hình ảnh gương mặt tươi tắn của con trai anh ta hiện lên. Anh ta cố gắng gạt đi.

    "Hân hạnh được làm việc với ông, Fred." Brent mỉm cười, gật đầu chào tạm biệt. Đèn đườmg chiếu lấp lóe trên cặp kính quá khổ của gã, rồi gã mất hút.


Trang 2 / 6 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-24-2015, 11:41 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •