Rạng Đông và Bình Thuận bắt tay biến sân golf Phan Thiết thành khu đô thị, gây thiệt hại ngân sách hàng ngàn tỷ đồng?



So với liên minh F'LC – Thanh Hóa, có lẽ cặp bài trùng Rạng Đông – Bình Thuận ăn đứt, bởi Rạng Đông có uy lực đến nổi có thể bứng luôn gốc cái trụ sở UBND TP Phan Thiết. Không chỉ vậy giờ Rạng Đông còn bị tố là ngang nhiên hô biến sân golf Phan Thiết thành khu đô thị, gây thiệt hại ngân sách hàng ngàn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra ở đây là, ai chống lưng cho Rạng Đông lộng hành như thế?

Tập đoàn Rạng Đông do ông Nguyễn Văn Đông quê Mộ Đức, Quảng Ngãi làm chủ. Bằng nhiều cách đi đêm, sau những cái bắt tay ma quỷ Rạng Đông đã xin được dự án trồng rừng trên đồi cát bay với diện tích 260 hecta ở Mũi Né. Kể từ đó, dự án nối tiếp dự án trọng điểm hoặc những vị trí đất vàng ở Bình Thuận đều rơi vào tay Rạng Đông, mà đều không qua đấu giá như khu Resort the Beach, Hội quán golf Sea Links …Đất vàng tại Bình Thuận gần như rơi hết vào tay ông chủ Rạng Đông, giờ ông ấy muốn bứng cái trụ sở UBND TP Phan Thiết đi chỗ khác còn được nói gì mấy cái đất vàng, đất bạc.


Mới đây dự án đất vàng nhất Phan Thiết là Thành phố biển Rạng Đông của ông chủ Rạng Đông bị tố có nhiều sai phạm. Được biết dự án này tiền thân là một sân golf 18 lỗ của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom, được Rạng Đông thâu tóm tháng 11/2013, sau đó đã chuyển đổi công năng để phân lô bán nền với giá cắt cổ chưa từng thấy ở Phan Thiết.

Chỉ 1 tháng sau khi về tay Rạng Đông, công ty này đã xin UBND tỉnh Bình Thuận chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong quá trình chờ phê duyệt Rạng Đông đã chấm dứt hoạt động của sân golf này từ ngày 1/4/2014. Nhưng lạ là, đến ngày 23/5/2014 UBND tỉnh Bình Thuận mới có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất này, và đến ngày 28/10/2014 mới được chấp nhận.

Như vậy chưa được sự đồng ý của Chính phủ trong việc chấp nhận đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Qui hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020, nhưng Rạng Đông đã ngang nhiên đóng cửa sân golf. Khi Rạng Đông làm càng chẳng những không xử lý, lúc đó Chủ tịch UBND tỉnh còn ủng hộ, “yêu cầu chủ đầu tư phải có phương án giải quyết hài hòa của những người đã bỏ tiền mua thẻ golf của sân golf Phan Thiết”. Liệu Bình Thuận có bao che cho Rạng Đông cầm đèn chạy trước ô tô? Vì sao Bình Thuận lại để cho Rạng Đông vượt quyền như thế phải chăng đã chót nhận lại quả ngất ngưỡng?

Theo Nghị định số 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ, CĐT phải dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). Nếu CĐT không có nhu cầu thì phải chuyển giao lại cho UBND tỉnh. Tỉnh có thể mang 7,2 ha đất trong tổng quỷ đất 62ha đi đấu giá, số tiền thu tiền có thể làm quĩ xây dựng và phát triển nhà ở xã hội. Nhưng tỉnh không muốn làm giàu cho nhà nước, Bình Thuận quyết tâm làm giàu cho DN. Bình Thuận cho phép Rạng Đông sử dụng đất ấy phân lô bán nền, rồi nộp số tiền tương ứng 20% quĩ đất ấy xây dựng NƠXH nơi khác.



Quy hoạch phân lô bán nền tại dự án khu đô thị Phan Thiết. (Ảnh Công ty CP Rạng Đông).

Không chỉ thế, khi Sở Xây dựng Bình Thuận có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt đồ án qui hoạch chi tiết khu đô thị nói trên vào ngày 30/3/2015. Trong đó, có đề nghị UBND tỉnh dành 20% diện tích trong dự án để xây dựng NƠXH theo qui định pháp luật. Nhưng đến ngày 6/4/2015, UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt đồ án này mà không dành 20% quĩ đất để xây dựng NƠXH, trước khi Bộ Xây dựng có văn bản số 906/BXD-QLN ngày 24/4/2015 trả lời tỉnh Bình Thuận đồng ý cho tỉnh này phê duyệt dự án không có quĩ đất xây dựng NƠXH. Như vậy Bình Thuận đã không chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền, mà đã vội vàng cho phép Rạng Đông tự ý muốn làm gì thì làm. Phải chăng trong vụ này có lợi ích nhóm ở đây, nên Bình Thuận mới năm lần ưu ái Rạng Đông như thế?

Chính vì những cái bắt tay dưới gầm bàn thế này mà đã khiến cho ngân sách thất thu bạc tỷ. Với quỷ đất 7,2 ha không bố trí NƠXH Rạng Đông nộp ngân sách 187,36 tỉ đồng. Nếu tính theo doanh thu phát triển trong phương án tính giá đất thì số tiền quĩ NƠXH phải nộp là 221,8 tỉ đồng. Nếu 7,2 ha đất nói trên, được tỉnh đấu giá có thể thu về hàng trăm, thậm chí là hơn 1.000 tỉ đồng, bởi theo giá thị trường thì mỗi m2 ở đây trung bình hơn 10triệu/m2. Như vậy số tiền chêch lệnh này sẽ chảy vào túi ai?

Câu chuyên doanh nghiệp bắt tay với quan chức đại phương làm dự án không phải là hiếm, nhưng với trường hợp của Rạng Đông và Bình Thuận phải nói không có cặp bài trùng nào so sánh kịp. Chỉ một cú bắt tay dưới gầm, là làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, nhưng đến nay liên minh ma quỷ này vẫn chưa bị sờ gáy. Quảng Ngãi đã bị tít còi, có lẽ Bình Thuận sẽ không còn bao lâu nữa, bởi lò của cụ Tổng không bao giờ tắt.

T.L