Giao đất cho người Trung Quốc – Có những sự thật bị che giấu….



Năm 2010, Tướng Đồng Sĩ Nguyên gửi một bức thư vắn tắt đến báo Vietnamnet. Bức thư đó tôi nghĩ đến giờ tòa soạn báo Vietnamnet vẫn còn giữ lại, bức thư cảnh báo về việc doanh nghiệp Trung Quốc thuê hơn 300.000 ha đất trồng rừng ở những vị trí trọng điểm huyết mạch của VN.



Võ Trường Giang cùng cán bộ vùng biên chỉ ra các huyệt chí tử của VN để lọt vào tay Innovgreen sẽ nguy hiểm ra sao. Người mặc sơmi xanh ngắn tay.
Năm 2010, Vietnamnet là một tòa soạn báo điện tử còn khá mới, đội ngũ phóng viên rất trẻ, chỉ với một phong thư, không tài liệu, không thông tin thực tế họ đã dẫn đầu công thẳng vào một thứ quái vật kì lạ. Những chàng trai trẻ bảo vệ Tổ quốc bằng sự liều lĩnh và ngòi bút bộc trực hay nhiệt huyết thanh xuân cũng không rõ.

InnovGreen tên Công ty đứng ra thuê đất trồng rừng. Công ty khởi phát từ Đài Loan chuyển tiền qua ngả Hongkong sang Campuchia về VN. Tuyệt nhiên không có một từ Trung Quốc nào xuất hiện nhưng có liên quan đến Trung Quốc hay không thì tôi không biết.

InnovGreen thuê tất cả vị trí trọng điểm các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, đặc điểm chung của các vị trí InnovGreen thuê đất là vị trí đất cao, tuyến giao thông huyết mạch, từ vị trí thuê có thể quan sát toàn cục diện biên giới Việt – Trung, thời hạn thuê 49 năm. Khi phóng viên tiếp cận địa bàn thì Hữu Lũng – Lạng Sơn đã giao 485 ha đất rừng cho InnovGreen( IG). Vị trí thuê cách biên giới Việt – Trung không xa, về Thủ đô Hà Nội lại gần, nằm trên Quốc lộ 1A. Văn phòng của IG nằm ở Tràng Định – Lạng Sơn. Đối diện bia chiến thắng đường 4.

-Tại Quảng Ninh, là xã Hải Hà, một vùng núi cao khuất nẻo, nhìn về phía sông Ka Long. Sông Ka Long là con sông phân đôi biên giới, bên này sông là Việt Nam, bên kia sông là Trung Quốc. 4A, 4B, 4C, trục đường huyết mạch từ Quảng Ninh sang tới Cao Bằng đều rơi vào tầm ngắm kế hoạch cho thuê đất.

– Chưa dừng lại, trục ở Móng Cái – Bãi Cháy, thuộc Tiên Yên, là một loạt đồi cao, nhìn ngay ra vùng đầm phá Hải Hà. Nơi đây, từng là kho vũ khí.

– Tại Lộc Bình- Lạng Sơn là 3 xã biên giới khóa chặt trục đường 4B. Tới QL1A, xuôi về Nam, là Hữu Lũng. Tiếp tục qua Đồng Đăng, tới Tràng Định, đỉnh cao nhất là Hùng Sơn cũng đã bị cày. Vào sâu tới xã giáp biên Tân Minh, sườn đồi trồng rừng như đường xương cá. Cao Bằng vẫn chưa kịp giao. Tất cả những vị trí này nếu gắn kết lại với nhau sẽ ôm bộc lấy Hà Nội, kiểm soát toàn bộ biên giới Việt – Trung.


– Tại Nghệ An, huyết mạch trục Đông – Tây là đường 7A. Từ đường 1A đi tới huyện xa nhất là Quế Phong, chừng 130km. Trục 7A cắt với đường mòn Hồ Chí Minh tại Tân Kỳ, km0. Cứ bám trục ven quốc lộ 7A, càng xa càng tốt, dự án InnovGreen len lỏi tiến vào, giáp biên Lào.

– Tại Quảng Nam, InnovGreen lấy vùng Tây Giang – Đông Giang – Nam Giang. Đường Hồ Chí Minh từ A Lưới kéo tới Thạnh Mỹ, hoặc xuôi về Nam Giang, hoặc ngược đèo Lò Xo lên QL14, nối tiếp tới Tây Nguyên. Tuyến đường huyết mạch thông ra nhiều ngã, chỉ cần bị chiếm đóng chặn họng tại đây sẽ chia đôi được sức Đất nước nếu có binh biến nguy nan.

Ai chưa từng vượt Lò Xo thì trèo cho biết. Đổ xuống là vùng Ngọc Hồi, Kon Tum. Còn ngược chút nữa tới cửa khẩu Bờ Y rồi. Mà tới Bờ Y tức là tới gần ngã ba Đông Dương nơi biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia giáp biên nhau.

Tại Bình Phước, IG xin vào mạn giáp trục Quốc lộ 14 và Quốc lộ 13. Nơi cách thành phố Hồ Chí Minh không xa.

Nối tất cả các điểm đó lại, Quốc Gia còn lại gì? Mị Châu say tình rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy đuổi giết cha, quan ta say gì lại lên kế hoạch giao đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài, lạ lùng hơn những điểm thuê đều có lợi cho Trung Quốc nếu thế cuộc loạn ly?

Vào thời điểm đó, IG đã đề nghị được thay chính quyền trả lương cho cán bộ nhà nước phụ trách Chính quyền các tỉnh IG thuê đất. Đây quả là một ý tưởng quái dị khi thuê vị trí “hiểm” còn đề nghị trả lương cho quan chức, làm vậy có khác gì thuê quan chức đâu.

Chiếu theo luật, từ mép biên giới đổ vào 15km do Đồn biên phòng quản lý. Tuy nhiên không biết động lực nào thôi thúc mà Quan chức lại không hề hỏi ý kiến Bộ đội biên phòng Lạng Sơn tự ý cho IG thuê đất. Kì lạ hơn khi có nơi giá cho thuê đất rẻ hơn cả bó rau muống thời bấy giờ chỉ vài trăm đồng/m2 ???

Sau loạt bài đầu tiên gồm 9 kì báo cảnh báo nguy cơ việc cho IG thuê rừng, đội phóng viên tạm nghỉ ngơi và lên đường điều tra tiếp về những nghi vấn có liên quan đến an ninh Quốc phòng thì tại trụ sở của báo VietNamNet. IG đã cho nhân viên kí hợp đồng quảng cáo với phòng kinh doanh của VNN giá 1,8 tỷ thời điểm năm 2010. Đội Quân tác chiến điều tra của VNN do thanh niên yêu nước – Vo Truong Giang làm chỉ huy không hề biết việc này, khi được hỏi về nghi vấn gieo sự cố gặt hợp đồng, anh Giang: “ Việc phòng kinh doanh kí hợp đồng không liên quan quá trình điều tra của chúng tôi, chúng tôi là đội quân điều tra bí mật của VNN vào thời điểm đó, phòng kinh doanh không biết chúng tôi điều tra gì, ngược lại chúng tôi cũng không biết họ làm ăn ra sao.”

InnovGreen đã dùng chính những tin nhắn email qua lại giữa phòng kinh doanh của VNN với họ để cáo buộc VNN vu khống họ. Dù trên thực tế không có bất kì hợp đồng truyền thông nào được kí cả. IG chỉ tạo chững cứ giả nhằm rạch mặt ăn vạ.

Để trả lời cho “sự vu khống trên” chỉ huy quân tác chiến điều tra của VNN đã lần đầu tiên ký tên thật của mình lên trên bài viết. InnovGreen cũng nhờ tới một phù thủy truyền thông nào đó gây sóng gió buộc VNN ngưng cuộc điều tra này lại nhưng bất thành. Loạt báo thứ 2 ra đời với 9 kì báo phân tích chuyên sâu về nguy cơ An Ninh Quốc Phòng.

Anh Giang đã vẽ bản đồ máu trên tờ giấy A4 trước mặt nguyên Tư lệnh quân khu 7 – cố Thượng tướng Phan Trung Kiên chỉ ra những điểm trấn quân mấu chốt mà IG đã “vô tình” thuê trúng.

Lúc này, các báo đồng loạt ồ ạt lao vào tấn công IG. IG lẳng lặng rút êm không để lại dấu tích nhưng họ vẫn giữ lại phần đất được cho thuê 49 năm ở Lạng Sơn có diện tích 485ha hướng thẳng về Hà Nội, gần giáp biên giới Trung Quốc.

Một thời gian sau đó, VietnamNet chịu cuộc tấn công dã man nhất trong lịch sử báo điện tử ở Việt Nam : Hơn 40.000 botnet tấn công DDos cộng backdoor. Lịch sử dữ liệu gần như đã bị xóa sạch. Ai đó đã cố tình để người dân VN quên đi sự kiện IG đã từng thuê “tử huyệt quốc gia” để làm ăn. Càng đáng ngạc nhiên hơn các cache lưu của Google về 18 kì báo chi tiết tỉ mỉ của VNN một thời đều bị tường lửa vây kín.

Tôi đã bỏ ra một tuần để thuyết phục thanh niên yêu nước công khai lại câu chuyện này, tôi hi vọng lịch sử cần được trả lại đúng vị trí của nó. Anh Giang đã đánh một trận rất đẹp với quân giặc ẩn tàng, bạn muốn giấu mình đi vì đó là nhiệm vụ của bạn phải làm, bạn không muốn ai biết đến bạn, bạn muốn sống một cuộc sống bình dị nhưng tôi mong bạn hiểu rằng sự im lặng của bạn sẽ làm thế hệ trẻ mất đi sự cảnh giác với kẻ thù ngàn năm. Bạn thắng trận ở một thời điểm nhưng để duy trì nó cần có sự chung tay của cả một dân tộc, ở đó không thể quên người đọc hiểu toàn bộ hồ sơ, vẽ lại được toàn bộ bản đồ như bạn.

Bài học 10 năm trước dường như chưa đủ để các cấp lãnh đạo sợ sự tham tàn của kẻ thù sát sườn hay sao để hôm nay lại lập đặc khu kinh tế trao cho họ? Để từng mảnh đất trọng điểm Quốc phòng lại được san tay nhẹ nhàng? Kẻ thù chưa một ngày bỏ tham vọng cướp nước trong khi các vị quên Đất nước.

Nếu ai nhìn thấy một ông chú khoảng 50 tuổi thật ra không tới đâu tại háp quá, áo thun cũ, quần sọt, xe số lủi thủi nghèo nghèo thì biết đâu bạn đã gặp được người cầm quân đánh IG một thời. Khối tác chiến của VNN đã bị giải tán, chỉ huy giờ không còn ở VNN và sống rất bình dân hay đúng hơn thì nghèo hơn bình dân luôn.

– Nếu ngày đó họ không chiến đấu hết mình vì Đất nước, nếu ngày đó IG trót lọt thuê được tất cả vị trí trọng điểm hiểm trở của Quốc gia, giờ này chúng ta ra sao?

**** Sự kiện mà ông Đặng Hùng Võ nhắc trên báo VnExpress ngày 20/5/2020 chính là sự kiện InnovGreen thuê rừng 10 năm trước. Tôi xin nhắc lại tại sao 18 kì báo này bị tường lửa vây kín??

FB Nguyen Thuy Duong